Tài liệu Cách nuôi chim gáy

Cu cu ăn đậu, ăn mè,

Bồ câu ăn lúa, chích chòe ăn khoai

(Ca dao)

Nuôi chim Gáy (cu Gáy) là một thú vui có từ lâu đời. Để có một con chim Gáy hay, người nuôi phải tuyển chọn công phu, vì âm sắc của chim Gáy rất đa dạng; mỗi âm sắc có cái hay riêng, tuỳ theo sự thưởng thức của người chơi. Nuôi chim Gáy khá công phu.

Thường người mới chơi chim Gáy không chú ý tới âm sắc của chim mà chỉ chọn con thấy khách là gụ. Những con chim này thường được nuôi từ chim non nên chóng thuần, nhưng tiếng gù rất đơn điệu. Nhưng "thợ" chơi Gáy thì khác, họ chỉ chú trọng âm sắc của chim. Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn. Khi chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc Gáy tiết tấu ra sao? Có con Gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống thấp.). Ngoài ra còn phải chọn con chim Gáy có hình dáng như mỏ giang, cườm dày, đầu xanh, phao xám, thân hình bắp bi. như thế mới là chim Gáy chuẩn.

Người nuôi chim Gáy thường bẫy chim đã trưởng thành về nuôi, nhưng loại này thường lâu thuần. Cũng có thể bắt chim non nuôi để dễ thuần phục, nhưng chim non không bao giờ há miệng đòi ăn, nên người nuôi phải ngâm gạo, đỗ cho vào túi nhỏ khoét một lỗ để chim non rúc ăn. Chim Gáy rất khó phân biệt trống mái, chim đã trưởng thành càng khó phân biệt (bởi chúng đều gáy và gụ nhau), hình thức bên ngoài cũng giống nhau, chỉ khi nào chim mái đẻ trứng mới biết.

Chim Gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng trông càng đẹp. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại. Theo những người nuôi chim lâu năm thì chim Gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần.

 

doc 14 trang cucpham 22/07/2022 6900
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Cách nuôi chim gáy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Cách nuôi chim gáy

