Tài liệu Các nền văn minh Đông Nam Á

Trước đây, Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền Nam Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc. Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỷ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay, và những vùng cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Indonesia. Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar , Thái Lan và Malaysia. Do đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển.

Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết đến Đông Nam Á từ thế kỷ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm tìm kiếm hương liệu hiếm để buôn bán. Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc mua bán hương liệu (như hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, cây chùy. ) cả trăm năm liền. Đến đầu thế kỷ 17, Anh và Hà Lan dùng lực lượng hải quân của họ đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để bành trướng khai thác hương liệu sang khai thác cao su, trà và thiếc. Các đế quốc lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan chiếm đóng Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp thì chiếm đóng Việt Nam, Campuchia và Lào, một vùng đất mà họ đặt tên là “Indochina”. (Qua cách đặt tên của thực dân Pháp, chúng ta cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa) Chỉ có một phần đất duy nhất không bị thuộc địa hóa là Siam hay Thái Lan ngày nay.

 

doc 23 trang cucpham 21/07/2022 8760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các nền văn minh Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Các nền văn minh Đông Nam Á

Tài liệu Các nền văn minh Đông Nam Á
MỤC LỤC
DẪN LUẬN	2
I.ĐỊA LÍ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á	3
II. NHỮNG TRANH LUẬN VÀ KHẢO CỨU VỀ NỀN VĂN MINH ĐNA	4
1.VĂN HÓA HÒA BÌNH	5
2.NHỮNG BẰNG CHỨNG KHẢO CỔ HỌC	9
KẾT LUẬN	22
DẪN LUẬN
Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay. Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được trình bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại.
I.ĐỊA LÍ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á:
 	Trước đây, Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền Nam Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc. Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỷ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay, và những vùng cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Indonesia. Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar , Thái Lan và Malaysia. Do đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển. 
Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết đến Đông Nam Á từ thế kỷ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm tìm kiếm hương liệu hiếm để buôn bán. Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc mua bán hương liệu (như hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, cây chùy... ) cả trăm năm liền. Đến đầu thế kỷ 17, Anh và Hà Lan dùng lực lượng hải quân của họ đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để bành trướng khai thác hương liệu sang khai thác cao su, trà và thiếc. Các đế quốc lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan chiếm đóng Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp thì chiếm đóng Việt Nam, Campuchia và Lào, một vùng đất mà họ đặt tên là “Indochina”. (Qua cách đặt tên của thực dân Pháp, chúng ta cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa) Chỉ có một phần đất duy nhất không bị thuộc địa hóa là Siam hay Thái Lan ngày nay.
II. NHỮNG TRANH LUẬN VÀ KHẢO CỨU VỀ NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á:
 	Năm 1858, trong khi người Pháp đã thiết lập ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, một học giả tên là Henri Moubot tiến hành một cuộc thám hiểm khoa học vào các vùng đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong cuộc hành trình này được ông sắp xếp cho xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông qua đời) làm cho thế giới bắt đầu chú ý đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angkor phía Bắc Biển Hồ (Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây rừng bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành tráng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn minh tiên tiến. Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm, chứ không diễn dịch, những gì ông thấy. 
