Tài liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975)

Thời cơ nối tiếp thời cơ, chiến dịch mở ra chiến dịch, hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 xác định "Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu". Các nghị sĩ Mỹ theo dõi tình hình miền Nam quả quyết, đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế ở Việt Nam.

Ngày 1/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu được chuẩn bị theo tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" với tốc độ "một ngày bằng 20 năm". Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị phê chuẩn đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là "Chiến dịch Hồ Chí Minh", phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.

Như một bức tranh hoành tráng, xe pháo và tàu thuyền đủ loại, bộ đội và dân nhân du kích, dân công và Thanh niên xung phong, những ngả đường tấp nập., cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến, nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại.

Đầu tháng 4/1975 Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị cho quân dân Nam bộ và Nam Trung bộ (B2) hãy "táo bạo đánh các điểm theo chốt. khi có thời cơ". Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn quyết định mở chiến dịch chia cắt địch trong toàn B2 để bao vây cô lập dịch ở Sài Gòn. Điện của Bộ chính trị và Quân ủy trung ương nhắc nhở cần chuẩn bị thêm trước khi làm ăn lớn. Chỉ thị của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn căn dặn phải biết tập trung lực lượng đầy đủ vào các trận then chốt.

Ngày 8/4/1975, ta cho ném bom Dinh Độc Lập¹. Ngày 9/4/1975 ta tiến đánh địch ở Xuân Lộc. Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang. Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã kết thúc thắng lợi. Trong khi đó ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh, sau đó vua Lào ra lệnh giải tán quốc hội, cuộc đấu tranh của quân và dân Lào bước hẳn sang thời kỳ chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ² khỏi Việt Nam. Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc, không thể giúp chính phủ Nam Việt Nam. Ngày 24/4/1975 Mỹ - Hương đề nghị xin ngưng bắn. Diễn biến dồn dập ấy diễn ra cùng lúc với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội chủ lực và 180.000 người khác phục vụ chiến dịch đang từng bước chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công vào Sài Gòn.

 

doc 7 trang cucpham 7980
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975)

Tài liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975)
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
(30/4/1975)   
    Những ngày đầu chiến dịch
Thời cơ nối tiếp thời cơ, chiến dịch mở ra chiến dịch, hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 xác định "Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu". Các nghị sĩ Mỹ theo dõi tình hình miền Nam quả quyết, đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế ở Việt Nam.
Ngày 1/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu được chuẩn bị theo tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" với tốc độ "một ngày bằng 20 năm". Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị phê chuẩn đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là "Chiến dịch Hồ Chí Minh", phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.
Như một bức tranh hoành tráng, xe pháo và tàu thuyền đủ loại, bộ đội và dân nhân du kích, dân công và Thanh niên xung phong, những ngả đường tấp nập..., cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến, nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại.
Đầu tháng 4/1975 Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị cho quân dân Nam bộ và Nam Trung bộ (B2) hãy "táo bạo đánh các điểm theo chốt... khi có thời cơ". Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn quyết định mở chiến dịch chia cắt địch trong toàn B2 để bao vây cô lập dịch ở Sài Gòn. Điện của Bộ chính trị và Quân ủy trung ương nhắc nhở cần chuẩn bị thêm trước khi làm ăn lớn. Chỉ thị của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn căn dặn phải biết tập trung lực lượng đầy đủ vào các trận then chốt.
Ngày 8/4/1975, ta cho ném bom Dinh Độc Lập¹. Ngày 9/4/1975 ta tiến đánh địch ở Xuân Lộc. Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang. Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã kết thúc thắng lợi. Trong khi đó ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh, sau đó vua Lào ra lệnh giải tán quốc hội, cuộc đấu tranh của quân và dân Lào bước hẳn sang thời kỳ chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ² khỏi Việt Nam. Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc, không thể giúp chính phủ Nam Việt Nam. Ngày 24/4/1975 Mỹ - Hương đề nghị xin ngưng bắn... Diễn biến dồn dập ấy diễn ra cùng lúc với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội chủ lực và 180.000 người khác phục vụ chiến dịch đang từng bước chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công vào Sài Gòn. 
