Sáng kiến kinh nghiệm Việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử THPT

 Đổi mới chương trình giáo dục THPT được Bộ Giáo Dục-Đào Tạo triển khai thực hiện từ năm học 2006-2007, bắt đầu từ chương trình lớp 10 và đến năm học 2007-2008 đã trải qua hai năm thực hiện. Đổi mới chương trình giáo dục THPT là đổi mới đồng loạt từ mục tiêu dạy học, môi trường dạy học, thiết bị dạy học, nội dung phương pháp dạy học, SGK và đổi mới về cách kiểm tra đánh giá. Trong những yêu cầu chung đó, đổi mới về phương pháp dạy học được coi là một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục, là khâu đột phá, là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.

 Trong hai năm giảng dạy theo chương trình đổi mới ở môn Lịch Sử lớp 10 và lớp 11, mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng các phương pháp dạy học mới trong các bài học cụ thể nhằm đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.

 Có thể nói cốt lõi của phương pháp dạy học mới là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động một chiều nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề và biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Từ việc nắm vững những vấn đề lí luận đó, trong thực tiễn giảng dạy năm học vừa qua, tôi đã kết hợp thực hiện một số phương pháp dạy mới qua các bài học Lịch Sử lớp 10, lớp 11 và bước đầu có được những kết quả tích cực. Những kinh nghiệm mà tôi đã xây dựng, tích lũy được trong giảng dạy xin được mạnh dạn đưa ra trao đổi với đồng nghiệp, qua đó mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp để tôi thực hiện hiệu quả hơn.

 

doc 8 trang cucpham 11120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử THPT
việc sử dụng
 một số phương pháp dạy học tích cực 
trong môn Lịch Sử THPT
 I. Đặt vấn đề
 Đổi mới chương trình giáo dục THPT được Bộ Giáo Dục-Đào Tạo triển khai thực hiện từ năm học 2006-2007, bắt đầu từ chương trình lớp 10 và đến năm học 2007-2008 đã trải qua hai năm thực hiện. Đổi mới chương trình giáo dục THPT là đổi mới đồng loạt từ mục tiêu dạy học, môi trường dạy học, thiết bị dạy học, nội dung phương pháp dạy học, SGK và đổi mới về cách kiểm tra đánh giá. Trong những yêu cầu chung đó, đổi mới về phương pháp dạy học được coi là một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục, là khâu đột phá, là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.
 Trong hai năm giảng dạy theo chương trình đổi mới ở môn Lịch Sử lớp 10 và lớp 11, mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng các phương pháp dạy học mới trong các bài học cụ thể nhằm đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
 Có thể nói cốt lõi của phương pháp dạy học mới là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động một chiều nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề và biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Từ việc nắm vững những vấn đề lí luận đó, trong thực tiễn giảng dạy năm học vừa qua, tôi đã kết hợp thực hiện một số phương pháp dạy mới qua các bài học Lịch Sử lớp 10, lớp 11 và bước đầu có được những kết quả tích cực. Những kinh nghiệm mà tôi đã xây dựng, tích lũy được trong giảng dạy xin được mạnh dạn đưa ra trao đổi với đồng nghiệp, qua đó mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp để tôi thực hiện hiệu quả hơn.
II. Nội dung thực hiện
 Theo yêu cầu của đổi mới hiện nay, có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên có thể vận dụng trong những bài học Lịch Sử . Tôi xin được trình bày hai trong số các phương pháp dạy học mới mà tôi thấy đã sử dụng khá hiệu quả sau đây :
Dạy học thông qua tổ chức hoạt động nhóm
 Đây là phương pháp dạy học mới đã được thực hiện ở bậc học THCS từ những năm trước nhưng lại mới với đa số giáo viên THPT. Tuy nhiên không nên điển hình hoá phương pháp này trong giảng dạy vì đây chỉ là một trong các phương pháp dạy học, vì vậy sử dụng phương pháp này cho hiệu quả và có tác dụng đối với bài dạy là vấn đề mà tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi hướng khai thác tích cực nhất. Để sử dụng phương pháp này, giáo viên phải là người tổ chức, dẫn dắt, đưa ra các vấn đề và hướng dẫn học sinh chia ra các nhóm để cùng nhau thảo luận để tìm ra kết luận chung trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực, phát huy được suy nghĩ độc lập của mình, cùng trao đổi thảo luận với các thành viên trong nhóm để đi đến thống nhất kết quả chung của cả nhóm. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên. Tuy nhiên qua sử dụng phương pháp này, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm tăng hiệu quả thực hiện. 
