SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học

Với thành tựu khoa học kỷ thuật tiến như vũ bão hiện nay, ứng dụng CNTT trong giảng dạy không còn là điều mới lạ đối với tất cả các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến; kể cả các trường học trọng điểm ở các thành phố lớn hiện nay ở nước ta.

 Minh chứng cho quỹ đạo trên trường THPT Ayunpa từ vài năm nay cũng đã từng bước ứng dụng thành tựu CNTT trong quản lí và giảng dạy tuy ở “ độ tuổi” còn “ khiêm tốn” nhưng cũng đã từng bước khẳng định được vai trò và tác dụng hiệu quả của nó trong các lĩnh vực, đặc biệt trong các môn học ở bậc THPT.

 Ví dụ, trong tiết học bộ môn lịch sử càng cho chúng ta thấy rõ điều đó, bởi đơn giản học sinh thường cho đây là môn phụ, không cần phải đầu tư nhiều như các môn học khác càng làm cho bộ môn sử vốn dài lê thê, chằng chịt với những nội dung & sự kiện lịch sử khó nhớ, học sinh chán học, không đam mê với bộ môn lịch sử bởi sự nghèo nàn về tư liệu, tranh ảnh, thước phim sinh động nhưng kể từ khi ứng dụng CNTT vào tiết dạy thì “ hình như” học sinh chú ý, tập trung hơn, rồi “ ồ”, “à” khi các em được thấy những slide hình ảnh như xe tăng, máy bay trực thăng của Mĩ, hay đội quân viễn chinh Pháp, Mĩ, hoặc những bản đồ, biểu đồ có hiệu ứng. Điều đó càng khẳng định giảng dạy bằng máy chiếu có ưu điểm hơn vừa phong phú về nội dung, hình ảnh, vừa tận dụng được triệt để thời gian nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm tạo cho tiết học sinh động hơn. Nhưng sẽ không có tác dụng nếu như giáo viên chỉ làm thao tác trình chiếu. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập nhận thức khoa học, rõ ràng trong một tiết học CNTT nhằm tích cực hoá hoạt động học bộ môn lịch sử của học sinh là cần thiết và quan trọng.

 Như vậy,đổi mới phương pháp giáo dục và dạy học được coi là khâu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học, để tránh Thầy dạy theo kiểu đọc chép kết quả học sinh khó có khả năng có thể giải quyết được những vấn đề, những tình huống mới đặt ra trong học tập. Bởi, học sinh ngoài sự ghi nhớ máy móc về kiến thức, sự kiện lịch sử thì ngược lại về mặt

SÁNG KIẾN -KINH NGHIỆM

RCOM H LENNĂM HỌC: 2006-07

nhận thức học sinh sẽ khó phản ánh được bản chất và các mối quan hệ của sự vật khách quan, sự kiện lịch sử, bởi các em không được tham gia vào hoạt động học phù hợp với những giao tiếp ngôn ngữ, không được tập quan sát, tập suy nghĩ, tập các thao tác tư duy từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng

 

doc 18 trang cucpham 9600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học

SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học
Sáng kiến -kinh nghiệm
 rcom h len- Năm học: 2006-07
–ự—
“Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu đối với học sinh” (1) là điều cần thiết và tất yếu. 
	Nhưng tiến hành bằng cách nào, qui trình tiến hành ra sao, có tác dụng hay không! Muốn vậy đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm vững các nguyên tắc, qui trình thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức của bộ môn sao cho phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, thực trạng trường học và điều kiện địa phương hợp lý. 
	Khẳng định điều đó, từ viện sỹ G.Đai ri đến V.ÔKôn hay I.Ia lécne hoặc nhiều chuyên khảo khác trong các công trình nghiên cứu của mình họ đều có một điểm chung rằng: “Dạy học nêu vấn đề là kiểu dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đào tạo con người năng động, sáng tạo phù hợp với thời đại. Trong đó, bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo “Tình huống có vấn đề” và điều này chỉ có thể thực hiện có hiệu quả bằng cách thiết lập hệ thống những câu hỏi, bài tập nêu vấn đề”.
