Tài liệu Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn trước khi Đảng ra đời

* Khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu

Mười Tám Thôn Vườn Trầu xưa được sách Gia Định thành thông chí gọi theo cách chữ Hán là Phù Lưu Viên (vườn trầu) để chỉ miệt vườn Bà Điểm - Hóc Môn. Dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840) đấy là các thôn thuộc tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Nay Vườn Trần thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Phù Lưu Viên, theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức nguyên là một vùng hiểm yếu, có nhiều rừng rậm, mãnh hổ thường bắt người, nên tục ngữ có câu "dữ như cọp Vườn Trầu". Tuy thế, ở chỗ thị tứ thì dân cư đông đúc, có nhiều vườn trầu. Mỗi lúc đi bán trầu, các nhà vườn thường rủ nhau cùng nhập toán lên đến ba, bốn mươi người gồng gánh đem trầu về bán tận Sài Gòn, Bến Nghé.

Mười Tám Thôn Vườn Trầu còn nổi tiếng với nghề nuôi ngựa đua:

Trải xem Thập Bát Phù Viên,

Một nơi Bà Điểm khuôn viên mỹ miều.

Ngựa hay mua sắm quá nhiều,

Mỗi kỳ đua ngựa thảy đều có ăn.

Hai mươi hai hạt xa gần,

Tiếng ngựa Bà Điểm ai bằng đặng đâu

Và nghề nuôi gà đá:

Tiếng đồn gà đá chưn trơn

Thời gà Bà Điểm lắm cơm ăn tiền.

Mười Tám Thôn Vườn Trầu là quê hương và đồng thời là một trong các địa bàn hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, người đã lập nên tờ báo "La Cloche fêlée", "La Lutte" công kích giới quan lại thối nát và lên án thực dân Pháp.

 

doc 8 trang cucpham 6700
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn trước khi Đảng ra đời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn trước khi Đảng ra đời