 Trước hết tôi thấy rằng đây là một phương pháp rất tích cực trong bài dạy, nhưng giáo viên cần phải lưu ý đề phòng khuynh hướng hình thức và tránh lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của phương pháp dạy học mới, hoạt động nhóm càng nhiều thì mới chứng tỏ được là đổi mới phương pháp , bài nào cũng phải tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
 Thứ hai, không phải đơn vị kiến thức nào của mỗi bài học cũng có thể đưa ra thảo luận nhóm. Giáo viên nên chọn lọc những vấn đề khó và gay cấn, thực sự cần sự phối hợp giữa các cá nhân để tìm hiểu thì mới đưa ra tổ chức thảo luận. Những kiến thức có sẵn trong SGK không đòi hỏi phải tư duy, suy nghĩ để tìm ra thì không cần đưa ra thảo luận.
 Thứ ba, cần linh hoạt trong cách chia nhóm thảo luận, không nhất thiết chia nhóm theo một cấu trúc cố định. Ví dụ có những vấn đề thời gian thảo luận không nhiều thì giáo viên nên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, có thể mỗi bàn là một nhóm tiến hành thảo luận theo từng bàn với những bàn có từ 3 đến 5 học sinh; những vấn đề cần nhiều thời gian thảo luận, cần tổng hợp ý kiến nhiều chiều để rút ra kết luận thì có thể tổ chức nhóm gồm nhiều thành viên trong lớp.
 Những kinh nghiệm nêu trên được tôi rút ra từ việc thực hiện những bài học cụ thể, cụ thể là:
 Khi dạy Lịch sử lớp 10, ở Bài 24 : “ Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI- XVIII”, ở Mục II “Phát triển giáo dục và văn học”, tôi tổ chức cho lớp thảo luận theo nhóm. Lớp học chia làm hai nhóm và các nhóm tiến hành thảo luận theo từng bàn có 4 đến 5 học sinh, hoặc 2 bàn ghép lại thành 1 nhóm, mỗi nhóm cử 1 thành viên làm trưởng nhóm, 1 thành viên làm thư kí :
 + Nhóm 1 : Nêu đặc điểm của tình hình giáo dục Đàng Trong và giáo dục Đàng Ngoài ? Nhận xét về tình hình giáo dục nước ta ở thế kỉ XVI- XVIII so với các thế kỉ trước ?
 + Nhóm 2 : Nêu đặc điểm của văn học nước ta ở thế kỉ XVI- XVIII ? Vì sao so với thời kì trước văn học thời kì này lại có những đặc điểm mới?
 Trước khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bắt nội dung có trong SGK để phát hiện ra đặc điểm của giáo dục- văn học nước ta ở thế kỉ XVI- XVIII, liên hệ với kiến thức về tình hình phát triển của giáo dục- văn học ở các thế kỉ trước, suy nghĩ để rút ra được nhận xét. Khi thảo luận trong nhóm, học sinh không chỉ đơn thuần nêu lại nội dung SGK vì SGK chỉ đưa ra những thông tin khái quát đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, so sánh với kiến thức đã học ở những bài học trước mới có thể đưa ra được nhận xét đúng . Giáo viên theo dõi hoạt động của từng nhóm để có những gợi mở định hướng.