	Như vậy, câu hỏi, bài tập nêu vấn đề chính là phương tiện kết nối để người giáo viên có thể tạo ra ở người học các tình huống có vấn đề và là cơ sở để giáo viên có thể đàm thoại, phát vấn giúp học sinh tìm cách xâu chuỗi, phân tích, lý giải căn nguyên của những vấn đề, những sự kiện lịch sử, và học sinh sẽ hứng thú hơn nếu được bổ trợ với thiết bị công nghệ để soạn ra một giáo án điện tử với những file flahs sinh động, những âm thanh, tiếng động, những tư liệu phim, những slide hình ảnh bổ ích: “ càng cần thiết trong 1 tiết dạy công nghệ thông tin có sử dụng hệ thống câu hỏi nhận thức”. 
	Tóm lại: Trong tiến trình đổi mới, hội nhập, hiện đại hoá phương pháp dạy học là điều cần thiết và tất yếu, đặc biệt đối với đặc điểm,điều kiện địa	
(1) Trích Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ hai – khoá 8, dòng 26, trang 41.
Sáng kiến -kinh nghiệm : rcom h len
Năm học: 2006-07
việc, lãnh đạo của chi bộ Đảng, của Ban giám hiệu nhà trường, cộng với sự đồng
phương, nhưng cũng thật vui mừng là nhờ sự năng động, khoa học trong làm
thuận của hội đồng sư phạm nhà trường nên trong mấy năm qua Trường THPT Ayunn Pa tuy còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nhưng cũng đã từng bước làm được điều đó. 
	Riêng bản thân tôi, do khả năng và năng lực còn nhiều hạn chế , đòi hỏi cần phải nổ lực nhiều. Nên tôi chỉ dám gọi là “nghiên cứu” và giới hạn đề tài sáng kiến & kinh nghiệm của mình trong 1 tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp với hệ thống những câu hỏi bài tập nhận thức ở tiết 43, bàI 9. Những năm đầu toàn quốc kháng chiến ( tiết 04 )- lịch sử 12.
	Một lần nữa, với lí do trên nên tôi chọn đề tài này, nhưng trong quá trình nghiên cứu, viết lách, tất sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, bởi đây là 1 đề tài rất mới mẻ đối với bản thân. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp góp ý, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài sáng kiến & kinh nghiệm năm học 2006-07 và nếu thành công đó sẽ là cơ sở để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu ở những bài, chương rộng hơn sau này.
	Ayunpa, ngày20/03/2007
Người viết
Rcom H Len
Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H LenNăm học: 2006-07
–ự—
Vai trò của công nghệ thông tin trong tiết học bộ môn lịch sử.
	 Với thành tựu khoa học kỷ thuật tiến như vũ bão hiện nay, ứng dụng CNTT trong giảng dạy không còn là điều mới lạ đối với tất cả các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến; kể cả các trường học trọng điểm ở các thành phố lớn hiện nay ở nước ta.
	Minh chứng cho quỹ đạo trên trường THPT Ayunpa từ vài năm nay cũng đã từng bước ứng dụng thành tựu CNTT trong quản lí và giảng dạy tuy ở “ độ tuổi” còn “ khiêm tốn” nhưng cũng đã từng bước khẳng định được vai trò và tác dụng hiệu quả của nó trong các lĩnh vực, đặc biệt trong các môn học ở bậc THPT. 
	Ví dụ, trong tiết học bộ môn lịch sử càng cho chúng ta thấy rõ điều đó, bởi đơn giản học sinh thường cho đây là môn phụ, không cần phải đầu tư nhiều như các môn học khác càng làm cho bộ môn sử vốn dài lê thê, chằng chịt với những nội dung & sự kiện lịch sử khó nhớ, học sinh chán học, không đam mê với bộ môn lịch sử bởi sự nghèo nàn về tư liệu, tranh ảnh, thước phim sinh độngnhưng kể từ khi ứng dụng CNTT vào tiết dạy thì “ hình như” học sinh chú ý, tập trung hơn, rồi “ ồ”, “à” khi các em được thấy những slide hình ảnh như xe tăng, máy bay trực thăng của Mĩ, hay đội quân viễn chinh Pháp, Mĩ, hoặc những bản đồ, biểu đồ có hiệu ứng... Điều đó càng khẳng định giảng dạy bằng máy chiếu có ưu điểm hơn vừa phong phú về nội dung, hình ảnh, vừa tận dụng được triệt để thời gian nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm tạo cho tiết học sinh động hơn. Nhưng sẽ không có tác dụng nếu như giáo viên chỉ làm thao tác trình chiếu. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập nhận thức khoa học, rõ ràng trong một tiết học CNTT nhằm tích cực hoá hoạt động học bộ môn lịch sử của học sinh là cần thiết và quan trọng.
