Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở

Những việc làm được:

 Do cấu trúc chương trình và sách giáo khoa được sắp xếp khá khoa học, lấy văn bản làm ngữ liệu chính cho cả ba phân môn nên hầu hết giáo viên đã làm được yêu cầu tích hợp. Nghĩa là khi giảng dạy các tiết tập làm văn, về kiểu bài tự sự giáo viên đã bám vào các văn bản đã học để tổ chức cho học sinh nắm được khái niệm, cốt truyện, chi tiết, sự việc, ngôi kể, lời kể, nhân vật, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự đồng thời vừa soi sáng thêm một số kiến thức, kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học mà một tiết đọc - hiểu văn bản chưa có điều kiện đề cập tới hoặc đề cập chưa sâu.

 Một số giáo viên đã quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng nhận diện, cách viết từng đoạn văn tự sự cơ bản như đoạn mở bài, các đoạn thân bài. đoạn kết bài và cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận vào trong từng đoạn văn. Do đó các em đã phần nào phân biệt được đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận khác với đoạn văn miêu tả biểu cảm hay nghị luận.

Một số học sinh đã biết cách liên kết các đoạn văn một cách chặt chẽ, sáng tạo. Nghĩa là thầy giáo đã phần nào phát huy được tính tích cự, chủ động của học sinh, một trong những yêu cầu cơ bản của dạy học hiện đại.

 

doc 22 trang cucpham 20/07/2022 8280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở
 PHÒNG GIÁO DỤC QUỲ HỢP
 TRƯỜNG THCS MINH HỢP
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NĂM HỌC 2008-2009
 KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
 CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
 ĐỒNG TÁC GIẢ:
 NGUYỄN VĂN TÌNH
 NGUYỄN THỊ THIÊN THU
 LÊ THỊ HOÁ
 Tel : 0383.888164 
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
 Văn tự sự là một trong 6 kiểu văn bản được dạy, học ở bậc trung học cơ sở, kiểu văn bản này mặc dù được kế thừa những tri thức và kĩ năng của các thể loại trần thuật, tường thuật và kể chuyện trước đây trong chương trình cải cách giáo dục nhưng nội hàm và ngoại diện của khái niệm tự sự đã có nhiều thay đổi.Kiểu văn bản này được dạy học ở cấp THCS với số tiết tương đối lớn( 51tiết/189 tiết- kể cả bài viết số 1- văn tự sự và miêu tả , chiếm 27 % tổng số tiết tập làm văn ở THCS).Những tri thức lí thuyết về văn tự sự đã được dần dần giải quyết ở các lớp như: khái niệm, đặc trưng, mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức biểu đạt khác nhưng yêu cầu ở mỗi lớp một khác.Vì vậy người thầy giáo phải làm thế nào để học sinh nắm được một cách có hệ thống và phát triển kiểu loại văn bản này từ chỗ nhận biết được sự việc và nhân vật trong văn tự sự, chủ đề, cách làm dàn bài, lời văn, lời kể, ngôi kể,cách dựng các đoạn văn, thứ tự kể, cách kể, cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào văn tự sự là một vấn đề không dễ dàng.
Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt câu, cách sử dụng cấu trúc hội thoại trong một cuộc thoại, cách lập dàn ý, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu chuyện.Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa các chủ thể học sinh trong quá trình dạy học. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập đến những nội dung trên nhằm định hướng cho giáo viên một cách nhìn khái quát hơn về kiểu văn bản tự sự và việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng:
 Trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào vấn đề “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS”.
Phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên những cứu vấn đề lí luận chung về văn tự sự mà chỉ tập trung vào một số vấn đề chính và xem đó là cơ sở lý thuyết để xác định nội dung đề tài. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng viết đoạn văn tự sự của học sinh các lớp 6,7,8,9 của trường chúng tôi,cũng như thực trạng viết văn tự sự của học sinh trong huyện Quỳ Hợp, qua các kì kiểm tra chất lượng; khảo sát chất lượng học sinh khá, giỏi các lớp 6, 8 và kì thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng 1 của các năm. Trên cơ sở ấy chúng tôi bước đầu đưa ra những biện pháp,
 cách thức và hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS.
