Câu hỏi ôn tập văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"

Câu 1 : Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

a. Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ.

b. Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định mang tính khẳng định và một phép liên kết (gạch chân và chú thích rõ).

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Câu 2: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? Phân tích bằng một đoạn văn.

 

docx 6 trang cucpham 01/08/2022 320
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"

Câu hỏi ôn tập văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Câu 1 : Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
a. Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ.
b. Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định mang tính khẳng định và một phép liên kết (gạch chân và chú thích rõ).
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc” 
Câu 2: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? Phân tích bằng một đoạn văn.
Câu 3: Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?
Câu 4: Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ sau, viết đoạn văn phân tích đoạn thơ: 
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ” 
Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 9 -> 15 câu với chủ đề: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Câu 6: Em hiểu tên bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả?
Câu 7. Khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư bài Mùa xuân nho nhỏ có những hình ảnh thơ được lặp đi lặp lại. Đó là những hình ảnh nào? Bằng một đoạn văn ngắn, hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của những hình ảnh đó.
Câu 8. Cho đoạn thơ:
Mùa xuân người cầm sung 
.
Tất cả như xôn xao.
Em hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
Câu 9. Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 10. Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu phân tích nét dặc sắc của cách đặt câu trong hai câu thơ trên.
Câu 11. Tìm điểm chung về quan niệm sống được phát biểu trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và Mùa xuân nho nhỏ.
Câu 12. Sau đây là hai câu thơ mở đầu một khổ thơ:
Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng
Em hãy chép chính xác 8 câu thơ nối tiếp hai câu thơ trên và cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ lộc trong câu thơ trên? Từ ý nghĩa đó, theo em cách viết “Lộc giắt đầy trên lưng” “người cầm súng” có sức gợi cảm như thế nào?
Cho câu văn: Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước.
Nếu coi đây là câu mở đầu đoạn văn trình bày theo phép lập luận Tổng – phân – hợp thì đề tài của đoạn văn là gì? Đề tài của đoạn văn trước đó là gì?
Hãy viết tiếp sau câu văn trên khoảng 10 câu văn nữa để hoàn chỉnh đoạn văn, trong đó có sử dụng câu có thành phần khởi ngữ và câu cảm thán.
Bài thơ chứa những câu thơ trên còn giúp ta hiểu thêm về quan niệm sống đẹp, có ý nghĩa của tác giả, quan niệm đó cũng đã được nói đến trong một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9. Đó là quan niệm sống như thế nào? Tác phẩm khác đó là tác phẩm nào? Của ai?
Câu 13. Cho đoạn văn sau:
Mùa xuân nho nhỏ, một bài thơ hay chúng ta đã học trong chương trình cấp THCS. Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ được dùng theo nhiều nghĩa. Trước hết trong cách miêu tả của tác giả làm hiện lên vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên với một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh, với con chim chiền chiện hót vang trời. Sau nữa là mùa xuân chiến đấu và lao động, “người cầm súng” họ giắt lộc đầy quanh lưng, “người ra đồng” họ chải lộc “dài nương mạ” .
Xác định chủ đề của đoạn. Nội dung của đoạn được trình bày theo phương pháp nào?
Những từ nào trong đoạn văn được dùng theo phép thế và phép nối?
Dựa và khổ 4 và 5 của bài thơ , viết tiếp một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu để minh họa ý của câu chủ đề: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện một vấn đề lớn của nhân sinh quan: Sống có ích, sống cống hiến cho đời là một lối sống đẹp.
VIẾNG LĂNG BÁC
Câu 1: Cho câu văn sau: "Viếng lăng Bác", ta không chỉ thấy tình cảm xúc động chân thành của tác giả, của dân tộc dành cho Bác Hồ. Áng thơ của Viễn Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân.
a. Biến đổi một trong hai câu trên thành câu bị động.
b. Nếu coi những câu thơ trên là phần mở đoạn của một đoạn văn thì phần mở đoạn ấy cho ta biết đề tài của đoạn văn đứng trước nó là gì? Đề tài của đoạn văn sắp xây dựng là gì?
c. Viết tiếp để có đoạn văn tổng phân hợp.
Câu 2: Mở đầu bài “Viếng Lăng Bác ”, hình ảnh hàng tre bên Lăng được Viễn Phương viết trong khổ 1 và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này”.
Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ. Em cảm nhận được từ cách hình ảnh ẩn dụ đó có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu.
Trình bày bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3 : Tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác thể hiện như thế nào trong bài thơ? (viết đoạn)
Câu 4: Yếu tố nào làm nên thành công của bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Câu 5: Viết đoạn văn tổng phân hợp làm rõ chủ đề sau: 
Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tình cảm chân thành, xúc động của Viễn Phương, của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.
Câu 6. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh hàng tre trong khổ 1 bài thơ VIẾNG LĂNG BÁC của Viễn Phương.
Câu 7. Khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác ” đã thể hiện tình cảm nhớ thương, lưu luyến và ước nguyện tha thiết của tác giả đối với Bác.
Hãy biến đổi câu trên thành câu bị động.
Hãy viết một đoạn văn T –P –H phân tích khổ thơ cuối . Trong đó phần mở đoạn là câu bị động mà em vừa biến đổi, phần kết đoạn là một câu cảm thán.
Câu 8. Cho hai câu thơ|:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Từ “mặt trời” ở hai câu thơ mang những nghĩa gì? Nghĩa của từ “mặt trời” nào mang nghĩa ẩn dụ?
Cách sử dụng cặp từ mặt trời sóng đôi đó cũng đã được dùng trong một bài thơ khác mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép chính xác những câu thơ đó và cho biết tên bài thơ, tác giả.
Phân tích đoạn thơ có hai câu thơ trên.
Câu 9. Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật.Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Và sau đó, tác giả thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ ấy.
Từ những câu thơ đã dẫn, kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được thể hiện theo trình tự nào? Sự thật là người đã ra đi nhưng nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?
Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca . Chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh ánh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_van_ban_mua_xuan_nho_nho.docx