Tài liệu bồi dưỡng Văn nghị luận nghị luận xã hội, nghị Luận văn học
I Khái niệm, đặc điểm và các phương pháp lập luận của văn nghị luận
1. Khái niệm
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Đặc điểm của văn nghị luận
- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai, luận điểm kết luận.
- Luận cứ:Là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
+ Luận cứ là trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?.
3. Phương pháp lập luận :
- Phương pháp chứng minh: Mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: Chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc, hiện tượng được nêu trong luận điểm. trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: Là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng ta có vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu. và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: Là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường nằm ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc của toàn bộ bài văn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng Văn nghị luận nghị luận xã hội, nghị Luận văn học
VĂN NGHỊ LUẬN – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, NGHỊ LUẬN VĂN HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I Khái niệm, đặc điểm và các phương pháp lập luận của văn nghị luận Khái niệm Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. Đặc điểm của văn nghị luận - Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai, luận điểm kết luận. - Luận cứ:Là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. + Luận cứ là trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?. Phương pháp lập luận : - Phương pháp chứng minh: Mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Phương pháp giải thích: Chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc, hiện tượng được nêu trong luận điểm. trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định. - Phương pháp phân tích: Là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng ta có vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu.. và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. - Phương pháp tổng hợp: Là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường nằm ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc của toàn bộ bài văn. II. Các dạng nghị luận xã hội 1. Nghị luận về tư tưởng, đạo lí a. Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ. b. Dàn ý: - Mở bài:+ Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn. + Dẫn lại câu tục ngữ, ca dao, nhận định, câu chuyện. + Khái quát ý nghĩa tư tưởng đạo lí cần bàn. - Thân bài: + giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tưởng, đạo lí. + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. - Kết bài: Kết luận, tổng kết (Khi kết luận chú ý nêu lại câu nói, tục ngữ, ý kiến hay câu chuyện), nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.. Các bước triển khai luận điểm phần thân bài: Bước 1:- Giải thích. Có 3 cấp độ giải thích: + Giải thích từ ngữ, hình ảnh, nghĩa đen, nghĩa bóng (đối với vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện qua câu tục ngữ, ca dao. Ví dụ: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Có chí thì nên.) + Giải thích khái niệm, cụm từ, các vế câu (đối với vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện qua câu nói, nhận định. Ví dụ: Suy nghĩ của em về ý kiến sau: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không.) + Giải thích nghĩa cả câu chuyện (đối với vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện qua một câu chuyện, mẩu chuyện ngắn. Ví dụ: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường.) - Sau khi giải thích xong, rút ra ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận là gì? Bước 2: Bàn luận - Bộc lộ ý kiến về vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn: Vấn đề đó đúng /sai, hợp lí/ chưa hợp lí, hoàn toàn đúng/đúng một phần - Vì sao như thế? Người viết đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận theo quan điểm đánh giá của người viết. Bước 3: Mở rộng, nâng cao - Đánh giá vấn đề được đưa ra bàn luận đã là bài học xử thế hay chưa, nó có giá trị như thế nào trong việc hình thành nhân cách con người và sự tiến bộ của xã hội. - Phản đề: Nêu những hiện tượng trái chiều, đặt vấn đề vào những tình huống phức tạp của cuộc sống để bàn luận với cái nhìn nhiều chiều, thậm chí lật ngược vấn đề. Bước 4: Bài học nhận thức của bản thân. c. Dàn ý tham khảo. Đề 1 Suy nghĩ của em về ý kiến sau: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không. 1.Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu về sự việc, hiện tượng bằng câu nói: “ Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm về thời gian”.