Tài liệu Đại thắng mùa xuân

Mùa xuân năm 1974, sau Tết Giáp Dần, Hội nghị cán bộ quân sự cao cấp họp tại số nhà 33 phố Phạm Ngũ Lão - Hà Nội. Hội nghị có đủ đại biểu các chiến trường, các quân chủng, binh chủng, các quân đoàn, sư đoàn và đại biểu các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh để thảo luận quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng họp tháng 10 năm 1973 và phổ biến Nghị quyết tháng 3 năm 1974 của Quân uỷ Trung ương đã được Bộ Chính trị thông qua.

 Đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ đến Hội nghị phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21. Cũng trong dịp này, Quốc hội quyết định thăng quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ cao cấp trong quân đội. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đến thăm, động viên và chỉ thị nhiệm vụ cho các cán bộ cao cấp và cho toàn quân.

 Mỗi cán bộ và chiến sĩ quân đội hết sức phấn khởi được Trung ương Đảng chỉ cho thấy đường đi và triển vọng tươi sáng của cách mạng. Những lời căn dặn của đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Hội nghị là mệnh lệnh của Đảng và Nhà nước cho toàn quân tiến lên phía trước.

 Hồi đó, Hiệp định Paris về Việt Nam ký đã được hơn một năm.

 Theo Hiệp định, đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam, cam kết tôn trnng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự và can thỉệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam, thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

 Đó là thắng lợi lớn của nhân dân ta, là thất bại lớn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, là kết quả 18 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Hiệp định Paris về Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mở ra cho cách mạng miền Nam Việt Nam một giai đoạn mới: giai đoạn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Đó là thời kỳ cuối của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nói chung và của chiến tranh cách mạng ở miền Nam nói riêng.

 Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức phá hoại Hiệp định Paris về Việt Nam một cách có kế hoạch và có hệ thống.

 Tuy buộc phải ký Hiệp định, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng ở Việt Nam là thực hiện "học thuyết Níchxơn", áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Để thực hiện ý đồ nham hiểm đó, ngay từ đầu, Mỹ chủ trương vừa ký Hiệp định, vừa giúp nguỵ quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh điên cuồng phá hoại Hiệp định. Đế quốc Mỹ đã tiến hành ở miền Nam nước ta một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới bằng nhiều biện pháp thâm độc.

 

doc 160 trang cucpham 22/07/2022 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Đại thắng mùa xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đại thắng mùa xuân