Tài liệu Cách nuôi chim gáy
Cách nuôi chim gáy
Cu cu ăn đậu, ăn mè,
Bồ câu ăn lúa, chích chòe ăn khoai
(Ca dao)
Nuôi chim Gáy (cu Gáy) là một thú vui có từ lâu đời. Để có một con chim Gáy hay, người nuôi phải tuyển chọn công phu, vì âm sắc của chim Gáy rất đa dạng; mỗi âm sắc có cái hay riêng, tuỳ theo sự thưởng thức của người chơi. Nuôi chim Gáy khá công phu...
Thường người mới chơi chim Gáy không chú ý tới âm sắc của chim mà chỉ chọn con thấy khách là gụ. Những con chim này thường được nuôi từ chim non nên chóng thuần, nhưng tiếng gù rất đơn điệu. Nhưng "thợ" chơi Gáy thì khác, họ chỉ chú trọng âm sắc của chim. Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn. Khi chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc Gáy tiết tấu ra sao? Có con Gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống thấp...). Ngoài ra còn phải chọn con chim Gáy có hình dáng như mỏ giang, cườm dày, đầu xanh, phao xám, thân hình bắp bi... như thế mới là chim Gáy chuẩn.
Người nuôi chim Gáy thường bẫy chim đã trưởng thành về nuôi, nhưng loại này thường lâu thuần. Cũng có thể bắt chim non nuôi để dễ thuần phục, nhưng chim non không bao giờ há miệng đòi ăn, nên người nuôi phải ngâm gạo, đỗ cho vào túi nhỏ khoét một lỗ để chim non rúc ăn. Chim Gáy rất khó phân biệt trống mái, chim đã trưởng thành càng khó phân biệt (bởi chúng đều gáy và gụ nhau), hình thức bên ngoài cũng giống nhau, chỉ khi nào chim mái đẻ trứng mới biết.
Chim Gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng trông càng đẹp. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại. Theo những người nuôi chim lâu năm thì chim Gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần.
Bẫy cu gáy
Chim cu gáy sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ "đơn thê", gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, có một con trống có dáng hình đẹp đẽ, có tiếng gáy tuyệt vời. Có lẽ nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, tất đưa đến "đấu khẩu" rồi "ác chiến" giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy. 
Cách bẫy chim cu 
Chọn địa điểm thích hợp - Địa điểm thích hợp nhất là một góc nào đó ở các nương rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng mồi thượng, có bụi tương đối rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn núp kín đáo (vì chim cu hoang rất sợ bóng người) nhưng có thể quan sát chiến trường. 
Nghi trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là "nhánh thế", vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi. Đậu ở nhánh thế, chim hoang có thể nhìn xuống đất và trông thấy chim mồi đất. 
Gài chiếc lưới đất, thả con mồi đất đã nhíp kín mắt cho đi lui đi tới để nhử. 
Người đi đánh cu vào chỗ ẩn núp. 
Các giai đoạn từ khi chim mồi thượng cất tiếng gáy cho đến khi chim hoang sập bẫy và bị bắt. 
- Chim mồi thượng cất tiếng gáy. Nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy. 
- Con chim hoang, lãnh chúa của vùng lãnh thổ này đang nghỉ ngơi ở một nơi nào đó đột nhiên nghe tiếng gáy của chim lạ. Biết lãnh thổ riêng của mình đang bị xâm phạm, nó liền bay về, đậu ở một cây nào đó, nghểnh tai nghe ngóng. Khi biết được vị trí của kẻ xâm lăng, nó phóng đến nhánh thế. Mồi thượng trông thấy liền cất tiếng gáy thách thức, vừa gáy vừa xoay mình như con vụ. Chim hoang lãnh chúa cũng không phải tay vừa, nó xòe hai cánh ra, xù cườm, gục gặc đầu, nóng nảy, vừa chạy tới chạy lui trên nhánh thế vừa gáy liên hồi. Hai con đấu gáy sôi nổi, không con nào chịu thua con nào. 
- Đến đây có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây: 
a. Con chim hoang tức tối nhảy vào lồng để ác chiến với kẻ thù. Vừa nhảy vào, bẫy liền sập và người đánh cu nhào ra để bắt. Đó là trường hợp dễ. 
b. Nhưng thường thường, người đi đánh cu gặp trường hợp khó hơn nhiều vì con chim lãnh chúa đã mấy lần dợm nhảy nhưng rồi lại thôi. Nó là con chim khôn, nó bay đi. Chim mồi thượng im tiếng. 
c. Có trường hợp con chim khôn ấy không bay đi mà lao xuống đất, nhìn chim mồi đất rồi đi vòng quanh ở ngoài triêng lưới đất. Nó khôn lắm, rất cảnh giác với những gì lạ quanh mình. 
d. Có trường hợp con chim lãnh chúa bay đi vì cảnh giác, nhưng khi nghe chim mồi lại cất tiếng gáy, vì tức tối nó lại bay về, hai con lại đấu gáy rồi chim hoang có lẽ tức tối quá, trong phút chốc mất hết cảnh giác, nó lao vào cửa lồng, chiếc bẫy sập và nó vùng vẫy cũng không thoát ra được. 