	Như vậy,đổi mới phương pháp giáo dục và dạy học được coi là khâu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học, để tránh Thầy dạy theo kiểu đọc chép kết quả học sinh khó có khả năng có thể giải quyết được những vấn đề, những tình huống mới đặt ra trong học tập. Bởi, học sinh ngoài sự ghi nhớ máy móc về kiến thức, sự kiện lịch sử thì ngược lại về mặt 
Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H LenNăm học: 2006-07
{{||
|
nhận thức học sinh sẽ khó phản ánh được bản chất và các mối quan hệ của sự vật khách quan, sự kiện lịch sử, bởi các em không được tham gia vào hoạt động học phù hợp với những giao tiếp ngôn ngữ, không được tập quan sát, tập suy nghĩ, tập các thao tác tư duy từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng
Hình ảnh quân viễn chinh Mĩ đổ bộ vào Miền Nam Việt Nam
2..Máy bay trực thăng một trong những phương tiện chiến tranh của Mĩ
Sáng kiến -kinh nghiệm
—ự–
Rcom H LenNăm học: 2006-07
	Tất cả vấn đề trên không ngoài mục đích nhằm tạo nên tính năng động, không trông chờ, ỉ lại vào người khác, buộc người học biết phát huy tính tích cực chủ động của mình như độc lập trong suy nghĩ, biết nhận xét vấn đề, tình huống sự kiện, biết phê phán, cầu tiến trong nhận thứcvà đấy chính là điều kiện, tiền đề để tạo cơ hội cho người học ( học sinh ) được giải quyết vấn đề, rút ra những kết luận bổ ích nhằm hình thành, rèn luyện tính năng động một cách tự nhiên và phát huy tính tích cực lĩnh hội kiến thức của học sinh và điều đó đã được luật hoá tại điều 5, luật giáo dục 2005, khoản 2 “ phương pháp giáo dục phải phát huy..tư duy sáng tạo của người học..” (2).
 2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi bàI tập nhận thức môn lịch sử trong một tiết học CNTT.
 Với mục đích trên nên việc rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội .
	Cho nên, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động trong quá trình dạy học: nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, học sinh không chỉ tự học ở nhà, mà còn tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
	Ví dụ, “ sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận họp ở Vecxai.. để phân chia quyền lợi về kinh tế, chính trị làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc bấy giờ tăng lên. Vậy, theo em đó là những mâu thuẫn nào? Em có suy nghĩ gì về hậu quả của những mâu thuẫn đó?
	Như vậy giáo viên đã bằng bài tập xác định mối quan hệ nhân quả các sự kiện lịch sử đã hình thành và dần tạo cho học sinh tính chủ động trong học tập.
	Mặt khác, tăng cường học tập cá thể cần phải biết phối hợp học tập hợp tác (hoạt động ). Bởi, trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì việc ứng dụng những hệ thống câu hỏi phân hoá là cần thiết. Tất sẽ có sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập nhất là bài được thiết kế bài giảng,gắn với công nghệ thông tin.
—ự––ự—
(2).Trích tạp chí giáo dục số 156- kì 2-2-2007, trang 21- T.S Nguyễn Gia Cầu.
Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
Ví dụ: Trong hiến pháp 1787 của nước Mỹ có đưa ra một số quy định như:.
1.Chỉ có những người có tài sản và có học vấn mới có quyền bầu cử 
2.Phụ nữ, nô lệ và người da đỏ không có quyền bầu cử.
	GV? Hãy chỉ rõ những quy định trên của hiến pháp nước Mỹ chủ yếu phục vụ cho giai cấp nào? Qua đó các nhóm có rút ra kết luận gì về cách mạng Mỹ?