(Các Mác), Thật vậy, với thời gian với bất kì ai cũng vô cùng quí giá, bởi thời gian không chỉ cho chúng ta được sống, được làm việc, học tập, mà còn được thực hiện bao ước mơ khát vọng.Thời gian trôi qua chẳng bao giờ lấy lại được. - Dẫn câu nói: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được, còn thời gian thì không”. 2.Thân bài: a.Luận điểm 1: Giải thích khái niệm: - Thời gian: là cách đo vòng quay của Trái Đất, được chia thành giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm - Vàng : là kim loại rất quí và hiếm - Nhận định thời gian là vàng là cách dùng so sánh để khẳng định giá trị quí giá của thời gian đối với cuộc đời của mỗi con người và cuộc sống xã hội. b. Luận điểm 2: Bàn luận - Ý kiến trên trên hoàn toàn đúng, xác đáng, được nhiều người thừa nhận. - Vì: + Khi cuộc sống hình thành, cùng với sự phát triển, con người dần tiến bộ, có ý thức về cuộc sống của mình, họ đã biết tính lịch thời gian. Họ đã nhận ra thời gian là vô giá bởi sự tồn tại của mỗi người lại hữu hạn. + Trong cuộc đời, có ba thứ không thể lấy lại được: Thời gian, cơ hội và lời nói. Trong đó, thời gian là thứ khó lấy lại nhất. Bởi thời gian là sự sống; thười gain là thắng lợi; thời gian là tiền; thời gian là tri thức. Nếu ta biết tận dụng thời gian, ta có thể khỏe mạnh, có thể thành công, có thể đạt được ước mơ, hoài bão, có thể lĩnh hội thật nhiều tri thức cuộc sống, để làm nhiều việc có ích cho bản thân, cho đời. c. Luận điểm 3: Mở rộng, nâng cao - Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những người chưa thấy rõ vai trò, ý nghĩa của thời gian, nhất là các bạn trẻ. Họ tìm cách giết chết thời gian hoặc lãng phí thời gian bằng lối sống hưởng thụ, sống gấp, chỉ biết nghĩ cho mình, vị kỉ. Những người không biết quí thời gian thường buông xuôi cuộc sống, sống không có ước mơ, hoài bão, lí tưởng, khát vọng. Họ sẽ là những người thất bại, tụt hậu với cuộc sống. - Nhưng cũng không vì thời gian là vàng mà sống hối hả, sống hôm nay không biết đến ngày mai d. Luận điểm 4: Bài học nhận thức - Cần phải biết quí trọng thời gian, quí trọng cuộc đời, phải biết sống và cống hiến, ra sức học tập, rèn luyện để xây dựng cuộc sống của mình thật sự có ý nghĩa - Một nhà văn đã nói: Đời người chỉ sống một lần, phải sống sao cho khỏi phải ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí. Thật vậy, tuổi trẻ chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất để có thể thực hiện nhiều điều, vì thế sống sao cho khỏi phải nuối tiếc bạn nhé! 3. Kết bài: - Câu nói là một bài học triết lí sâu sắc và quí giá với tất cả mọi người. - Để quí trọng thời gian, chúng ta cần có phương châm sống đúng đắn, tiến bộ. Và bạn hãy nhớ rằng đời người được đo bằng hành động, cống hiến chứ không phải được đo bằng thời gian sống.. Đề 2 Suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường 1.Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu về sự việc, hiện tượng bằng câu nói: “ Làm nhà bên đường, gặp ai cũng bàn thì ba năm không xong”.(Khuyết danh), Trong cuộc sống, có người nghe lời khuyên đúng mà làm theo, sau cùng đạt được thành công. Nhưng cũng có kẻ nghe và làm theo những lời xúi bậy mà thân bại danh liệt. - Dẫn câu chuyện: Để nhắc nhở việc này, người xưa đã truyền lại câu chuyện: Đẽo cày giữa đường. 2.Thân bài: a.Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa câu chuyện: - Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện: Câu chuyện kể về một anh thợ mộc ngồi bên vệ đường đẽo cày. Có người đi qua trông thấy khuyên: “ anh nên đẽo cày to ra một chút thì dễ cày và mới bán được”. Anh ta làm theo lời khuyên đó. Lát sau có người khác chê nó to quá, cần đẽo nhỏ lại. Rồi lại một người khác yêu cầu anh đẽo cày to hơn. Thế là anh kiếm những khúc gỗ to đẽo chiếc cày khổng lồ. Và cứ thế hết ý kiến này lại đến ý kiến khác, anh đều làm theo. Cuối cùng, chiếc cày của anh bé bằng chiếc đũa, anh phải vứt đi vì chẳng ai thèm mua nó. Tục ngữ ta có câu: Đẽo cày giữa đường là thế. - Câu chuyện trên đã cho ta bài học sâu sắc: Cần phải có lập trường và tính tự chủ trong cuộc sống. b. Luận điểm 2: Bàn luận - Lời khuyên của ông cha từ câu chuyện ngụ ngôn trên hoàn toàn đúng. - Vì: + Không có lập trường sẽ dẫn đến thất bại trong công việc. Ví như anh thợ mộc trong câu chuyện. Trong cuộc sống, ta cũng bắt gặp nhiều người có biểu hiện tương tự. Trong lớp có bạn giải đúng đáp số bài toán, nhưng nghe bạn nói đáp số khác mình, liền nghe theo và giải sai, đành phải chấp nhận điểm kém. Trong xã hôi, nhiều người hết đổi công việc này sang công việc khác chỉ vì nghe theo lời của những người chung quanh, cuối cùng thất bại, chẳng việc nào ra việc nào. Rõ ràng mù quáng chạy theo ý thiên hạ thì hậu quả là việc nhỏ hại nhỏ, việc lớn hại lớn. + Không có lập trường thì khó tạo được thành công bền vững. Đồng thời không có lập trường cũng dễ bị sai khiến, lợi dụng. + Cần phải có lập trường và có tính tự chủ. Điều đó giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được năng lực của mình, mạnh dạn đóng góp ý kiến để góp phần thực hiện tốt công việc chung. + Tự chủ và lập trường còn giúp ta có bản lĩnh vững vàng hơn để tìm ra cách khắc phục khó khăn, vượt qua chướng ngại vật, tiến đến thành công trong mọi công việc của cuộc sống. c. Luận điểm 3: Mở rộng, nâng cao - Tự chủ, giữ vững lập trường thể hiện niềm tin vào mục tiêu, kế hoạch thực hiện của mình, còn bảo thủ là cương quyết bảo vệ ý kiến của mình mặc cho ý kiến đó là sai, bỏ ngoài tai mọi lời góp ý của những người xung quanh. - Phê phán những người không có lập trường, bảo thủ d. Luận điểm 4: Bài học nhận thức - Xây dựng cho mình mục đích hành động đúng đắn và có kế hoạch thực hiện chu đáo, giữ vững lập trường trong quá trình thực hiện công việc - Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của những người xung quanh và chọn lọc, điều khiển kế hoạch phù hợp với thực tế, không làm theo người khác một cách máy móc, thiếu suy nghĩ - Để có lập trường, có tính tự chủ, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần học tập và rèn luyện. 3. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị bài học từ ... - Đánh giá ý nghĩa câu chuyện. - Khẳng định vấn đề nghị luận. Đề 2 “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, Ngữ văn 7). Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. I. Mở bài: - Dựa vào bài Ý nghĩa văn chương để nói tình yêu thương con người trong văn học – Văn học là nhân học. - Giới thiệu hai tác phẩm/ đoạn trích - Dẫn ý kiến của Hoài Thanh II. Thân bài : 1 Giải thích ý kiến - Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng trong bản chất của văn chương, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: Lòng thương người, mở rộng ra thương cả muôn vất, muôn loài. Lòng thương người, thậm chí thương cả muôn vật, muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn học chân chính. Giá trị đó là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm. - Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quí của tác phẩm văn học chân chính. Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: Lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quí; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. 2 Chứng minh, phân tích giá trị nhân đạo qua hai tác phẩm - Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: Số phận của kiều bị ném vào lầu xanh, rồi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là tình cảnh oan khiên, nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình. - Qua bi kịch của Vũ Nương, Thúy Kiều, các tác giả đã lên án, tố cáo XHPK bất công tàn bạo đã cướp đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là chế đoạn nam quyền, là bọn quan tham lam, là lũ buôn thịt bán người không từ một thủ đoạn nào chỉ vì đồng tiền. - Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quí của người phụ nữ dù cuộc đời truân chuyên, oan trái. Đó là lòng thủy chung, sự hiếu thảo, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương. - Trân trọng và đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: Khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, phẩm giá, về mái ấm gia đình bình dị, sum vầy. 3 Đánh giá: - Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học. Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc, văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. - Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích dù được viết bằng những thể loại hoàn toàn khác nhau nhưng đã thể hiện rõ nét quan niệm của Hoài Thanh. Cả hai tác phẩm ấy đều là những sáng tác mang giá trị nhân văn cao cả, hướng tới con người và vì con người. - Hai tác giả vừa kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có những nét sâu sắc, mới mẻ. Nguyễn Dữ, Nguyễn Du xứng đáng là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. họ đã làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam. III. Kết bài : - Có được giọng điệu riêng, phong cách độc đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu sáng tạo của nghệ thuật. Muốn có được được điều đó cần tạo ra cách cảm và đặc biệt cach thể hiện khác nhau. Tuy nhiên cái gốc của nhà văn vẫn là tấm lòng “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, vì thế trên hết nhà văn phải viết vì cuộc đời, vì con người tức là phải là nhà nhân đạo chủ nghĩa. Đề3 Cảm nhận về các đoạn thơ sau: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Quê hương, Tế hanh) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng cá bạc biển Đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi. (Đoàn thuyền đánh cá, Huy cận) I. Mở bài: - Giới thiệu hai bài thơ, hai nhà thơ và hai đoạn thơ + Là những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới + Cảm xúc của Tế Hanh và Huy Cận gặp nhau ở vẻ đẹp lồng lộng gió đằm vị muối của miền biển, gắn liền với cánh buồm