 Bài 37 : “Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Lịch Sử lớp 10, là bài có nhiều kiến thức khó và nhiều vấn đề lí luận. Để giúp học sinh chủ động nắm bắt và hiểu được những nội dung bài học, tôi cũng đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm ở những phần có nội dung khó đòi hỏi học sinh phải tư duy, suy luận để phát hiện và hiểu được vấn đề mà giáo viên yêu cầu giải quyết. Sau khi học xong Mục 2 “Tổ chức những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” , học sinh đã tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời , nội dung và ý nghĩa “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, giáo viên cho học sinh thảo luận để thấy được sự tiến bộ về lí luận cộng sản từ khi Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Tôi tổ chức cho lớp chia nhóm thảo luận hai vấn đề :
 + Nhóm 1: So sánh CHXH không tưởng với CNXH khoa học và rút ra nhận xét ?
 + Nhóm 2: Tại sao trong nửa đầu thế kỉ XIX lại xuất hiện các dạng CNXH? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?
 Để học sinh thảo luận và giải quyết được câu hỏi thảo luận, giáo viên hướng dẫn cho học sinh liên hệ với kiến thức bài học trước về Chủ nghĩa xã hội không tưởng, vận dụng với thực tế lịch sử của phong trào cộng sản quốc tế , yêu cầu học sinh phải hợp tác với nhau, đưa ra những ý kiến đánh giá, so sánh, nhận xét để thống nhất vấn đề thảo luận . Giải quyết được vấn đề thảo luận đó, học sinh sẽ thấy được sự tiến bộ, vai trò và ý nghĩa to lớn cả về mặt lí và thực tiễn đối với phong trào vô sản quốc tế của học thuyết Chủ nghĩa xã hội do Mác và Ăng-ghen sáng lập.
 Bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX”, Lịch Sử lớp 11 là một bài có nội dung kiến thức rất lớn, vì vậy nếu tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm thì sẽ làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn giúp cho thầy và trò giải quyết vấn đề nhanh hơn. ở mục II: “Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX”, SGK trình bày bốn cuộc khởi nghĩa với rất nhiều các sự kiện, nếu dạy lần lượt theo trình tự SGK thì sẽ không đảm bảo được thời gian và gây tâm lí quá tải, căng thẳng và mệt mỏi cho học sinh. Vì vậy chia nhóm tổ chức cho học sinh thảo luận là rất phù hợp. Khi dạy phần này,tôi chia lớp làm bốn nhóm và giao cho các nhóm các câu hỏi thảo luận các vấn đề sau:
 + Nhóm 1: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Ba Đình, và trả lời câu hỏi “Căn cứ Ba Đình có điểm mạnh, điểm yếu gì?
 + Nhóm 2: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sởy và trả lời câu hỏi “Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có gì khác biệt với nghĩa quân Ba Đình?
 + Nhóm 3: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Hương Khê và trả lời câu hỏi “Tại sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương?
 + Nhóm 4: Thống kê về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế và trả lời câu hỏi “Những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương?
 Để giúp học sinh thảo luận về các cuộc khởi nghĩa, giáo viên đưa ra biểu mẫu sau đây:
Cuộc khởi
nghĩa
Thời gian
Người lãnh
đạo
Hoạt động
chủ yếu
Kết quả và ý
nghĩa
 Sau khi mỗi nhóm trình bày xong kết quả, giáo viên treo lên một bảng thống kê đã chuẩn bị trước để làm thông tin phản hồi giúp học sinh chỉnh sửa phần các em thảo luận.