Như trên đã trình bày, muốn bắt được con chim hay, người đi đánh cu phải chịu khó kiên nhẫn, có khi phải mất cả ngày mới có kết quả. Còn gặp những con chim tầm thường, không có gì đặc biệt thì với một lưới đất, một ngày có thể bắt được năm bảy con là chuyện dễ dàng.
Chim mồi và lồng bẫy 
Đi đánh cu phải có chim mồi và chiếc lồng đặc biệt gọi là lồng bẫy sập. 
Chim mồi - Chim mồi là chim r ừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, hết sợ bóng người, gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi "đánh" chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi "lỡ" và mồi "giỏi". Mồi "lỡ" là thứ mới đem đi đánh một vài lần. Mồi "giỏi" hay còn gọi là mồi "chai" là thứ đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc! 
Một con chim gáy trống nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:
Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này. 
Liều trơn: cúc cu cu 
Liều bổ một: cúc cu cu, cu
Liều bổ hai: cúc cu cu, cu cu
Liều bổ ba: cúc cu cu, cu cu cu 
Quí nhất là con gáy liều bổ ba: cúc cú cu, cu cu cu. Có người gọi nó là con chim mồi "kim bất hoán", ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.
Những con gáy gọi 4 tiếng (bổ tứ) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa
Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay
Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng ko biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng 
"...chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
- Giọng Trơn: Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
- Giọng Một: Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).
- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.
Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi)
Gáy trận: Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp
Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ
Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh. 
Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy ko ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi 
+ Chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu
+ Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục. 
+ Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc.,cúc cu cu
+ Dặm (Dặt?): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù grù (vd: cúc cu cu, cù  grù cúc cu cu, cù  grù). Chim mồi gáy dặm nhiêù làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.
Gù: Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù grù . Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12-14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18-20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra khi gù một con chim dữ có khả năng gù chồng 2-3 lần (vd: một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng).
Tiếng gáy ta có thể chia làm 2 loai chính
Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm,(âm thanh ở tần số thấp)
Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha(Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)
Thường thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu
Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp
Nghe giọng chim  ... m chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.
- Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.
Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:
- Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.
- Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.
- Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.
- Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, chọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may. 
Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi (cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."
Quan trọng nhất là nhìn tổng quát , chim nên đứng thẳng, lưng dọc, tránh chim đứng co rụt, lưng song song mặt đất.
Mỏ : độ dài vừa phải, không ngắn , không dài, độ cong vừa phải, chim mỏ cong hay phá thóc và thức ăn trong cóng lại còn không đẹp . đặc biệt nên chọn chim co mũi lớn, chim sẽ khỏe và bền hơi hơn.
Đầu :nhọn(như đầu rắn) chim sẽ dữ và khôn hơn, tránh chim trán vồ và cao, chim hay nhát và ngu, hay sợ chim ngoài. Ngoài ra nên chon chim mắt vàng lửa , chim này có tính khí hung hăng hơn, mau thuần hơn.