Tài liệu Đại thắng mùa xuân
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN
Văn Tiến Dũng
Mục Lục
oOo
LỜI NÓI ĐẦU
Một năm đã qua kể từ ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 giành toàn thắng, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thời gian không làm phai nhạt mà chỉ càng làm rõ nét hơn chiến công vĩ đại của qaân và dân ta. Đại thắng Mùa Xuân đã được khắc sâu vào lịch sử bằng những chữ vàng chói lọi.
 Chỉ trong 55 ngày đêm, với quyết tâm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tốc độ "một ngày bằng 20 năm" với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị tích luỹ từ nhiều năm, quân và dân ta đã giành toàn thắng bằng ba chiến dịch lớn: Chiến dịch giải phóng toàn bộ Tây Nguyên mở đầu bằng trận đánh Buôn Ma Thuột;
 Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, quét sạch địch ở ven biển miền Trung và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định để dẫn tới giải phóng các tỉnh còn lại của Nam Bộ. Hơn một triệu quân nguỵ và tất cả bộ máy nguỵ quyền bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hai chục năm sụp đổ hoàn toàn.
 Tôi có may mắn được là một trong nhiều đồng chí nhận chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử đi tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1915 với cương vị Đại diện Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo trực tiếp trong Chiến dịch Tây Nguyên và Tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh.
 Nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, báo Nhân dân đề nghị tôi kể lại một số chuyện trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 do đồng chí Hồng Hà ghi. Sau khi báo Nhân dân đăng loạt bài kể chuyện nói trên, nhiều bạn đọc và nhiều nhà xuất bản đề nghị cho in lại thành sách.
 Mặc dù gặp khó khăn về thời gian, nhưng do yêu cầu cấp thiết của bạn đọc, tôi viết lại và bổ sung thêm tài liệu để thành cuốn Đại thắng Mùa Xuân này.
 Một sự kiện lịch sử vĩ đại như Đại thắng Mùa Xuân không một cuốn sách riêng rẽ nào, không một đơn vị hoặc cá nhân nào có thể diễn tả lại được đầy đủ. Việc sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, việc tổng kết kinh nghiệm đòi hỏi nhiều năm, có khi hàng chục năm. Vì thế cuốn Đại thắng Mùa Xuân chỉ là những nét phác thảo nhằm kịp thời giới thiệu với bạn đọc một số mẩu chuyện về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 để thấy rõ sự chỉ đạo với tài thao lược, tính kiên quyết, tư tưởng cách mạng tiến công, tính độc lập tự chủ của tập thể Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, những cố gắng phi thường, những hy sinh to lớn của quân và dân ta trong cả nước.
 Cuốn sách chủ yếu nhằm giới thiệu với bạn đọc những vấn đề thuộc về sự lãnh đạo sáng suốt của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương, sự đấu lực và đấu trí rất thông minh của Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta trong phạm vi chiến lược và chiến dịch để dẫn đến toàn thắng, không đi sâu vào các hoạt động, thành tích và trận chiến đấu cụ thể của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, đơn vị, các địa phương và các tầng lớp nhân dân.
 Cuốn sách không sao nói hết được những ý nghĩ, sự phân tích của tập thể Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và tập thể cơ quan Bộ Tổng tư lệnh khi hạ quyết tâm chiến lược ở thời kỳ "nút" giải quyết cuộc chiến tranh theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Không sao nhớ hết, nói hết được những tính toán chiến lược của Đảng ta để đi đến tổ chức thực hiện trên các chiến trường một cách sáng tạo, táo bạo, khẩn trương quyết tâm của Bộ Chính trị để giành toàn thắng. Không sao nhớ hết, nói hết được những hành động anh hùng của hàng trăm nghìn chiến sĩ và cán bộ trong quân đội, của triệu triệu nhân dân ta từ Nam chí Bắc, sự đóng góp hết lòng, hết sức của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân đê làm nên thắng lợi tuyệt vời này. Đây là công việc của nhiều đồng chí, đồng bào, của nhiều đơn vị, địa phương, của nhiều cuốn sách, bài báo, tác phẩm nghệ thuật trong nhiều tháng tới và nhiều năm tới, tiếp tục cung cấp thêm nhiều tài liệu để giới thiệu Đại thắng Mùa Xuân, cuốn sách này còn nhằm kịp thời bác bỏ những luận điểm sai trái, phản động do những kẻ xuyên tạc lịch sử, những bọn cướp nước và bán nước thua trận đang dựng lên hòng bào chữa cho thất bại thảm hại của chúng và hạ thấp chiến thắng của dân tộc ta.
