Tài liệu An Dương Vương

Thục không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời chiến quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua HùngVương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gã nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất.

Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu ( Bạch Hạc, Vĩnh Phú).

 

doc 99 trang cucpham 23/07/2022 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu An Dương Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu An Dương Vương

Tài liệu An Dương Vương
An Dương Vương
     Giai thoại: Chuyện nỏ thần1, Chuyện nỏ thần2
Theo truyền thuyết sử cũ thì An Dương Vương tên thật là Thục Phán là cháu nước Thục. Nước Thục không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời chiến quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua HùngVương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gã nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. 
Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu ( Bạch Hạc, Vĩnh Phú). 
AN DƯƠNG VƯƠNG DẸP TẦN 
Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì Doanh Chính nước Tần đã kết thúc mọi hỗn chiến đời chiến quốc, thống nhất nước Trung Hoa, lập nên một nhà nước lớn mạnh. Để thõa tham vọng mở mang lãnh thổ, Doanh Chính huy động lực lượng to lớn phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt. 
Năm 218 trước công nguyên, Doanh Chính huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhứt củ quân Tần phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, đạo quân chủ lực của quân Tần do viên tướng lừng danh Đồ Thư thống lĩnh vào đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Nhân dân Lạc Việt biết không thể đương nổi quân Tần nên bỏ vào rừng để bảo toàn lực lượng. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Bởi vậy khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, chúng gặp khó khăn chồng chất. Quân địch tiến sâu đến đâu, người Việt làm vườn không nhà trống và trốn rừng đến đó. Chẳng mấy chốc quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương, khí hậu độc địa, thì người Việt, do Thục Phán làm tướng, mới bắt đầu xuất trận. Chính chủ tướng Đồ Thư trong một trận giáp chiến đã bị bắn hạ. Mất chủ tướng, quân địch hoang mang mở đường máu tháo chạy về nước. Như vậy, sau gần 10 năm lãnh đạo nhân dân Âu Việt – Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần thắng lợi. Thục Phán đã thực sự nắm trọn uy quyền tuyệt đổi về quân sự lẫn chính trị, khiến cho uy tín của Thục Vương ngày càng được cũng cố và nâng cao. Từ vị trí ấy, Thục Vương có điều kiện thi thố tài năng, dựng xây nước Âu Lạc vững mạnh. 
AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA, 
Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa. 
Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào? 
Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km... Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công. 
Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa ( Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)v.v... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây. 
Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sựtổng hợpcủa Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ. 
Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc. 
AN DƯƠNG VƯƠNG BÃI CHỨC TƯỚNG QUÂN CAO LỖ 
Chuyện xưa kể rằng: 
Một lần Thục An Dương Vương hỏi tướng quân Cao Lỗ, người thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa: 
Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo thuận hòa. Nay con trai họ là Trọng Thủy muốn cầu hôn với Mỵ Châu, ông nghĩ thế nào? Riêng ta muốn chấp thuận lời cầu hôn cốt để hòa hiếu, tránh nạn binh đao? 
Cao Lỗ suy nghĩ hồi lâu rồi tâu : 
Việc này hệ trọng lắm, xin Vương thượng cho nghĩ ba ngày. 
Về nhà, Cao Lỗ suy nghĩ băn khoăn lắm. ý vua An Dương Vương đã rõ, nếu không chấp thuận, có thể bĩ bãi chức. Nếu đồng tình thì vận nước có cơ nguy. 
Mấy hôm sau, vào chầu vua, Cao Lỗ tâu : 
Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gửi rể. Chẳng qua họ muốn biết cách bố phòng của Loa Thành mà thôi. Việc ngàn lần không nên. 
Thục An Dương bỗng nỗi giận : 
Nhà Triệu đánh mãi Âu Lạc không thắng, muốn mượn chuyện cầu hôn để xí xóa hiềm khích, ta lẽ nào không thuận? Ông già rồi, ta cho ông về nghỉ. 