Cổ: cổ phải cao, chim sẽ gáy lớn tiếng.
Cườm :đặc biệt quan trọng, cườm trắng phải nhỏ(thường gọi là cườm cám) , đóng dày, càng dày càng tốt(chim này siêng gáy, bền hơi), 
Ức : nên xẹp, không nên căng tròn.
Cánh: nên xếp gọn , dài quá phao câu (chim cực khỏe, lông đẹp), lông mao nhỏ(càng nhỏ càng tốt).
Đuôi: cuống đuôi lớn , đuôi dài, thường người nuôi hay cắt lông đuôi cho khỏi vướng (chim mồi).
Cẳng chân: nên thấp (mau thuần, chim ít nh ảy), vảy khô (càng khô chim càng dữ), đỏ.
Bệnh và cách chưã trị
Chim gáy nuôi thường mắc một số bệnh phổ biến như đau mắt, ỉa chảy... không chữa trị kịp thời chim sẽ chết. 
Cu gáy khi đã bị bệnh như vậy phát ra ngoài là do 1 quá trình nuôi chim khá lâu ko được chăm sóc tốt( nước uống thiếu và bẩn ko vệ sinh,thức ăn lúc đủ lúc hết kéo dài ,lồng ít khi dc vệ sinh) vì vậy lúc đó sức khỏe của chim xuống cấp yếu nên chim sẽ mắc bệnh thôi >>> ĐI ỈA>ĐAU MẮT> RỤI ƯỚT LÔNG BẢ CÁNH>>MẮT CÀNG ĐAU>>LÊN HẠT ĐẬU quanh mép
Khi phát hiện chim bị như vậy hãy bình tĩnh xử trí từng bước,tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nặng hay nhẹ ,nếu phát hiện sớm để chữa thì chim khỏi bệnh khá cao.
Cách chữa:
Đầu tiên cần nâng thể trạng của chim lên vì lúc này thể trạng chim khá yếu bằng cách cho cu ăn cám con cò ở cóng riêng. Ngoài ra vẫn có cóng thóc+kê+đỗ xanh .
Nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt: vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2 - 3 lần là khỏi. 
Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%o) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiết vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần, thời gian thì khi nào thấy chim ko còn đau mắt nữa thì thôi. Bắt chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh như vậy.
Có cách trị dau mắt rất hay, hiệu quả đây: dùng lá khổ qua, đập dập bôi lên mắt và cho ăn luôn, đảm bảo hiệu quả.
Còn hạt đậu của chim thì lấy dao Lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật nha ),cứ thấy hạt đậu chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn .Cái này thì chỉ cần làm 1 lần là xong ko phải làm lần thứ 2 đâu.
Để chữa bệnh đi ỉa hãy pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480mg (lấy1/2 viên-cách này hiệu quả hơn) hòa vào cóng nước cho chim uống thì sẽ cầm đi ngoài.
Thực tế khi cu gáy bị bệnh này thì cách chữa như vậy tỷ lệ thành công khá cao,bạn nào có chim bị như vậy thử áp dụng xem ,có khi lại thành công đối với chim của mình đó
Chim gáy bị đau mắt thường đi kèm với bệnh đi ỉa, để lâu không chữa trị sẽ chết.
Thông thường chim gáy khi đau mắt thường lấy cánh dụi (vì thế thường ướt ở vai cánh), trước đây thường hay lấy ớt xát vào cánh để con chim bị cay sẽ không lấy cánh dụi mắt nữa (ớt không tác dụng chữa mắt cho chim gáy), sau này sẽ còn làm hỏng giọng chim.
Không nên cho gáy uống các loại thuốc ( vì đây là các loại thuốc cho người, liều lượng theo trọng lượng cơ thể) , ở Việt nam cũng chưa có bác sỹ chuyên chữa cho chim cảnh.
Muốn chữa thì phải tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh: Nuôi chim ít vệ sinh lồng, để lồng ở nơi thiếu mát, thiếu độ ẩm (nuôi trên độ cao quá), thiếu ánh sáng.
Bạn có thể chữa rất đơn giản: Bỏ đáy lồng chim và hạ thổ (đặt lồng vào góc vườn mát hoặc lên chậu cây , nếu không có vườn hoặc chậu cây thì có thể tạo một khay đựng đất to. Lưu ý: đất cần đánh tơi). Thức ăn : 1 giỏ thóc và 1 giỏ kê, thỉnh thoảng đào giun đỏ và cho ăn. Nuôi nhự vậy sau khoảng 15-20 ngày là tự khỏi.
__________________
Chim cu gáy ngoài tự nhiên sinh sản vào mùa xuân. Chúng làm tổ trong các lùm, tán cây lớn ở nơi vườn vắng người. Mỗi lứa chim gáy đẻ hai trứng và ấp 16 ngày thì nở (thường là 1 cái, 1 đực). 
Muốn nuôi chim gáy sinh sản phải nuôi từ chim non để cho sinh sản là tốt nhất. Chuồng nuôi chim gáy phải thật rộng, tốt nhất là dùng lưới mắt cáo quây một gian nhà trống hay một khu vườn có khoảng không gian 5-7m3 trở lên, có cây cối càng tốt. Che chắn để mưa, nắng, gió bão không ảnh hưởng đến ổ chim đang ấp là được. Ổ phải đặt nơi kín đáo, khuất ánh sáng mặt trời và ánh điện, ít người qua lại, ít thay đổi hướng ổ. Phải chọn được đúng con trống để ghép với con mái cho sinh sản.
