Tài liệu Chuỗi luận lịch sử trong huyền thoại Hồ Chí Minh

Việc so sánh Hồ Chí Minh, một lãnh tụ với bông sen (bông hoa tượng trưng của nhà Phật) không khác mấy với hình ảnh bụi sen núi (Đinh Bộ Lĩnh), cây hoa sen (Lê Hoàn), họ Phạm (đồng âm với Phạn, tức Phật) của mẹ Lý Công Uẩn hay chi tiết một nhà sư nói chuyện thiên cơ với Lê Lợi. Tính chính thống tôn giáo trong tiềm thức dân tộc Việt Nam có thể khởi đi từ tận thời Sĩ Vương với hình thức lãnh tụ - giáo chủ, được mô tả rất rõ trong tiểu sử Sĩ Nhiếp ở Ngô Chí: “Anh em Sĩ Nhiếp đều làm quan coi quận, hùng cứ một châu, ở lánh xa muôn dặm, uy tín không ai hơn. Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết, kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ (tức các tu sĩ Phật giáo ngoại quốc - TTD) đi sát bánh xe đốt hương thường có đến mấy mươi người”.

 Cần mở ngoặc thêm về Ngô Đình Diệm và sự thất bại không thể nào khác của ông ta ở đây. Một lãnh tụ không có huyền thoại đã là không ổn, ngoài ra họ Ngô lại còn là một giáo dân Thiên Chúa. Theo tôi hành động bắn chết Diệm – Nhu không thương tiếc của tướng sĩ đảo chính (đa phần theo Phật Giáo) có gốc rễ nơi các phong trào cấm Đạo của nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Ngô Đình Diệm là trường hợp “Hoàng tử Cảnh” thứ hai trong lịch sử Việt Nam.

 

doc 16 trang cucpham 7960
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Chuỗi luận lịch sử trong huyền thoại Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chuỗi luận lịch sử trong huyền thoại Hồ Chí Minh

Tài liệu Chuỗi luận lịch sử trong huyền thoại Hồ Chí Minh
CHUỖI LUẬN LỊCH SỬ TRONG HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH
A. Một vài huyền thoại phong kiến. 
Có thể nói chậm nhất là từ thời nhà Đinh, việc xây dựng huyền thoại cho các lãnh tụ khai quốc rất được chú trọng. 
1. Đinh Bộ Lĩnh: 
Đại Việt sử lược (1388): Đinh Tiên Vương tên húy là Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư. Lúc nhỏ mồ côi (cha), vương cùng với mẹ và 5 bà lão vào ở trong núi, bên cạnh ngôi đền thờ thần. Ngoài cửa có bụi sen núi. Dấu của loại ốc sên bò trên lá sen thành chữ Thiên tử. Vương lúc nhỏ thường cùng bọn chăn bò ở chốn sơn dã, được lũ trẻ tôn lên làm trưởng. Chúng lấy lễ quân thần để theo giúp vương. Những lúc cùng nhau chơi giỡn thì bọn trẻ đâu tay làm ghế ngồi để khiêng vương. Lại lấy cờ bông lau cho cầm đi trước dẫn đường. Có kẻ tả hữu theo bên, biểu tượng nghi vệ của bậc Thiên tử. Lúc rảnh rỗi bọn trẻ lại giục nhau đi nhặt củi để cung cấp cho vương như cách nạp thuế vậy. Chiều về, bà mẹ của Vương thấy vậy vui mừng mới nấu thịt lợn cho ăn. Các bậc già cả trong làng đều kháo nhau rằng: "Đứa trẻ này có cái khí lượng, cái nghi dung phi thường ắt có thể giúp đời, đem lại yên lành cho dân. Bọn chúng ta nếu không sớm theo về, ngày khác ắt hối lại thì đã muộn". Rồi thúc giục con em đi theo Vương. 
