Tài liệu Các vương quốc cổ đại Đông Nam Á

Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á vượt qua thời kỳ mới, chung sống hoà bình, hữu nghị và hợp tác, khi mà các cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng nhộn nhịp, thì chúng ta không mấy khó khăn, ai cũng dế nhận thấy trong vốn kiến thức của người Đông Nam Á thiếu hẳn sự hiểu biết về khu vực, về những người láng giêng của mình. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi tất cả các nước đều bước sang nền kinh tế thị trường thì những lớp trẻ lại càng có ít thời gian hiểu biết về chính khu vực mình sinh sống. Trong khi đó thì các dân tộc, các quốc gia đều sinh ra và lớn lên giữa lòng Đông Nam Á có chung những cơ sở hình thành một cội nguồn văn hoá - tộc người, một quá trình lịch sử, hiện nay qua các tổ chức hiệp hội các quốc gia ở Đông Nam Á đang cùng nhau xúc tiến xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá của thế giới.

 Đảng và Nhà nước ta đã từ lâu ý thức về việc tìm hiểu các vấn đề Đông Nam Á để tăng cường sự đoàn kết các dân tộc ở khu vực trong đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước theo con đường phát triển được lựa chọn.

 Các vấn đề về Đông Nam Á hầu như trong các công trình nghiên cứu của các học giả, giáo sư, các trường Đại học đã nghiên cứu và viết khá kỹ, nhưng riêng mảng cơ sở hình thành các vương cổ ở Đông Nam Á thì lại chưa được nêu lên một cách rõ ràng và cụ thể.

 Do vậy, qua quá trình học tập, tiếp cận các tài liệu lịch sử và chọn lọc các nội dung bản thân tôi đã chọn mảng đề tài này mong muốn cung cấp thêm một số khía cạnh mới về cơ sở hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á để bạn đọc tham khảo.

 

doc 26 trang cucpham 23/07/2022 7360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các vương quốc cổ đại Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Các vương quốc cổ đại Đông Nam Á

Tài liệu Các vương quốc cổ đại Đông Nam Á
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
	Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam á vượt qua thời kỳ mới, chung sống hoà bình, hữu nghị và hợp tác, khi mà các cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng nhộn nhịp, thì chúng ta không mấy khó khăn, ai cũng dế nhận thấy trong vốn kiến thức của người Đông Nam á thiếu hẳn sự hiểu biết về khu vực, về những người láng giêng của mình. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi tất cả các nước đều bước sang nền kinh tế thị trường thì những lớp trẻ lại càng có ít thời gian hiểu biết về chính khu vực mình sinh sống. Trong khi đó thì các dân tộc, các quốc gia đều sinh ra và lớn lên giữa lòng Đông Nam á có chung những cơ sở hình thành một cội nguồn văn hoá - tộc người, một quá trình lịch sử, hiện nay qua các tổ chức hiệp hội các quốc gia ở Đông Nam á đang cùng nhau xúc tiến xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá của thế giới.
	Đảng và Nhà nước ta đã từ lâu ý thức về việc tìm hiểu các vấn đề Đông Nam á để tăng cường sự đoàn kết các dân tộc ở khu vực trong đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước theo con đường phát triển được lựa chọn.
	Các vấn đề về Đông Nam á hầu như trong các công trình nghiên cứu của các học giả, giáo sư, các trường Đại học đã nghiên cứu và viết khá kỹ, nhưng riêng mảng cơ sở hình thành các vương cổ ở Đông Nam á thì lại chưa được nêu lên một cách rõ ràng và cụ thể.
	Do vậy, qua quá trình học tập, tiếp cận các tài liệu lịch sử và chọn lọc các nội dung bản thân tôi đã chọn mảng đề tài này mong muốn cung cấp thêm một số khía cạnh mới về cơ sở hình thành các vương quốc cổ Đông Nam á để bạn đọc tham khảo.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
	Riêng đề tài cơ sỏ hình thành cac vương quốc cổ Đông Nam á đã được rất nhiều tài liệu, sách viết về nó một cách tương đối đầy đủ và rõ ràng. Nhưng đang còn ở trong sự ghép chung với các vấn đề về sự phát triển của Đông Nam á nói chung, các công trình cụ thể:
	- Lược sử Đông Nam á của Phan Ngọc Liên, NXB Giáo dục.