 	Như vậy, thông qua tranh luận, ý kiến nhóm, mà hình thành nên quan hệ hợp tác, giao tiếp: Thầy -trò, trò - trò , dần ý kiến của mỗi cá nhân, nhóm được bộc lộ và người học có điều kiện tự nâng mình lên ở trình độ mới. Như vậy bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kết quả hoạt động, làm việc của mỗi học sinh, cả lớp chứ không phải chỉ dựa vào vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của thầy giáo. Tuy nhiên tuỳ theo nội dung mà giáo viên có thể sử dụng các loại bài tập nhận thức như: Bài tập xác định và nêu ngắn gọn mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, bài tập xác định và phân tích bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, hay bài tập xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, thời kỳ, giai đoạn, quá trình phát triển của lịch sử, hoặc mức độ tiến bộ của lịch sử
	 Nhưng dẫu có sử dụng các hình thức bài tập nhận thức như thế nào thì điều cốt lõi đầu tiên trong thiết kế bài giảng của giáo viên cần phải nắm vững chính là nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập nhận thức, đặc biệt trong một tiết dạy công nghệ thông tin nắm vững một số nguyên tắc lại là điều cần thiết:
	Cụ thể:
-Thứ nhất, nội dung bài tập nhận thức phải gắn với chương trình, sách giáo khoa, phản ánh được ý tưởng chủ đạo của từng bài, chương cụ thể.
Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống trong việc xác định nội dung bài tập nhận thức lịch sử.
Thứ ba, đảm bảo tính đa dạng, toàn diện trong việc xác định nội dung bài tập nhận thức lịch sử.
Thứ tư, nội dung bài tập nhận thức lịch sử phải phù hợp với  ...  cũ vừa rồi của học sinh để nêu lên những câu hỏi có tính dẫn dắt nhiệm vụ nhận thức: “ Đến cuối 1949 đầu 1950, trong khi lực lượng của ta ngày càng phát triển thì tình hình thế giới cũng có chuyển biến quan trọng. Tình hình ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta? Đảng ta chủ động mở chiến dịch biên giới nhằm mục đích gì? Chiến dịch đại thắng, nguyên nhân nào dẫn tới chiến dịch thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch? Đó là nội dung chính của bài học mà các em cần nắm vững.
 Như vậy, bài tập nhận thức lịch sử về cơ bản không được thoát ly nội dung, phạm vi, yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa nhằm làm cho các bài tập thực hiện chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của bộ môn.
 Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết cũng có thể mở rộng, phát triển nội dung bài tập phù hợp trình độ học sinh, nhằm kích thích tư duy, gây hứng thú học tập cho các em, nhưng nói gì thì nói vẫn phải dựa trên cơ sở, chương trình sách giáo khoa., phải đảm bảo tính hệ thống trong việc xác định nội dung bài tập nhận thức, cụ thể khi bước vào tiểu mục 1 của bài. Hoàn cảnh lịch sử trước khi ta mở chiến dịch, đối với tiểu mục này chủ yếu cần tập trung vào hai ý sau:
Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
 .Hoàn cảnh quốc tế
. Hoàn cảnh trong nước
 Hay nói cách khác, chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? hoặc nêu những khó khăn và thuận lợi trước khi ta mở chiến dịch Biên giới?
. Thuận lợi: Trong nước và quốc tế( cách mạng Trung Quốc, cách mạng Lào & Campu chia; về chính sách đối ngoại được bạn bè quốc tế và đặc biệt các nước XHCN đăt quan hệ ngoại giao)
 Kết hợp slide hình ảnh minh hoạ trên giáo viên đã tạo được biểu tượng sinh động nhất kết hợp với hệ thống câu hỏi để cuối cùng chính học sinh là chủ thể lí giải những biểu tượng trên và khẳng định: “ Vị trí, uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.”
Nhân dân Pháp biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam
 Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
 Bài tập nhận thức được thiết kế phải phù hợp với đối tượng học sinh, cần xây dựng các loại hình bài tập mức độ khác nhau: Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát. Và đấy cũng chính là lí do để giáo viên sử dụng slide bản đồ chiến dịch Biên giới có hiệu ứng có hiệu quả để giúp học sinh rút ra ý đồ mà giáo viên muốn chuyển tải đến học sinh, ví dụ: Em hiểu như thế nào về kế hoạch Rơve? Mục đích của kế hoạch Rơve? Yêu cầu trên buộc học sinh phảI làm rõ mục đích của kế hoạch Rơ ve: 
Nhằm khoá chặt đường biên giới Việt Trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4( giáo viên chỉ bản đồ).
Thiết lập hành lang Đông-Tây ( chỉ bản đồ)
Như vậy, Từ chổ phân tích âm mưu của Pháp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên để cuối cùng chính bản thân học sinh tự rút ra kết luận: Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai nhằm mục đích gì? âm mưu mới của pháp đặt cách mạng nước ta đứng trước bất lợi như thế nào? ( bị bao vây từ bên trong chiến khu Việt Bắc)., và đấy chính là mặt khó khăn mà học sinh cần giải quyết theo ý đồ của giáo viên.
 Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
 Việc sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập nhận thức, kết hợp với slide hình ảnh là không ngoài mục đích hình thành ở học sinh kỹ năng phân tích, lý giải, đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử của học sinh. Cho nên, khi giáo viên chuyển sang tiểu mục 2. Chiến dịch Biên giới Thu Đông, kết quả và ý nghĩa lịch sử, điều đầu tiên giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ: “ thế và lực của ta ngày càng lớn mạnh, đồng thời nhằm thực hiện việc phá tan âm mưu mới của Pháp, Đảng ta quyết đinh mở chiến dịch Biên giới. Theo em chiến dịch Biên giới diễn ra trong điều kiện lịch sử như thế nào? Mục đích của Đảng ta khi quyết định mở chiến dịch Biên giới?
 Học sinh nêu trả lời, giáo viên nêu lên 3 mục đích và yêu cầu học sinh : Trong 3 mục đích trên thì mục đích nào quan trọng nhất? Vì sao mục đích tiêu diệt sinh lực địch là nhiệm vụ trước hết?
 Tiêu diệt sinh lực địch sẽ làm suy yếu lực lương của địch và tương quan lực lượng sẽ có sự thay đổi, đich ngày càng suy yếu ta càng mạnh, có như vậy ta mới thực hiện được 2 mục đích còn lại.
 Với mục đích quan trọng như vậy, Đảng và chính phủ ta đã huy động mọi lực lượng chuẩn bị như thế nào? em có nhận xét gì khi xem hai bức ảnh sau?
Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Biên giới.
 Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
2. Đoàn dân công các dân tộc Việt Bắc chuyển vũ khí, lương thực cho chiến dịch Biên giới
 Và hình ảnh sinh động về chủ tịch Hồ Chí Minh cần được giáo viên làm rõ, thông qua việc giới thiệu chỉ thị của Bác: “ Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng rất quan trọng, các chú chỉ được đánh thắng, không được đánh thua” và ý chí đó của Người được thể hiện càng rõ nét trong bài thơ sau:
“ Chống gậy lên non xem trận địa,
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây.
Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu,
Thề diệt xâm lăng lũ sói gầy”
 Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
GV: Qua những slide hình ảnh trên em có nhận xét gì về công tác chuẩn bị, chỉ đạo của ta trong chiến dịch Biên giới?
 Về diễn biến chiến dịch, giáo viên sử dụng bản đồ để giới thiệu hệ thống phòng ngự trên đường số 4 với các địa danh: Đình Lập, Lạng Sơn, Na Sầm, Thất Khê, Đông Khê, Cao Bằng. Sau khi giới thiệu các vị trí nói trên và nói rõ có 3 vị trí học sinh cần quan tâm đó là: Thất Khê, Đông Khê và Cao Bằng. Vậy. Theo em ta sẽ đánh cứ điểm nằm ở vị trí nào? vì sao mở đầu chiến dịch ta quyết định đánh vào Đông Khê? Hay đánh vào Đông Khê ta có lợi như thế nào?
GV gợi ý học sinh trả lời, rồi nhấn mạnh: “ Giữa Đông Khê và Cao Bằng, nếu đánh Cao bằng thì sẽ đụng độ với lực lượng mạnh, phòng ngự vững chắc của địch, muốn đánh thắng ta buộc phảI tốn nhiều xương máu. Hơn nữa nếu đánh Cao Bằng địch sẽ rút tất cả các cứ điểm từ Đông Khê đến Lạng Sơn. Như vậy không tạo điều kiện cho ta đánh quân rút chạy của địch. Mặt khác, Đông Khê là là một cứ điểm địch tương đối yêu chỉ có 1 tiểu đoàn, lại là vị trí trọng yếu. Bởi, mất Đông Khê địch phải cho quân ứng cứu, Cao Bằng phải rút chạy ta có cơ hội tiêu diệt quân tiếp viện và quân rút chạy của địch, mà nếu địch có tiếp viện cũng mất nhiều thời gian vì Đông Khê xa Hà Nội. Vì vậy, ta quyết dịnh đánh Đông Khê.