Việc phân biệt chim gáy đực và cái rất khó vì chúng đều có hình dáng như nhau, cườm giống nhau, giọng gáy và kiểu gáy cũng giống nhau. Chỉ đến mùa sinh sản, dáng của con mái nở phần hậu hơn. Nuôi lâu năm, nếu thấy con nào lúc nào cũng "mau mồm" và không đẻ trứng thì đó là con đực. Con mái chỉ khi nào gần đẻ mới gáy nhiều hơn để gọi trống. Không có trống, chim mái vẫn đẻ trứng. Nếu có thể ghép một con mái và một con trống với nhau, nhưng nếu không hợp nhau chúng sẽ không phối giống. Vì vậy, tốt nhất là nuôi đàn, thả nhiều con mái và con trống vào một chuồng, chúng sẽ tự tìm đến nhau để kết đôi. 
Việc chăm sóc sau khi chim nở không cần cầu kỳ vì cả hai con gáy bố mẹ đều thi nhau cho con ăn, chỉ cần cung cấp đủ thức ăn cho chúng. Ngoài thóc sạch, cho chúng ăn thêm hạt kê, vừng và đậu xanh hạt, phải luôn có nước sạch cho chim uống, nhất là giai đoạn chim gáy đang mớm thức ăn cho con.
Ngoài ra trong lồng phải đặt một cục đất sét hoặc đất cạy từ tổ mối để chim ăn cho có chất khoáng. Lúc này khu vực ổ cần cho ánh nắng sớm chiếu vào để cung cấp thêm vitamin D cho chim non. Có thể nhai nhuyễn gạo lứt rồi mớm cho chúng, và cho chúng ăn gạo lứt cho đến khi chim trưởng thành ăn được thóc và hạt đậu xanh. 
Văn Cương (Theo Kinh tế Nông thôn)
Nuôi chim Gáy đẻ
Cập nhật 5.9.2007  15:3 
Kinh nghiệm từ hungthuoc - Hà Nam:
Tôi đã từng nuôi ghép cu gáy đẻ thành công rồi,để được vậy cũng mất bao công cũng chẳng phải là ghép thành công ngay, sau thời gian nghiên cứu thì thấy cũng chẳng khó lắm đâu
Đầu tiên là chọn chim Bố Mẹ
Đối với chim Cu đực lên chọn chim già tuổi lồng,mã chim đẹp,tiếng gáy càng hay càng tốt,điều quan trọng là nó phải gáy căng thì mới ghép được
Đối với chim cu mái tốt nhất là chọn chim non nuôi được từ 2 năm trở lên,lúc này chim đã đủ độ chín ,đẻ và ấp trứng tốt.Trước khi ghép đực lên cho chị ta ăn cám con cò trước hàng tháng để chim béo và điều quan trọng là nó làm tăng nhanh tiết dục đẻ trứng,khi chim mái căng là lúc nó gáy gọi liên tục và máy cánh liên tục(sà cầu máy cánh)
Khâu chuẩn bị lồng đẻ:làm lồng hình chữ nhật kích thước 1,5/65/70 phù hợp .Chia làm 2 ngăn ko đều nhau (tỷ lệ 2/3) làm dào ngăn nhưng có cửa thông nhau.Ngăn nhỏ làm gác lửng (1/2 tiết diện) để lấy chỗ đặt tổ rơm cho chim ấp trứng,bên trong lồng đặt cành cây làm cầu cho chim đậu.Trên nóc lồng làm mái che nắng mưa
Tổ chim quấn bằng rơm cỡ như bát sứ hàng phở,hoặc nhỉnh hơn tẹo thôi
Khâu chọn vị trí đặt lồng cũng cực kỳ quan trọng,nếu đặt hoàn toàn trong nhà thì coi như phân nửa thất bại.Lên đặt ở mái hiên nhà hướng Đông là hay nhất.Làm sao cho buổi sáng có ánh nắng mặt trời chiếu 1 thời gian,thời gian còn lại trong ngày nhiệt độ ko thay đổi quá nhiều(có ánh mặt trời,thoáng gió,nhưng khi mưa ít bị gió thổi và hắt)
Tiến hành ghép đôi:
Cho chim cu đực vào lồng trước vài hôm(à quên bên dưới lồng dải rơm nha anh em),điều tối quan trọng là chim đực phải căng,tất nhiên tiếng gáy càng hay càng tốt
Chim mái cho vào lồng con treo ở cạnh lồng đẻ đang nhốt chim đực,chim mái lúc này như đã nói từ đầu là đang căng lên sẽ gáy gọi liên tục và nằm bẹp xuống đáy lồng mỏ gại gại vào cánh liên tục là OK đó
cho chúng làm quen nhau như vậy độ vài hôm thì ta thả con mái vào lồng đẻ.Vì chúng đã làm quen nhau rồi lên con đực sẽ đạp mái luôn( anh em nghe thấy tiếng hự hừ hư ư ư ư là ngon lành cành đào đấy )
Nói lại 1 tẹo :khi ghép thì có thể con đực hăng quá đuổi đánh con mái hoặc con mái nhát quá chạy ù té thì ta phải bắt ra ngay và đành phải chọn thời điểm làm lại hay là phải chọn con chim khác để ghép chứ ko phải là ghép được ngay đâu .Cái khó của ghép chim cu gáy đẻ là vậy đấy.Số đỏ ghép 1 cái được ngay ko phải làm đi làm lại mấy bận mới được đó
Khi mái đực chịu nhau rồi thì chúng công rơm làm tổ và chim mái đẻ trứng(mỗi lần 2 trứng thôi),chim mái và chim đực thay nhau ấp trứng đấy,thường chim đực ấp nhiều hơn mái đấy (ai bảo đàn ông lười anh em nhỉ ) và sau 45 ngày là anh em có 1 đôi chim non để nuôi
Lưu ý là khi ghép chim cu đẻ tuyệt nhiên ko được để con cu đực nào gần lồng kẻo chị mái lại tư tưởng tơ vương anh cu đực lại đuổi đánh te tua đó nha
Thức ăn thì ta cho nó ăn thóc và thêm ít cám cò và ít đậu xanh nhé.Lúc nuôi chim non ta cho nó ăn gạo tràng xay nữa
Thôi cũng hơi mỏi tay rồi,kinh nghiệm của tớ là vậy ,chúc anh em nào ghép sẽ thành công 100%

File đính kèm:

  • doctai_lieu_cach_nuoi_chim_gay.doc