Giáo án Ôn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Chủ đề: Lịch sử cổ, trung đại

I. Lịch sử thế giới:

1. Xã hội nguyên thủy.

- Đại điểm tìm thấy dấu tích con người: Đông Phi, đảo Gia-va, gần Bắc Kinh (Trung Quốc)

- Sự khác nhau giữa người Tối cổ và Người tinh khôn

- Ở Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1.100 cm3.

- Ở Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người; dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo; thể tích sọ não lớn hơn: 1.450 cm3.

2. Xã hội cổ đại

- Xã hội cổ đại phương đông: Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, các quốc gia khu vực Lưỡng Hà.

- Hình thành trên trên lưu vực các con sông lớn :

 Sông Hoàng Hà, Trường Giang ( Trung Quốc)

 sông Nin ( Ai Cập)

Sông Ti-gơ-rơ, sông ơ-phơ-rat(Lưỡng Hà),

Sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ)

- Chế đọ xã hôi: nhà nước chuyên chế cổ đại ( vua đứng đầu gọi là Thiên tử, Pha-ra-ông, En-si, )

- Các giai cấp: Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ

* Xã hội cổ đại phương Tây: Hy Lạp, Rô-ma

- chế độ xã hội: chiếm hữu nô lệ. Có 2 giai cấp chính: chủ nô, nô lệ

3. Thành tựu văn hóa cổ đại:

- Kim tự tháp Ai Cập

- Vườn treo Ba-bi-lon

- Đền Ac-tê-mít (Hi Lạp)

- Lăng mộ của Mausolus (Hi Lạp)

- Tượng thần Mặt Trời Helios

- Ngọn hải đăng Alech-xan-dria (đảo Pha rốt)

- Tượng thần Zeus (Hi Lạp)

* HS bổ sung thêm các thành tựu về chữ viết, toán học, vật lý,

 

doc 6 trang cucpham 01/08/2022 1380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Chủ đề: Lịch sử cổ, trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ôn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Chủ đề: Lịch sử cổ, trung đại