17 giờ ngày 26/4/1975 cuộc tổng kích đáng chiếm Sài Gòn bắt đầu, các mục tiêu tấn công ngập chìm trong bão lửa. Mỹ vội vàng mở chiến dịch "người liều mạng" để di tản. Các tướng tá quân đội Sài Gòn từ các sư đoàn bị đánh tơi tả, kẻ bị bắt, kẻ đầu hàng, kẻ tự sát, kẻ cởi quân phục lẩn trốn vào đám tàn quân. Tổng thống ngụy muốn xin "bàn giao chính quyền", các đại diện Mỹ, Pháp tìm kế hoãn binh... Nhưng tất cả đã không thể ngăn cản được sức tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng trong "trận đánh cuối cùng" để kết thúc chiến tranh 30 năm.
    Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh tại Sài Gòn
Tại Sài Gòn, sáng ngày 30 tháng 4, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (tướng Vĩnh Lộc tổng tham mưu trưởng đã bỏ chạy) và Nguyễn Hữu Có, lên gặp Dương Văn Minh báo cáo tình hình quân sự, đã thúc đẩy Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu (thủ tướng) đi đến quyết định đơn phương ngừng bắn, chờ "bàn giao trong vòng trật tự". Dương Văn Minh họp bộ hạ và đưa ra ý kiến "tuyên bố thành phố bỏ ngỏ". Sau khi bàn luận, Vũ Văn Mẫu viết bản tuyên bố kêu gọi đơn phương ngưng bắn và bàn giao chính quyền cho cách mạng. Bản tuyên bố được phát trên đài phát thanh Sài Gòn lú 9 giờ 30 phút.
Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công theo mệnh lệnh của Bộ Chính trị "tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng".
Địch dùng pháo từ phía Đông xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa bắn ra cắt đội hình lữ đoàn xe tăng 20. Một phân đội của lữ đoàn rẽ vào đánh diệt chúng ở liên trường Thủ Đức (ở Cây Mai). Tại đây chiếc xe 707 đã phải chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và người cuối cùng. 9 giờ 30 phút đoàn xe tăng tiến thuận lợi qua cầu Rạch Chiếc do Z23, lữ đoàn 316 đặc công biệt động đang chiến giữ. Phía trước là cầu Sài Gòn, ở đây tiểu đoàn 4 Thủ Đức đã chiến đấu quyết liệt, giằng co với địch từ đêm 29 rạng 30 tháng 4, đến 7 giờ sáng ngày 30 tháng 4 mới chiếm lại được đầu cầu phía Đông. Đoàn xe tăng lữ đoàm 203 đến đầu cầu Sài Gòn, 2 xe dẫn đầu đội hình tăng tốc vượt qua được nửa cầu thì bị xe tăng địch ở phía Tây vòm cầu bắn cháy. Đội hình xe tăng ta phải dừng lại ở đầu cầu phía Tây. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tăng Ngô Văn Nhỡ cầm cờ hiệu và điện đài chỉ huy tốp xe dẫn đầu vượt cầu lại bị trúng đạn địch và hy sinh trên tháp pháo. Lữ đoàn phó Trần Minh Công lên chỉ huy vượt cầu. Địch tiếp tục bắn hỏng thêm 2 xe tăng. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và chính trị viên Vũ Đặng Toàn chỉ huy đại đội 4 vượt qua cầu. Địch lui về ngã tư Hàng xanh, ta bám sát và bắn cháy một xe tăng của chúng tại đây. Các lực lượng tại chỗ bao vây, vận động vô hiệu hóa một số xe khác. Địch ở cầu Thị Nghè ngoan cố chống cự, ta bắn cháy thêm 1 xe tăng, 1 xe thiết giáp. 