Tại làng Tế Áo, chú của Vương một mình chiếm giữ, chứ không chịu theo về. Vương thôi thúc quân lính đến đánh, không thắng được. Thua chạy đến vũng Đàm Gia, cầu gãy, Vương bị vây hãm giữa chỗ bùn lầy. Ông chú muốn đâm Vương, thì bỗng thấy hai con rồng vàng che trên mình Vương. Ông chú sợ hãi rút lui rồi đầu hàng. Lúc bấy giờ ở trong cõi không có chúa. Vương nghe Trần Minh Công là người giỏi mà không con nối dòng mới sang xin nương nhờ. Trần Minh Công nhìn qua một lượt biết Vương là người có khí lượng lớn mới nuôi làm con mình. Trần Minh Công đem binh lính của ngài giao hết cho Vương (Đinh Bộ Lĩnh) rồi sai đi đánh 12 sứ quân và đều được dẹp yên. Năm Mậu Thìn (năm 968 - ND) Trần Minh Công chết. Dân chúng ở kinh, phủ, lại, đa số đều theo về với Vương. Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai bảo (năm Mậu Thìn-968 - ND) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, Vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế. 
2. Lê Hoàn:
Đại Việt sử lược (1388): Vua Tên húy là Hoàn, họ Lê, người ở Trường Châu, cha tên Mịch, mẹ là người họ Đặng. Người mẹ lúc mới mang thai, nằm mộng thấy mọc lên cây hoa sen, chốc lát thì hết trái, mới hái đem cho mọi người cùng ăn, đến lúc thức dậy không biết cớ làm sao. Đến năm thứ nhất niên hiệu Thiên Phúc (năm Bính Thân-936 - ND) tháng 7, ngày rằm thì sanh ra vua. Người mẹ thấy nơi tay của ngài có màu sắc lạ thường mới nói với người ta rằng: "Đức trẻ này lúc khôn lớn sợ tôi không kịp hưởng lộc của nó". Hơn vài năm sau thì cha mẹ đều qua đời. Lúc bấy giờ có người ở Quảng Châu là Lê Sát thấy đứa trẻ khác lạ mới nuôi làm con mình. Gặp phải mùa đông lạnh, ngài (nhà vua -  ND) mới nghiêng cái cối giã mà nằm. Lê Sát nhìn xem thì thấy có rồng vàng che trên mình của ngài. Do đó mà càng thấy lạ lắm vậy. Đến lúc lớn lên ngài theo giúp Nam Việt Vương Đinh Liễn. Tiên Vương (Đinh Tiên Hoàng) khen ngài là người trí dũng nhiều lần thăng chức, ngài được thăng đến chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. 
3. Lý Công Uẩn:
Đại Việt sử lược (1388): Vua Thái Tổ tên húy là Uẩn, họ Lý người ở Cổ Pháp thuộc Bắc Giang. Mẹ là người họ Phạm, sanh ra ngài vào ngày 17 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (đời Đinh Tiên Hoàng, tức là năm Giáp Tuất-974 - ND). Lúc nhỏ, vua thông minh, tính khí khôi hoạt rộng rãi. Tới học ở chùa Lục Tổ, thiền sư Vạn Hạnh thấy cho là khác lạ, nói: "Đây là người phi thường, sau này đến lúc cường tráng tất có thể cứu đời, yên dân, làm chúa thiên hạ". 
Đến lúc lớn lên, vua, tánh khẳng khái, có chí lớn, không màng của cải, thích xem hết kinh sử. Trong khoảng niên hiệu Ứng Thiên (994-1005 - ND) vua theo giúp Lê Trung Tông. Lúc Trung Tông bị bọn Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) giết, quần thần đều chạy trốn mất hết cả, chỉ có một mình vua (Lý Thái Tổ- ND) ôm thây Trung Tông mà khóc. Ngọa Triều khen là người trung, phong làm Tả thần vệ Điện tiền đỗ chỉ huy sứ. 
Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn rằng: 
Thụ Căn yểu yểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bác tử thành
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình 
Tạm dịch:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám con thành
Phương đông nhật mọc
Phương tây sao tàn
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình 
Vạn Hạnh bèn nói với vua rằng: "Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Nguyễn đương lên. Họ Nguyễn lại không có ai khoan hòa, nhân hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận". Vua sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn. 