Tài liệu Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn trước khi Đảng ra đời
Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn trước khi Đảng ra đời
Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, Sài Gòn phải hai lần chứng kiến đại diện triều đình Huế ký hòa ước với Pháp. Lần thứ nhất, ngày 5-6-1862: Hòa ước Nhâm Tuất, mà theo đó triều đình Huế phải cắt nhường cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Lần thứ hai, ngày 15-3-1874: Hòa ước Giáp Tuất, chính thức nhường cho Pháp sáu tỉnh Nam Kỳ. Nam Kỳ từ đó đã bị cắt khỏi lãnh thổ Việt Nam, trở thành một phần lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Sài Gòn chịu nhiều biến đổi và trở thành trung tâm của xứ Nam Kỳ, nơi tập trung binh lực mạnh nhất của chính quyền thuộc địa để từ đó mở cuộc xâm lăng ra toàn bộ đất nước.
    Nhưng người dân Sài Gòn nói riêng và người Nam Kỳ nói chung vẫn hiểu rất rõ thân phận là dân một nước nô lệ. Và dòng máy đỏ dân tộc Việt Nam vẫn trào dâng trong huyết quản và con tim yêu nước của họ. Chính vì vậy, dù vừa được vuốt ve với chiêu bài "bảo hộ", vừa ở giữa vòng kìm kẹp, Sài Gòn - Nam Kỳ vẫn kiên cường, bất khuất. Các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh chống Pháp, giành được độc lập vẫn tiếp nối nổ ra.
        Tiếp tục khởi nghĩa vũ trang
        Công cuộc Minh Tân
        Sài Gòn đi trước 
Tiếp tục khởi nghĩa vũ trang
* Khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu
Mười Tám Thôn Vườn Trầu xưa được sách Gia Định thành thông chí gọi theo cách chữ Hán là Phù Lưu Viên (vườn trầu) để chỉ miệt vườn Bà Điểm - Hóc Môn. Dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840) đấy là các thôn thuộc tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Nay Vườn Trần thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Phù Lưu Viên, theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức nguyên là một vùng hiểm yếu, có nhiều rừng rậm, mãnh hổ thường bắt người, nên tục ngữ có câu "dữ như cọp Vườn Trầu". Tuy thế, ở chỗ thị tứ thì dân cư đông đúc, có nhiều vườn trầu. Mỗi lúc đi bán trầu, các nhà vườn thường rủ nhau cùng nhập toán lên đến ba, bốn mươi người gồng gánh đem trầu về bán tận Sài Gòn, Bến Nghé.
Mười Tám Thôn Vườn Trầu còn nổi tiếng với nghề nuôi ngựa đua:
Trải xem Thập Bát Phù Viên,
Một nơi Bà Điểm khuôn viên mỹ miều.
Ngựa hay mua sắm quá nhiều,
Mỗi kỳ đua ngựa thảy đều có ăn.
Hai mươi hai hạt xa gần,
Tiếng ngựa Bà Điểm ai bằng đặng đâu
Và nghề nuôi gà đá:
Tiếng đồn gà đá chưn trơn
Thời gà Bà Điểm lắm cơm ăn tiền.
Mười Tám Thôn Vườn Trầu là quê hương và đồng thời là một trong các địa bàn hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, người đã lập nên tờ báo "La Cloche fêlée", "La Lutte" công kích giới quan lại thối nát và lên án thực dân Pháp.
Điểm nổi bật nhất của Mười Tám Thôn Vườn Trầu là tinh thần đoàn kết chiến đấu, là tính cách mạng rất sớm ngay từ khi đất nước mới sa vào vòng lệ thuộc. Phản ứng của nhân dân Mười Tám Thôn Vườn Trầu trước cảnh áp bức là:
Mười tám thôn ruột đau như chỉ thắt
Dân Hóc Môn tợ muối xát lòng
Mùa xuân năm 1885, nông dân Hóc Môn và Đức Hòa, dưới sự chỉ huy của hai ông Phan Công Hớn (người Bà Điểm) và ông Nguyễn Văn Quá (người Đức Hòa) đã đứng lên khởi nghĩa. Trấn quận Hóc Môn lúc bấy giờ là đốc phủ Trần Tử Ca, nổi tiếng là tên tay sát khát máu và đắc lực của thực dân Pháp:
Xe song mã sướng đà quá sướng
Dân bần tiện lòng kia chẳng tưởng
Ép lấy dầu, nạp thiểu thâu đa
(vè Quản Hớn)