Mục đích nhiệm vụ:
 Dạy học theo quan điểm tích hợp đang là vấn đề mang tính cấp thiết được nhiều người quan tâm, nhất là phần tập làm văn ở chương trình THCS.. Trong đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu một thể loại quan trọng nhất của tập làm văn THCS, đó là văn tự sự. Đặc biệt là rèn luyện một số kĩ năng viết đoạn văn tự sự cơ bản trong chương trình Ngữ văn THCS. Từ đó chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập và đưa ra những phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức nhằm rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS . Mong muốn của chúng tôi là có thể góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập làm văn theo quan điểm tích cực, tích hợp.
Phương pháp nghiên cứu:
 Để đạt mục tiêu đề ra ở trên, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp phân tích. 
Phương pháp khảo sát.
Qua các phương pháp trên chúng tôi đã tập trung vào hai căn cứ cơ bản:
a. Căn cứ vào cơ sở lý luận:
 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THCS của bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Bậc THCS phải giúp học sinh có kỹ năng bước đầu, biết vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân biết quan sát, thu thập, xử lý và thông báo thông tin qua nội dung đã học... có thể vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học đề giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống bản thân, cộng đồng”.
(Mục c- mục tiêu cụ thể). Bên cạnh đó mục tiêu môn Ngữ văn cũng khẳng định: dạy học môn Ngữ văn phải “Làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khá thành thạo các kiểu văn bản” đã học( tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành).
b. Căn cứ vào thực tiễn:
 Căn cứ vào tâm lý, trình độ học sinh Quỳ Hợp nói chung và HS trường chúng tôi nói riêng.Tuy cùng độ tuổi nhưng điều kiện và khả năng phát triển tâm lý, sinh lý, sự nhận thức còn hạn chế so với học sinh miền xuôi nhất là thị xã. thành phố.Vốn ngôn ngữ của HS miền núi còn hạn chế, các em lại quen với lối tư duy ghi nhớ máy móc. Mặc dù các em đã được làm quen với kiểu bài tự sự ở bậc tiểu học nhưng các em chỉ quen với cách viết đoạn văn đơn thuần, diễn đạt vụng về. Vì vậy học sinh gặp không ít khó khăn khi viết đoạn văn đối thoại hoặc đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm hay đưa ra những nhận xét đánh giá về hành động,suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
 Căn cứ vào cấu tạo chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS, lấy 6 kiểu văn bản( tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh điều hành) làm trục đồng quy và được giảng dạy theo nguyên tắc đồng tâm nâng cao và được chia làm hai vòng:
- Vòng 1: lớp 6,7.
- Vòng 2: lớp 8,9.
 Việc nghiên cứu thể nghiệm phương pháp, cách thức tổ chức, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS đến nay chưa có một tác giả nào trình bày thành một đề tài riêng để nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Vì vậy chúng tôi đã trăn trở tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cho mình một phương pháp, cách thức giảng dạy tương đối phù hợp với đối tượng học sinh, để khắc phục phần nào những khó khăn chung tôi thường gặp phải trong quá trình dạy học.
 B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Nhận diện phần tập làm văn kiểu bài tự sự trong cáu trúc chương trình và sách giáo khoa THCS.
 Như đã nói ở trên, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS lấy 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành làm trục đồng quy và được giảng dạy các kiểu bài theo hàng ngang hai vòng. Vì vậy kiểu bài tự sự được giảng dạy ở cả hai vòng với số lượng khá lớn (51 tiết/189 tiết chiếm 27 % các tiết tập làm văn) với các nội dung cơ bản sau:
Lớp 6:
+ Tìm hiểu chung về văn tự sự.
+ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
+ Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
+ Tìm hiểu cách làm bài văn tự sự.
+ Bài viết về văn tự sự.
+ Lời văn, đoạn văn tự sự
+ Trả bài.
+ Luyện nói kể chuyện.
+ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
+ Thứ tự kể trong văn tự sự.
+ Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường
+ Kể chuyện tưởng tượng
+ Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
+ Thi kể chuyện.
Lớp 7 :
Bài viết kể chuyện và miêu tả
Lớp 8 :
+Tóm tắt văn bản tự sự.
+ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
+ Miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
+ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Làm dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Bài viết.
+ Luyện nói : kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Lớp 9 :
+Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự.
+ Miêu tả trong văn bản tự sự.
+ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 + Nghị luận trong văn bản tự sự.
+Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
+ Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
+ Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
+ Ôn tập tập làm văn tự sự.
II. Thực trạng dạy, học viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS
Qua thực tế giảng dạy, thăm lớp dự giờ, thanh tra, kiểm tra, khảo sát chất lượng, thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 1 của một số năm gần đây chúng tôi thấy nổi cộm lên một số vấn đề cơ bản như sau:
Những việc làm được:
 Do cấu trúc chương trình và sách giáo khoa được sắp xếp khá khoa học, lấy văn bản làm ngữ liệu chính cho cả ba phân môn nên hầu hết giáo viên đã làm được yêu cầu tích hợp. Nghĩa là khi giảng dạy các tiết tập làm văn, về kiểu bài tự sự giáo viên đã bám vào các văn bản đã học để tổ chức cho học sinh nắm được khái niệm, cốt truyện, chi tiết, sự việc, ngôi kể, lời kể, nhân vật, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự đồng thời vừa soi sáng thêm một số kiến thức, kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học mà một tiết đọc - hiểu văn bản chưa có điều kiện đề cập tới hoặc đề cập chưa sâu.
 Một số giáo viên đã quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng nhận diện, cách viết từng đoạn văn tự sự cơ bản như đoạn mở bài, các đoạn thân bài... đoạn kết bài và cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận vào trong từng đoạn văn. Do đó các em đã phần nào phân biệt được đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận khác với đoạn văn miêu tả biểu cảm hay nghị luận.
Một số học sinh đã biết cách liên kết các đoạn văn một cách chặt chẽ, sáng tạo. Nghĩa là thầy giáo đã phần nào phát huy được tính tích cự, chủ động của học sinh, một trong những yêu cầu cơ bản của dạy học hiện đại.
2. Một số việc chưa làm được khi rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS
 Đối với kiểu bài tự sự các em đã được làm quen từ bậc tiểu học nên khi học kiểu bài này giáo viên, học sinh thường chủ quan chưa chú ý đúng mức việc rèn luyện kĩ năng viết từng đoạn văn cho học sinh. Vì vậy học sinh chưa biết hoá thân vào nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật và hiểu rõ đặc trưng của văn bản tự sự. Hơn thế dạy tập làm văn chủ yếu là thiên về thực hành ứng dụng. Song trên thực tế các tiết rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự còn quá ít, giáo viên chỉ vận dụng trong các tiết lập dàn bài, trả bài, cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độ ... am Xương (từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi”, hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
- Nếu thời gian cho phép luyện tập nhiều hơn thì tuỳ vào mức độ của khối lớp mà yêu cầu... Đối với lớp 9 thì đoạn văn yêu cầu cao hơn, Ví dụ:Thuật lại đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi.
Đối với dạng bài tập này học sinh có thể thuật như sau:
Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời, liền sốt sắng dẫn một gã đàn ông đến nhà họ Vương. Gã đàn ông ấy khoảng trạc trong ngoài bốn mươi, ăn mặc chải chuốt đỏm dáng đến mức kệch kỡm, trơ trẽn. Gã tự giới thiệu là “Mã Giám Sinh” quê ở huyện Lâm Thanh. Nhìn cảnh thầy tớ lao xao, Kiều đã thấy mủi lòng. Khi gia đình chưa kịp chào mời, gã đã nhảy phốc lên ghế ngồi vẻ vênh váo. Mụ mối bắt đầu vào cuộc.
- Thưa tiên sinh, nhà tôi đang gặp khó khăn. Cô nhà đây muốn gửi gắm cuộc đời cho tiên sinh. Mong ông chiếu cố.