	- Lược sử Trung đại thế giới phần phương Đông của Lương Ninh, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp: Hà Nội: 1994
	- Một số chuên đề lịch sử thế giới - Vũ Dương Ninh. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
	- Lịch sử văn minh thế giới - Vũ Dương Ninh - NXB Giáo dục
	- Lịch sử các quốc gia Đông Nam á - Lương Ninh: 2006
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề taì.
	Mục đích và nhiệm vụ của đề tài trên cơ sở tham khảo các tài kiệu, các công trình nghiên cứu trên tôi muốn nêu lên một cách rõ nét và cụ thể những cơ sở hình thành các vương quốc cổ Đông Nam á để bạn xđọc có thể dễ tiếp xúc khi quan tâm đến các vấn đề của khu vực Đông Nam á.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
	- Cơ sở lý luận: 
	Bên cạnh các nguồn tư liêụ có tính chất tham khảo nghiên cứu về Đông Nam á chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác những nguồn tư liệu riêng về Đông Nam á thời kỳ hình thành.
	- Phương pháp nghiên cứu: 
	Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã lựa chọn phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc, phương pháp so sánh và phương pháp điền giả sưu tầm.
5. Bố cục của đề tài.
	Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của tiểu luận được trình bày trong hai cương như sau:
	Chương I: Quá trình nhận thức về tính khu vực Đông Nam á
	1.1 Điều kiện tự nhiên
	1.2 Nhận thức và tính khu vực Đông Nam á
	Chương II: Cơ sở hình thành các vương quốc cổ Đông Nam á
	2.1 Đông Nam á khu vực địa lý - lịch sử - văn hoá
	2.2 Tiếp thu ảnh hưởng văn hoá ấn Độ và Trung Quốc.
B. Phần nội dung
Chương I: Quá trình nhận thức về tính khu vực Đông Nam á
1.1 Điều kiện tự nhiên
	Đông Nam á là một khu vực khá rộng, trải ra trên một phần trái đất. Từ khoảng 92o kinh Đông đến 140o kinh Đông và khoảng 28o vĩ bắc chạy qua xích đạo 15o vĩ nam, rất không thuần nhất về điều kiện tự nhiên. Lẽ thường những vùng nằm ở chí tuyến hay cận chí tuyến có thể khô cằn, thậm chí trở thành sa mạc hoặc ngược lại, những vùng nằm trên hay gần xích đạo sẽ bị nóng quanh năm và có mưa thường xuyên tầm tã vào chiều tối.
	Nhưng những điều kiện riêng của tự nhiên lại tạo nên và đem lại cho quá trình nhận thức về tính khu vực Đông Nam á những ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa. Gió mùa đã điều hoà bởi những điều kiện thông thường, giảm bớt sự không thuần nhất, sự gay gắt về khí hậu đáng lẽ phải có và tạo nên trên đại thể hai mùa, mùa khô tương đối lạnh mát, mùa mưa tương đối nóng.
	Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho vĩ độ Hà Nội: Manđalay: Cancutta đáng lẽ có thể khô cằn đã trở nên xanh tốt và trù phú; hoặc làm cho vĩ độ gần xích đạo đáng lẽ "chỉ có rừng cây rậm rạp, dân cư thưa vắng và lạc hậu" như các sách giáo khoa địa lý thông thường nói về Châu Phi xích đạo thì lại có những đồ thị đông đúc và thịnh vượng như Cualalămpơ, Singapo, Giacácta. Mùa mưa với những cơn mưa nhiệt đới có quy luật ổn định đã cung cấp nước đủ dùng trong năm cho đời sống con người và cho sản xuất, đã tạo nên những cánh rừng nhiệt đới, phong phú về các loại thảo mộc và muông thú. 
	Những điều kiện tự nhiên đó làm cho đông nam á thích hợp với sự sinh trưởng của một số loại cây cỏ nhất định. Đông nam á trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng (hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, đàn hương, trầm hương vv ) và những cây lương thực đặc trưng là cây lúa nước. Như thế đông nam á làm thành một khu vực thực vật - dân tộc học và cũng là một khu vực động vật - dân tộc học, tương đối riêng biệt.
