Tài liệu Chiến tranh Đông Dương

Chiến tranh Đông Dương, ở Việt Nam được gọi là Kháng chiến chống Pháp, là cuộc chiến diễn ra tại Đông Dương thuộc Pháp từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 tới 1 tháng 8 năm 1954 giữa Quân đội viễn chinh Pháp và lực lượng Việt Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng các nhóm kháng chiến khác của Lào và Campuchia. Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra cả các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam.

Cuộc Chiến tranh này ở Việt Nam còn được gọi là: (Chiến tranh chống thực dân Pháp, Kháng chiến chín năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm). Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương.

Pháp tham gia cuộc chiến này vì ý muốn tiếp tục giữ Đông Dương là thuộc địa, sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Đây là lý do chính trị và tâm lý hơn là kinh tế[4]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo[5] Đa số lãnh đạo Pháp cho rằng so với một cuộc xâm chiếm thuộc địa cổ điển với việc chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu "vết dầu loang" mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algeria, cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Tuy nhiên, mặc dù Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu, lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.[5]

 

doc 15 trang cucpham 22/07/2022 8340
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Chiến tranh Đông Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chiến tranh Đông Dương

Tài liệu Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Đông Dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mục từ "Chiến tranh Đông Dương" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Chiến tranh Đông Dương (định hướng).
Cảm tử quân với bom ba càng tại mặt trận Hà Nội 1946
Thời gian
19 tháng 12 năm 1946 – 1 tháng 8 năm 1954
Địa điểm
Đông Dương thuộc Pháp, phần lớn tại Việt Nam
Kết quả
Việt Minh chiến thắng
Pháp rút khỏi Việt Nam
Việt Nam bị phân chia tạm thời tại Vĩ tuyến 17
Tham chiến
Pháp
Quốc gia Việt Nam
Việt Minh
Chỉ huy
Philippe Leclerc de Hauteclocque (1945-46)
Jean-Étienne Valluy (1946-48)
Roger Blaizot (1948-49)
Marcel-Maurice Carpentier (1949-50)
Jean de Lattre de Tassigny (1950-51)
Raoul Salan (1952-53)
Henri Navarre (1953-54)
Hồ Chí Minh
Võ Nguyên Giáp
Nguyễn Chí Thanh
Văn Tiến Dũng
Nguyễn Bình
Nguyễn Sơn
Lực lượng
Quân Pháp: 190.000
Các đồng minh ở thuộc địa Đông Dương: 55.000
Quốc gia Việt Nam: 150.000[1]
125.000 lính chính quy
75.000 ở các quân khu
250.000 dân quân[2]
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
166.000 quân chính quy
Hơn 2.000.000 du kích[3]
Thương vong
94.581 chết
78.127 bị thương
40,000 bị bắt
300.000 chết
500.000 bị thương
100.000 bị bắt
Chiến tranh Đông Dương, ở Việt Nam được gọi là Kháng chiến chống Pháp, là cuộc chiến diễn ra tại Đông Dương thuộc Pháp từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 tới 1 tháng 8 năm 1954 giữa Quân đội viễn chinh Pháp và lực lượng Việt Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng các nhóm kháng chiến khác của Lào và Campuchia. Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra cả các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam.
Cuộc Chiến tranh này ở Việt Nam còn được gọi là: (Chiến tranh chống thực dân Pháp, Kháng chiến chín năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm). Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương.
Pháp tham gia cuộc chiến này vì ý muốn tiếp tục giữ Đông Dương là thuộc địa, sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Đây là lý do chính trị và tâm lý hơn là kinh tế[4]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo[5] Đa số lãnh đạo Pháp cho rằng so với một cuộc xâm chiếm thuộc địa cổ điển với việc chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu "vết dầu loang" mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algeria, cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Tuy nhiên, mặc dù Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu, lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.[5]
Trong khi đó, mục tiêu của Việt Minh và các nhóm kháng chiến khác là giành độc lập cho các dân tộc mình. Cuộc chiến giữa một cường quốc trên thế giới và một đất nước nghèo nàn lạc hậu đã diễn ra gần như lời Hồ Chí Minh đã nói:
"Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy." [6]
Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, trên lãnh thổ của Đế quốc Pháp đã bùng nổ nhiều phong trào đòi độc lập, nhưng gây thiệt hại lớn nhất cho Pháp là Chiến tranh Đông Dương.