 	Bốn thập niên sau chuyến thám hiểm của Moubot, năm 1898, Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp cho thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Êxtrême Orient, hay EFEO) và nhiều cuộc nghiên cứu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á được tiến hành. Qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ mới phát hiện ra một số thành phố Khmer bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng là thủ đô của đế quốc hùng mạnh Khmer vào đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000 năm về trước). Họ còn phát hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, Văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời với nền Văn minh Khmer.
 	Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia tiếng Phạn mà ông tìm thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam. Coedès và nhiều đồng nghiệp của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès còn viết: người Đông Nam Á “có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”.
 Mãi đến năm 1971, nhà sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại Đồ đá (Stone Age) để tiến lên Thời đại Đồ đồng như các nền văn minh khác. Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, “người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1879, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam Á: ông cho rằng đó chỉ là những phát hiện “khác thường” và tin rằng đó là những công cụ do các nền văn minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi. 
1.VĂN HÓA HÒA BÌNH:
Vào thập niên 1920, Nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani bắt đầu khảo cứu các vùng duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây đã có cư dân sống qua từ Thời đại Đồ đá. Tiếp theo phát hiện đó, bà Colani tiến hành khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt mà bà gọi là “Văn hóa Hòa Bình”. 
Về giả thuyết người Hòa Bình tràn lan về phía Nam (Indonesia), lên hướng Bắc (Trung Hoa) và sang hướng Tây (Thái Lan), tác giả Nguyễn Quang Trọng, tuy không bác hẳn, nhưng tỏ vẻ không đồng ý với quan điểm này vì có hàm ý văn hóa Hòa Bình còn trẻ hơn các văn hóa kể trên. 
Dụng cụ đá ở Hòa Bình có niên đại trẻ hơn dụng cụ đá ở Úc, và "Người Hòa Bình ? dùng cho các di tích ở nơi khác không có nghĩa là người Hòa Bình vào thời điểm đó (7.000 đến 12.000 năm trước) đã tràn lan đến những nơi khác như Thái Lan, Indonesia, Úc, Trung Hoa". Thực ra, niên đại văn hóa Hòa Bình là một vấn đề đương đại, vì cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhất trí. Cụm từ"Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30-01-1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nóiđến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới (Choppers, hay chopping tools). Qua thời gian, tất nhiên cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là Bắc phần Việt Nam, vàkhoảng thời gian không quá 5.000 năm trước đây. Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem Văn hóa Hòa Bình vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Campuchia, Lào, Mã Lai Á, Sumatra, Thái Lan, Ấn Độ, Tứ Xuyên ... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Philippin, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và Long Sơn .Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15.000 năm trước Công Nguyên, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Úc Châu có tuổi khoảng 20.000 năm trư ... tương tự như loái bò có u. Điều này chứng tỏ những gia súc đã được thuần hóa sớm ở Đông Á .
Chester Gorman, một sinh viên ở trường đại học Hawaii, là người xác định vị trí của Non Nok Tha bằng cách tìm ra những mảnh gốm đã bị soi mòn trên gò đất. Năm 1965, anh ta trở lại Thái-Lan cho luận án tiến sĩ của anh ta. Chester Gorman muốn thử nghiệm lại giả thuyết do Carl Sawer và các nhà khảo cổ khác cho rằng người dân thuộc nền văn hóa Hòa Bình đã thuần hóa cây cỏ. Anh ta đã khám phá ra Hầm Tinh Thần (Spirit Cave) ở xa về phía bắc biên giới Thái-Lan và Miến-Điện, tại đây chester gorman đã tìm ra được những gì muốn tìm. Hầm này được dùng như một hầm mộ do đó được mang tên là hầm mộ.