...Trước kia ở chùa Ứng Thiên trong làng có con chó sanh ra một con chó con trắng, trên lưng lại có lông đen làm thành chữ Thiên tử. Thế rồi đến năm Giáp Tuất thì nhà vua được sanh ra. Năm Canh Tuất (năm 1010) tức là năm thứ 2, tháng Giêng vua đổi niên hiệu là Thuận Thiên năm thứ nhất. 
Lúc ban đầu vua thấy thành Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp, bèn dời đô đến thành Đại La. Lúc khởi sự dời đô, thuyền đậu dưới thành thì có rồng vàng hiện ra nơi thuyền của vua, nhân đó mà gọi là Thăng Long. Đổi Hoa Lư thành phủ Trường An, sông Bắc Giang là sông Thiên Đức và Cổ Pháp là phủ Thiên Đức. 
4. Nhà Trần thay nhà Lý:
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (1697): Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Đến thời Huệ Tông, cái độc hại cho thiên hạ đã ăn sâu lắm, mà vua không phải người giỏi giang cứng cáp, bề tôi giúp nước thì nhu nhược hèn kém, muốn chữa cái độc đã sâu thì làm thế nào được. Huống chi vua lại bị chứng hiểm, chữa không khỏi, lại không có con trai để nối nghiệp lớn, thế là điểm nguy vong đã hiện ra rồi. Tục truyền rằng Lý [Thái] Tổ khi mới được thiên hạ, xa giá về Cổ Pháp ngự chơi chùa ở hương Phù Đổng, có thần nhân đề thơ ở cột chùa rằng: "Nhất bất công đức thủy, Tùy duyên hoa thế gian. Quang quang trùng chiếu chúc. Một ảnh nhật đăng san". [Một bát nước công đức [của Phật], theo duyên sinh hoá ở thế gian. Sáng rực hai lần đuốc rọi, mặt trời gác núi là hết bóng]. Sư chùa là Vạn Hạnh đem bài thơ ấy dâng lên. Lý Thái Tổ xem xong rồi nói: "Việc của thần nhân thì không thể hiểu được". Người đời truyền tụng, không ai biết thơ ấy nói thế nào. Đến khi nhà Lý mất, mới cho bài thi ấy là nghiệm. Vì từ đời Huệ Tông trở lên đến Thái Tổ là tám đời mà Huệ Tông tên là Sảm, tức là mặt trời gác núi, hết bóng. Thế thì nhà Lý được nước là tự trời, mất nước cũng là tự trời vậy. 
Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775): Xưa vua Lý Thái Tổ mới lên ngôi, có đến chơi chùa Phù Đổng, thấy có bài thơ của vị thần đề ở cột chùa rằng: "Nhất bát công đức thủy, tùy duyên hóa thế gian, quang quang trùng chúc chiếu, một ảnh nhật đăng san" người đời bấy giờ không hiểu nghĩa làm sao, đến khi truyền được 8 đời vua, đến vua Huệ Tôn tên là Kiểu (hay Cảo) thì là chữ nhật ở trên chữ san, mà lặn bóng; thì câu thơ ấy quả nhiên ứng nghiệm. Như thế nhà Lý hưng và vong đều tại trời cả. Lại địa quyết làng Cổ Pháp có câu: "Tộ truyền bát diệp, diệp lạc âm sinh" (Truyền ngôi được 8 đời, tức là 8 lá rụng xuống rồi âm khí sinh ra, ý nói nhà Lý có 8 vua, khi mất ngôi vì có vua đàn bà) thì hưng và vong cũng có mạch đất nữa. 