	Bởi những lẽ đó, gió mùa đã tạo nên một khu vực được từ lâu là gọi "Châu á gió mùa" nó thể hiện "Châu á gió mùa" là một phần của địa cầu, nơi có trồng lúa nước từ thủa xa xưa, bao gồm miền nam trường giang (Trung Quốc) miền nam Nhật Bản, miền nam ấn - độ và các nước Đông Nam ngày nay. Nhưng quá trình phát triển của lịch sử cùng với sự can thiệp của con người làm cho bản đồ của các nước đông nam á không bao giờ gồm toàn bộ "châu á gió mùa" mà chỉ có phần chủ yếu và tiêu biểu của "châu á gió mùa" một phần khác, như ta đã thấy, đã gắn với lãnh thổ và do đó với những nền văn hoá nam á và đông á.
	Phải nói rằng gió mùa không chỉ đem lại thuận lợi cho con người, mà những yếu tố tự nhiên vẫn tác động và tạo nên sự thất thường tuy cới biên độ không lớn lắm cho khí hậu trong vùng, mưa nhiệt đới trong địa bàn tự nhiên của khu vực làm thành những vùng nhỏ xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng, với đọ ẩm khá cao, thực tế đó làm cho đông nam á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kỹ thuật tinh tế, phức tạp, đó là vấn đề của sau này. Nhưng trong quá trình tiến triển của thời Trung đại, không phải là người ta đã không thể thấy bóng dáng của những hạn chế đó.
	Tuy nhiên, nhìn chung những điều kiện tự nhiên của đông nam á tỏ ra rất thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người. Những mùa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về cả nhiệt độ và lượng mưa. Địa bàn sinh tụ nhỏ và phong phú - kết hợp rừng - suối - đồi - ruộng, đã tạo nên những không gian lý tưởng cho con người thời ấy. Không phải ngẫu nhiên con người đã in dấu vết sinh sống và phát triển của mình trên khu vực này từ những thời gian trong xa xôi. 
1.2. Nhận thức về tính khu vực Đông Nam á .
	Đông Nam á hiện nay theo ranh giới hành chính bao gồm 11 nước, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xinhgapo, Inđônexia, Philippin, Brunây, và Đôngtimo với dân số khoảng trên 478 triệu người với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống .
	Đông Nam á từ lâu vẫn được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới. Từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong từng chặng đường lịch sử. Song trước đây người ta thường hiểu tầm quan trọng lịch sử của Đông Nam á chủ yếu ở vị trí địa lý của nó. Khu vực này từ xưa vẫn được coi là "ngã tư đường" là hành lang cầu nối giữa thế giới Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây á và Địa Trung Hải. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ của khu vực này với thế giới đã được xác lập ngay từ thời cổ đại, cũng không phải ngẫu nhiên mà ở đây đã có mặt những nhà địa lý hay du lịch nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây trong suốt chiều dài lịch sử như Ptôlêmê, Khang Thái, Nghĩa Tĩnh, Pháp Hiển, Trịnh Hoà, MarcôPôlô, Chu Đạt Quan, InBatutah họ đã đến đây xem xét, ghi chép và để lại những tài liệu quý giá cho đời sau.
	Vậy ý niệm về Đông Nam á như một khu vực có từ bao giờ? Người Trung quốc xưa kia thường dùng từ Nam Dương để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía nam. Người Nhật gọi vùng đất này là NanYo - Người Arập xưa gọi vùng này là Qumr, rồi lại gọi là Waq - waq và sau này gọi là Suvarnab humi ("đất vàng") hay Suvarnadvipa ("đảo vàng").
	Việc đi lại bằng thuyền ở vùng Đông Nam á đã có từ thời rất xa xưa. Có thể nói cư dân Đông Nam á đã biết đóng bè mảng và thuyền đi biển từ rất sớm. Dựa trên các tư liệu khảo cổ học, Xônhêm đã nhận định rằng kỷ thuật đi biển sớm nhất là xuất hiện ở vùng duyên hải, biển Xulu, giữa Minđanao, Boocnêo và Xêlêbơ, khoảng 8000 - 9000 năm trước. Những tiến bộ lớn về kỷ thuật hàng hải cổ đã được thực hiện bởi những người nói tiếng nam đảo và xuất hiện dọc Duyên Hải cổ Vịnh Bắc Bộ, kỹ thuật hàng hải cổ này đã đạt tới đỉnh cao vào giữa thế kỷ V - TCN. Khi những hình thuyền với cỡ dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái đã được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn. Các thủ tục cổ Trung Hoa từ thế kỷ III cũng xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang ấn Độ thời bấy giờ đều đi trên những thuyền dài đến 50m, trọng tải tới 600 tấn, có thể chở hàng trăm người, với buồm lớn, buồm concủa các nước thương nghiệp Đông Nam á. Việc buôn bán bằng đường biển với Đông Nam á đã khá nhộn nhịp từ thế kỷ II. Đến thế kỷ VII thì thuyền buôn A Rập thường xuyên đến vùng này để mua hương liệu, gia vị. Đối với các lái buôn thời bấy giờ Đông Nam á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kỳ lạ khác, còn sinh sôi ở đây là những con người đi biển thành t ... u sắc trên phần lớn Đông Nam á về ảnh hưởng này G.Coedes đã dành hẳn chương II trong công trình của mình để nói về sự ấn Độ hoá. Ông đã đưa ra định nghĩa về sự ấn Độ hoá nêu lên những bằng cứ đầu tiên của công việc này. Trình bày những nguyên nhân, những phương thức tạo thành các cơ sở ban đầu, điểm xuất phát cũng những con đường lan toả văn hoá và cuối cùng đã đánh giá mức độ xâm nhập của văn hoá ấn Độ vào Đông Nam á.