Cao Lỗ không ngạc nhiên. Vốn điềm đạm, ông chỉ nói : 
Việc đúng sai còn có vầng nguyệt soi sáng, thần không ân hận khi nói điều phải. 
Vì không nghe lời khuyên của Cao Lỗ, An Dương Vương đã mắc mưu giặc khiến cho vận nước tan tành. 
Lấy được nước Âu Lạc, nhà Triệu xác nhập vào quận Nam Hải với Âu Lạc thành nước Nam Việt. 
Vốn là người quỷ quyệt, là rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thống trị người Nam Việt, cho nên Triệu Đà đã áp dụng chính sách hiểm độc gọi là "Dĩ di công di", tức là chính sách dùng người Việt trị người Việt. Triệu Đà vẫn giữ nguyên quyền vị cho các lạc tướng, dùng họ đễ cai trị nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà chỉ đặt một số ít quan lại và một số quân đồn thú để kiềm chế các lạc tướng và đốc thúc họ nộp phú công, mục tiêu chủ yếu của cuộc xâm lược lúc đó. 
Nguyễn Minh Đức (ST)
Chuyện Nỏ Thần
I 
Vương họ Lý, tên ạng Trọng, người Từ Liêm. Thân dài hai trượng ba thước. Khí chất thẳng thắn, dũng mãnh khác thường. Lý Tế Xuyên (Việt Diện U Linh) Cuối đời Hùng Vương có người xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ, họ Lý tên Thân. Sinh ra rất to lớn, cao hai trượng ba thước. Tần Thủy Hoàng muốn cất quân đánh ta. Vua Hùng bèn đem Lý Thân tiến nhà Tần. Thủy Hoàng mừng lắm, phong làm chức Tư lệnh hiệu úy. Đến khi Thủy Hoàng thôn tính thiên hạ, Lý Thân có công, được Thủy Hoàng sai giữ Lâm Thao ở Trường Thành, uy danh vang dội đến Hung Nô. Sau, tuổi già, Lý Thân về nước, Hung Nô lại sang xâm phạm cửa ải. Thủy Hoàng nhớ Lý Thân, sai người sang triệu. Lý Thân không chịu đi, trốn vào rừng núi. Bấy giờ, An Dương Vương nói dối vua Tần là Lý đã chết. Thủy Hoàng đúc tượng đồng Lý Thân, đặt hiệu lŕ ạng Trọng, dựng ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương. Trong bụng tượng chứa được mấy chục người. Mỗi khi có sứ giả bốn phương đến, vua Tần ngầm sai người chui vŕo bụng tượng, lay cho tượng cử động. Người Hung Nô trông thấy, sợ lắm, tưởng quan Tư lệnh hiệu úy Lý ạng Trọng còn sống, không dám động tới cửa ải. 
