Sáng kiến kinh nghiệm Một số ý kiến về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Trường THPT
MÔ TẢ THÔNG TIN ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM :
Bộ môn Lịch Sử là một trong những bộ môn ít giờ trong một tuần, sự tiếp xúc giữa thầy và trò trên lớp rất ít thời gian. Cụ thể : (lớp 10 có 2 tiết/ tuần, lớp 11có1 tiết/ tuần, lớp 12 có 2 tiết/ tuần) .
Thực tế hiện nay của các em học sinh đó là biết không đúng lịch sử hoặc như chúng ta thường nói là không thuộc sự kiện, một yếu tố đầu tiên quan trọng đối với việc học lịch sử. Trong học lịch sử nếu chỉ biết thôi chưa đủ mà quan trọng hơn là phải hiểu lịch sử. Dĩ nhiên không biết thì không thể hiểu, nhưng không phải biết đã là hiểu. Biết để hiểu, có hiểu thì mới biết sâu sắc, vững chắc, từ đó mới có thể học, học giỏi và thông qua quá trình bồi dưỡng của giáo viên và tự bồi dưỡng của bản thân mới có thể trở thành học sinh giỏi môn lịch sử.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thống, áp đặt sẽ gây cho học sinh cảm giác thụ động, biết nhưng không hiểu và hứng thú bộ môn giảm đi, học sinh không thích học môn sử, thậm chí có những suy nghĩ sai lầm lệch lạc như « học sử chỉ cần học thuộc lòng, không đòi hỏi trí thông minh », « không cần bài tập, thực hành ».Do đó việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhưng ngược lại trong quá trình giảng dạy Lịch Sử với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên vận dụng các phương pháp linh hoạt nhuần nhuyễn không chỉ thử nghiệm ở các lớp nâng cao, mà còn thử nghiệm ở một số lớp đại trà.Tôi nhận thấy giáo viên đã thổi vào bài giảng vốn khô khan với những con số và sự kiện một linh hồn, một sức hút rồi từ đó không những gây hứng thú học tập bộ môn mà còn phát huy năng lực và trí tuệ của học sinh. Từ đó phân loại năng lực nhận thức của học sinh, đối với các em có nhận thức Khá, Giỏi không chỉ dừng lại ở những hiểu, biết đơn thuần các sự kiện lịch sử, mà có ý thức mở rộng hiểu biết với trình độ tư duy, phân tích, tổng hợp khái quát hoá cao để đạt đến ngưỡng của học sinh giỏi môn Lịch Sử. Do đó quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh diễn ra có hiệu quả hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số ý kiến về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Trường THPT
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2006 - 2007 Tên đề tài “ Một số ý kiến về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Trường THPT” Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên mônLịch Sử Họ và tên: Trịnh Thị Hải Ngọc Chức vụ: Giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn: Tổ Sử - Địa -GDCD. I.- ĐẶT VẤN ĐỀ : Môn lịch sử là một trong những môn quan trọng trong trường phổ thông, qua môn này học sinh hiểu biết vế quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê hương, đất nước. Học sinh học lịch sử không phải là để biết quá khứ, hay để biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “lịch sử là tấm gương soi”. Trong việc hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình “khép lại quá khứ chứ không thể quên quá khứ”. Thời gian gần đây qua trao đổi với các đồng chí đồng nghiệp cùng bộ môn chúng tôi nhận thấy học sinh muốn học được lịch sử, biết và hiểu lịch sử là rất khó, và từ những hiểu biết đơn giản để học giỏi lịch sử, và trở thành học sinh giỏi môn lịch sử lại càng khó hơn. Để thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh để các em có được những năng lực cần thiết của một học sinh giỏi môn lịch sử việc phát hiện và bồi dưỡng là rất quan trọng với các trường trung học phổ thông trong toàn quốc đặc biệt đối với các Trường miền núi như Trung học phổ thông Võ Nhai lại càng quan trọng hơn. Trong những năm qua vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử được nhà Trường THPT Võ Nhai hết sức quan tâm: Nhà trường chỉ đạo các Tổ, Nhóm môn nói chung và môn lịch sử nói riêng xây dựng kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công giáo viên có năng lực ôn luyện, tổ chức ôn luyện cho học sinh vào các buổi học trong tuần. Học sinh khối sáng ôn buổi chiều, học sinh khối chiều ôn buổi sáng, với thời lượng nhất định: 40 tiết/ Khối 12, 30 tiết với khối 10,11. Làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử, để các em nắm vững kiến thức bước vào kỳ thi học sinh giỏi cũng như các kỳ thi khác là vấn đề quan trọng hiện nay của các nhóm bộ môn.Vì vậy tôi xin mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với tên đề tài : “ Một số ý kiến về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch Sử đối với học sinh Trường THPT » II. NỘI DUNG 1/ MÔ TẢ THÔNG TIN ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM : Bộ môn Lịch Sử là một trong những bộ môn ít giờ trong một tuần, sự tiếp xúc giữa thầy và trò trên lớp rất ít thời gian. Cụ thể : (lớp 10 có 2 tiết/ tuần, lớp 11có1 tiết/ tuần, lớp 12 có 2 tiết/ tuần) . Thực tế hiện nay của các em học sinh đó là biết không đúng lịch sử hoặc như chúng ta thường nói là không thuộc sự kiện, một yếu tố đầu tiên quan trọng đối với việc học lịch sử. Trong học lịch sử nếu chỉ biết thôi chưa đủ mà quan trọng hơn là phải hiểu lịch sử. Dĩ nhiên không biết thì không thể hiểu, nhưng không phải biết đã là hiểu. Biết để hiểu, có hiểu thì mới biết sâu sắc, vững chắc, từ đó mới có thể học, học giỏi và thông qua quá trình bồi dưỡng của giáo viên và tự bồi dưỡng của bản thân mới có thể trở thành học sinh giỏi môn lịch sử. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thống, áp đặt sẽ gây cho học sinh cảm giác thụ động, biết nhưng không hiểu và hứng thú bộ môn giảm đi, học sinh không thích học môn sử, thậm chí có những suy nghĩ sai lầm lệch lạc như « học sử chỉ cần học thuộc lòng, không đòi hỏi trí thông minh », « không cần bài tập, thực hành ».Do đó việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng ngược lại trong quá trình giảng dạy Lịch Sử với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên vận dụng các phương pháp linh hoạt nhuần nhuyễn không chỉ thử nghiệm ở các lớp nâng cao, mà còn thử nghiệm ở một số lớp đại trà.Tôi nhận thấy giáo viên đã thổi vào bài giảng vốn khô khan với những con số và sự kiện một linh hồn, một sức hút rồi từ đó không những gây hứng thú học tập bộ môn mà còn phát huy năng lực và trí tuệ của học sinh. Từ đó phân loại năng lực nhận thức của học sinh, đối với các em có nhận thức Khá, Giỏi không chỉ dừng lại ở những hiểu, biết đơn thuần các sự kiện lịch sử, mà có ý thức mở rộng hiểu biết với trình độ tư duy, phân tích, tổng hợp khái quát hoá cao để đạt đến ngưỡng của học sinh giỏi môn Lịch Sử. Do đó quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh diễn ra có hiệu quả hơn. 2/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Các hoạt động phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành ở một số lớp : * LỚP THỬ NGHIỆM : LỚP TỔNG SỐ NHẬN THỨC NHANH (%) NHẬN THỨC TRUNG B ÌNH (%) KHÔNG NHẬN THỨC ĐƯỢC (%) 10A2 36 17 (47,2 %) 15 (41,6% ) 4 (11,1%) 12A5 44 22 (50%) 15 (34,1%) 7 (15,9%) * LỚP ĐỐI CHỨNG : LỚP TỔNG SỐ NHẬN THỨC NHANH (%) NHẬN THỨC TRUNG B ÌNH (%) KHÔNG NHẬN THỨC ĐƯỢC (%) 10A3 39 7 (18 %) 18 (46,1%) 14 (35,8%) 12A3 45 8 (17,8%) 20 (44,4%) 17 (38,8%) Nhận xét kết quả thu được: Đối với lớp 10a3, 12a3 không tiến hành thử nghiệm với kết quả nhận thức nhanh của học sinh chưa cao. Ngược lại đối với 2 lớp 10a2, 12a5 được tiến hành thử nghiệm kết quả nhận thức của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt. Rất nhiều em nhận thức nhanh chứng tỏ các em không chỉ nắm được những kiến thức lịch sử cơ bản mà còn biết đánh