5. Nhà Hồ tiếm ngôi họ Trần: 
Theo Khâm định Việt sử: Ông tổ nhà Quý Ly là Hồ Hưng Dật, người tỉnh Chiết Giang, về đời Ngũ Quý (907-959), sang bên ta, lập ấp ở tại làng (hương) Bào Đột thuộc Diễn Châu. Về sau, Hồ Liêm di cư sang Thanh Hóa, làm con nuôi Lê Huấn, do đấy, đổi theo họ Lê. Quý Ly là cháu bốn đời. Quý Ly có hai người cô đều được Trần Minh Tông lấy vào hậu cung: Một người, là bà Sinh Từ, sinh được nhà vua đây (Trần Nghệ Tông); một người, là bà Đôn Từ, sinh được Duệ Tông. Cho nên nhà vua tin dùng Quý Ly, cho Quý Ly do Chi hậu chánh chưởng thăng lên chức này; lại gả cho Quý Ly người em gái mới góa là Huy Ninh công chúa. 
Vào thời Hồ Quí Ly, Nho Giáo đang dần chiếm ưu thế trong tầng lớp trí thức thành thị. Cũng theo Khâm Định Việt Sử: Tháng 12, năm Giáp Tuất 1394 Trần Nghệ Tông băng hà, Hồ Quý Ly dọn vương đạo cho mình bằng cách đặt tên thụy cho Nghệ Tông là Quang Nghiêu anh triết hoàng đế. Chi tiết này gợi lại cuộc bàn giao quyền lực êm thấm giữa hai vị tiên đế của Nho giáo: Đường Nghiêu đã truyền ngôi cho rể hiền là Ngu Thuấn. Đến năm 1400 Hồ Quý Ly truất phế vua Trần. Lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi tên nước là Đại Ngu với lí do ông chính là hậu duệ Ngu Thuấn. Trước đây con Ngu Yên (dòng dõi Ngu Thuấn) là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương phong cho ở đất Trần là Hồ Công nên dùng luôn chữ Hồ làm họ. Theo Hồ Quí Ly, tổ Hồ Hưng Dật của ông ta là con cháu của Hồ Công.
 6. Lê Lợi
Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi): Nguyên xưa lúc Nhà vua chưa sinh, ở xứ Du sơn trong làng, dưới cây rừng quế, thuộc thôn sau Như Áng, thường có con hổ đen, thân nhau với người, chưa hề làm hại ai! Đến giờ Tý ngày mồng sáu tháng Tám năm Ất Sửu sinh ra nhà vua từ đó không thấy con hổ đâu! Người ta cho là chuyện lạ. 
 Lúc sinh nhà vua có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương đầy xóm. Lúc nhỏ, tinh thần và vẻ người coi rất mạnh mẽ, nghiêm trang; mắt sáng; miệng rộng; mũi cao; mặt vuông; vai trái có bảy nốt ruồi; đi như rồng; bước như hổ, tóc, lông đầy người, tiếng vang như chuông; ngồi như hùm ngồi! Kẻ thức giả biết là bậc người cực sang! Kịp khi lớn, thông minh, khôn, khỏe, vượt hẳn bọn tầm thường; làm Phụ đạo làng Khả Lam. Khi ấy nhà vua sai người nhà cày ruộng ở xứ Phật hoàng động Chiêu Nghi. Chợt thấy một nhà sư già, mặc áo trắng, từ thôn Đức Tề đi ra, thở dài mà rằng:
- Quý hoá thay phiến đất này! Không có ai đáng dặn!
Người nhà thấy thế, chạy về thưa rõ với nhà vua, nhà vua liền đuổi theo tìm hỏi chuyện đó.
Có người báo rằng:
- Sư già đã đi xa rồi.
Nhà vua vội đi theo đến trại Quần Đội, huyện Cổ Lôi, (tức huyện Lôi Dương ngày nay) thấy một cái thẻ tre, đề chữ rằng:
Thiên đức thụ mệnh.
Tuế trung tứ thập.
Số chi dĩ đị ... m thức ông kia, đó là thần quyền của lãnh tụ! Căn cứ vào hiến sử thì thần quyền được sử dụng rộng rãi trong chính trị Việt Nam từ thời Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ Cao Biền (năm 865). Các thần tích xung quanh tên tuổi của ông, cộng với công xây thành Đại La và dẹp giặc dã đã khiến dân gian Việt Nam tôn ông là Cao Vương. 