Đêm 30 rạng mồng một Tết Ất Dậu (1885), nhân dân Hóc Môn nổi lên chiếm Hóc Môn:
Gậy tầm vông, võ ống vai mang,
Qua giờ dậu đoạt nơi yểm lộ.
Dân Hóc Môn bắn chết Đốc phủ Ca, bêu đầu lên cột đèn trước chợ rồi kéo rốc về Sài Gòn, nhưng chỉ đến Bình Hòa thì đụng phải quân Pháp. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu. Nghĩa quân thua trận.
Tinh thần của Mười Tám Thôn Vườn Trầu không ngừng lại ở đấy mà tiếp tục vào các giai đoạn sau.
Mười Tám Thôn Vườn Trầu với những gia đình cơ sở cách mạng trung kiên chí cốt đã là địa bàn hoạt động của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay từ thập kỷ đầu của Đảng. Tại đây đã có mặt các nhà lãnh đạo cách mạng như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần... cũng tại đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng và quyết định của Trung Ương Đảng. Hai hội nghị Trung Ương lần thứ tư vào năm 1937, lần thứ năm vào năm 1938 đều họp tại ấp Tiền Lân. Đặc biệt hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ sáu vào năm 1939 họp tại ấp Tây Bắc Lân, các nhà cách mạng Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần tham dự. Hội nghị đã giải quyết những vấn đề chiến lược nhằm đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai bằng cách vận dụng thời cơ từ cuộc chiến tranh thế giới để giành chính quyền.
Cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ bùng nổ đầu tiên tại Hóc Môn vào rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940. Người dân Mười Tám Thôn Vườn Trầu tự vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của Pháp. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu. Các nhà lãnh đạo chủ chốt Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần bị bắt và bị xử bắn ngay tại trên mảnh đất Hóc Môn. Dù bị đàn áp, người dân Mười Tám Thôn Vườn Trầu vẫn kiên cường tiếp tục chiến đấu, góp công to lớn cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất của đất nước.
Ngày nay Mười Tám Thôn Vườn Trầu đang nỗ lực xây dựng kinh tế, trở thành vùng trọng điểm chuyên canh rau của Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong thời gian gần đây Hóc Môn phát triển nhanh đàn bò sữa và cũng đang trở thành vùng trọng điểm vành đai bò sữa của thành phố. Một loại hình hợp tác mới nhằm giúp nhau làm ăn, đóng góp cho sự phát triển của địa phương cũng đang hình thành tại đây. Đó là sự ra đời của các nhóm làm kinh tế gia đình - khuyến nông có mục đích hỗ tương giúp đỡ để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp, chăn nuôi, sưu tập vườn cây...
Danh xưng Mười Tám Thôn Vườn Trầu mãi mãi là ấn tượng về một địa danh giàu tính truyền thống và cách mạng.
Vào đầu tháng 12 Giáp Thân, những người yêu nước ở Sài Gòn và vùng phụ cận định sẽ khởi nghĩa ở Sài Gòn rồi sau đó giải phóng lục tỉnh. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Đề đốc Nguyễn Văn Bường. Theo kế hoạch, trước hết nghĩa quân sẽ đốt một số cơ quan của Pháp, làm cho quân địch hoảng hốt nhân đó nghĩa quân sẽ đánh chiếm các trại lính và các cơ quan khác.
Vào lúc 8 giờ tối ngày 7 tháng Chạp Giáp Thân (21-1-1885) nghĩa quân đốt Khám lớn Sài Gòn, trước một ngày theo kế hoạch đã định. Chính vì vậy, Khám lớn cháy suốt đêm đến sáng mà cuộc khởi nghĩa không thể nổ ra vì nghĩa quân chưa tập trung kịp. Âm mưu đánh chiếm Sài Gòn bất thành. Đề đốc Nguyễn Văn Bường bị bắt với nhiều người khác. Nhưng chỉ hơn nửa tháng sau, ngày 24 tháng Chạp, dưới sự chỉ huy của Phan Văn Hớn (Quản Hớn), nghĩa quân đánh chiếm Hóc Môn, bắn chết Đốc phủ Trần Tử Ca, một tay sai trung thành của thực dân Pháp mà nhân dân rất oán hận, cắt lấy đầu bêu lên cột đèn trước chợ. Thừa thắng, nghĩa quân kéo về Sài Gòn, đụng độ với quân Pháp ở Bình Hòa. Nghĩa quân thua trận và tan rã. Các cánh khách từ Bình Chánh, Bà Hom, An Lạc cũng tự giải tán.