	Thiết tưởng không cần phải nhắc lại ở đây sự trình bày và phân tích hợp lý của G.Coedes. Chính ông cũng đã cho rằng những người ấn Độ đã không thể tiến hành một cuộc xâm lược bằng quân sự nhằm thôn tính một quốc gia nào. Rằng ảnh hưởng văn hoá ấn Độ chỉ như một lớp vecni phủ lên trên một nền văn hoá chung của Châu á gió mùa. Trong đó mỗi vùng, mỗi quốc gia đã không bị mất đi tính cách riêng, độc đáo của mình. Tuy nhiên, nhấn mạnh ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá ấn Độ, ông đã đưa ra một tên gọi cho khu vực là ấn Độ bên ngoài, ý muốn nói về một ấn Độ ở bên ngoài ấn Độ chính lòng cũng như có tác giả sau đó đã gọi là một nước ấn Độ rộng lớn hơn.
	Quan niệm và cách gọi này không thể coi là đúng đắn được vì chính nó mâu thuẫn với hình thức và mưc độ ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ ở Đông Nam á, đồng thời phủ nhận một thực tế là vùng chịu ảnh hưởng văn hoá ấn Độ vẫn có ít nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, của cả các dân tộc xung quanh và ngược lại vùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc cũng có ít nhiều ảnh hưởng văn hoá ấn Độ Vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu, song ngay bây giờ cũng không thể hạ thấp tính chất tương đồng trong khu vực, tính thống nhất khu vực, không thể đối lập vùng ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc.
	Với vùng ảnh hưởng văn hoá ấn Độ, trong thực tế sự phát triển lịch sử cũng là quá trình chuyển hoá, tác động lẫn nhau của những yếu tố văn hoá trong khu vực và ngoài khu vực để cuối cùng hình thành nên những vương quốc "dân tộc" với nền văn hoá dân tộc nhưng không tách rời những mối quan hệ với các nước khác trong khu vực Đông Nam á.
	Giai đoạn II Thế kỷ X - XV là giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc "dân tộc" lấy một bộ tộc đồng và phát triển nhất làm nòng cốt. Giai đoạn này trải qua một khoảng thời gian có tính chất chuyển tiếp từ thế kỷ VII đến đầu thế kỷ X. Trong đó, có sự hình thành mới của một số quố gia sơ kỳ, sau sự tan rã của vương quốc Phù Nam ( như Xơrivijiaya, Kalinga, Campuchia, các quốc gia Môn và Miến) và trong đó, mặc dù mới chỉ là bước đầu, một số quốc gia này đã tạo nên những kỳ tích văn hoá như tổng thể kiến trúc Bôrôbudua ở Giava.
	Trong giai đoạn này, nếu như ở ấn Độ thường xuyên có những biến động bên trong và sự lan toả văn hoá ẩn bên ngoài đã giảm hẳn xuống, nếu như Trung Quốc phải trải qua những cơn khủng khoảng và suy thoái từ cuối nhà Tống đến nhà Nguyên, còn Châu âu bị chìm đắm trong chế độ phong kiến phân tán và lạc hậu, thế giới bị xáo động dưới "dấu hiệu của người Mông Cổ" trong phần lớn thể kỷ XIII, thì Đông Nam á nói chung đã đứng vững và vươn tới đỉnh cao phát triển của mình và có lẽ của cả loài người.
	Phần lớn những công trình văn hoá và nghệ thuật, những nhà văn hoá - tư tưởng, những chiến lược gia kiệt xuất nhất của loài người trong thế kỷ này đã cómặt trên quê hương của mình là Đông Nam á.