 Năng lực thần quyền tỉ lệ nghịch với dân trí. Nếu Hồ Quí Ly noi theo Lý Thường Kiệt (với bài thơ thần Nam quốc sơn hà) thì chưa chắc quân Minh dễ dàng chiếm được nước ta như thế. Phải chăng đầu thế kỉ 15, dân trí là lí do cơ bản khiến nền chính trị Nho Giáo với giấc mơ hưng tiến dân tộc đã thất bại thảm hại. Khi lý tưởng chính trị, dù đã là khuôn vàng thước ngọc ở xứ sở nào đi nữa, cứ ngoan cố húc đầu vào bức tường dân trí chưa cao thì lịch sử đã có vết sẹo hai mươi năm loạn lạc vong quốc sẵn đấy để cảnh báo. 
3. Tác quyền huyền thoại 
 Các huyền thoại lãnh tụ trải suốt lịch sử Việt Nam phần nhiều mô tả những sự việc mà lãnh tụ ấy can dự vào. Điển hình là Lý Công Uẩn nhìn thấy rồng bay lên dưới chân thành Đại La, Lê Lợi trả kiếm cho rùa thần v.v.. Chi tiết đặc trưng khiến ta không thể không đặt câu hỏi “Các vị lãnh tụ ấy có phải là đồng tác giả huyền thoại nói về mình hay không?”. 
 Đi dọc từ Nam chí Bắc, ta dễ thấy sự vật cái gì hơi khác thường là sẽ có bát hương với nhiều chân hương mới. Một hòn đá kì dị, một cái chết hi hữu, một xuất phát điểm tin đồn nhảm nhí hay một thân cây cổ thụ ngoại cỡ rất khả dĩ thành tụ điểm cúng bái, từ cầu an cầu phúc đến xin số đề! Sự lạ trong dân gian, nói huỵch toẹt ra chính là “thần”. Và con rùa thần của Lê Lợi ở hồ Hoàn Kiếm đơn giản chỉ là một con Giải (ba ba gai, ba ba trơn, cua đinh) khổng lồ. Công trình nghiên cứu của Viện khoa học công nghệ Việt Nam gần đây đã xác tín điều đó[5]. Hơn nữa loài Giải hồ Gươm từng tồn tại rất nhiều tại khu vực sông Mã, Lam Kinh. Theo Giáo sư “rùa” Hà Đình Đức hoàn toàn có khả năng Giải hồ Gươm đã được mang từ Lam Kinh ra thả ở hồ Lục Thủy vì tiêu bản Giải hiện nằm trong đền Ngọc Sơn có tuổi thọ khoảng 700 năm[6]. Giải rất giống rùa nhưng chắc chắn không phải là rùa, một loài vật có mặt trong tứ linh: Long, Lân, Qui, Phượng. 
 Loài Giải hồ Gươm trường thọ đã hé mở rằng: Nếu Lê Lợi không là chủ biên của huyền thoại trả gươm thì tất ông cũng là người đóng góp tích cực vào công trình huyền thoại hóa chính mình. Phải chăng Nguyễn Trãi đã tạo ra kịch bản ấy? Vị quân sư tài hoa của Lê Lợi sau này bị họa tru di cũng trong một huyền thoại: Máu bạch xà thấm qua ba trang sách. Hình như thế năng của Nguyễn Trãi trong lòng người rất cao, nên để an dân những kẻ đao phủ đã dùng chước “Gậy ông đập lưng ông”! 
 Không ra ngoài khuôn khổ truyền thống, huyền thoại Hồ Chí Minh có bàn tay xây dựng quan trọng của chính Hồ Chí Minh. Rất nhiều tác giả trên khắp thế giới viết sách về Hồ Chí Minh đều thấy còn quá nhiều điều bí ẩn về hành trình cách mạng của ông, dù rằng chính ông đã phần nào giải thích ông đã làm gì, ở đâu thời gian đó, trong một hai quyển sách ông viết về mình dưới bút danh Trần Dân Tiên hay T. Lan. Sự kín kẽ trong việc tự mô tả quá khứ của Hồ Chí Minh cũng góp phần xây dựng huyền thoại Hồ Chí Minh. 