Hoàn cảnh
Thời Pháp thuộc
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng Sài Gòn và ba tỉnh lân cận cho Pháp. Năm 1869, Pháp chiếm nốt ba tỉnh kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Đến năm 1885, Pháp xâm chiếm xong những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Pháp tuyên bố là họ sẽ "bảo hộ" Bắc kỳ và Trung kỳ (nơi họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn nhà Nguyễn).
Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp do vua, quan, hoặc nông dân tổ chức, nhưng tất cả đều bị thất bại.
Quân Pháp tấn công quân Thanh ở Lạng Sơn
Năm 1927, những người Việt cấp tiến đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng (giống Trung Hoa Quốc dân Đảng). Đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, những người Việt theo chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp.
Năm 1940, Nhật Bản tấn công Đông Dương và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật lật đổ Pháp trên toàn bộ Đông Dương. Ngay sau đó, Nhật thiết lập một chính quyền Bảo Đại bù nhìn với chính phủ do một nhà nho uy tín là Trần Trọng Kim đứng đầu.
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) do Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhiều người Việt Nam và ngày càng lớn mạnh. Tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng vũ trang của Việt Minh và tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng.
Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này.
Việt Nam tuyên bố độc lập - Pháp quay trở lại Đông Dương
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tuy nhiên, theo hiệp ước Potsdam, lực lượng Đồng Minh gồm quân Anh và quân Trung Quốc vào Việt Nam để giải giáp vũ khí Nhật. Cả Anh và Trung Hoa Dân Quốc đều muốn hạ bệ chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Anh ủng hộ sự trở lại của Pháp tại Đông Dương, còn Trung Hoa muốn đưa lực lượng thân Trung Quốc lên nắm quyền.
Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tiến vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, nhưng mang theo kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ. Đội quân ô hợp này đốt phá cướp bóc hết sức tàn hại[cần chú thích].
Ở miền Nam, chỉ 4 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn, theo sau là liên quân Anh-Pháp. Quân Anh trên danh nghĩa là theo lệnh Đồng Minh vào giám sát quân Nhật đầu hàng nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ. Chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp muốn khôi phục lãnh thổ thuộc địa Đông Dương. Ngày 19, Pháp tuyên bố sẽ lập chính quyền tại miền Nam. Ngày 23, với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp nổ súng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn (ngày này sau được Việt Nam gọi là ngày Nam Bộ Kháng chiến). Nước Việt Nam vừa giành được độc lập đã lại đứng nạn ngoại xâm.
Ngày 9 tháng 10, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo ông là lực lượng gồm 40.000 quân Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Bức điện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ
Từ cuối tháng 9 năm 1945, các đoàn quân "Nam tiến" của Vệ quốc đoàn (quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu lên đường vào Nam chống Pháp[7]. Các tướng lĩnh quan trọng như Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn... được cấp tốc cử vào. Trong hai tháng cuối năm 1945 và tháng 1 năm 1946, lực lượng Việt Minh tại các tỉnh Nam Bộ đã chiến đấu ngăn chặn làm chậm bước tiến của quân Pháp. Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, sau một thời gian, các lực lượng này đều phải rút ra những căn cứ đầm lầy và rừng núi, xây dựng chiến khu để bảo tồn lực lượng cho kháng chiến lâu dài.
Đoàn quân Nam tiến
Trong suốt năm 1946, mặc dù hai bên cùng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cố gắng hết mức thương lượng với Pháp để cứu vãn hòa bình và đẩy lui thời điểm nổ ra cuộc chiến tranh.