Khi khai quật sàn của hầm mộ, Chester Gorman đã tìm thấy những phần còn lại của cây cỏ hóa than bao gồm hai hạt đậu Hòa-Lan, củ năng (water chestnut), hột ớt, nhũng đoạn dây bầu bí và dưa chuột tất cả những vật này kết hợp với những dụng cụ bằng đá đặc trưng của người dân có nền văn hóa Hòa Bình.
Các mảnh xương của thú vật được cắt ra từng miếng nhỏ không thấy dấu vết cháy chứng tỏ rằng thịt đã được nấu chín tại đây chứ không phải nướng trên ngọn lửa, thịt được sào trong những đồ vật bằng tre xanh vẫn thấy dùng ở Đông Nam Á ngày nay.
Một loạt khảo nghiệm bằng đồng vị phóng xạ Carbon 14 cho thấy các vật liệu tìm ra ở đây có niên hiệu từ khoảng 6000 năm cho tới 9700 năm trước tây lịch. Vẫn còn những cổ vật xưa hơn nằm trong những lớp đất đào sâu hơn chưa xác định được thời gian. Vào khoảng 6600 năm trước tây lịch, các cổ vật này đã được đưa vào địa điểm này. Những cổ vật này bao gồm đồ gốm hoàn chỉnh, sắc xảo và được đánh dấu bằng những sợi dệt trong tiến trình chế tạo, cùng những dụng cụ bằng đá hình chữ nhật được đánh bóng và những lưỡi dao nhỏ. Các dụng cụ và cây cỏ được thuần hóa thuộc nền văn hóa Hòa Bình được tiếp tục khám phá ra gần đây. Tiến Sĩ Solheim II quan tâm đến những khám phá tại hầm Tinh Thần (Spirit Cave) ít nhất như là bước khởi đầu để bổ sung cho giả thuyết của Carl Sawer, những cuộc thám hiểm khác đang thêm những chứng cớ của một sự trải rộng và phức tạp của nền văn hóa Hòa Bình. Ông U Aung Thaw, giám đốc cơ quan khảo cổ Miến Điện đã khai quật trong năm 1969 một địa điểm đáng lưu ý thuộc nền văn hóa Hòa Bình tại những hầm mộ Padah-Lin ở phía đông Miến Điện. Địa điểm này chứa đựng nhiều vật khác trong đó có nhiều họa phẩm. Đây là địa điểm xa nhất về hướng tây thuộc nền văn hóa Hòa Bình được báo cáo.
Những cuộc khai quật ở Đài-Loan do một đoàn thám hiểm hỗn hợp của Đại Học Quốc Gia Đài Loan và Đại Học Yale dưới sự hướng dẫn của giáo sư Kwang-Chih-Chang thuộc Đại Học Yale đã tìm ra một nền văn hóa với những hình dây và những đồ gốm sắc bén, dụng cụ bằng đá đánh bóng, và những phiến đá mỏng được đánh bóng đã xuất hiện từ lâu khoảng 2500 năm trước tây lịch. 
Tiến Sĩ Solheim II đã tóm tắt ý kiến về những cuộc khai quật mới cùng những niên hiệu tại đây và các nơi khác, tôi đã không chú ý tới việc nghiên cứu sự tái thiết thời tiền sử ở Đông Nam Á, trong một ngày nào đó có lẽ hai việc này cũng quan trọng ngang nhau. Trong một số bài viết được xuất bản, Tiến Sĩ Solheim II đã bắt đầu về việc này. Hầu hết những ý kiến đó, Tiến Sĩ Solheim II đề xướng ra như là giả thuyết hay phỏng đoán. Những giả thuyết hoặc phỏng đoán này cần được khảo cứu nhiều thêm để chấp nhận hay bác bỏ.
Trong số những giả thuyết này:
• Tiến Sĩ Solheim II đồng ý với Sawer là những người dân thuộc nền văn hóa Hòa Bình là những người đầu tiên trên thế giới đã thuần hóa cây cỏ ở một nơi nào đó trong vùng Đông Nam Á. Việc này cũng chẳng làm Tiến Sĩ Solheim II ngạc nhiên nếu sự thuần hóa này bắt đầu sớm nhất khoảng 15000 năm trước tây lịch.
• Tiến Sĩ Solheim II đề nghị những dụng cụ bằng đá được tìm thấy ở miền bắc Australia được đo bằng phóng xạ đồng vị Carbon 14 có niên hiệu khoảng 20000 năm trước tây lịch thuộc về nền văn hóa Hòa Bình nguyên thủy.
• Trong khi những niên hiệu sớm nhất của những đồ gốm này được biết tới ở Nhật vào khoảng 10000 năm trước tây lịch, Tiến Sĩ Solheim II kỳ vọng rằng khi nhiều địa điểm với những đồ gốm chạm trổ hình dây được xác định niên hiệu, chúng ta sẽ tìm ra những người này đã làm ra những loại đồ gốm chắc chắn trước 10000 năm trước tây lịch, và có thể họ đã phát minh ra cách làm đồ gốm.
• Truyền thống tái tạo thời tiền sử của Đông Nam Á cho rằng các di dân từ miền Bắc đem những phát triển quan trọng về kỹ thuật đến vùng Đông Nam Á. Thay vào đó Tiến sĩ Solheim II đề nghị nền văn hóa của kỷ nguyên thứ nhất tân thạch khí (sau thời đồ đá) ở bắc Trung-Hoa được biết đến như là nền văn hóa Yangshao thoát thai từ một nền văn hóa phụ thuộc văn hóa Hòa Bình di chuyển lên phía bắc từ phía bắc của Đông Nam Á vào khoảng thiên niên kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 trước tây lịch.