giá, nhận xét, phân tích sự kiện lịch sử. Qua đó tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, các em thích quan sát, tìm hiểu các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình, trên cơ sở của việc phát hiện giáo viên sẽ tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ có hiệu quả Kết quả cụ thể :Với việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và kinh nghiệm của bản thân trong những năm học vừa qua tôi dã đạt được kết quả như sau : - Năm học 2002- 2003 có 1 học sinh giỏi đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh (lớp 9). - Năm học 2005 - 2006 có 3 em học sinh đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh ( lớp 11). - Năm học 2006 -2007 có 1 em học sinh đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (lớp 12). 3/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Phát hiện học sinh giỏi môn lịch sử : Đối với học sinh THPT Võ Nhai việc phát hiện học sinh có năng khiếu đối với môn Lịch Sử, bản thân tôi dựa vào các yếu tố sau: - Thứ nhất : Qua tổng hợp kết quả học tập của học sinh ở cấp dưới. - Th ứ hai: Qua sự thăm dò của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. - Thứ ba :Qua các giờ học ở trên lớp học sinh phải thể hiện mình yêu thích môn Lịch Sử, có năng khiếu bộ môn lịch sử. Cụ thể: + Trong quá trình nghe giảng học sinh biết điều chỉnh, chọn lọc kiến thức cần thiết để ghi chép, những phần nào giáo viên mở rộng kiến thức mà không có trong sách giáo khoa, học sinh ghi nhanh vào quyển sổ tay để nhớ. + Đối với các em học sinh miền núi việc lựa chọn và phát hiện học sinh giỏi bộ môn lịch sử cần phải lựa chọn các em học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản trong chương trình phổ thông của các em và những kiến thức mở rộng phù hợp với điều kiện thực tế ở quê hương, đất nước. Ví dụ: Khi học về cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930- 1945 các em học sinh ở Võ Nhai có thể liên hệ ngay tới địa phương của mình có sự kiện: Cứu quốc quân II được thành lập tại khu rừng Khuôn Mánh (Tràng Xá - Võ Nhai) ... + Khi giáo viên đặt tình huống có vấn đề từ dễ đến khó bằng kiến thức lịch sử đã học ở các lớp trước đây các em giải quyết các vấn đề đặt ra.Tôi nhận thấy với những học sinh trung bình các em tự bằng lòng với những câu đã trả lời được, ngược lại với những em có năng khiếu, và hứng thú học tập bộ môn các em không dừng lại ở đó và tiếp tục đặt ra tình huống có vấn đề, đồng thời tìm hiểu sự kiện lịch sử ở các góc độ khác nhau. Trong quá trình học ở lớp cũng như ở nhà các em luôn phải tự đặt ra các câu hỏi «Tại sao? », «Như thế nào? », « Để làm gì? » Ví dụ: khi học bài «Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) » (Lịch Sử Lớp 12 tập 2). Học sinh có thể tự đặt ra câu hỏi ( tình huống có vấn đề) : Tại sao chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ 6- 3-1946 và tạm ước 14- 9-1946 ? Nếu như không ký bản hiệp định sơ bộ 6- 3-1946 và tạm ước 14- 9-1946 thì vận mệnh của đất nước ta sẽ đi đến đâu? Học sinh tự đặt ra câu hỏi và bằng kiến thức đã học tự giải quyết câu hỏi ( có thể chưa hoàn thiện nhưng phải đúng và chính xác). Với việc tự đặt ra câu hỏi như vậy, kết hợp kiến thức đã học, lớp đang học và kiến thức tham khảo ... Học sinh sẽ hiểu vấn đề một cách kỹ càng hơn. - Thứ tư : Trong quá trình học cũng như làm bài kiểm tra, phát hiện những em có khả năng viết (Lời văn hay, cách dùng từ chính xác lập luận chặt chẽ lô gíc.) phân tích đánh giá tổng hợp những kiến thức đã học, trình bày rõ ràng mạch lạc, đúng trọng tâm vấn đề được đặt ra. Từ đó tạo ra một bức tranh lịch sử sinh động chính xác như bản thân nó đã tồn tại, đồng thời hiểu rõ và nắm vững khái niệm và những sự kiện có liên quan. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào học tập và đời sống ( Rút ra những bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công hay thất bại ...).. Trong quá trình làm đề ra đề giáo viên nên đổi mới cách ra đề ví dụ như : các dạng đề, các kiểu đề, đề dành cho đối tượng học sinh lực học trung bình, đặc biệt đề dành cho đối tượng học sinh lực học khá - giỏi nên có những câu hỏi đòi hỏi trình độ tư duy, khái quát phân tích, tổng hợp để từ đó phân loại học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh. Ví dụ : Trong chương trình lịch sử lớp 11 :Với đề « Bản chất , kết quả của cuộc cải cách Minh Trị. Tại sao lại coi chính sách giáo dục là nhân tố « chìa khoá » của công cuộc hiện đại hoá đất nước ? » Bằng kiến thức đã học, kết hợp tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm, với những tư liệu được giáo viên cung cấp học sinh học sinh đánh giá phân tích, chứng minh và giải quyết đề bài trên. Thứ năm : Phát hiện học sinh giỏi thông qua hoạt động ngoại khoá : Thi kể chuyện lịch sử, trò chơi lịch sử, ... á Đời sống của người Việt Cổ đạm bạc giản dị trong cách ăn ở mặc (ăn cơm nếp, tẻ , đi chân đất , ở nhà sàn). Từ đó học sinh có thể liên hệ với cuộc sống hiện nay đặc biệt là ở những vùng nông thôn Việt Nam Thứ sáu: Học ở trên lớp đã khó vậy làm thế nào để học sinh hứng thú học và có ý thức tự học. Trên thực tế giảng dạy nếu chỉ nếu chỉ bồi dưỡng học sinh qua hoạt động học trên lớp, kiểm tra đánh giá thôi chưa đủ tôi nhận thấy cần bồi dưỡng học sinh qua hoạt động tự học, hoạt động ngoại khoá của học sinh. Ví dụ : Trong quá trình giảng dạy tôi đã tổ chức hoạt động cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau : Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em thi kể chuyện lịch sử, trò chơi lịch sử, hoặc sưu tầm tư liệu theo chủ đề : Sưu tầm tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh theo từng chủ điểm : trong giai đoạn tìm đường cứu nước 1911 – 1920), kháng chiến chống Pháp, hoặc kháng chiến chống Mĩ Kết quả thu được : Đối với các lớp không thử nghiệm học sinh thụ động, trông chờ, ỷ lại, hoạt động nhóm không hiệu quả. Ngược lại đối với những lớp được thử nghiệm tôi nhận thấy các em hoạt động tích cực đặc biệt là các em có nhận thức khá giỏi : Đối với những yêu cầu làm việc trên lớp các em trao đổi thảo luận nhóm cử đại diện trình bày, có sự thi đua giữa các tổ nhóm. Đối với những vấn đề đòi hỏi có sự chuẩn bị công phu các em tìm tòi cập nhập thông tin, kiến thức lịch sử qua thông tin đại chúng, qua sách tham khảo, tài liệu tham khảo, thậm chí mạnh dạn đề nghị cô giáo cố vấn.Các em phân công thành viên trong nhóm, tổ chuẩn bị tư liệu và bố trí thời gian để trình bày kết quả ở giờ học chính khóa. *Thứ bảy: Tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu văn học: Sử dụng tài liệu lịch sử : Giáo viên có thể giới thiệu địa chỉ để học sinh tìm đọc hoặc cung cấp cho học sinh một số tài liệu trích cuả các tác giả kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước ta....Giáo viên cần lưu ý học sinh khi sử dụng các tài liệu tham khảo cần dẫn :Tên tài liệu là gì ? Tài liệu đó của ai ? Của nhà xuất bản nào ? thời gian xuất bản ? Tư liệu trích dẫn thuộc trang nào ? Ví dụ: Khi trình bày về tội ác của chủ nghĩa đế quốc và nguyên nhân sâu xa của nó là chế độ phân biệt chủng tộc học sinh có thể dẫn trong Hồ Chí Minh.Tuyển tập.Tập 1, NXB S ự thật Hà Nội, 1980, trang 270. Người viết : “ Trong cơn sóng hận thù và đầy thú tính, những kẻ tham gia hành hình lôi người da đen đến một khu rừng hay quảng trường công cộng nào đó. họ trói người đó vào cây, tưới dầu lửa, lấy những chất dễ cháy phủ lên người đó. Trước khi châm lửa, họ bẻ từng chiếc răng rồi móc mắt. Từng nhúm tóc bị rứt khỏi đầu, mang theo từng mảng da, để lộ ra một sọ người đẫm máu. Nhiều miếng thịt nhỏ rời khỏi cái thân hình đã tím bầm vì bị đánh đập...” Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà để nắm nội dung chủ yếu của tài liệu ( kèm theo các câu hỏi hướng dẫn như: Những vấn đề cơ bản của tài liệu này là gì ? Nêu và phân tích các vấn đề của tài liệu có liên quan đến bài học... Khi trả lời được câu hỏi như vậy học sinh sẽ hiểu sâu hơn sách giáo khoa và tài liệu mà còn hình thành ở các em khả năng phân tích đánh giá, sử dụng tài liệu trong học tập lịch sử. Sử dụng tài liệu văn học: Không ít tác phẩm văn học tự nó là một tư liệu lịch sử ví như Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Tuyên Ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, hoặc tài liệu văn học dân gian... mỗi loại tài liệu văn học có ý nghĩa riêng. Ví dụ : Khi đánh giá tình trạng rối ren của triều đình nhà Nguyễn sau khi Tự Đức chết ta có thể dẫn tài liệu dân gian: “ Một nhà sinh đặng ba vua Vua sống,vua chết, vua thua chạy dài” (Ba vua này là Đồng Khánh (sống), Kiến Phúc (chết), Hàm Nghi (chạy ra sơn phòng) đều là con của Kiến Thái Vương (một nhà). Cần phân tích rõ từ “thua” thuộc quan điểm của giai cấp nào... c. Đối với các em học sinh được bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử cần phải có những yêu cầu sau: + Các em cần phải nắm vững kiến thức lịch sử ( lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới ). Học sinh học cấp III phải nắm vững kiến thức cấp II.. + Biết đọc và khai thác những kiến thức ẩn tàng trên bản đồ, lược đồ, bảng thống kê, tranh ảnh. + Xác định được hoàn cảnh, điều kiện mối liên hệ giữa các sự kiện .Nêu được nguyên nhân phát sinh, thất bại, tính chất ý nghĩa bài học kinh nghiệm của sư kiện nhất là những sự kiện quan trọng. Làm sáng tỏ quy luật lịch sử.của bất cứ sự kiện nào (ví dụ: nguyên nhân thành công, thời cơ Cách mạng tháng Tám). Xác định vai trò, vị trí của các tầng lớp, giai cấp, tập đoàn hay các cá nhân trong lịch sử + Biết liên hệ thực tế, địa phương, đất nước. So sánh đối chiếu tài liệu lịch sử với đời sống hiện nay từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. + Để học sinh bước vào cuộc thi có hiệu quả ngoài việc nắm kiến thức cơ bản, học sinh cần phải đọc những kiến thức liên quan đến môn sử ( nhất là các tác phẩm văn học ) để bài làm thêm sinh động. Học sinh cần hệ thống hoá kiến thức cơ bản để ứng phó với các dạng đề đưa ra.. + Biết tổng hợp, phân tích đánh giá, nhận xét kiến thức lịch sử có khả năng khái quát hoá cao thì học sinh mới đạt được ngưỡng của học sinh giỏi môn Sử. d..Một trong những yếu tố cơ bản để học sinh đạt được kết quả trong các kỳ thi, tôi thấy vấn đề không thể thiếu được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử là: Hướng dẫn cách làm bài lịch sử cho học sinh. Ví dụ: Hiểu đề bài : “Nội dung cơ bản của văn kiện được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng 2/1930 ?” Học sinh đọc kỹ đề và viết ra giấy nháp những cụm từ quan trọng : Nội dung cơ bản, văn kiện thành lập Đảng . Suy nghĩ với nội dung ấy, đề bài đòi hỏi giải quyết các vấn đề chủ yếu gì : Hoàn cảnh, điều kiện ra đời của văn kiện, vai trò của nhân vật lịch sử có liên quan ( Nguyễn Ái Quốc), và chủ yếu nội dung của văn kiện này ( kết hợp với phân tích , nêu ý nghĩa lịch sử, đánh giá ...) Xây dựng đề cương bài viết: Gồm mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở đầu: Đặt vấn đề, giới thiệu ngắn gọn những điểm cần giải quyết. Với đề bài trển trong phần mở đầu chỉ cần viết: “Tại hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nhiều văn kiện do Người soạn thảo được thông qua. Vậy nội dung ý nghĩa của tài liệu ấy, văn kiện ấy như thế nào? Đó là vấn đề cần giải quyết trong bài. Phần thân bài: Phần chủ yếu quan trọng nhất của bài, tập trung trình bày các sự kiện, ý tưởng ... nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra.Phần