Căng thẳng dẫn đến bùng nổ
Xung đột quân sự đầu tiên nổ ra tại Hải Phòng. Đầu tháng 11 năm 1946, quân Pháp chiếm trụ sở hải quan tại cảng Hải Phòng. Quốc hội Việt Nam phản đối hành động này và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong việc kiểm soát tất cả các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngày 20 tháng 11, hải quân Pháp bắt giữ một thuyền buồm Trung Quốc chở xăng được cho là để giao cho Việt Minh. Trong khi tàu được kéo vào bờ, du kích địa phương trên bờ đã bắn vào quân Pháp. Quân Pháp bắn trả và chiến sự nhanh chóng lan ra toàn thành phố. Hai bên nhanh chóng đạt được ngừng bắn, nhưng hai ngày sau, Tướng Jean-Étienne Valluy, tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, lệnh cho quân Pháp chiếm toàn quyền kiểm soát thành phố. Ngày 23 tháng 11, Đại tá Dèbes gửi tối hậu thư yêu cầu người Việt ra khỏi khu phố Tàu của Hải Phòng và hạ vũ khí. Khi không có phản hồi, Dèbes lệnh cho tầu chiến Pháp bắn phá thành phố, trong một buổi chiều đã giết chết hơn 6000 người dân[8] hoặc hơn 2000 người theo một nguồn khác.[9]. Sau đó, khoảng 2000 lính Pháp tràn vào thành phố trong khi pháo tiếp tục bắn phá vùng ngoại ô. Quân Pháp gặp phải hỏa lực mạnh của lực lượng Việt Minh bảo vệ thành phố. Chiến sự kéo dài cho đến khi người lính Việt Minh cuối cùng rút khỏi chiến trường vào ngày 28 tháng 11.
Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Bù lại, trong nội thành có gần 10000 du kích và tự vệ. Ba ... Bình, Chiến dịch Tây Bắc, Chiến dịch Thượng Lào đã bóc vỏ Phòng tuyến Taxinhi khỏi đồng bằng, buộc Pháp duy trì một lực lượng lớn bên trong để bảo vệ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 1951, Việt Minh bắt đầu thực hiện các trận chiến quy mô lớn theo kiểu kinh điển. Nhưng họ đã phải chịu thiệt hại lớn, các chiến dịch Hoàng Hoa Thám và Hà Nam Ninh bị thất bại trước quân Pháp do tướng de Lattre de Tassigny chỉ huy. Trận Hòa Bình mà de Lattre mở vào tháng 11 năm 1951 đã trở thành "cối xay thịt" đối với cả hai bên. Khi trận đánh kết thúc vào tháng 2 năm 1952, Việt Minh chịu thương vong lớn, nhưng họ đã học được cách đối phó với chiến thuật và vũ khí của Pháp, và họ đã thâm nhập được sâu hơn vào trong vòng cung phòng thủ của Pháp.
Cuối năm 1952, Việt Minh đánh sang vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam rồi vượt sang lãnh thổ Lào[16]. Chỉ huy mới của Pháp, tướng Raoul Salan cố gắng chặn đứng cuộc tấn công này bằng cách đánh vào các tuyến hậu cần của Việt Minh, nhưng không có kết quả. Đến tháng 12, quân Việt Minh vẫn chiếm giữ vùng biên giới Việt-Lào trong khi quân Pháp đã quay trở lại bên trong tuyến phòng thủ mạnh bảo vệ đồng bằng sông Hồng. Ở miền Trung, Việt Minh đã đạt được những thành công quan trọng. Vùng kiểm soát của Pháp ở Tây Nguyên đã bị thu hẹp lại chỉ còn vài vùng ven biển hẹp ở quanh Huế, Đà Nẵng, và Nha Trang. Những khu vực duy nhất mà Pháp còn có thành công là Nam Kỳ và Campuchia.