Vũ Quỳnh và Kiều Phú (Lĩnh Nam Chích quái) 
* * *
Hai con voi thình lình nhô lên giữa làn nước đỏ xuộm trước lưỡi cát mỏng đầu bến. Nước nhếnh nhoáng như trát bùn đen nhánh lên mình voi. Không trông rõ được hai người cởi trần trùng trục, đen trũi, ngồi vắt vẻo trên lưng voi. Những ống chân voi đã nhấp nhô ngang mặt nước. Sóng sông ào ào xô vào theo. Đô Lỗ và Đô Nồi cưỡi voi qua sông chơi thăm cố ạng Trọng. M?i ít lâu không sang mà chỗ bến vào xóm nhà cố ạng Trọng, trông đã phong quang hẳn. Vừa như hôm nào, đưa Cao Lỗ ra bến, ạng Trọng bảo:
"Rác rưởi quá! Rác rưởi quá! Chỗ người ở thì phải cơ ngơi ra hồn, không được hôi hám bề bộn hang cày cáo thế này". Quả nhiên, hôm nay đã thấy đổi khác như lời ạng Trọng. Cả một vùng bãi khủyu sông Cái trước mặt, những cây gỗ mục mùa lũ trên ngược trôi về, năm này năm khác, đọng cao như gň. Bây giờ không còn vết tích đâu nữa. Phí ... hau nô nức xuống hội Mi Linh. Suốt một dải từ bên kia núi Ngũ Lĩnh ra đến phía cửa bể Hợp Phố lũ lượt người kéo tới. Đất nước không cňn bóng một tên quân Hán. Hàng trăm năm các cői mới lại được một khi vận hội thế nŕy. Bao nhiêu tin về nỗi vui nỗi lo dồn dập đến một lúc. Có tin vua Hán đă bỏ ngục thái thú Tô Định, rồi đem đầy ra băi hoang ngoài Trường thành. Lại có tin vua Hán quyết rửa cái thẹn quan thái thú phải cởi giáp cắt râu đắp bůn lên người, chạy trốn. Vua Hán đã gọi quân các cõi Quế Lâm, Linh Lăng, Thương Ngô, giao cho Phục Ba tướng quân Mã Viện lo liệu. Hàng vạn quân, hàng nghìn xe thuyền, bạt ngàn dân phu thủy bộ đã đợi sẵn. Mọi việc tiến quân, tướng Mã Viện đương gấp gấp sửa soạn. Một quân bộ kèm một dân phu. Quân thủy có cả vạn dân chài phải theo phục dịch. Phương nam xa xôi hiểm trở, việc quân phải kỹ lưỡng. Khinh xuất mảy may không được. Từ đời Śn, đời Tần, đă có gương tày liếp. Vua Œn chết tại trận. 
Tướng Đồ Thư mất mạng. Lại đến thái thú Tô Định để nhục phải đến nhuộm răng, cắt râu mới thoát thân. Mă Viện đęm ngày suy tính, sắm sửa mọi mặt. Các quận huyện từ Quế Lâm lên Trường Sa, nộp thóc, đậu, cỏ khô, cả dê, lợn, rượu và đệm cỏ, giày cỏ, nón lá tích lại. Bao nhiêu dân phu bắt ra lập doanh trại, ngồi tụ đấy. Có lệnh thì khuân vác trẩy theo. Tháng tư, trăng vằng vặc suốt đęm, trời Mi Linh. Khắp các bến đň ngang, đň dọc, người chen chân đổ về. Tręn thành, ngoài bãi, khói thui trâu thui lợn, khói thổi cơm thi nghi ngút từng đám. Trai gái hát xoan, múa mỡi, lęn chiêng đâm đuống vui nhởi canh thâu. Những đám đấu vật, đấu roi, ném cňn, kéo co, đấu giáo, bắn nỏ. Hội đua tŕi cũng lại là hội quân trẩy. Trai gái đến hội khấp khởi mừng mong được vŕo quân ngũ. Những cây đu tung người tay đôi tay ba ríu rít thướt tha hoa cŕ hoa cải. Khắp các dòng sông Cái, sông Lú, sông Thiếp nghìn nghịt thuyền mảng. 
Huầy dô Huầy dô Bái hồ là huậy Là hới lên dô Bái hồ là huậy ớ hơ ớ hơ Hầu chạ một mái Cắt dây kéo thuyền Huầy dô huầy dô Huầy dô huầy dô Là huầy dô huậy... 
Mấy ngày đã qua, thì nỏ ngựa, nỏ bộ. Đêm nay, đến cuộc thi đấu roi ra quân. Những đống lửa, những cây đěnh liệu khắp từ trong thành ra đã rừng rực cháy từ chập tối. Phía đồi đất quanh cánh đồng trũng đă được san một vùng viền phẳng. Người về xem đấu roi ngồi khắp từ chân ruộng lên đỉnh đồi. Tướng bà Trưng Trắc đứng giữa gióng, nói:
-Bờ cõi ta xưa rày vốn dài rộng ra đến ngoài Ngũ Lĩnh. Dưới chân Ngũ Lĩnh, hàng trăm năm trước, người xưa đă dựng lên vách đá thành Tần thành Việt, chỉ một người một ngựa đi lọt, rành rành như thế. Giặc Hán ngông cuồng đã phải bỏ chạy, phen này quyết không để giặc trở lại được. Tám cői đă về đây ra quân ngŕy mai. Đęm nay vào hội đấu roi cho thiên hạ cả nước được nức lòng. 