 Do tầm cỡ vĩ đại của chiến thắng, một người không thể nhìn bao quát và do thời gian gấp rút, cuốn sách này không tránh khỏi có những thiếu sót, mong bạn đọc thân mến bổ sung và góp ý kiến.
 Tháng 5 năm 1976 
 Đại tướng Văn Tiến Dũng
Chương 1
Bạo lực cách mạng
 Mùa xuân năm 1974, sau Tết Giáp Dần, Hội nghị cán bộ quân sự cao cấp họp tại số nhà 33 phố Phạm Ngũ Lão - Hà Nội. Hội nghị có đủ đại biểu các chiến trường, các quân chủng, binh chủng, các quân đoàn, sư đoàn và đại biểu các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh để thảo luận quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng họp tháng 10 năm 1973 và phổ biến Nghị quyết tháng 3 năm 1974 của Quân uỷ Trung ương đã được Bộ Chính trị thông qua.
 Đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ đến Hội nghị phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21. Cũng trong dịp này, Quốc hội quyết định thăng quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ cao cấp trong quân đội. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đến thăm, động viên và chỉ thị nhiệm vụ cho các cán bộ cao cấp và cho toàn quân.
 Mỗi cán bộ và chiến sĩ quân đội hết sức phấn khởi được Trung ương Đảng chỉ cho thấy đường đi và triển vọng tươi sáng của cách mạng. Những lời căn dặn của đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Hội nghị là mệnh lệnh của Đảng và Nhà nước cho toàn quân tiến lên phía trước.
 Hồi đó, Hiệp định Paris về Việt Nam ký đã được hơn một năm.
 Theo Hiệp định, đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam, cam kết tôn trnng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự và can thỉệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam, thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
 Đó là thắng lợi lớn của nhân dân ta, là thất bại lớn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, là kết quả 18 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Hiệp định Paris về Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mở ra cho cách mạng miền Nam Việt Nam một giai đoạn mới: giai đoạn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Đó là thời kỳ cuối của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nói chung và của chiến tranh cách mạng ở miền Nam nói riêng.
 Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức phá hoại Hiệp định Paris về Việt Nam một cách có kế hoạch và có hệ thống.
 Tuy buộc phải ký Hiệp định, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng ở Việt Nam là thực hiện "học thuyết Níchxơn", áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Để thực hiện ý đồ nham hiểm đó, ngay từ đầu, Mỹ chủ trương vừa ký Hiệp định, vừa giúp nguỵ quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh điên cuồng phá hoại Hiệp định. Đế quốc Mỹ đã tiến hành ở miền Nam nước ta một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới bằng nhiều biện pháp thâm độc.
 Chúng tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho bọn nguỵ. Trước khi rút quân ra, Mỹ đã đưa vào miền Nam gần 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và rất nhiều tàu chiến, dự kiến đưa thêm một số lớn binh khí kỹ thuật, tăng dự trữ vật tư chiến tranh của quân nguỵ lên mức tương đối cao, gần 2 triệu tấn.
 Hiệp định ký chưa ráo mực, Nguyễn Văn Thiệu đã hò hét "tràn ngập lãnh thổ", tập trung lực lượng thực hiện "Kế hoạch bình định ba năm 1973-1975", "Kế hoạch bình định sáu tháng từ tháng 3-1973 đến tháng 8-1973", "Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt", "Kế hoạch xây dựng quân đội từ 1974 đến 1979" nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang và tổ chức cách mạng của ta ở miền Nam.