Qua cầu Thị Nghè, nữ chiến sĩ liệt động Nga (lữ đoàn 16) lên xe tăng cùng Phạm Duy Đô làm nhiệm vụ dẫn đường. Lữ đoàn 203 tiến vào Dinh Độc Lập theo đường Hồng Thập Tự và Đại lộ Thống Nhất do xe tăng 483 của trung úy Bùi Quang Thận dẫn đầu. Một số chiến sĩ biệt động đã có mặt trước dinh Độc Lập. Trong Dinh cũng đã có mặt một số cán bộ tình báo đường dài của ta: Tô Văn Cang, Vũ Ngọc Nhạm một cơ sở binh vận (chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh). Chiếc xe tăng 843 húc cánh cổng sắt Dinh Độc Lập, tiến thẳng vào cửa Dinh. Ngay tức khắc chiến sĩ lái xe Jeep Bùi Ngọc Vân cầm cờ chạy lên tầng 2 phất mạnh trước dân chúng đang reo vui ở cổng Dinh Độc lập. Trong lúc đó, Bùi Quang Thận nhảy ra khỏi xe, cùng một số chiến sĩ tiến thẳng lên ban công thượng của tòa nhà, giật bỏ lá cờ vàng 3 sọc và kéo cờ giải phóng lên cột cờ cao nhất của Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Đại đội trưởng Phạm Duy Đô chạy thẳng vào trong Dinh quan sát và trở ra báo cáo ngay với trung tá chính ủy lữ đoàn 203 Bùi Văn Tùng xác nhận sự có mặt của tổng thống và nội các ngụy quyền tại Dinh. Trung tá lữ trưởng Nguyễn Tấn Tài lệnh điều chỉnh đội hình xe tăng bao vây Dinh đề phòng địch phản kích, đồng thời phái một bộ phận ra đánh chiếm cảng Sài Gòn.
Đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng một số cán bộ, chiến sĩ ta được Nguyễn Hữu Hạnh dẫn đường tiến thẳng vào phòng khánh tiết gặp Dương Văn Minh và nội các Vũ Văn Mẫu. Tiếp đó, các đồng chí Bùi Văn Tùng và Nguyễn Tấn Tài vào phòng khánh tiết. Hai cán bộ tình báo của ta cũng đã có mặt tại đây từ sáng với tư cách là người của lực lượng thứ ba đến vận động Dương Văn Minh sớm đầu hàng: Vũ Ngọc Nhạ, Tô Văn Can. Dương Văn Minh đứng dậy nói: "Chúng tôi đang đợi các ông để bàn giao". Ta tuyên bố: "Các ông đã bị bắt làm tù bình, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Các ông không còn gì để bàn giao". 
Dương Văn Minh chấp nhận, trao khẩu súng ngắn cho đại úy Phan Xuân Thệ và đến đài phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh.
Từ sáng ngày 30 tháng 4 cho đến lúc này tại trung tâm Sài Gòn đã có 34 điểm nổi dậy của quần chúng và lực lượng tại chỗ. 
Sau 11 giờ 30 phút ở 41 điểm chủ lực ta chưa tới, quân chúng và lực lượng tại chỗ tiếp tục nổi dậy. 
Ở quận 3, tại phường cư xá Đô Thành, lúc 12 giờ ngày 30 tháng 4 khi lực lượng võ trang ta tiến công quận 3, anh Tư và anh Công, người địa phương, cùng một cán bộ biệt động của Z15 (lữ đoàn 316) dùng loa hô hào nhân dân nổi dậy giành chính quyền, kêu gọi sĩ quan và binh lính địch nộp vũ khí đầu hành. Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào xin nhận công tác theo yêu cầu của cách mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Đồng bào treo đầy cờ giải phóng trước nhà riêng, công sở và tự nguyện góp cấp thời lương thực thực phẩm cho bộ đội. 
Tại phường Bàn cờ quận 3, các đông chí cơ sở mật của ta: Chị Bảy, anh Châu, anh Ba Đông, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền, chiếm giữ các kho tàng của địch, giữ gìn trật tự, an ninh, làm vệ sinh đường phố. Đồng bào thu gom được 3.000 súng các loại đem nộp cho cách mạng. 16 giờ ngày 30 tháng 4, phường Bàn Cờ tổ chức mít tinh, có 13.000 người dự lễ mừng chiến thắng và giới thiệu những người tốt vào chính quyền mới. Đến 17 giờ, thành lập xong các bạn phụ trách phường, khóm và tổ chức chuyên việc đăng ký ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện. 
Ở hướng xa lộ Biên Hòa, Z27 sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiếm giữ cầu Rạch Chiếc cho lữ đoàn 203 đi qua, theo lệnh trên, tiến chiếm nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy Zetcô (nay là liên hợp công trình 4) và giữ nhà máy điện Thủ Đức. Nhờ đó, điện ở thành phố chỉ gián đoạn có vài giờ trong ngày 30 tháng 4. 