Tòa án quân sự Pháp xử vụ khởi nghĩa Hóc Môn đã kêu án 14 người bị tử hình. Thủ lĩnh Phan Văn Hớn bị hành hình tại chợ Hóc Môn ngày 30-3-1886.
* Nguyễn Hữu Trí và Phan Xích Long hoàng đế
Gần 30 năm sau cuộc khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu, Sài Gòn lại chứng kiến hai cuộc khởi nghĩa tương tự. Thiếu điều kiện chuẩn bị, tổ chức và huấn luyện, thiếu một ngọn cờ đủ sức tập hợp quần chúng và nhất là không thể tìm được nguồn vũ khí để trang bị, các cuộc khởi nghĩa năm 1913 và 1916 vốn không có triển vọng, bùng lên trong thoáng chốc để rồi bị dập tắt.
Nguyễn Hữu Trí, quê ở Cần Giuộc, tôn Phan Phát Sanh làm minh chủ, dựng cờ khởi nghĩa dưới danh hiệu Phan Xích Long hoàng đế. Nguyễn Hữu Trí xây dựng một ngôi chùa lớn ở Kampot, trên núi Tà Lơn thuộc lãnh thổ Campuchia để làm nơi tập hợp lực lượng. Kế hoạch khởi nghĩa chọn Sài Gòn làm trung tâm sau đó sẽ phát triển ra các tỉnh. Đêm 23 rạng ngày 24-3-1913, quân khởi nghĩa đặt 8 trái phá tự tạo ở một số cơ quan của chính quyền thực dân tại Sài Gòn và Chợ Lớn, phát hịch kêu gọi nhân dân nổi dậy chống Pháp. Pháp đã phát hiện trước giờ bom nổ và tổ chức ngăn chặn. Một toán nghĩa quân từ phía tây tiến vào Chợ Lớn nhưng không có vũ khí! Cuộc khởi nghĩa bất thành, Phan Xích Long bị bắt ở Phan Thiết và sau đó bị giam ở Khám lớn Sài Gòn. Hơn 100 người bị đưa ra tòa án xét xử nhưng Nguyễn Hữu Trí và một số người khác thoát được.
Ba năm sau, tháng 12-1916, Nguyễn Hữu Trí lại chỉ huy 300 nghĩa quân từ phía cầu Ông Lãnh tiến về trung tâm Sài Gòn để tránh vào dinh Thống đốc và Khám lớn. Nhưng lực lượng nghĩa quân trang bị vũ khí thô sơ đã thất bại. Nguyễn Hữu Trí và một số nghĩa quân tử trận, 172 chiến sĩ khác bị đưa ra tòa án quân sự. 38 người bị xử tử hình vào ngày 22-2-1917. Ngày 16-3-1917, Pháp kết án tử hình thêm 13 người nữa.
 Công cuộc Minh Tân
Sau ngày kinh thành Huế thất thủ (23 tháng 5 Ất Dậu 1885), vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành, lên đường ra Tân Sở (Quảng Trị) xuống dụ Cần Vương, phong trào Cần Vương phát động khắp Trung và Bắc Kỳ. Công cuộc chuẩn bị cho phong trào Cần Vương dưới hai triều Kiến Phúc và Hàm Nghi đã không thể với tới Nam Kỳ lục tỉnh là nơi đã mất từ năm 1867 và phải chính thức nhường cho Pháp từ năm 1874. Do đó, dụ Cần Vương chẳng ảnh hưởng đến đất Nam Kỳ.
Đến đầu thế kỷ XX, khi phong trào Cần Vương đã bị dập tắt, các sĩ phu yêu nước đã tìm thấy con đường cứu nước mới có triển vọng hơn cuộc vũ trang kháng chiến trong những năm cuối thế kỷ XIX. Đó là con đường Duy Tân.
Ảnh hưởng của cuộc Duy Tân Nhật Bản và Trung Quốc (nhóm Tân Chính của Khang Lương) đã theo Tân Thư thổi vào phong trào yêu nước đầu thế kỷ của Cách mạng Pháp 1789. Các tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, dân quyền... đã được các sĩ phu Hán học tiếp thu với tất cả tâm hồn. Phan Bội Châu đã từ Huế ra Bắc, vào Nam vận động và kết quả là Duy Tân hội được thành lập năm 1904 tại Thăng Bình, Quảng Nam. Phong trào Duy Tân mà kiện tướng là Phan Châu Trinh cũng được phát động khắp nước.
Phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX ở Trung và Bắc có khác với phong trào Duy Tân ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Yêu cầu bãi bỏ lối học từ chương khoa cử, dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp cùng các môn khoa học, mở trường học, lập hội nông, hội tường... không phải là những yêu cầu ở Sài Gòn và Nam Kỳ vào đầu thế ... uyễn hoặc, làm sao có thể có được và nếu có, thì đó là lời khuyên "kẻ nô lệ hãy vui vẻ nhận lấy từ ông chủ cái ách khổ sai và hưởng phần cơm thừa, canh cặn của mình".
Báo chí yêu nước và những cây bút tiên phong
Tháng 6-1925, có hai sự kiện quan trọng: Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải và Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn. Việc bắt cóc Phan Bội Châu đưa về Hỏa Lò Hà Nội dưới cái tên địa đặt Trần Văn Đức và đưa cụ ra xét xử trước Hội đồng Đề hình đã gây ra một phong trào chính trị sôi nổi trong cả nước. Báo chí - tiếng Việt lẫn tiếng Pháp - đã đóng góp rất nhiều trong phong trào bằng cách hướng dẫn dư luận và phản ánh dư luận một cách tích cực. Phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu nhờ đó phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước.
Chưa bao giờ một bị cáo, một chính trị phạm đã bị xử tử hình vắng mặt, lại được công khai ca tụng trên báo chí như thế. Và trước công luận, Chánh án Bride lại trở thành bị cáo. Chưa bao giờ lòng yêu nước được công khai phô bày và hãnh diện phô bày bất chấp sự đe dọa của thực dân như thế. Chưa bao giờ một tù nhân chính trị đang bị đưa ra trước tòa án lại được quần chúng công khai gọi anh là anh hùng dân tộc, là nhà yêu nước nhiệt thành.
Tờ La Cloche Fêleé và tiếp theo là tờ L'Annam yêu cầu thực dân Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu chứ không phải là ân xá vì Phan Bội Châu là "bậc anh hùng", là "nhà yêu nước vĩ đại", là "nhà cách mạng lừng danh", là "hiện thân của tâm hồn dân tộc Việt Nam trong suốt hai mươi năm qua, đã từ bỏ mọi tài sản của cải của mình để hiến trọn thân mình cho quyền lợi của đồng bào" (La Cloche Fêleé, 25-1-1962).
"Phan Bội Châu có nỗi bất hạnh là quá yêu Tổ quốc mình, ông công khai hoạt động cho đất nước và cho đồng bào với hết khả năng của mình. Bọn thực dân cho đó là một tội ác đáng bị kết án khổ sai chung thân, ngược lại chúng tôi xem đó như là một danh vị vinh quang vô cùng trong sáng vì nó chứng tỏ tính cương quyết và vô vị lợi... Theo chúng tôi, Phan Bội Châu không có tội gì. Sự vô tội có cần đến ân xá chăng?". (La Cloche Fêleé, 31-12-1925).
Tờ Đông Pháp thời báo của Nguyễn Kim Đính và Trần Huy Liệu phản ánh đầy đủ vụ xử Phan Bội Châu trước tòa Đề hình và dư luận quần chúng kêu gọi trả tự do cho Phan Bội Châu.
Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, trên tờ La Cloche Fêleé ngày 26-11-1925, kêu gọi đồng bào không đi đón Toàn quyền Varenne để phản đối bản án khổ sai chung thân dành cho Phan Bội Châu.
Cuối cùng, thực dân Pháp đã nhượng bộ, Varanne ân xá cho Phan Bội Châu nhưng lại giam lỏng Phan Bội Châu ở Huế, trong nhà thị lang Nguyễn Bá Trác, một sinh viên Đông du trước đây nhưng nay đã đầu hàng Pháp.
Một phong trào đấu tranh sôi nổi tiếp theo để bảo vệ danh dự cho Phan Bội Châu, không để Phan Bội Châu vấp phải những sai lầm về chính trị. Tờ Thông báo toàn quốc của Phan Bội Châu trong đó cụ Phan nhắc lại chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề đã gây nên một phản ứng mạnh mẽ.
Tờ Đông Pháp thời báo xuất bản ở Sài Gòn đã đăng bức thư ngỏ của một số trí thức tiêu biểu phải đối cụ Phan. Dưới bức thư là tên Nguyễn Kim Đính, Trần Huy Liệu, Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Bá, Lâm Hoài Nghĩa, Nguyễn Trọn Hy...