	Đây cũng là giai đoạn định hình văn hoá dân tộc của mỗi nước trong khu vực, sau một quá trình tiếp thu và chọn lọc, trên cơ sở đó đã đóng góp vào kho tàng văn hoá của loài người những giá trị tinh thần độc đáo và đáng kể.
	Một số tác giả cũng đã nói tới sự lan toả của văn hoá một số dân tộc Đông Nam á ra bên ngoài. Điều đó hẳn là có thể nói tuy không phải là dễ thấy được những yếu tố văn hoá của một cộng đồng người nhỏ ít hơn đã in dấu vết như thế nào vào những cộng đồng người lớn hơn ở Đông Nam á. Vì thế, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu.
	Đây còn là giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, hình thành những vùng kinh tế quan trọng có khả năng cung cấp một khối lượng lớn thóc, lúa, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí và nhất là những sản vật thiên nhiên (những loại gỗ quý, hương liệu, giá vị, đá quý, ngọc trai, sừng tê giác, cánh kiến, thiếc) đã có một thời lái buôn của nhiều nước trên thế giới đổ xô đến đây buôn bán, mang sản vật Đông Nam á về nước họ hay đến những nơi khác xa xôi hơn.
	Trong giai đoạn này, trên đường xác lập vương quốc "dân tộc", mỗi tộc người đều cố gắng khẳng định chỗ đứng của mình nên đã không thể tránh khỏi những cuộc xung đột, va chạm, đôi khi quyết liệt, một số nhà sử học trước đây có thể đã hơi nói quá khi gọi một số nước này hay nước khác là một đế quốc đã hình thành ở Đông Nam á thời Trung đại, cuối cùng thì tất cả những vương quốc được xác lập đều là những quốc gia có nòng cốt là một bộ tộc tương đối đông đúc, một nền kinh tế vững chắc và một nền văn hoá dân tộc đã hình thành.
	ở đây, điều đáng chú ý là người Môn rút cục đã không thể đứng vững được để lập vương quốc riêng trong cơn bão táp thiên di và đồng hoá của người Thái và người Miến từ phương Bắc xuống. Những người nói tiếng Mã lai đa đảo trong thời Trung đại là những người rất linh hoạt, dễ làm ăn sinh sống, dễ chuyển hoá, có lẽ vì thế mà không ở đâu trong khu vực Đông Nam á, họ có thể lập nên những quốc gia riêng, bền vững, họ đã lập vương quốc cổ Chăm pa trong hơn 10 thế kỷ, nhưng đến cuối giai đoạn này đã chuyển hoá thành một bộ phận của nước Việt Nam, họ sống tập trung ở bán đảo Malaya, nhưng chính ở đây lại gần như chưa lúc nào lập được một vương quốc thống nhất riêng. Chỉ đến cuối giai đoạn này, gần gói trọn trong thế kỷ XV họ mới lập nên cái mà các nhà sử học thời trước gọi là "đế quốc Malắcca" nhưng thực ra cũng chỉ là một phạm vi không lớn, bao gồm bán đảo Malaya và một phần nhỏ Xumatơra, dưới sự xúc tác của những nhân tố hoàn toàn mới là văn minh Hồi giáo và giới quý tộc mang trong mình cả tham vọng cùng dòng máu của thương nhân Trung Hoa và một số nước khác.
	Những người nói tiếng Mã Lai - đa đảo cũng đã làm nòng cốt xây dựng một quốc gia sơ kỳ trên các bán đảo Inđônêxia, nhưng rồi cũng nhanh chóng pha trộn với các yếu tố khác lập thành những nước riêng biệt và ngày nay cũng chỉ để lại một phần của dòng máu cư dân và một phần cơ tầng của các ngôn ngữ Achina, Batác, Đayác, Mênangkabau, giava, Sunđa, Bali, Bugi.Niên đại của giai đoạn này mang tính chất khái quát, các vương quốc của người Thái, vương quốc Lan xang (Lào) hình thành muộn hơn một ít (thế kỷ XIII - XIV) và còn kéo dài sự thịnh vượng đến thế kỷ XVII, vương quốc Campuchia đã suy thoái từ thế kỷ XIII - XIV, nhưng nhìn chung thế kỷ XIII vẫn là một bước ngoặt đối với Đông Nam á, các vương quốc ở khu vực này bắt đầu suy thoái.