Mã nhìn ngó, xem xét có vẻ gật gù. Hắn lớn tiếng:
-Nghe bảo cô này giỏi thơ phú, đàn sáo. Hãy cho ta thưởng thức?
Mụ mối giục nàng tỏ rõ tài nghệ của mình. Rõ ràng tài năng mười phân vẹn mười. Họ Mã gật đầu:
- Cô ả này ta trả bốn trăm lạng vàng.
Mụ mối giãy nảy :
Xin tiên sinh xem lại. Ngài cho từng ấy, tôi làm sao trang trải.
Vậy thì hơn bốn trăm được chưa? Gớm thấy người ta dễ dãi thì cứ vòi vĩnh.
Trong buồng kín, lúc này Kiều lắng nghe cuộc mặc cả của hai kẻ lạ , nàng
đau đớn tủi nhục. Biết kêu ai, trời thì xa, cha mẹ thì đang hoạn nạn. Thôi
đành nhắm mắt dời chân cho qua chuyện. Nàng đau đớn bước ra gật đầu đồng ý để cho hai bên làm giấy. Thế là một đoá hoa sắc nước hương trời, một cành vàng lá ngọc đã rơi vào tay một gã buôn người chỉ với giá hơn bốn trăm lạng vàng.
Tuy nhiên để rèn luyện kĩ năng cho học sinh viết được một đoạn văn tự sự hay, người thầy giáo cần hướng dẫn học sinh các kĩ năng cơ bản về cách viết từng đoạn. Nếu là đoạn mở bài thì người kể phải xác định rõ trong đầu các chi tiết của từng nhân vật, như tên nhân vật, tuổi tác, nghề nghiệp, quê quán, hoàn cảnh sống, đặc điểm riêng. Ngoài ra người kể còn phải xác định thêm một số đặc điểm khác của nhân vật như : mặt có vết gì không? sở thích ra sao? có khuyết điểm hay đức tính gì. Còn đối với đoạn văn miêu tả sự việc thì người kể phải tìm các chi tiết đặc sắc có ý nghĩa cho từng sự việc. Muốn vậy học sinh phải biết thu thập vốn sống biết cách quan sát, tưởng tượng và tìm được tính cách riêng của từng nhân vật
Như vậy để viết được một đoạn văn tự sự hay người viết phải biết cách chọn từ ngữ vì trong văn tự sự có khi phải tường thuật có lúc phải miêu tả hoặc bàn bạc. Từ đặc sắc là từ gợi cho người đọc hình dung ra rõ ràng hình ảnh, đường nét hoặc các cử động, hoạt động như đang diễn ra chẳng khác gì một cuốn phim trước mắt người đọc.Không những thế một đoạn văn tự sự hay còn là một đoạn văn lôi cuốn người đọc. Người đọc đã đưa mắt vào trang sách kể thì không buông rời khỏi trang sách, không bỏ dở câu chuyện, mà hối hả theo dõi từ đầu chí cuối câu chuyện. Bên cạnh đó đoạn văn còn giúp người đọc nhận ra một ý nghĩa sâu xa, thâm thuý.
Ví dụ: Đoạn kết truyện “Những giọt mực” rất đơn giản nhưng người viết đã rút ra một bài học triết lí sâu xa:
“Ba giọt mực vẫn khăng khăng:
Thà làm một vết đen còn hơn khô héo trong đáy bình. Chúng tôi biết không phải giọt mực nào cũng may mắn khi ra đời. Nhưng đã là mực, phải được ghi một vết ở đâu đó. Là chữ, là hình vẽ, là một dấu chấm xấu xí cũng được, chúng tôi muốn ra khỏi bình, chúng tôi không muốn chết non và chết vô ích. (Lê Tất Điều).
Như chúng ta đã biết, trong thực tế, các văn bản nghệ thuật không đơn thuần là loại miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận mà nó hoà trộn vào nhau, làm cho đoạn văn tự sự giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và sâu sắc, tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh như các màu sắc của nhà hoạ sĩ trong một bức tranh muôn màu.