Trong khi đó, tờ La Cloche Fêleé mở một cuộc quyên góp để "bảo đảm đời sống cho nhà cách mạng danh tiếng không phải lo lắng về vật chất trong tuổi già". Phan Văn Trường gọi việc quyên góp là trả "một món nợ thiêng liêng". Món tiền quyên góp được, Phan Văn Trường đã giúp Phan Bội Châu dựng một ngôi nhà tranh trong sở vườn ở Bến Ngự.
Phong trào đòi trả tự do và bảo vệ Phan Bội Châu đang tiếp diễn thì Phan Châu Trinh đột ngột tạ thế ngày 24-3-1926. Ngay tối hôm đó, một ban lễ tang đã được thành lập và gửi lời kêu gọi toàn thể quốc dân: "Một dân tộc nào mà không biết tôn kính người ái quốc là dân tộc ấy không có lòng ái quốc!". Lời kêu gọi đã được toàn quốc hưởng ứng.
Riêng tại Sài Gòn, vào những ngày cuối tháng , đầu tháng 4-1926, khắp thành phố đâu đâu người ta cũng nhìn thấy những người đeo băng tang. Ngày 4-4, Sài Gòn tiễn đưa người ái quốc Phan Châu Trinh về nơi an nghỉ cuối cùng. Báo chí hồi đó mô tả đoàn người đi đầu đã đến nghĩa trang Gò Công, Tân Sơn Nhất mà những người cuối đoàn chưa rời đường Pellerin. Họ hợp thành một dòng sông, kéo dài trên hai cây số. Giới ngoại kiều ở Sài Gòn được chứng kiến một lễ tang trước đó chưa hề có đã phát biểu: Dân tộc này đã tỉnh giấc, ngủ dậy rồi.
Rõ ràng, đám tang Phan Tây Hồ là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển của tinh thần yêu nước trong quần chúng nhân dân. Tình hình đòi hỏi sự ra đời của các tổ chức chính trị để lãnh đạo quần chúng trong những bước phát triển cao hơn, mạnh hơn.
Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào thành phố
Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước, đã sớm tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin, và ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Ngày 29-12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, với tên Nguyễn Ái Quốc, anh là người cộng sản Việt Nam đầu tiên bỏ phiếu tán thành đứng về phía Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Tiếp thụ được chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Aái Quốc đã rút ra kết luận: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".
Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc hăng hái hoạt động trong Ban thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, lập ra tờ báo Le Paria, tìm cách đưa tờ báo đó cùng với những tờ báo tiến bộ như L'Humanité (Nhân Đạo) và những tài liệu giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, theo đường thủy từ Pháp về Sài Gòn, đến tay những thanh niên yêu nước tiến bộ.
Cuối năm 1924, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) phụ trách Cục Phương Nam trong Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã lập ra Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (tháng 6-1925) nhằm tập hợp những người yêu nước Việt Nam, huấn luyện giáo dục họ theo xu hướng cộng sản, rồi trở về nước hoạt động, gây cơ sở chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Lúc này, giai cấp công nhân Thành phố đã có tổ chức Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng thành lập và hoạt động.
Tháng 10-1926, sau khi học xong, hai hội viên Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi được đồng chí Nguyễn Ái Quốc cử về công tác ở Sài Gòn.