này gồm một số tiẻu mục tập trung vào một số khía cạnh vấn đề chung cần giải quyết. Với ví dụ trên thân bài có thể gồm các tiểu mục: a. Đôi nét về hoàn cảnh, điều kiện lịch sử ra đời của Đảng: Ngắn gọn không đi vào chi tiết, mà chủ yếu nêu rõ sự ra đời của Đảng là một tất yếu lịch sử. b. Nội dung cơ bản của văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Hội nghị nhất trí thông qua. c. Phân tích giá trị ý nghĩa của tài liệu, văn kiện: Được xem như là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Kết luận: Không tóm tắt những ý đã trình bày ở thân bài phải nêu các luận điểm, quan điểm chủ đạo làm rõ, khái quát vấn đề đặt ra (có liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm) 4/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua thực hiện và những kết quả đạt được tôi thấy nếu giáo viên vận dụng linh hoạt, có sự điều chỉnh bổ sung trong quá trình triển khai ứng dụng những kinh nghiệm trên rộng rãi vào quá trình giảng dạy sẽ giúp bài giảng thêm phong phú sinh động, rất hợp với thực tế. Với việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sử có ý nghĩa hết sức sâu sắc Với học sinh: các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy.Phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, tránh học nhồi nhét, học tủ, học vẹt, học đối phó.Qua đó tạo niềm say mê hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham học hỏi ở học sinh để hiểu biết nhiều hơn về quê hương đất nước... Học sinh không chỉ hiểu, biết, mà nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, từ đó việc học - học giỏi - và trở thành học sinh giỏi môn Sử sẽ có nhiều triển vọng Với giáo viên: Giáo viên được phát huy mọi khả năng của mình làm giáo viên yêu nghề hơn, tự tin hơn, có tinh thần trách nhiệm cao để năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kết quả của trò là niềm vui, niềm động viên của giáo viên. Vì vậy trong quá trình dạy giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận trong quá trình nghiên cứu: Trong những năm qua Trường THPT Võ Nhai đã có nhiều chuyển biến trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử. Qua các thế hệ học trò cho thấy số lượng học sinh giỏi bộ môn tăng lên so với trước, chất lượng ôn luyện cũng được nâng lên với những kết quả cụ thể : Có nhiều em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh ở các khối lớp. Bản thân tôi đã áp dụng thử nghiệm các phương pháp thực hiện nói trên ở một số lớp và thu được kết quả khả quan. 2. Kiến nghị, đề nghị : Đối với học sinh miền núi như trường THPT Võ Nhai việc bồi dưỡng môn lịch sử cho các em mặc dù đã được Nhà trường quan tâm, các gặp không ít khó khăn, và chưa phải là nhìn thấy ngay hiệu quả cao, bởi vì nhiều nguyên nhân : Như điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiếu tài liệu tham khảo, thăm quan thực tế còn ít... Song việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử đối với học sinh miền núi là cần thiết vì vậy tôi xin mạnh dạn đề nghị một số ý kiến sau: * Nhà trường cũng như Sở GD-ĐT quan tâm hơn nữa đến vấn đề dạy và học môn Lịch Sử như : + Tài liệu, đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy và học bộ môn Lịch Sử ... + Tổ chức học sinh đi tham quan thực tế để mở mang kiến thức. Nhân rộng các hình thức hoạt động ngoại khóa + Thành lập đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Sử ngay từ đầu cấp học, và tổ chức ôn xen kẽ 2 buổi trên tuần . + Thay cách học nhồi nhét các kiến thức khô cứng trên sách vở bằng Panô, apphích về các danh nhân lịch sử, kiến thức lịch sử kích thích trí tò mò ham tìm hiểu của học sinh, hoặc tổ chức các trò chơi lịch sử . *Đối với giáo viên bộ môn luôn gần gũi giúp đỡ động viên học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_y_kien_ve_viec_phat_hien_va_boi.doc