Mùa xuân năm 1953, Việt Minh tổ chức một lực lượng lớn đánh sang Lào với sự hỗ trợ của Pathet Lào. Quân Pháp thành công trong việc ngăn không để Việt Minh chiếm được Cánh đồng Chum và đến tháng 4 thì chặn được Việt Minh. Mùa mưa đến buộc Việt Minh phải quay trở lại căn cứ.
Ở các vùng khác, Việt Minh tấn công phối hơp đồng bộ từ Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Bộ, buộc Pháp phân tán xé lẻ khối quân cơ động. Việt Minh tiến đánh Tây Bắc, Pháp không còn lực lượng cơ động để ứng cứu, hình thành Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
Kế hoạch Navarre và trận Điện Biên Phủ
Bài chi tiết: Trận Điện Biên Phủ
Việt Minh phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ
Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre".
Ngày 18-7-1953, Navarre mở cuộc hành quân "Con én" vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Minh. Ở Lạng Sơn, Pháp diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ của địch trong khu tam giác là mối hăm dọa trên quốc lộ số 1 (Trung Việt).
Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, mồng 9-8-53 Pháp rút quân ra khỏi Na Sản bằng không vận. Trước đây, 10-52, Pháp đặt chiến lũy Na Sản để ngăn Việt Minh trên con đường tiến của họ qua xứ Lào.[17]
Cùng lúc đó, tướng Võ Nguyên Giáp đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn hơn vào Lào. Với 5 sư đoàn, ông hy vọng sẽ chiếm được toàn bộ Lào và có lẽ cả Campuchia, sau đó hội quân với lực lượng Việt Minh ở miền Nam để tấn công vào Sài Gòn trong khi 60.000 du kích và 5 sư đoàn chủ lực ở miền Bắc sẽ cầm chân Pháp tại đó. Đến tháng 12 năm 1953 và tháng 1 năm 1954, Việt Minh đã chiếm được phần lớn vùng Nam và Trung Lào. [18]
Để đối phó, Navarre thiết lập một căn cứ quân sự ở vùng Tây Bắc Việt Nam, chặn giữa tuyến đường chính của Việt Minh sang Lào. Ông xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó họ sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân Pháp. Navarre đã chọn Điện Biên Phủ - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường không trong khi Pháp chỉ có khoảng 100 máy bay - và nhường các điểm cao xung quanh cho Việt Minh, ông cho rằng khi đó Việt Minh chưa có pháo nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao.
Tướng Giáp quyết định vào "bẫy", nhưng ông đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn cùng với một số lượng lớn pháo do Trung Quốc viện trợ. Những hoạt động du kích của Việt Minh khắp nơi không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những Đơn vị phòng không đầu tiên của Việt Minh được huấn luyện ở Trung Quốc về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của Việt Minh bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 khi quân Pháp đầu hàng. Ở Washington đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống Eisenhower đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ.
Cục diện chiến trường Đông Dương, tại thời điểm trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Minh (tức Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ Việt Nam, nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, Pháp kiểm soát một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp.
Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Việt Minh trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày 8 tháng 5, hội nghị Geneva bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
Sự tham gia của Mỹ
Sau Thế chiến 2, Anh và Pháp liên minh với nhau bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ. Ban đầu, Mỹ ủng hộ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà [cần dẫn chứng], mặc dù điều này gây mâu thuẫn gay gắt giữa Mỹ và Anh, Pháp. [cần dẫn chứng] Các phong trào độc lập và cách mạng ở Mỹ La tinh, Trung Quốc trước đây được Mỹ ủng hộ và có lợi cho người Mỹ, vốn kém các nước châu Âu thuộc địa.
Pháp đã mệt mỏi vì chiến tranh, họ mong muốn "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" hy vọng giảm bớt hao tổn người và tiền bạc. Một mặt, Pháp thành lập Quốc Gia Việt Nam năm 1949, phát triển quân đội người bản xứ. Một mặt, Pháp thuyết phục Mỹ rằng Pháp đang chống cộng chứ không phải mục đích chính là tái chiếm thuộc địa. Ở Mỹ các thế lực chống cộng cực đoan nắm quyền, Hoover thực hiện các chiến dịch khủng bố chống cộng. Người Mỹ tin Pháp và giúp tiền bạc cho Pháp.