ra khơi mỗi khi bình minh lên hay hoàng hôn buông xuống + Khúc ca lao động hùng tráng cất lên qua hai bài thơ: Quê hương của Tế Hanh và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã khiến bức tranh lao động trên biển thật đẹp, thật tráng lệ, huy hoàng + Vẻ đẹp ra khơi qua hai đoạn thơ II. Thân bài : 1 Phân tích điểm chung giữa hai đoạn thơ - Đất nước Việt Nam có cả dải phía đông gắn liền với biển nên nghề chài lưới trở thành một nghề truyền thống của nhân dân ta ở cả ba miền. Đặt chân lên vùng biển Quảng Ninh, vào một chiều mùa hè, nhà thơ Huy Cận đã cảm nhận được sức sống trào dâng qua từng đợt sóng của những người dân chài, thấy được nhịp đập của trái tim họ hòa lẫn tiếng ca lao động nhịp nhàng. Với Huy Cận, đất biển trù phú Quảng Ninh quả thật là một chân trời mới mà ông khao khát được khám phá: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. - Còn với nhà thơ Tế Hanh, đất biển Quảng Ngãi chính là quê hương thân yêu của ông, là nỗi nhớ đau đáu trong lòng người con xa quê. Dù cách xa, nhưng tâm hồn ông vẫn theo cánh chim trời bay về với làng chài ven biển, với buổi ra khơi của những người dân chài quen thuộc: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang - Viết về cuộc sống lao động của những người dân chài ở những vùng biển khác nhau, nhưng cả hai đoạn thơ đều toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn của đoàn thuyenf lúc ra khơi. Thời điểm ra khơi trong hai khổ thơ được dẫn cũng nói lên cảm xúc được gửi gắm của tác giả. Nếu trong đoạn thơ của Tế Hanh, đoàn thuyền ra khơi trong buổi bình minh nắng đẹp thì đoàn thuyền trong bài Đoàn thuyền đanhs cá của Huy Cận lại bắt đầu ngày làm việc mới trong buổi hoàng hôn rực rỡ, huy hoàng. Hai đoàn thuyền đánh cá ra khơi ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều chất chứa hi vọng, ước mơ và đều đẹp, ăm ắp một vẻ đẹp mọc mạc, chân chất của người dân chài; một vẻ đẹp khỏe khoắn với cách buồm căng tràn sức sống. 2 Điểm khác biệt giữa hai đoạn thơ a. Nét riêng của cảnh ra khơi trong đoạn trích từ bài Đoàn thuyền đánh cá - Phân tích cảnh hoàng hôn: Không gian biển khơi trở nên vô cùng rực rỡ, căng tràn một sức sống mãnh liệt. Những con sóng dài được hình dung như những then cài cửa. Biển đêm trở thành một ngôi nhà gần gũi, kéo gần khoảng cách giữa vũ trụ mênh mông với con người ( phân tích biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa) - Phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi: cánh buồm, câu hát; phân tích ý nghĩa tiếng hát và ca ngợi sự giàu có, phong phú của biển cả (cá ơi) Chuyển: Không rực rỡ, huy hoàng như khung cảnh ra khơi của bài Đoàn thuyền đánh cá, đoàn thuyền của Tế hanh lại bắt đầu ngày mới trong ánh nắng dịu dàng của buổi sớm mai b. Phân tích nét riêng của cảnh ra khơi trong đoạn thơ bài thơ Quê hương của Tế Hanh - Đoàn thuyền ra khơi với bầu trời trong xanh, gió nhẹ, nắng hồng, báo hiệu một chuyến đi biển thật bình yên và may mắn. Những câu thơ đẹp, mở ra một cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuộm nắng hồng bình minh; trên đó nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Hình ảnh so sánh – con tuấn mã và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt, diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống. - Hai câu tiếp theo miêu tả cánh buồm căng gió biển khơi rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạng với sự so sánh độc đáo, bất ngờ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn nhưng đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác, giàu ý nghĩa và đẹp hơn để biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng giương to, no gió biển khơi bao la đó. Cánh buồm là biểu tượng của quê hương, đồng thời thể hiện nét đẹp tâm hồn của người dân miền biển 3 Đánh giá: - Hai đoạn thơ trích trong hai bài thơ ra đời ở hai thời điểm khác nhau: + Quê hương viết trong khoảng thời gian 1939, là sự mở đầu, là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của Tế Hanh, đất nước chia cắt. + Đoàn thuyền đánh cá viết 1958, khi miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, người dân bắt đầu cuộc sống mới - Thể thơ: . + Quê hương viết theo thể thơ tám chữ. + Đoàn thuyền đánh cá viết thể thơ bảy chữ - Cả hai đoạn thơ đều được các tác giả sử dụng bút pháp lãng mạng, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng gợi cảm, các biện pháp tu từ, đều thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó với cuộc đời, với người dân vùng biển, với biển cả quê hương. III. Kết bài : - Hai đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của những đoàn thuyền đánh ca lúc ra khơi - Thể hiện tình yêu và niềm tự hào vơi quê hương của các tác giả, tình cảm dạt dào yêu quê hương đất nước của người viết..
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_van_nghi_luan_nghi_luan_xa_hoi_nghi_luan.doc