Những đội cồng khắp nơi đều lęn tiếng một lượt. Tiếng cồng âm u như sấm động rền dŕi xa mãi. Rồi từng đợt trống đồng giọt xuống, tiếng đanh mŕ trầm, sôi nổi, dạt dào. Chốc chốc, một đoàn quân trẩy tới, hai bên đường rừng rực những cây đuốc giơ cao, trong tiếng người reo, tiếng hát, náo nức cực kỳ đến tận quanh băi đấu. Các tướng đều vŕo tay roi. Tướng ả yếm cổ xẻ trần lưng, váy xắn, bước thoăn thoắt. Tướng ông, tay dŕi như tay vượn, quơ một lèo dựng ngang cây roi. Những ngọn roi va nhau chan chát. Ngọn roi chặn xuống, im phắc, rồi lại đột ngột vůng lên, như chớp giật. Cánh tay tướng ông nổi chão. Cánh tay tướng bà trắng ngó cần, thoăn thoắt như cá lượn. Các đỉnh đồi reo ŕ à hơn sấm rền. Người khiêng cả những cây gỗ chất vào đống lửa giữa bãi. Hàng chục tay đấu đứng một dãy hai hàng. Trưng Trắc đọ roi với ả Bát Nàn, ả Xoan với Mệnh Đạo. ạng Thi Bằng với ả Lan, ả Ngọc Trinh so với ông út ở Lũ. Anh em Nguyễn Trĩ, Nguyễn Lĩnh với chị em Hà Tơ, Hà Liễu, ả Phật Nguyệt ở Thản, ả Chúa Bầu với ông Cả Công ở Thanh Oai. Đô Dương ở Cửu Chân, ả Lê Chân ở Ninh Hải. Các tướng ông Thuông Nhu, tướng ả Thánh Thiên ở Hợp Phố. Tít đằng xa, các ông Trần Tuấn, ông Cao Minh, ả Nguyệt Doanh, ông Hùng Báo, ông Cả Lợi, ông Hai Lạ, ả Lự, ả Nương, ả Nang... Bao nhiêu cây roi rập rờn lên trong ánh lửa. Ngọn roi, thân roi gãy đôi, giập nát. Nhưng những bọc nhọ nồi đầu roi vẫn nguyęn. Chưa ai đụng được vŕo ai. Các tay đấu lại hăm hở thay roi. Cho đến nửa đęm, đống roi đă vơi quá nửa. Đám người xem, người đấu cŕng mải mê. Đến sáng bạch, không còn một cây roi lành. Suốt bãi, các tướng ông, tướng ả mồ hôi lấp lánh trong ánh lửa đã nhạt vào buổi sáng mà vẫn phóng roi, vẫn ngang tầm nhau, ngang tài. Các hội chiêng khắp nơi vẫn vang tiếng mười hai chiêng. Suốt đêm đến sáng, đều một nhịp, không một lúc chùng tay. 