Tiểu đoàn 4 Thủ Đức, sau khi lữ đoàn 203 xe tăng qua cầu Sài Gòn tiếp tục tổ chức đánh chiếm các đồn bót địch trên trục lộ 33 đoạn từ ngã ba Bình Trưng đến ngã ba Phú Hữu, cùng cán bộ địa phương phát động quần chúng nổi dậy trừng trị ác ôn, giải phóng hai xã Bình Trưng và Phú Hữu.
Tại nhà máy nước Thủ Đức, từ những ngày 27 và 28 tháng 4, nòng cốt công nhân đã lập đội bảo vệ nhà máy. Hàng trăm công nhân và kỹ sư liên tục bám giữ máy, không cho địch phá, bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho thành phố cả nước và sau khi giải phóng. Ngày 30 tháng 4, khi xe tăng ta tiến gần đến, đồng chí Muống, đứng đầu ủy ban khởi nghĩa nhà máy, lãnh đạo công nhân tung tin hù dọa địch và tự mình leo lên nóc nhà máy treo một lá cờ lớn. Địch ở đây rất đông: thường xuyên có một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 đại đội bảo an và ngày 30 tháng 4, còn kéo về đây thêm khoảng 40 xe tăng và thiết giáp... nhưng trước thế tiến như vũ bão của ta và khí thế công nhân tại chỗ ...  quân sự vang dội trong nội đô và sự phát triển tiến công của Quân giải phóng ở các hướng xung quanh thành phố đã góp phần làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 - 1967 của Mỹ ngụy. Bước sang năm 1968, ngay tại sào huyệt địch, các lực lượng cách mạng Sài Gòn - Gia Định đã tích cực chuẩn bị táo bạo cùng lực lượng toàn miền thực hành tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, đánh vào nhiều mục tiêu chiến lược quan trọng bậc nhất của Mỹ ngụy, gây cho chúng những tổn thất nặng nề, góp phần cùng cả nước làm suy sụp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Paris.
Sau đợt 2 Tết Mậu Thân 1968, dù trong điều kiện bị địch phản kích đánh phá khốc liệt, lực lượng bị tiêu hao giảm sút, cơ sở bị bể vỡ nhiều, nhưng quân và dân Sài Gòn - Gia Định vẫn vững tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, kiên trì bám trụ địa bàn, chịu đựng gian khổ hy sinh, khéo léo chuyển hướng và phương pháp đấu tranh, quay về khôi phục xây dựng cơ sở, thực lực, giữ vững và tiến tới đẩy mạnh cao trào đấu tranh chính trị dưới nhiều hình thức ở nội đô, kiên cường đánh địch càn quét, liên tục chống phá chương trình bình định nông thôn của địch, giành lại và mở nhiều lõm làm chủ, giải phóng, phát triển hệ thống thông tin giao thông liên lạc ở vùng ven, tạo lại thế tiến công mới cho đến Hiệp định Paris.
Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh, quân và dân Sài Gòn - Gia Định kịp thời đề phòng và uốn nắn những biểu hiện hòa bình chủ nghĩa sau ngày ký Hiệp định Paris, tranh thủ thời cơ, tiếp tục phát triển thực lực cách mạng, tạo thế tạo lực mới. Từ cuối năm 1974, khi thời cơ cách mạng chúng bắt đầu xuất hiện, đã tích cực xây dựng lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, phát huy hiệu lực ở cả ba mũi chính trị, quân sự, binh vận, đẩy mạnh tiến công địch trên khắp nội ngoại ô thành phố, góp phần thúc đẩy tính thế cách mạng nhanh chính chín muồi. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Sài Gòn - Gia Định kịp thời đón nhận thời cơ, tham gia tổng tiến quân và nổi dậy trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho các binh đoàn chủ lực tiến vào thành phố, đập tan bộ máy ngụy quân ngụy quyền từ cơ sở tới trung ương, làm chủ mọi sinh hoạt của thành phố ngay từ giờ phút đầu giải phóng.