Đến cuối chiến tranh, kinh phí chủ yếu do Mỹ cấp, lên đến 1,5 tỷ USD. Cuối chiến tranh, người Mỹ trực tiếp chở 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ. Nhờ điều đó mà người Pháp duy trì được cuộc chiến.
Đến nay nhiều người Mỹ vẫn không biết vì sao họ bị lôi kéo vào chiến tranh[cần dẫn chứng]. Ít người nói đến việc nước Mỹ đã bị Pháp kéo vào cuộc. [cần dẫn chứng]
Hiệp định Genève
Bài chi tiết: Hiệp định Genève, 1954
Những lính Pháp cuối cùng qua cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội năm 1954
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Do sức ép của Trung Quốc và Liên Xô, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý với một bản hiệp định mang lại cho họ ít hơn những gì họ đã giành được trên chiến trường[18]. Tuy ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam được tuyên bố độc lập, và điều quan trọng là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được công nhận, nhưng Việt Nam bị tạm thời chia đôi thành hai khu vực quân sự để hai bên quân đội, Việt Minh và Pháp, tập kết. Quân Pháp sẽ rút dần khỏi Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử đi đến thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm.
Kết quả
Đại đoàn 308 tiến qua Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục về tiếp quản thủ đô năm 1954
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất này, thương vong của Pháp là 140.992, trong đó có 75.867 chết và mất tích, 65.125 bị thương; các quân đội đồng minh ở Đông Dương chịu thương vong 31.716 người, trong đó có 18.714 chết và mất tích, 13.002 bị thương. Thương vong của Việt Minh được ước tính khoảng gấp 3 lần tổng thương vong của Pháp và đồng minh. Khoảng 25.000 dân thường Việt Nam bị thiệt mạng. [18]
Cuộc chiến đã góp phần làm nước Pháp suy sụp và phân hóa. Các chính phủ hiếu chiến bị lật đổ liên tiếp. [cần chú thích] Pháp chi phí 3.000 tỷ quan, tương đương 7 tỷ USD (trung bình 1 tỉ quan/ngày). Chính phủ Pháp thay đổi 20 lần, trung bình mỗi chính phủ chỉ tồn tại 7 tháng (có chính phủ chỉ tồn tại trong 7 ngày). 7 lần cao uỷ Pháp bị triệu hồi, 8 tổng chỉ huy quân đội Pháp kế tiếp nhau bị thua trận. [cần chú thích]
Theo kết quả của hiệp định Geneva, Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam, trong đó có những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người từ miền Nam tập kết ra Bắc. [19].
Người di cư vào Nam theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do) (8.1954)
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân Pháp chính thức rút khỏi Hà Nội, Quân đội Nhân dân Việt Nam vào tiếp quản thủ đô. Thời kì hòa bình tại miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Ở miền Nam, quân đội Pháp dần dần rút đi và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, hiệp định Geneva không đem lại được hòa bình cho Đông Dương. Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam không được thực hiện. Việt Nam bị chia cắt thêm 20 năm nữa với chiến tranh tiếp tục nổ ra trên toàn Đông Dương với sự tham gia của Mỹ thay cho Pháp. Cuộc chiến mới có quy mô và sức tàn phá lớn hơn nhiều.
Trên phạm vi thế giới, sự kết thúc của Chiến tranh Đông Dương cũng đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thuộc địa trên toàn thế giới. Chẳng bao lâu sau đó, các thuộc địa cũ của Pháp như Algérie, Tunisia và Maroc cũng theo gương Việt Nam nổi dậy

File đính kèm:

  • doctai_lieu_chien_tranh_dong_duong.doc