 Còn diễn biến trận Đông Khê giáo viên sử dụng slide bản đồ có hiệu ứng về kỷ thuật công nghệ để chỉ các hướng, mũi tấn công địch, kết hợp với tường thuật sự kiện và miêu tả những chân dung của các chiến sĩ như Trần Cừ, La văn Cầu...kết quả trận Đông Khê? ý nghĩa của chiến thắng Đông Khê? Vì sao chiến thắng Đông Khê chứng tỏ nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ?
 Và tiếp tục thu hút sự hứng thú của học sinh bằng việc giáo viên tiếp tục trình bày diễn biến qua một đoạn tường thuật” Đúng như dự định” Điệu hổ li sơn” của ta, Đông Khê bị tiêu diệt, hệ thống phòng ngự trên đường số 4 như con rắn bị đánh gẫy khúc, buộc địch phảI rút khỏi Cao Bằng22/10 chiến dịch kết thúc, thắng lợi thuộc về ta”.
 Đến đây, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Qua bài học, em hãy cho biết kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới ? so sánh cách đánh địch của ta trong chiến dịch Việt Bắc với chiến dịch Biên Giới? ( giáo viên điểm lại nét chính và khẳng định sự trưởng thành của quân đội ta )
 Như vậy, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kết quả hoạt động của mỗi học sinh, cả lớp chứ không phải chỉ dựa vào vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của Thầy giáo, Người thầy giáo chỉ là người hướng dẫn, cung cấp thông tin, xử lí, kết nối những tình huốngđể giúp học sinh làm chủ một cách tốt nhất về kiến thức lịch sử.
 Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
 Kết quả và ý nghĩa lịch sử, phần này giáo viên có thể sử dụng slide hình ảnh bổ trợ để phần kết của bài học mang tính thuyết phục hơn. Và kết thúc bài giáo viên tổ chức học sinh trao đổi, rút ra nguyên nhân thắng lợi & ý nghĩa lịch sử của chiến dịch biên giới; hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh làm hồ sơ học tập
 Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
–ự—
 Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những khả năng và cơ hội dẫn đến sự hình thành những nhân tố mới cho sự phát triển trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự thay đổi và phát triển mang tính toàn cầu ấy tất sẽ dẫn tới sự chuyển dịch định hướng giá trị. Chính trong bối cảnh đó nền giáo dục Việt Nam buộc phảI cọ xát để tạo ra hướng đi mang tính tích cực, tránh nguy cơ tụt hậu.
 Với tư cách là một giáo viên dạy môn lịch sử-GDCD trước thực tế bộ môn của tổ còn gặp nhiều khó khăn như thiếu tư liệu, tranh ảnh, thước phim, dĩa CD lịch sử.., về phía học sinh thì thì chưa chăm học, còn thụ động, còn tư tưởng môn phụ và nếu có học thì học đối phó, nhồi nhétchưa thực sự: “ Học để biết sử, học để hiểu sử, học để làm bài tập sử”,còn về phía giáo viên chưa thực sự dạy hết cái tâm của mình, nhiều khi kinh nghiệm, vốn liếng còn nhiều hạn chế, chậm và lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì thế trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và THPT nói riêng chất lượng đạt được còn thấp. Tình trạng học sinh không hiểu lịch sử, thậm chí còn nhớ sai, nhầm lẫn niên đại, nhân vật, địa danhcòn phổ biến.
 Nói tóm lại có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng này. Và một lần nữa để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và vận dụng lịch sử, mong rằng chủ đề về đề tài trên sẽ được mọi người quan tâm, đặc biiệt đối bộ môn của tổ.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Ayunp, ngày tháng năm 2007
Người viết
Rcom H Len
Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
–ự—
Sáng kiến -kinh nghiệm
Rcom H Len-Năm học: 2006-07
–ự—
Gồm: 
Lời nói đầu từ trang1-2
Phần nội dung từ trang 3-14
Phần Kết trang 15.
Phần nhận xét trang 16
Phần tham khảo trang 17
–ự—
Phương pháp dạy học lịc sử của phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị - NXBGD.
TàI liệu BDTX chu kỳ 2002-2005 của T.S Trần Quốc Tuấn.
Thiết kế bàI giảng lịch sử của GS Phan Ngọc Liên
Tạp chí giáo dục - số 153, kỳ 1/2007.
 SGK lịch sử lớp 12 và 1 số tư liệu báo chí khác.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_giao_duc_va_dao_tao_khac_phuc_loi_t.doc