Chiêng đủm, chiêng boòng beng đánh đôi bốn tiếng vuông đều như bŕn cờ. Chiêng chót nhảy vào như chim hót, Chiêng khõ giòn hơn phách trúc. Cho đến trời sáng bạch, hội chiêng vẫn vững tiếng như lúc chiêng đàm dõng dạc lên chiêng đầu tiên cầm nhịp. Ngay sáng hôm ấy, quân trẩy rầm rộ qua các cửa thành. Quân ta nhổ đi giữa các cõi. Người tiễn quân như hội chợ. Từng xe cơm nén mo cau đưa đến cho người đi ăn đường. Mỗi người, tay lại cầm khẩu trầu mời. Đống nhất, các đạo quân lęn đường đi trấn cői xa. ả Lên Chân xuống miền bể Ninh Hải. ạng Đô Lương trở về Cửu Chân. Cửa Hợp Phố ngoài Ngũ Lĩnh, có quân ông Thuông Nhu, ả Thánh Thiên trở về. Lại có quân tướng Hác, người sông Cái, quân ông Cả Công miền Thanh Oai theo lên. Các làng đem dừa ra mời quân uống đi đường xa đỡ khát nước. Những quả dưa hấu lňng đỏ xạn cát mát ngọt như đường. Người Lý, người Đồng, người Dao ở hồ Động Đěnh, người Cật, người Linh, người Miêu ở Tam Miêu cũng xuống hội quân với các tướng ông, tướng ả đi giữa cửa bể Hợp Phố. Người đi, người tiễn. Những đạo quân trẩy giữa cả ngŕn người từ bóng các dãy cây xoan, cây đề lá xanh đậm xanh nhạt trong cổng thŕnh ra. Người đi nửa ngŕy chưa qua hết. Tiếng hò hát, tiếng cồng, tiếng trống đồng vang khắp đồng băi ra suốt mặt sông. 
* * *
Trên khoảng đồi trông ra sông Cái. Những tàu lá cọ xòe như chiếc tán. Lá cọ đựng nắng, bóng mát xanh đọng thŕnh vũng. Dưới kia, mặt nước cuồn cuộn phù sa đỏ rực. Hai bên quang cảnh mênh mang làng mạc trù phú. Đồi chè, đồi sơn như những bát úp xanh mượt. 
Rừng cọ liền rừng mía suốt một dải. Những cánh nương đương vŕo đňng trải màu xanh thẫm lẫn với chân ruộng lúa nước khuất trong rộc. Bãi ngô, bãi khoai lang quanh từng nếp nhà sàn lửng, làng xóm quây quần chi chít. Trẻ con chơi nhởi, một đám đương bẫy chim cuốc đem thui dưới rặng vải, rặng nhãn tròn tán như những cái nấm lùn. Mùi hoa cau thơm ngào ngạt. Cả rừng cau lủa tủa, thân thẳng vút lên như đan phên. Người trẩy hội tiễn quân ở Mi Linh đương tản về các ngả. Một ông lão, nhác trông vẻ đã quá già, cánh tay trần nhăn nheo xù xì như vỏ gốc gạo. Nhưng không thể đoán được tuổi thọ của cố. ạng lăo vẫn mạnh mẽ, vững chãi. ạng lão đi một mình. Không phải con cháu người theo người dắt, như mọi cố tuổi cao nhường ấy đã đuối sức. ạng lão đầu trọc, quần xắn móng lợn, chân đất. Tấm áo năm thân buộc dải, rộng ống -vải nâu vỏ dŕ lẫn màu đỏ son đường đồi. ạng lăo chống gậy thong thả bước. Đến một tảng đá. ạng lăo dựng chiếc gậy lên, ngồi nghỉ. Bờ tre gió dạt dào, ngả nghiêng. Dưới bến, mấy chiếc nan sang ngang trôi ve vé như những chiếc lá tre đuổi nhau. Tiếng hát vời vợi sang sông theo con đň. 