• Tiến Sĩ Solheim II đề nghị nền văn hóa sau đó được gọi là văn hóa Lungshan. Đã được phát triển từ nam Trung-Hoa và di chuyển về hướng bắc thay vì đã được giả thuyết là nền văn hóa này lớn mạnh từ văn hóa Yangshao và bùng nổ về hướng đông và đông nam. Cả hai nền văn hóa này đều thóat thai từ văn hóa Hòa Bình.
• Thuyền làm bằng thân cây có thể được sử dụng trên sông ngòi Đông Nam Á trước Thiên niên kỷ thứ năm. Có thể không lâu trước 4000 trước tây lịch cây cân bằng được phát minh ở Đông Nam Á thêm vào sự cân bằng cần thiết để đi biển. Tiến Sĩ Solheim II tin rằng phong trào đi khỏi khu vực bằng thuyền bắt đầu khoảng 4000 năm trước tây lịch dẫn đến các cuộc du hành ngẫu nhiên từ Đông Nam Á tới Đài Loan và Nhật Bản, đem tới Nhật kỹ thuật trồng khoai môn và các hoa màu khác.
• Vào một khoảng thời gian nào đó trong thiên niên kỷ thứ ba trước tây lịch, những cư dân Đông Nam Á, bấy giờ là những chuyên viên sử dụng thuyền bè, đã đi tới những đảo ở Indonesia và Philippines. Họ đã đem cả một nghệ thuật kỷ hà gồm những đường xoắn ốc, hình tam giác, hình chữ nhật trong những kiểu mẫu được dùng trạm trổ trong đồ gốm, đồ gỗ, hình xâm, quần áo bằng vỏ cây, và sau đó là vải dệt. Những mỹ thuật kỷ hà này được tìm thấy ở trên các đồ đồng Đông Sơn và đã từng được giả thuyết là tới từ Đông Âu.
• Người dân Đông Nam Á cũng di chuyển về phía tây tới Madagascar khoảng 2000 năm về trước. Điều này xuất hiện như là một cống hiến quan trọng của họ trong sự thuần hóa cây cỏ cho nền kinh tế Đông Phi Châu.
 Cũng khoảng thời gian này, sự liên lạc giữa Việt-Nam và Địa Trung Hải bắt đầu có thể bằng đường biển như là kết quả của phát triên giao thương. Một vài đồ đồng khác thường được tìm thấy ở Đông Sơn đã được giả thuyết có nguồn gốc Địa Trung Hải.
 	Cách tái kiến trúc thời tiền sử Đông Nam Á được Tiến Sĩ Solheim II trình bày ở đây căn cứ trên dữ kiện từ một ít địa điểm khai quật và một sự giải thích lại dữ kiện cũ. Nhiều sự diễn giải khác có thể có được. Nhiều khai quật phong phú, nhiều niên hiệu phong phú ở các địa điểm khai quật đều cần thiết cho thấy nếu đây là cái sườn của công việc tổng quát căn bản này cho được gần hơn với sự tái kiến trúc của Heine-Geldern thời tiền sử ở Đông Nam Á. Burma và Assam tuyệt nhiên không được biết đến trong tiền sử, Tiến Sĩ Solheim II nghi ngờ chúng là một phần quan trọng của thời tiền sử Đông Nam Á.
KẾT LUẬN
 	Chúng ta có thể đã có đầy đủ luận cứ khoa học để xác định rằng, khu vực Đông Nam Aù chính là cái nôi của văn minh nhân loại. Nơi đây đã tồn tại một nền văn minh lâu đời, tuy nhiên, do nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử, nên nền văn minh này đã ít nhiều bị bào mòn và mất dấu. Và việc nghiên cứu, tìm hiểu để đưa nền văn hóa này trở về đúng vị trí của nó là điều hết sức cần thiết.
 	Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của ý thức hệ, thì thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa. Suốt 100 năm tranh chấp dai dẳng trong thế kỷ 20, người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và cao điểm của sự phân biệt đó là cuộc “Chiến tranh lạnh”. Trong tương lai, các quốc gia trên thế giới có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo. Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi “Anh là ai” thay vì “Anh thuộc phe nào” như trong thời Chiến tranh lạnh. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện mạo. Câu trả lời trước tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi vì văn hóa gắn liền với con người trong thế giới hiện đại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.New Light on a Forgotten Past - Tíến Sĩ Wilhelm Solheim II Giáo Sư Nhân Chủng Học Đại Học Hawaii National Geographic
2. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm - Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2001
3.Địa đàng phương Đông -Stephen Oppenheimer
4.Phạm Huy Thông, "Năm mươi năm tìm hiểu văn hóa Hòa Bình", Khảo cổ học, số 1 & 2/1984
5.Ngô Thế Phong ,"Dấu vết văn hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á", Khảo cổ học

File đính kèm:

  • doccac_nen_van_minh_dong_nam_a.doc