Giáo án Ôn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9 - Chủ đề: Lịch sử cổ, trung đại
CHỦ ĐỀ: LỊCH SỬ CỔ -TRUNG ĐẠI
A.Lớp 6
I. Lịch sử thế giới:
1. Xã hội nguyên thủy.
- Đại điểm tìm thấy dấu tích con người: Đông Phi, đảo Gia-va, gần Bắc Kinh (Trung Quốc)
- Sự khác nhau giữa người Tối cổ và Người tinh khôn
- Ở Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1.100 cm3.
- Ở Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người; dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo; thể tích sọ não lớn hơn: 1.450 cm3.
2. Xã hội cổ đại
- Xã hội cổ đại phương đông: Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, các quốc gia khu vực Lưỡng Hà.
- Hình thành trên trên lưu vực các con sông lớn :
 Sông Hoàng Hà, Trường Giang ( Trung Quốc)
 sông Nin ( Ai Cập)
Sông Ti-gơ-rơ, sông ơ-phơ-rat(Lưỡng Hà), 
Sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ)
- Chế đọ xã hôi: nhà nước chuyên chế cổ đại ( vua đứng đầu gọi là Thiên tử, Pha-ra-ông, En-si,)
- Các giai cấp: Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ
* Xã hội cổ đại phương Tây: Hy Lạp, Rô-ma
- chế độ xã hội: chiếm hữu nô lệ. Có 2 giai cấp chính: chủ nô, nô lệ
3. Thành tựu văn hóa cổ đại:
- Kim tự tháp Ai Cập
- Vườn treo Ba-bi-lon
- Đền Ac-tê-mít (Hi Lạp)
-  Lăng mộ của Mausolus (Hi Lạp)
- Tượng thần Mặt Trời Helios
- Ngọn hải đăng Alech-xan-dria (đảo Pha rốt)
- Tượng thần Zeus (Hi Lạp)
* HS bổ sung thêm các thành tựu về chữ viết, toán học, vật lý, 
II. Lịch sử Việt Nam:
1. Thời nguyên thủy trên đất nước ta:
+ Dấu tích của Người tối cổ là những chiếc răng của Người tối cổ, những mảnh đá được ghè mỏng ở nhiều chỗ, có hình thù rõ ràng, dùng để chặt, đập ; 
+ Thời gian: cách đây 40 - 30 vạn năm.
Người tối cổ sống khắp mọi nơi trên đất nước ta.
+ Người tinh khôn: những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng, được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) 
+ Thời gian: có niên đại khoảng 3 - 2 vạn năm cách ngày nay.
2. Văn Lang- Âu Lạc: 
- Chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tê: công cụ sản xuất được cải tiến, công cụ đá được mãi nhẵn, hình dáng cân đối, đồ gốm có trang trí hoa văn. Phát minh ra thuật luyện kim ( đồng). Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở ven sông, ven suối.
+ Chuyển biến về xã hội: sự phân công lao động hình thành, chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ , xã hội có sự phân hóa giài nghèo.
* Nước Văn Lang: ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN
- Hoàn cảnh ra đời:
+ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
+Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các các con sông lớn thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, lụt lội. Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thuỷ lợi bảo vệ mùa màng.
+Các làng, bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. Ngoài xung đột giữa người Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yên ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột đó.
* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Văn Lang- Âu Lạc:
- Trống đồng Đông Sơn; - Thành Cổ Loa
3. Thời Bắc Thuộc ( 179 TCN – 938)
a. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?
TL: Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 TCN đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
b. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
TL: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,
- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:
- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
* Sau 1000 năm Bắc thuộc, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
+ Tiếng nói, các phong tục tập quán truyền thống và nếp sống văn hóa đặc trưng của dân tộc.
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập chủ quyền của đất nước.
+ Sự dũng cảm và ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
B. LỚP 7.
1. Sự hình thành và phát triển của XH phong kiến ở châu Âu
- Thời gian hình thành: thế kỉ V
- Thành thị trung đại ra đời cuối thế kỉ XI
2. Sự suy vong của chế độ phong kiến:
- Những cuộc phát kiến lớn : 
+B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; 
 + Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; 
+ C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; 
+ Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).
- Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu 
Sau các cuộc phát kiến địa lý, Quý tộc, thương nhân trở lên giàu có nhờ cướp bóc của cải và tài nguyên ở các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động người làm thuê, giai cấp tư sản ra đời.
Giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm việc trong các xí nghiệp của tư sản.
3. Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á thời phong kiến
- Trung Quốc
- Ấn Độ
- Đông Nam Á:
+ 11 quốc gia hiện nay. HS kể đúng đủtên 11 quốc gia