Có đề văn: kể về một kỉ niệm sâu sắc nhất về người bà kính yêu của mình. Yêu cầu: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Ví dụ:
Nhà tôi nghèo lắm. Bà nội tôi tuy tuổi đã cao nhưng còn khoẻ mạnh nên bà luôn đỡ đần mẹ tôi trong công việc nội trợ. Bà thường bảo:
Đối với con người hạt gạo là quý nhất.
Mỗi lần đong gạo từ thùng ra cái rá, bà thường làm rất cẩn thận, không bao giờ để vương vãi một hạt gạo ra ngoài. Một lần bà bị mệt, tôi phải thay bà lo chuyện cơm nước. Khi bê cái rá gạo ra cửa, chẳng may bị trượt chân, tôi vẫn cố gượng được, chỉ vài ba hạt gạo văng ra ngoài. Tôi thản nhiên đi xuống bếp nấu cơm. Xong việc, tôi chạy vội lên nhà định khoe với bà về sự giỏi giang của mình thì... Tôi bỗng đứng sững... Bà tôi đang chống gậy dò đi từng bước để nhặt các hạt gạo vương vãi trên nền nhà. Tôi chạy lại đỡ bà, nói:
Bà ơi có mấy hạt gạo thì bõ bèn gì mà bà phải khổ sở thế?
Bà tôi thì thào:
Cháu ơi... thóc gạo là đức phật đấy...Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa phật đâu.
Lúc ấy tôi chưa hiểu câu nối của bà, nhưng bây giờ tôi đã hiểu. Suốt một đời tần tảo lam lũ, bà tôi có gì đâu ngoài những hạt gạo do chính bà làm ra bằng mồ hôi nước mắt của mình.
Khi trình bày kết quả hoạt động của nhóm, học sinh còn phải có kĩ năng diễn đạt trước lớp (âm lượng,ngữ điệu,nét mặt, cử chỉ...). Thảo luận nhóm bằng hình thức phong phú sẽ làm cho học sinh thấy hứng thú và hợp tác với nhau tích cực trong học tập.
Lưu ý: Cần phải lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với nội dung câu chuyện, nội dung đoạn trích. Chú ý tới ngôi kể, lời kể...
VD: Tương truyền ở phố Nam Dương thời nhà Minh có một viên thái thú, chết ngay trên công đường, nhưng hồn phách không tan. Cứ mỗi sáng mai, khi trống canh điểm, lại thấy Y đội mũ sa đen, khoác áo, đeo đai lên công đường, quay về hướng Nam mà ngồi, có cả nha dịch đứng hầu. Quan ma nghe trình việc xong, nhận lễ lạy. Mặt trời sáng rực rỡ, mới dần dần biến mất.
( Nghiện làm quan – giai thoại văn học)
* Kết quả: Sau khi áp dụng cách thức tiến hành rèn luyện kĩ năng viết các đoạn văn tự sự cho học sinh THCS ở các lớp kết quả cho thấy như sau:
a. Kết quả kì thi học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng 1 của trường chúng tôi như sau:
Năm học
Tổng số dự thi
Số học sinh đạt giải
Hỏng
Ghi chú
Nhất
Nhì
Ba
KK
2007-2008
10
0
0
0
5
5
bẩng A. đậu 8 em cả huyện
2008-2009
10
0
1
1
7
1
bẩng A.đậu19 em cả huyện
b. Kết quả thi khảo sát chất lượng học kì I năm học 2008-2009 (cho riêng
lớp 9).
9A – lớp được áp dụng và 9 D lớp không được áp dụng.
Lớp
Tổng số
Gỏi
Khá
TB
Yếu, kém
Ghi chú
T.số
%
T.số
%
T.số
%
T.số
%
9 A
37
4
10,8
10
27,0
19
51,4
4
10,8
9 D
33
0
0
3
9,1
20
60,6
10
30,3
 Kết luận: 
1. Như vậy viết đoạn văn tự sự là một trong những kĩ năng cơ bản, quan trọng trong rèn luyện kĩ năng cho học sinh THCS viết văn tự sự. Kĩ năng này có mối quan hệ chặt chẽ với các kĩ năng khác: tìm hiểu đề, lập dàn ý, sử dụng ngôi kể, lời kể...Đối với lớp 9 khi đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm... cần chú ý ranh giới giữa tự sự và nghị luận. 