	Từ đầu cho đến giai đoạn này, Đông Nam á không đứng ngoài con đường phát triển chung của thế giới - con đường hình thành và phát triển chế độ phong kiến phương Đông, song sự phát triển của Đông Nam á vẫn mang những nét riêng độc đáo, từ những điều kiện tự nhiên và kinh tế của mình. Đông Nam á tồn tại như một khu vực riêng: trong đó diễn ra quá trình hình thành các vương quốc phong kiến, cố gắng đứng ngoài sự cô lập buồn tê của Châu Âu. Những xáo trộn trong quốc tế Trung Hoa, sự xâm lược của người Mông cổ và nhà Nguyễn cũng như cả sự biến động trong đời sống chính trị của ấn độ và cũng chính vì thế mà nó vươn tới đỉnh cao của nó và của cả nhân loại trong một giai đoạn đáng quý, nhưng cũng là giai đoạn hiếm hoi cho đến nay mà thiên nhiên, trình độ kỹ thuật và tình hình xã hội đã quy tụ cho nó.
	Sau giai đoạn này, Đông Nam á bước vào giai đoạn II, gia đoạn suy thoái của các vương quốc phong kiến, đương nhiên như đã nói ở trên, sự suy thoái trong mỗi nước không bắt đầu ngay từ thể XVI hay cũng không đợi đến thế kỷ XV, nhưng nhìn chung sự suy thoái đã bắt đầu từ đây, trải qua một quá trình mà mỗi vương triều đã tận dụng các tiềm năng trong xã hội của mình, nhưng lại không còn đủ sức thực hiện những đòi hỏi thay đổi nền kinh tế - xã hội đã trở nên trì trệ và đã bị tiêu hao vì những cuộc chiến tranh nhằm xác định lãnh thổ và quyền lực. Nhưng nhân tố có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây, được mở đầu bằng cuộc tấn công của người Bồ Đào Nha vào vương quốc Malaca.
C. Phần kết luận
	Đông Nam á từ lâu đã có những điều kiện trở thành một chính thể địa lý, văn hoá. Trong quá trình lịch sử, mỗi cộng đồng người ở mỗi nước có những nét riêng, đặc sắc trong sự phát triển của mình. Song nhân dân mỗi nước lại đóng góp vào sự hình thành nhiều điểm chung trong đời sống xã hội khu vực. Như trên đã nói, việc đối lập vùng ảnh hưởng văn hoá ấn Độ là có tính cường điệu và không hợp lý. Đông Nam á căn bản là mộtkhu vực địa lý lich sử . Tuy nhiên bên trong Đông Nam á lại có tính chất đa dạng hầu như mỗi nước mọt vẻ, mỗi vương quốc lại có những nét riêng về điều kiện tự nhiên, về tình trạng kinh tế văn hoá, về tình trạng kinh tế - văn hoá. Tính da dạng đã có thể không vượt ra ngoài sự thống nhất của khu vực, nếu như không có chủ nghĩa thực dân đến đây khiến cho sự khác biệt thêm sâu sắc, những mâu thuẫn của quá khứ các dân tộc Đông Nam á để tạo nên những thuận lợi cho sự cai trị của mình. Ngoài ra, chủ nghĩa thực dân đến Đông Nam á và đặt ách thống trị trên khu vực này vào những thời gian khác nhau, từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX với những màu sác của các nước tư bản khác nhau, đã đẩy xa thêm khoảng cách giữa các nước Đông Nam á, hình thành nên những nhóm nước đi theo những con đường lịch sử. Song khoảng cách cũng không phải là nhỏ, người Đông Nam á mong mỏi và chờ đợi, nhưng chắc chắn cũng còn phải vượt qua không ít khó khăn./.
tài liệu tham khảo
1. Phan Ngọc Liên - Nghiêm Đình Vỳ - Đinh ngọc Bảo - Trần Thị Vinh
Lợc sử Đông Nam á - NXB Giáo dục
2. Lơng Ninh: Lịch sử các quốc gia Đông Nam á - 2006
3. Lơng Ninh: Lịch sử Trung đại thế giới ( Phần Phơng Đông) - NXB Đại học và THCN - Hà Nội 1994
4. Vũ Dơng Ninh: Lịch sử văn minh thế giới - NXB Giáo dục 
5. Vũ Dơng Ninh: Một số chuyên đề về lịch sử thế giới - NXB Đại học quốc gia Hà Nội 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_vuong_quoc_co_dai_dong_nam_a.doc