Ba mươi năm chiến tranh ròng rã, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã hoàn thành vẻ vang sứ mạng mà lịch sử giao phó "đi trước về sau", cùng quân và dân cả nước lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trải suốt những năm chiến tranh tàn khốc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định một lòng son sắt với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ, kiên cường chịu đựng và vượt qua mọi gian lao thử thách, kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng đất nước. Cả trong những ngày cam go nhất của buổi đầu kháng chiến, giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1953, giai đoạn năm 1957 - 1958 - 1959, những ngày địch khủng bố ác liệt sau Tết Mậu Thân, dân và quân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vẫn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lần hồi gầy dựng cơ sở (có khi đi trở lại từ con số không), sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì sự nghiệp chung, lòng không hề vướng bọn mảy may lợi ích riêng tư của bản thân mình. Trên mảnh đất Củ Chi, có những căn nhà được dựng đi dựng lại không dưới mươi lần trên nền đất cũ, có những người mẹ chít ngang đầu 8 vành tang trắng. Hàng ngàn đồng bào, chiến sĩ trải hết các nhà tù, nếm đủ các đoàn tra tấn dã man và thâm hiểm nhất mà kẻ thù có thể nghĩ ra vẫn một lòng trung trinh với sự nghiệp cách mạng. Không thể nào ghi lại được đầy đủ chiến công và sự hy sinh của toàn thể dân, quân, cán bộ, đảng viên Sài Gòn - Gia Định những chiến sĩ anh hùng cách mạng. Máu của họ thấm đẫm trên mọi góc phố, cửa ô, mọi nẻo đường, làng xóm, vườn tược. Khôn thể nào nhắc lại được đầy đủ lịch sử các địa danh Vườn Thơm, Láng Le, Bàn Cờ, Bình Mỹ, Khu 5 Hóc Môn, Rừng Sác, Bưng Sáu Xã, Tám Giác Sắt, Củ Chi... những mảnh đất mà tên gọi và sự tích chắc chắn sẽ lưu lại mãi mãi trong lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.
Thắng lợi của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của toàn dân tộc trong cuộc chiến tranh 30 năm vừa qua, một cuộc chiến tranh "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ hai mươi, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời sự sâu sắc" (Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần IV)
Ba mươi năm, xương máu, mồ hôi của hàng vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ thành phố đổ xuống đã vun tưới thêm truyền thống chống ngoại xâm vốn được tinh cất trong suốt chiều dài lịch sử ba trăm năm của cư dân vùng đất Bến Nghé này. Đó là tình yêu quê hương đất nước, yêu độc lập tự do, là lòng trung thành vô hạn và ý nguyện dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là ý chí bất khuyất và năng động trước mọi ngăn trở của hoàn cảnh, tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường và trí tuệ mưu lược thấm đẫm tinh thần thượng võ, nghĩa hiệp, là phẩm chất cần cù lao động sáng tạo xây dựng cuộc sống mới. Đó chính là tinh thần đoàn kết gắn bó, là tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, là lối ứng xử bặt thiệp, hào hiệp, nhân nghĩa, có thủy có chung.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định được vinh dự mang tên Bác Hồ - Thành phố Hồ Chí Minh. Quân và dân thành phố lại tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh mới: khắc phục hậu quả chiến tranh, sửa đổi lệch lạc trong bước đi, đổi mới sự lãnh đạo, khôi phục và phát triển lực lượng sản xuất mới, từng bước đưa thành phố tiến lên theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành phố ngày càng giàu mạnh, văn minh, đấu tranh giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường và củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Hàng ngàn người con của thành phố đã lên đường chiến đấu anh dũng giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế trên đất nước Campuchia.
Lịch sử cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài gần một phần ba thế kỷ đang lùi xa vào quá khứ. Nhưng những giá trị quyền thống và bài học lịch sử của nó thì còn lại mãi mãi với các thế hệ cư dân chủ nhân của thành phố Hồ Chí Minh - thành phố anh hùng
  (¹) Người ném bom Dinh Độc Lập là Nguyễn Thành Trung, người cán bộ nội tuyến binh vận của ta được cài vào trong lực lượng không quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 8.4.1975, anh đã lái máy bay F.5 xuất phát từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) bay vào ném bom trúng dinh Độc Lập và sau đó hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long. Sự kiện này góp phần gây hoang mang cực độ trong giới đầu sỏ ngụy quyền Sài Gòn. 