2. Thầy giáo cần trang bị cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn mở bài, các đoạn thân bài, đoạn kết bài và kĩ năng liên kết các đoạn văn kĩ năng sử dụng từ ngữ phù hợp đối với từng đối tượng học sinh khác nhau, với mức độ các lớp khác nhau. Muốn viết được những đoạn văn khác nhau trong bài văn tự sự, cần phải có những kĩ năng cơ bản cần thiết nói trên.
3. Từ các ngữ liệu ở sách giáo khoa giáo viên gợi dẫn đến các nội dung đã nói ở trên để học sinh thấm dần, ngấm dần tránh được kiểu nhồi nhét kiến thức. Tốt nhất nên hướng dẫn học sinh theo quy trình quy nạp, làm được như vậy là phù hợp với nhận thức của học sinh nên các em dễ bị thuyết phục, dễ chấp nhận vì đó là kết quả các em đã tìm ra, tự các em khám phá, chiếm lĩnh. Tuy nhiên giáo viên cũng có thể dùng quy trình diễn dịch nhưng phải thật uyển chuyển, linh hoạt, làm thế nào để bài học đến với các em nhẹ nhàng, hứng thú.
4. Từ những ngữ liệu ở sách giáo khoa học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt vào bài viết của mình. Một điều hết sức lưu ý là giáo viên phải tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh để tìm ra một phương pháp thật phù hợp.
 5. Nhưng điều quan trọng là phát huy tính tích cực của học sinh, tính chủ động sáng tạo của chủ thể học sinh giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp tích cực có sự phối hợp nhiều phương pháp hợp lý thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Không những thế việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng phải vừa sức phù hợp với từng lứa tuổi. 
6. Chấm bài của học sinh cũng phải xem xét nhiều yếu tố: lứa tuổi, địa bàn...tức là phải giả định đặt mình vào đúng chỗ đứng của học sinh. Tránh tình trạng lấy bài viết của người lớn, của thầy cô giáo... làm đáp án cần đạt cho học sinh. Khi trả bài cần nhận xét ưu điểm, nhược điểm rõ ràng. Đối với bài còn phạm lỗi phải nhận xét thật cụ thể lỗi của các em ở đủ các phương diện nội dung, hình thức...đặc biệt cần chú ý lỗi lạc kiểu bài như sa vào miêu tả, biểu cảm...làm phương tiện (yếu tố phù trợ). 
Đó là một việc làm thiết thực góp phần thực hiện giảng dạy theo tinh thần đổi mới. Điều này đũi hỏi sự đầu tư,tích luỹ lâu dài của mỗi giáo viên, đồng thời cần có sự dày công nghiên cứu,giúp đỡ của đồng nghiệp,nhà giáo tâm huyết và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục. Để tích luỹ được phương pháp dạy học tích cực, đũi hỏi người thầy phải luôn luôn trau dồi, học hỏi đồng nghiệp,bạn bố. Bên cạnh đó để giảng dạy tốt thỡ trước mỗi giờ dạy người thầy giáo phải hướng dẫn thật chu đáo cho học sinh chuẩn bị bài thật kỹ lưỡng. Chúng tôi những người thầy giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn với tinh thần trách nhiệm và lũng say mờ nghề nghiệp đó nỗ lực tỡm tũi trong quỏ trỡnh dạy học .Những điều chỳng tụi trỡnh bày vẫn cũn nhiều cõn nhắc, lựa chọn, bổ sung nhưng
chúng tôi vẫn mạnh dạn đúc rút lại trong sáng kiến kinh nghiệm này mong góp một cách dạy rốn kĩ năng viết văn tự sự cho học sinh THCS đạt hiệu quả cao. Rất mong được sự góp ý chõn thành của quý thầy ,cụ và đồng nghiệp xa gần.
Minh Hợp ngày 16 tháng 4 năm 2009
 ĐỒNG TÁC GIẢ:
 Nguyễn Văn Tình
 Nguyễn Thị Thiên Thu
 Lê Thị Hoá

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_doa.doc