 Địch khẩn trương củng cố và tăng cường xây dựng quân nguỵ, nhất là các quân chủng, binh chủng nhằm bảo đảm cho quân nguỵ đủ sức đối phó với quân chủ lực của ta trong mọi tình huống. Trong năm 1973, địch đã bắt khoảng 24 vạn lính, thu thập lại trên 13 vạn quân đào ngũ, rã ngũ và bị thương, đưa tổng quân số của chúng lên tranh cách mạng để giành thắng lợi hoàn toàn". Và "Cách mạng miền Nam phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công. Ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta".
 Tinh thần của Nghị quyết 21 là: Địch không thi hành Hiệp định, tiếp tục chiến tranh Việt Nam hoá, thực chất là chiến tranh thực dân kiểu mới hòng chiếm lấy cả miền Nam, thì ta không có con đường nào khác là phải tiên hành chiến tranh cách mạng, tiêu diệt chúng, giải phóng miền Nam. 
 Hội nghị Quân uỷ Trung ương không những vạch rõ phương châm chung là "phản công và tiến công" mà còn nêu lên phương hướng vận dụng phương châm đó trong từng vùng và những phương thức hoạt động trên từng chiến trường. Hội nghị còn đề ra nhiệm vụ cho toàn quân: tích cực tiến hành công tác chính trị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chính trị toàn diện của các lực lượng vũ trang, tạo nên một sự chuyển biến mới mạnh mẽ, cả về tư tưởng, tổ chức, năng lực, tác phong trong mọi đơn vị, mọi cán bộ, chiến sĩ, nhất là nâng cao ý chí chiến đấu, tăng cường tổ chức kỷ luật, bảo đảm cho ba thứ quân hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
 Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị thông qua.
 Sau khi có Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu cùng với Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, lập những kế hoạch tác chiến chiến lược chung và kế hoạch tác chiến từng chiến trường; khẩn trương tổ chức và huấn luyện các binh đoàn chủ lực, các binh chủng kỹ thuật; vạch kế hoạch về các mặt công tác chuẩn bị và công tác bảo đảm; đồng thời chỉ đạo các chiến trường đẩy mạnh hoạt động thực hiện các đợt tiến công và nổi dậy, g ... g đẩy mạnh chiến tranh, tăng cường các cuộc hành quân khủng bố, đàn áp nhân dân miền Nam. Để bảo vệ Hiệp định Paris và bảo vệ thành quả cách mạng, chúng ta phải đi theo con đường bạo lực cách mạng dựa trên lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, kiên quyết phản công và tiến công địch, đi tới cuộc toàn thắng hôm nay.
 Lênin từng dạy: Tránh nhất là khi thắng lợi rồi thì say sưa với thắng lợi. Say sưa thì dễ đi đến chỗ tự mãn và mất cảnh giác. Đế quốc Mỹ thất bại ở Việt Nam nhưng âm mưu đen tối của chúng chưa hết. Chúng luôn luôn tìm cách phá hoại thành quả cách mạng của chúng ta. Chúng luôn luôn xen vào rất dữ, phá rất dữ. Cho nên chúng ta phải xây dựng một nền quốc phòng vữrìg mạnh, một quân đội hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu và luôn luôn có ý chí quyết thắng cao để bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
 Ngoài ra, chúng ta phải hết sức tránh tư tưởng công thần, địa vị. Như đồng chí Lê Duẩn đã nói, chiến thắng này thuộc về Đảng ta, thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thuộc về nhân dân và các chiến sĩ anh hùng chúng ta, thuộc về các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Thắng lợi này là của cả nước, không thuộc riêng người nào, đơn vị nào, địa phương nào. Sức mạnh của toàn thắng là sức mạnh của cả nước, của mọi người và mọi gia đình, sức mạnh của tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
 Đồng chí Lê Đức Thọ còn phân tích rất sâu sắc nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, đặc biệt nghệ thuật chiến dịch trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
 Tôi trình bày bản báo cáo sơ kết Chiến dịch Hồ Chí Minh. Rõ ràng chiến dịch lần này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta sáng tạo rất nhiều kinh nghiệm độc đáo, sau này tổng kết đầy đủ sẽ làm giàu thêm gấp bội khoa học quân sự Việt Nam, phát triển nghệ thuật quân sự, xây dựng một quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại để bảo vệ nền độc lập, hoà bình lâu dài và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Tổ quốc, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ quốc tế của một quân đội cách mạng, của một đảng mác-xít - lê-nin-nít chân chính bách chiến bách thắng của chúng ta.
 Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 là một thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc ta.
 Thắng lợi có tính lịch sử và thời đại lại quá nhanh.
 Phải chăng do đế quốc Mỹ đã nhầm lẫn, ngẫu nhiên bỏ cuộc một cách dễ dàng một cuộc chiến tranh đầy tham vọng để chịu nhận lấy những hậu quả tai hại lâu dài về nhiều mặt cho chúng? Phải chăng do bọn cầm đầu nguỵ quân, nguỵ quyền ngẫu nhiên phạm những sai lầm để cho bộ máy chiến tranh đồ sộ với một đội quân hơn một triệu tên xây dựng nên trong hai mươi năm trời phải bị tiêu diệt, tan rã và đại bại trong vòng chưa đầy hai tháng?
 Không phải như thế. Thất bại của địch có tính tất yếu không tránh khỏi và thất bại của chúng do chính chúng ta đã tạo ra. Chiến lược và chiến thuật của ta, thế trận và cách đánh mà ta đã bày ra, dồn địch vào thế tiến thoái lưỡng nan, đằng nào chúng cũng phải thua, không có cách gì xoay lại được tình thế.
 Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị từ đầu là giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt. Bộ Chính trị đã khẳng định: nếu Mỹ có quay trở lại, ta cũng kiên quyết đánh, đánh mạnh hơn, và nhất định phải đánh thắng lớn hơn. Ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng và có sẵn kế hoạch, biện pháp để giáng cho Mỹ những đòn nặng nề hơn. Mỹ đã huy động những lực lượng quân sự khổng lồ trong nhiều năm để tiến hành chiến tranh xâm lược trên đất nước ta, cuối cùng thất bại thảm hại, phải rút ra khỏi Việt Nam: nếu chúng trở lại thì liệu có hy vọng gì đảo ngược được thế trận? Và điều chắc chắn là nhất định chúng sẽ chuốc lấy những thất bại to lớn hơn và nhục nhã hơn. Tình hình so sánh lực lượng cho phép chúng ta khẳng định như vậy. Mỹ không viện trợ thêm vũ khí, đô la cho bọn nguỵ, không phải vì chúng hết lực lượng hoặc vì chúng sai lầm mà cái chính là đứng trước sức mạnh tiến công của ta, trong tình hình chung của nước Mỹ và thế giới, chúng thừa biết rằng, dù chúng viện trợ cho bọn nguỵ nhiều đến bao nhiêu đi nữa, cũng không cứu được bọn tay sai của chúng. Dù Mỹ năm 1975 tiếp tế thêm vũ khí, đạn dược cho bọn nguỵ lớn đến bao nhiêu đi nữa, chắc chắn bọn nguỵ vẫn sụp đổ mà quân ta càng thu được nhiều chiến lợi phẩm hơn.
 Cách đánh của chúng ta cũng dồn quân nguỵ vào thế bế tắc hoàn toàn, đằng nào chúng cũng chết. Không phải chúng ngẫu nhiên rút khỏi Tây Nguyên và phải chăng nếu chúng chưa rút ở đây thì chúng chưa thua?
 Sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột và tiêu diệt quân nguỵ đến phản kích, ta chuẩn bị tiến đánh Pleiku và Kon Tum, vì kế hoạch chiến lược từ đầu năm 1975 của Bộ Chính trị là quyết tâm giải phóng Tây Nguyên. Đứng trước sức mạnh của quân ta đã có mặt ở Tây Nguyên trong tháng 3, địch biết nếu chúng còn ở lại Pleiku, Kon Tum thì nhất định sẽ bị tiêu diệt lớn, cho nên chúng đã tính toán nhiều mặt rồi chúng mới quyết định rút để bảo toàn lực lượng. Khi chúng rút thì lại bị ta chặn lại và tiêu diệt gần hết lực lượng này. Nhưng dù chúng không rút đi nữa thì chỉ ít ngày sau, ta cũng sẽ tiến công Pleiku, Kon Tum và chắc chắn chúng sẽ chịu chung số phận như bọn rút chạy. Địch rút hay không rút, giữ hay không giữ Pleiku, Kon Tum, đều bị tiêu diệt, và Tây Nguyên nhất định được giải phóng. Đấy là do sức mạnh và thế chủ động của quân ta, hoàn toàn không phải sự sai lầm của địch là nhân tố duy nhất quyết định thất bại của chúng. Chỉ có chúng mới ngạc nhiên về sự thua trận và sụp đổ nhanh chóng của chúng, còn chúng ta thì chúng ta tính ra được và biết trước được quy luật tất yếu của chiến tranh. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại rèn luyện và lãnh đạo, từ sự chỉ đạo già dặn, nhạy bén, sáng tạo và kiên quyết của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, từ những cố gắng phi thường của quân và dân cả nước ta.