2. Dạy học thông qua hướng dẫn học sinh tự học
 Phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của dạy học. Để quá trình chuyển biến từ “học tập thụ động” sang “học tập chủ động” thì trước hết phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen, ý chí tự học, tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi học sinh thì kết quả học tập sẽ được nâng lên. Khi dạy môn Lịch Sử lớp 10 và lớp 11, có nhiều bài yêu cầu về lượng kiến thức là khá nặng, nếu học sinh chỉ nắm bắt bài học trên lớp mà không có sự chuẩn bị, không nghiên cứu, tìm hiểu, suy nghĩ bài học từ trước khi học và ôn luyện làm bài tập sau khi đã học xong bài thì sẽ rất khó lĩnh hội được kiến thức. Xuất phát từ yêu cầu trên, trong các bài học trên lớp tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Đối với mỗi bài khó và dài, tôi yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà bằng cách đọc bài trước, chuẩn bị các điều kiện như sưa tầm các tư liệu có liên quan, vẽ tranh ảnh bản đồ hoặc sơ đồ hoặc sưu tầm tư liệu trên Internet Sau mỗi bài học, để củng cố hệ thống lại kiến thức đã học, tôi ra các loại bài tập yêu cầu học sinh phải về nhà tự làm. Thực ra việc làm bài tập Lịch Sử sau mỗi bài học không phải là mới, nhưng từ trước đến nay thường bị xem nhẹ, tuy nhiên bản thân tôi lại cho rằng đây là một yêu cầu quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Ví dụ khi dạy Bài 24 : “ Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI- XVIII” ở lớp 10, ngay ở giờ học trước, tôi hướng dẫn học sinh về nhà đọc bài trước và tiến hành sưu tầm các tranh ảnh về nghệ thuật kiến trúc , nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI- XVIII ; sưu tầm các tác phẩm thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từhay các bài ca dao tục ngữ để minh họa cho bài học Sau khi học xong bài, tôi yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập nhằm củng cố lại kiến thức đã học bằng việc làm bài tập sau đây:
 + Bài 1: Lập bảng thông kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu ở nước ta từ thế kỉ XVI- XVIII. Có nhận xét gì về đời sống văn hóa của nhân dân ta ?
 + Bài 2 : Thống kê các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ từ XVI-XVIII . Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó ?
 Qua kiến thức bài học trên lớp, về nhà học sinh sẽ phải vận dụng các kiến thức đã học để làm bài, điều đó giúp học sinh khắc sâu ghi nhớ và hiểu bài kĩ hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn chắc chắn hơn, giúp học sinh dễ dàng liên hệ với các kiến thức học ở những bài sau và đặc biệt là phát triển được kĩ năng học sử cũng như tư duy lịch sử.
III. Kết luận
 Trên đây là một vài kinh nghiệm thực tế của tôi về việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch Sử lớp 10 và lớp 11 mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy hai năm học vừa qua. Việc áp dụng những sáng kiến trên mới chỉ là bước đầu và trong quá trình tìm tòi để hoàn thiện nên cũng còn nhiều khó khăn trong thực hiện. Mặc dù vậy phương pháp dạy học tích cực mà tôi sử dụng trong giảng dạy đã bước đầu thể hiện được hiệu quả tích cực đối với việc học tập của học sinh, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của đổi mới giáo dục hiện nay. Những kinh nghiệm của tôi đã được khẳng định qua các giờ dạy trên lớp, qua trao đổi thảo luận trong các cuộc hội thảo, qua các giờ hội giảng các cấp. Tôi mong nhận được sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp trong quá trình công tác tiếp theo để ngày càng hoàn thiện phương pháp dạy học của mình cũng như phổ biến và áp dung trong đông đảo đồng nghiệp.
 Xuân Trường, ngày 01 tráng 05 năm 2008
 Đánh giá xếp loại Người viết sáng kiến
 của Trung tâm 
 Đặng Văn Chỉnh
Phòng gd-đt xuân trường
Trung tâm gdtx xuân trường
&
Sáng kiến kinh nghiệm
Việc sử dụng
 một số phương pháp dạy học tích cực 
trong môn Lịch Sử THPT
 Người viết sáng kiến: Đặng Văn Chỉnh
 Chức vụ: Phó Giám đốc
 Đơn vị: TTGDTX Xuân Trường
Xuân trường, tháng 05 năm 2008

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_viec_su_dung_mot_so_phuong_phap_day_ho.doc