Cuối năm 1926, tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ra đời. Sau khi tiếp nhận tổ chức Công hội của Tôn Đức Thắng thì tổ chức Thanh niên phát triển nhanh chóng tại Thành phố và lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Kỳ. Mấy đợt thanh niên yêu nước tiến bộ ở Nam Kỳ lần lượt được cử sang Trung Quốc học, sau khi được kết nạp vào Thanh niên cách mạng đồng chí hội, một số ít đủ tiêu chuẩn vào Thanh niên Cộng sản Đoàn, lại được cử về nước.
Giữa năm 1927, số lượng hội viên Thanh niên ở Sài Gòn và các tỉnh đã khá, kỳ bộ lâm thời được thành lập gồm có Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Lợi và Ngô Thiêm, do Phan Trọng Bình làm Bí thư.
Năm 1928, Thanh niên phát triển mạnh và rộng hơn, Đại hội Thanh niên toàn kỳ được triệu tập và đã bầu ra kỳ bộ chính thức gồm Phan Trọng Bình, Ngô Thiêm, Lê Văn Phát, do Phan Trọng Bình làm Bí thư. Sau khi Tổng bộ điều Phan Trọng Bình ra miền Trung công tác thì Ngô Thiêm làm Bí thư kỳ bộ.
Tình hình phát triển Thanh niên những năm 1927, 1928 như sau:
1927: Nam Kỳ có 100 hội viên ở 11 tỉnh trong đó có Thành phố Sài Gòn.
1928: Nam Kỳ phát triển lên 500 hội viên.
Sau vụ đường Barbier, đế quốc Pháp khủng bố rất mạnh; cơ sở của Hội ở Thành phố bị vỡ và hội viên bị bắt rất nhiều. Nhân vụ này, Pháp lùng bắt hội viên cốt cán của Tân Việt, Việt Nam quốc dân Đảng, nhưng chủ yếu là Thanh niên, tới 59 người, trong đó có đồng chí Ngô Thiêm, Bí thư kỳ bộ. Số hội viên Thanh niên của Nam kỳ chỉ còn 100 trong đó chính thức: 40, cảm tình: 60. Trước tình hình tổ chức bị xáo trộn, không còn cơ quan lãnh đạo do địch khủng bố, sau cuộc họp trù bị Đại hội lần thứ nhất của Thanh niên tháng 1-1929, Tổng bộ đã phái Phan Trọng Bình từ miền Trung vào Sài Gòn củng cố lại. Tháng 3-1929, Thanh niên Nam kỳ tiến hành Đại hội bầu ra kỳ bộ mới gồm Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Văn Côn, Trần Ngọc Quế, Trần Ngọc Giải, sau bổ sung Châu Văn Liêm, do Phạm Văn Đồng làm Bí thư, và bầu đoàn đại biểu 3 người đi dự Đại hội lần thứ nhất của Thanh niên sẽ họp vào ngày 1 tháng 5 năm 1929 ở Trung Quốc.
Trụ sở của Kỳ bộ đặt tại nhà số 4 hẻm Lacaze (nay là đường Nguyễn Tri Phương).
Từ năm 1927, ngoài các báo Thanh Niên và các tài liệu cộng sản từ Trung Quốc gửi về, Kỳ bộ Thanh niên Nam kỳ còn tiếp nhận các báo L'Humanité (Nhân Đạo), La vie ouvière (Đời Sống Công Nhân), các tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin như: A.B.C du Communisme của Boukharine (lúc đó dịch là Cộng sản chủ nghĩa sơ học); La doctrine soviétique du droit international (Lý thuyết xô viết về luật quốc tế); Le monde soviétique (Thế giới cộng sản); Cahiers des droits de l'homme (Sách về nhân quyền)... từ Pháp gửi sang.
Tháng 3-1929, sau khi được củng cố, Kỳ bộ đã phát hành được vài số Tạp chí Bôn sê vích và báo Công Nông Binh, do Phạm Văn Đồng và Nguyễn Kim Cương chịu trách nhiệm.
Trong những năm 1928 - 1929, Thanh niên chủ trương cho Hội viên đi "vô sản hóa" ở nhà máy, bến cảng, kéo xe... để tiếp xúc tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho công nhân lao động, đồng thời tự rèn luyện cho mình trong thực tế lao động.
Trong quá trình hoạt động, thanh niên dựa vào tài liệu Đường Kách mệnh của Nguyễn Aái Quốc làm tài liệu huấn luyện giáo dục hội viên.
Đường Kách mệnh nói cho đồng bào ta biết rõ: Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mệnh thì phải làm thế nào?"
Đường Kách mệnh khẳng định: Làm cách mệnh "trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công. Đảng muốn vững thì ta phải có chủ nghĩa... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin".

File đính kèm:

  • doctai_lieu_cuoc_dau_tranh_cua_nhan_dan_sai_gon_truoc_khi_dang.doc