 Nếu nhìn theo lí lẽ thông thường thì việc nhóm tác giả huyền thoại Hồ Chí Minh có cả Hồ Chí Minh không êm thuận lắm, nhưng nếu thử xuyên suốt các bóng râm trong lịch sử Việt Nam thì Hồ Chí Minh lại là người học trò lĩnh hội được nhiều tố chất lãnh tụ của các anh hùng dân tộc Việt Nam như Lý Công Uẩn, Lê Lợi 
C. Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì nếu không phải sự nối dài huyền thoại Hồ Chí Minh để khẳng định tính chính thống của nhà nước Việt Nam hiện nay. Sau khi Liên Xô và phe XHCN sụp đổ ở Đông Âu thuật ngữ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mới được nhắc đến. Qua đại hội IX (năm 2001) của đảng Cộng Sản Việt Nam, văn kiện chính đã nêu rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại". 
 Theo một tài liệu trên internet mà tác giả bài này chưa thể kiểm chứng được độ xác thực, trong đại hội tháng 2 năm 1951, Hồ Chi Minh phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin... lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” Khi đó, đại biểu miền Nam là Nguyễn Văn Trấn đã trình bày với Hồ Chí Minh rằng: “Có đồng chí còn nói: hay là ta viết Tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ông Hồ trả lời: “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lê Nin.” Một lần khác, có người đã hỏi Hồ Chí Minh vì sao ông không viết sách về lý thuyết cộng sản, thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Đông viết rồi. 
Ở quyển hồi kí “Giọt nước trong biển cả” của mình, Hoàng Văn Hoan dẫn: 
“Ðảng Lao động Việt Nam lấy học thuyết của Mác, Ăng Ghen, Lê-Nin, Sta-Lin và tư tưởng Mao Trạch Ðông kết hợp với thực tế của cách mạng Việt Nam làm nền tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam của tất cả mọi hành động" (tr. 357).“Và trong bức điện Ðại hội thành lập Đảng Lao Ðộng Việt Nam gửi Đảng Cộng Sản Trung Quốc có đoạn nói "Ðảng nguyện noi gương anh dũng của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á đông trên con đường độc lập và tự chủ ("báo Nhân Dân ngày 11/03/1951“). 
“Trong bài viết giới thiệu quyển Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh, lí thuyết gia của Ðảng, báo Nhân Dân ngày 2 tháng 1-1956 có viết: Ðảng có đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch Ðông làm nền tảng". 
"Nhân kỉ niệm 10 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Từ năm 1950 trở đi, sau cách mạng Trung Quốc thắng lợi, quân đội và nhân dân ta càng có điều kiện học tập những kinh nghiệm quý báu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, học tập tư tưởng quân sự Mao Trạch Ðông. Ðó là một yếu tố quan trọng giúp vào sự trưởng thành nhanh chóng của quân đội ta, góp phần vào những thắng lợi liên tiếp của quân ta, đặc biệt là trong chiến dịch Thu Ðông năm 1953-1954 và trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ vĩ đại”.
  Nhìn qua người láng giềng Trung Hoa, mặc dù tư tưởng Mao Trạch Đông chưa hẳn đã hạ nhiệt, song những cái kế thừa luôn xếp lớp đứng đợi như chủ thuyết “Màu lông mèo” của Đặng Tiểu Bình, lí thuyết “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân hoặc hiện nay, khi mới đủ lông đủ cánh với quan hệ khu vực và toàn cầu, nền kinh tế - chính trị Trung Hoa vừa đưa ra quan niệm “thế giới hài hòa” dưới tên Hồ Cẩm Đào. 