+ Các quốc gia phong kiến: : Mô-giô-pa-hít (In-đô-nê-xi-a), Đại Việt, Cham-pa, Ăng-co (trên bán đảo Đông Dương), Vương quốc Su-khô-thay ( Thái lan), Vương quốc Lan Xang (Lào), Pa-gan( Mi-an-ma)...... 
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
1. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX
 Triều đại
 Thời gian
 Vua đầu tiên
1. Nhà Ngô
2. Nhà Đinh 
3. Nhà Tiền Lê 
4. Nhà Lý 
5. Nhà Trần 
6. Nhà Hồ 
7. Nhà Hậu Trần
8. Nhà Hậu Lê
9. Nhà Mạc
10. Triều Tây Sơn
11. Triều Nguyễn
939- 965
968- 980
980- 1009
1009- 12/1225(1226)
12/1225( 1226)- 1400
1400- 1407
1407- 1413
1428- 1788
1527- 1592
1778- 1802
1802- 1945
Ngô Quyền( Ngô Vương)
Đinh Tiên Hoàng( Đinh Bộ Lĩnh)
Lê Đại Hành( Lê Hoàn)
Lý Thái Tổ( Lý Công Uẩn)
Trần Thái Tông( Trần Cảnh)
Hồ Quý Ly
Giản Định Đế( Trần Ngỗi)
Lê Thái Tổ( Lê Lợi)
Mạc thái Tổ( Mạc đăng Dung)
Thái Đức Hoàng đế( Nguyễn Nhạc)
Gia Long( Nguyễn Ánh)
2. Các bộ luật thời phong kiến:
- 1042: Hình thư ( thời Lí)
- 1230: Quốc triều hình luật ( thời Trần)
- 1483: Hồng Đức ( Lê Sơ)
- 1815: Hoàng triều luật lệ ( bộ luật Gia Long)- nhà Nguyễn
3. Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đối với nước ta? (Tại sao nói Ngô Quyền là người có công dựng nền độc lập tự chủ, còn Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước?)
- Ngô Quyền:
 + Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc.
 + Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.
- Đinh Bộ Lĩnh:
 + Là người có công lớn trong việc dẹp "Loạn12 sứ quân". Vì trước nguy cơ ngoại xâm mới (mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Tống) đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó, đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ. Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó.
 + Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là "nước Việt lớn", nhà Đinh cóý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ. 
- Lê Hoàn: 
 + Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Þ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ.
4.Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
- Tiến công trước để giành thế chủ động.
- Sự chuẩn bị chu đáo: lợi dụng địa thế tự nhiên để xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt .
- Dùng biện pháp tâm lí để làm cho giặc hoang mang lo sợ và khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta khi đọc bài thơ thần.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa.
5. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427)?
 * Nguyên nhân thắng lợi:
 - Do lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập cho đất nước.
 - Do sự đoàn kết và ủng hộ của nhân dân.
 - Nhờ đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
 * Ý nghĩa lịch sử: 
 - Kết thúc hai mươi năm đô hộ của nhà Minh.
 - Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc- Thời Lê Sơ.
6. Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ( Công lao của Quang Trung- Nguyễn Huệ)
 - Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
 - Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
	- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh
7. Những đóng góp tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?
- Là tổng chỉ huy quân đội trong 2 cuộc kháng chiến lần thứ 2 và thứ 3 chống quân Mông - Nguyên.
- Viết “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu.
- Viết 2 bộ binh thư nổi tiếng “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền” để huấn luyện võ nghệ và binh pháp cho quân đội nhà Trần.
- Vạch ra những chủ trương, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo để chiến thắng kẻ thù
8. Bảng thống kê về những chiến công tiêu biểu nhất và thời gian lập chiến công theo mẫu sau?
Thứ tự
Tên người lập chiến công
Chiến công nổi bật
Thời gian lập chiến công
1
Hai Bà Trưng
Đánh tan quân Nam Hán
40
2
Lý Bí
Đánh tan quân Lương
542-543
3
Triệu Quang Phục
Đánh tan quân Lương
550
4
Ngô Quyền
Chiến thắng Bạch Đằng đánh bại quân xâm lược Nam Hán
938
5
Lý Thường Kiệt
Chiến thắng Như Nguyệt đánh bại quân xâm lược Tống
1077
6
Trần Hưng Đạo
Chiến thắng Bạch Đằng đánh bại quân xâm lược Nguyên – Mông
1288
7
Lê Lợi
Chiến thắng chi lăng – xương giang đánh bại quân xâm lược Minh
1427
8
Quang Trung - Nguyễn Huệ
Chiến thắng ngọc hồi – đống đa đánh bại quân xâm lược Thanh
1789
9. Dựa vào những kiến thức đã được học từ lớp 6 – lớp 9, em hãy lập bảng thống kê tên đất nước ta theo thứ tự thời gian và mỗi tên nước gắn với một vị vua đầu tiên ( đến đầu TK XIX).
Thời gian
Tên nước
Kinh đô
Vị vua đầu tiên
Thế kỷ VII TCN
Văn Lang
Bạch Hạc –Phú Thọ
Vua Hùng Vương
Năm 207 TCN
Âu Lạc
Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội)
An Dương Vương
Năm 544
Vạn Xuân
Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
Lý Bí
Năm 968
Đại Cồ Việt
Hoa Lư ( Ninh Bình)
Đinh Bộ Lĩnh
Năm 1054
Đại Việt
Thăng Long
Lý Thái Tổ
Năm 1400
Đại Ngu
Thanh Hóa
Hồ Quý Ly
Năm 1428
Đại Việt
Lê Lợi
Năm 1804
Việt Nam
Phú Xuân (Huế)
Nguyễn Ánh

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9_chu_de_lich_su_co_tru.doc