     Ngày 28.4.1975, không đầy 10 phút sau khi tướng Dương Văn Minh thay Thiệu nhậm chức Tổng thống, Nguyễn Thành Trung đã dẫn đường cho 4 chiếc A.37 do Mỹ chế tạo từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang), lượn vòng trên bầu trời Sài Gòn. Lúc 17 giờ 40 phút phi đội của Nguyễn Thành Trung đã ném bom và bắn đạn DK.28 vào sân bay Tân Sơn Nhất khiến 3 máy bay AC.119 và nhiều chiếc C.47 bị phá hủy. Hai trái bom nổ giữa trung tâm điều khiển và vọng kiểm soát. Máy bay phản kích của địch bay mò vì trạm hướng dẫn đã bị hỏng. Cuộc oanh tạc táo bạo, bất ngờ làm tiêu tan hy vọng "thương lượng" của "tân tổng thống" lẫn Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự hoang mang và hỗn loạn của địch.
(²) Trong "cơn lốc kinh hoàng" của cuộc tháo chạy mệnh danh "người liều mạng" rồi "móng quặp chặt", hàng ngàn người tranh nhau bám càng trực thăng trong cơn hoảng loạn, mặc dù từ ngày 10 tháng 4 năm 1975 Bộ chỉ huy quân Giải phóng đã tuyên bố: "Quân giải phóng lúc nào cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho cố vấn Hoa Kỳ rút về nước bình an vô sự". 
  Ngày 3 tháng 4, sau những cơn giận dữ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesiger và cố vấn Kissinger ở Washington vì sự nấn ná quá đáng của Đại sứ Martin ở Sài gòn để cố tạo ra vẻ "người Mỹ đàng hoàng ra đi", Tổng thống Ford ra lệnh dứt khoát: "Chấm dứt cuộc di tản vào 3 giờ 30 phút, giờ địa phương, sáng 30 tháng 4". Tuy nhiên, lệnh không thi hành được.
  4 giờ 20 phút, tiếp tục cuộc tháo chạy, một máy bay CH-53 đổ xuống lầu thượng tòa Đại sứ, Martin lại nhận được điện của Nhà Trắng: "Tổng thống ra lệnh đại sứ phải đi chuyến này". Martin vẫn chậm chạp. Một nhân viên cấp dưới tỏ vẻ bực tức: "Lệnh là lệnh, đại sứ phải lên. mà lên ngay, vì quân đội Bắc Việt Nam đã ở dưới đường. Họ sẽ nổi giận và bắn chúng ta nếu họ thấy chiếc máy bay để ở đây lâu quá".
  Nhà Trắng lại có lệnh rõ ràng: "Cầu hàng không ngừng lúc bản thân Martin đã đi".
  Nhưng chiếc CH-53 chở Martin đã rời sân thượng, tòa Đại sứ Mỹ vẫn còn 5 nhân viên, 4 lính thủy đánh bộ người Mỹ và ngót 420 người Việt Nam phần đông là nhân vật cao cấp của Thiệu, nhân viên Sứ quán Nam Triều Tiên, đứng đầu là 1 thiếu tướng... Tất cả những người này chấp nhận bỏ hành lý để thoát cho được.
  Moorefield, người được Martin chọn "giúp cai trị" ở toà Đại sứ là người Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn lúc 5 giờ 24 phút ngày 30 tháng 4. Ông ta kể lại cảnh tượng Sài Gòn lúc đó, nhìn từ bầu trời xuống: "Bình yên, phẳng lặng. Trừ một vài đám cháy ở đàng xa..."
  Tom Polgar, nhân viên cao cấp ở tòa Đại sứ "Người nguy hiểm nhất đối với Martin" vì những nhận định, báo cáo lên Nhà Trắng cứ trái ngược, nhưng rất "hợp Martin" ở chỗ "chống cộng kịch liệt và ham thích nghiên cứu", cùng ngồi với Martin trên chiếc CH-53 trong cuộc tháo chạy tán loạn, đã ghi lại nhận xét của mình ngày hôm ấy: "Đó là một cuộc chiến tranh (chiến tranh Việt Nam) lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hoa Kỳ chắc không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng... Ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải nhắc lại lịch sử". 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_chien_dich_ho_chi_minh_lich_su_3041975.doc