 Sự nối dài huyền thoại Hồ Chí Minh mà không có những lí luận thực tiễn kế thừa là sự lúng túng và bị động thấy rõ của nền chính trị Việt Nam. Càng ngày lí thuyết về tư tưởng Hồ Chí Minh lại càng trở nên phức tạp, người ta có thể nhìn nhận sự ghép nối, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào tất cả các hoạt động chính trị xã hội Việt Nam đương đại. Rườm rà hóa một chủ đề không quá khó hiểu, ở đây là tư tưởng Hồ Chí Minh, lại là một thuộc tính cố hữu của nền văn hóa Việt Nam nói chung. Ví dụ: trong khi người Nhật đơn giản hóa Hán tự để dùng thì người Việt đã phức tạp hóa chữ Hán thành chữ Nôm. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, những người hay ôm đồm những đề tài đao to búa lớn và tuyệt đối trừu tượng thường là những người bất lực với tiểu tiết. Biên độ của vấn đề càng rộng thì thực chất càng loãng và sẽ sa đà vào những thứ chung chung, không có phương hướng, không thể giải quyết một cách rốt ráo. 
 Vấn nạn phức tạp hóa tư tưởng Hồ Chí Minh là sự bế tắc trong tư duy thực tế của lí luận chính trị Việt Nam. Nó cho thấy tinh thần sáng tạo đang thiếu vắng trong xã hội Việt Nam. Có thể đây chính là hằn vết nhiều lần dân tộc Việt Nam bị ngoại bang đô hộ.
D. Lời kết. 
 Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển – ngôn ngữ xuất bản tại Hà Nội năm 1992 định nghĩa: “Huyền thoại (danh từ): Câu chuyện huyền hoặc, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng, thần thoại.” Có lẽ tất cả các huyền thoại lãnh tụ Việt Nam đều “hoàn toàn do tưởng tượng” nhưng với mục đích chính trị rõ nét. Sợi chỉ đỏ này xuyên suốt chuỗi luận lịch sử chính trị Việt Nam. 
 Trên lí thuyết, tư tưởng Hồ Chí Minh là lẽ chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam. Giá trị của huyền thoại Hồ Chí Minh, éo le thay, lại không nằm trong chính nội hàm của nó, mà cắm rễ một cách vững bền giữa tiềm thức của con người và xã hội Việt Nam. Mới đây thôi dư luận dân gian vẫn râm ran không dứt và đoán già đoán non lãnh tụ hiện tại của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh là “con cháu” Hồ Chí Minh. “Mẹo” chính trị ư? Hay nguyện vọng của đại chúng? Giữa nhóm Á Đông gần gũi hiện ra các liên kết chân truyền: Mao Trạch Đông – Hoa Quốc Phong (con nuôi); Kim Nhật Thành – Kim Chính Nhật; Tưởng Giới Thạch - Tưởng Kinh Quốc; Lý Quang Diệu – Lý Hiển Long Lại có người nghi vấn con ông Nông Đức Mạnh tên Tuấn và Liên dường như nhắc nhở đến Kim Liên (làng Sen) và Trần Quốc Tuấn (yếu nhân lịch sử mà Hồ Chí Minh luôn muốn so sánh và tôn sùng). 
 Những chân dung Hồ Chí Minh luôn sạch bụi, trang trọng nằm giữa bàn thờ tổ tiên trong nhiều gia đình truyền thống Việt Nam từ nông thôn đến thành thị là một thực tế không thể chối cãi. Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh là cá nhân Việt Nam rõ nét nhất của thế kỉ hai mươi có ảnh được đặt vào ngôi đền anh hùng dân tộc cùng các tên tuổi chống ngoại xâm thành công suốt chiều dài lịch sử như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Đó là chủ tố quan trọng đắp đổi thêm cùng huyền thoại, chính thống hóa quyền lực lúc sinh thời của ông và dọn cho ông một chỗ đứng trong kí ức dân tộc sau khi ông qua đời. 
 Dù kẻ muốn người không, Hồ Chí Minh vẫn là một nhân vật không thể thiếu trong các tài liệu lịch sử Việt Nam. Việc góp phần tự tạo dựng huyền thoại về mình của Hồ Chí Minh càng chứng tỏ ông rất am tường quá khứ dân tộc, cũng như con người và xã hội Việt Nam trong thế kỉ hai mươi. Điểm hơn người của ông ở đấy, và muốn luận được mất của ông chuẩn xác nhất cũng phải bắt đầu từ đấy.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_chuoi_luan_lich_su_trong_huyen_thoai_ho_chi_minh.doc