Khăn vuông ai đội Khăn điều ai vắt vai Ai đi nhớ Về thương Ai thương ai nhớ Ai về ai nhớ ai thương 
Lối bến vào qua dưới những vòm tre hun hút mát rượi. Bóng tre lăn tăn xanh. Trai gái Mi Linh dưới đň lên còn đương ríu rít những chuyện đęm hội roi lúc gà gáy quân trẩy. Tiếng hát vương theo người vào mãi những con đường đất đỏ trong đồi khuất xa. Một người to lớn, lực lưỡng, đội chiếc nón bứa, quần buông lá tọa, đầu quấn vểnh lằn khăn chŕm tai chó, bước chen trong đám. Người ấy quẩy một gánh củi. Đầu bó củi đằng trước giắt chiếc rěu to. Đám người dưới bến vẫn rập rěu lên. Lại rộn ràng đám khác đi tới rồi đi qua. Người quảy củi đứng lại. Có lúc nhěn đăm đăm. Như trông thấy được tiếng hát cô Tŕm ngày xưa đương theo đám trai gái cůng về. Người quảy củi khe khẽ thở dài -như buông cái mệt nhọc lên dốc ra, rồi đặt gánh củi cạnh tảng đá ông lăo vừa ngồi. Người quảy củi vái chào rồi sôi nổi kể với ông lão:
-Suốt đęm xem đấu roi! Tuyệt trần! Tuyệt trần. Nghĩ người ta cũng nực cười. Lúc chưa đi đâu thě chỉ biết có mình giỏi. Kịp khi học được mấy miếng võ hiểm của cố ạng Trọng, mới vỡ ra ngoài lò có người hơn mình. Đến lúc ra thiên hạ, thấy trong thiên hạ người tài không đếm xuể được. Xem các tướng ông, tướng ả đấu roi, cứ vừa xem vừa nhớ lại, lại cười thầm mình như thế. ạng lão gật đầu ra vẻ chịu chuyện. Bỗng người quảy củi hỏi một câu dường như chẳng ăn nhập gě vào những chuyện đương nói:
-Vua chủ có còn nhớ cái khi vua tôi bàn mưu giết Đồ Thư ở Núi Trâu. Tốn thêm một con trâu mà phải tính lại mãi. Cũng mê mải suốt đêm đấy. ạng lão chậm rãi nói:
-Đến cái tuổi lăo, mà lão cũng quên rồi. Còn nhớ gì nữa đâu! Rồi ông lão im lặng. Một lúc, như chợt nghĩ thấy, lại nói:
-Miếng roi các tướng ra quân đęm qua, chư ông nói phải, giỏi quá. Các tay nỏ bắn đôi cũng tŕi hơn ngày trước nhiều. Người quảy củi chưa thấy ông lão bắt lời câu mình hỏi lúc nãy, lại sẽ sàng nói:
-Còn nhớ đã cùng cố ạng Trọng xem đất Kẻ Nhồi, Kẻ Vang.
-Lão không nhớ thế nào! Người quảy củi nói:
-Trên đồi đá ong, cố ạng Trọng dặn ta việc xây thành, giữ thành... ạng lão lắc đầu:
-Lão không phải Thục Phán đâu. Người quảy củi nhìn ông lão:
-Vua chủ có còn nhớ Cao Lỗ không? ạng lão tần ngần rồi gật đầu:
-Cũng may, lão vẫn còn nhớ chuyện ông Cao Lỗ xây thành. Nhưng mà cứ gì lão, đâu trong thiên hạ, ai chẳng thuộc chuyện Cao Lỗ xây thành Loa.
-Vua chủ còn nhớ tôi không? 
-Vậy ông là ai?
-Tôi là Cao Lỗ đây. ạng lão im lặng. Rồi nhìn mênh mông ra vùng đồi đất đỏ trước mặt.
-Cao Lỗ! Cao Lỗ! ạng là Cao Lỗ ư? Có nhẽ lão chưa được biết bao giờ. Hay lŕ lão đã gặp ông mà lão không biết. ừ, ngày trước vua chủ đã qua lại bao lần đất Kẻ Nhồi, Kẻ Vang, thế mà phải đến khi cố ạng Trọng bảo cho mới nhìn ra được nơi thế hiểm. Thôi thôi, dễ có khi đă gặp nhau mà không biết cũng nên. Rồi lặng im. Người quày củi nhấc gánh, cúi chào ông lão, rồi cười ha hả, lại rong ruổi đi. 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_an_duong_vuong.doc