 Trên cơ sở những thành quả đạt được qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ta đã tạo nên thời cơ lớn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương vận dụng nhuần nhuyễn các quy luật của chiến tranh cách mạng, nắm vững những quy luật chiến tranh xâm lược của địch trong thời kỳ cuối của chiến tranh, thúc đẩy tình hình phát triển nhảy vọt, chuyển sang chiến lược thần tốc, tổng tiến công và nổi dậy, giữ quyền chủ động chiến lược và chi phối quân địch từ đầu chí cuối, làm cho chúng bị bất ngờ và phạm sai lầm, thất bại dồn dập, đi đến sụp đổ hoàn toàn.
 Sức mạnh phơi phới của cả nước và tài tổ chức đã làm nên cuộc toàn thắng lịch sử, chắc chắn cũng sẽ làm nên những kỳ tích trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước ta.
 Tôi đã thay mặt Bộ chỉ huy chiến dịch biểu dương thành tích xuất sắc của các quân khu, các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, sư đoàn, tất cả những đơn vị, cơ quan tham gia trực tiếp chiến dịch cũng như các đơn vị bảo vệ sự vững chắc ở miền Bắc, cám ơn tất cả sự chi viện, giúp đỡ, phối hợp của các ngành, các cơ quan dân chính, các lực lượng, các địa phương đối với quân đội.
 Chúng ta có sức mạnh tổng hợp của quân và dân cả nước, của hậu phương và tiền tuyến, của vật chất và tinh thần, của con người và vũ khí, của lòng dũng cảm, trí thông minh, làm chủ được mình và làm chủ được kỹ thuật để đi đến làm chủ được chiến trường, làm chủ được vận mệnh của dân tộc.
 Với sức mạnh tổng hợp đó, Mùa Xuân năm 1975, quân và dân cả nước ta đã hái bó hoa Toàn Thắng tươi ngát sắc hương nở trong ánh hào quang chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
 Xin kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã dìu dắt quân đội và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 Xin kính dâng lên Đảng mến yêu, một Đảng Mác - Lê-nin vững mạnh trải qua nhiều thử thách trăm trận trăm thắng, một đội ngũ kiên cường của phong trào Cộng sản quốc tế.
 Xin kính dâng lên các đồng chí, đồng đội và đồng bào thân yêu đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, đã đi trước mở đường cho thắng lợi hôm nay.
 Xin chuyển bó hoa Toàn Thắng đến tất cả đồng bào trong cả nước, đến những công dân yêu nước, những anh hùng vô danh của cuộc kháng chiến, đến các cụ và các cháu, đến nhân dân ta nhiều năm thắt lưng buộc bụng, bát gạo chia đôi, mỗi người làm việc bằng hai để góp công, góp của cho cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến toàn thắng hôm nay.
 Xin chuyển đến những người mẹ, người chị Việt Nam dũng cảm, dịu hiền, trung hậu, đảm đang đã tiễn chồng, tiễn con và tiễn cháu đi đánh giặc, hy sinh hết mực, chịu đựng vô bờ.
 Xin chuyển đến những người lao động chân tay và trí óc đã sản xuất, sáng tác, phát minh dưới tầm bom đạn để tăng thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho toàn dân và toàn quân ta đánh giặc.
 Xin chuyển đến tất cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân trong Nam ngoài Bắc, đến những chàng trai, cô gái đáng yêu đã từ giã ruộng đồng, xưởng máy, trường học và gia đình, cầm súng đánh giặc, vượt qua bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy, chịu đựng bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn; đến mấy lớp người liên tục và mấy màu tóc, cha và con, anh và em, ông và cháu, vợ và chồng đã đi suốt hơn 30 năm, từ Tân Trào, Cao Lạng qua Điện Biên Phủ vào tới Thành phố Hồ Chí Minh cho đến Cà Mau.
 Xin chuyển đến anh em, bầu bạn khắp năm châu, những người đã coi việc chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam như của chính mình, đã đứng cùng chiến hào với nhân dân Việt Nam, đã chi viện cả tinh thần và vật chất cho Việt Nam đánh thắng Mỹ.
 Và cũng xin chuyển đến toàn thể các bạn đọc một Đại thắng Mùa Xuân mà tôi không thể kể lại được thật đầy đủ.
 Từ chân trời, đã ánh lên vừng dương sáng hồng như chân lý cách mạng và Mùa Xuân Đại thắng mà dân tộc ta đã sống.
Hết
Thông tin về eBook:
Đánh máy: MoHaNoi – NguyenHoc (VNTQ)
Nguồn: MoHaNoi (VNTQ)
Được bạn: NHDT đưa lên VNTQ vào ngày 24 tháng 8 năm 2006
Chân thành cảm ơn các bạn VNTQ đã đánh máy tác phẩm này.
Tạo eBook: H2203 (TVE)
Chép lại từ: www.vnthuquan.com
Tải sách: www.thuvien-ebook.com
Hoàn thành: 8/2006

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dai_thang_mua_xuan.doc