Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên ngôn của các vĩ nhân

Với tính đa dạng phong phú của bộ môn, nội dung các khoá trình lịch sủ ở trường phổ thông có khả năng giáo dục nhiều mặt cho học sinh như:

Xây dựng niềm tin lí tuởng cách mạng trên cơ sở nhận thức đúng sự phát triển khách quan, hợp quy luật của xã hội loài người . Giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho học sinh.

Tri thức lịch sử của nhiều môn học khác xây dựng niềm tin cơ sở cho học sinh, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết phổ thông, cơ bản vững chắc về xã hội loài người, làm cơ sở để rút ra những kết luận khoa học, giúp học sinh nhận thức đúng con đường mà loài người và dân tộc đã trải qua, đồng thời cung cấp các kiến tthức khoa học cho học sinh một cách cụ thể như: sự ra đời , hựng thịnh suy vong của mỗi chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử. Từ đó hình thành thế giới quan đạo đức làm cho việc định hướng của học sinh trở nên đung đắn và tự giác .

Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có khả năng giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhân dân ta đã xây dựng những truyền thống đẹp đẽ về lòng yêu nước.Vì vậy cần giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần dân tộc, tinh hoa của nhân loại và từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc sống hiện tại.

Học sinh cần nhận thấy rõ ngay từ thời mới ra đời dân tộc Việt Nam đã tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ: dựng nước và giữ nước.

Trên cơ sở khai thác nội dung các sự kiện lịch sử, tiến hành giáo dục tư tuởng tình cảm một cách tự nhiên, có hiệu quả, không áp đặt, công thức. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh nhiều khía cạnh khác của đạo đức, phẩm chất tư tưởng chính trị như giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, giáo dục niềm tin và sự trung thành với lí tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, với Đảng và giáo dục tư tưởng nhân văn trong cuộc sống.

C. Mục đích yêu cầu của đề tài.

Gắn liền việc học tập các khoá trình lịch sử với công tác thực hành bộ môn để tiến hành việc giáo dục tư tưởng cho học sinh.Trong điều kiện xã hội hiện nay,việc giáo dục tư tưởng nói chung,việc giáo dục tư tuởng qua bộ môn Lịch Sử nói riêng rất khó,vì không phải lúc nào việc tiếp thu kiến thức cũng phù hợp với thực tiễn cuộc sống,suy nghĩ mong ước cua học sinh.Vì vậy giáo dục tư tưởng thông qua dạy học Lịch Sử phải nhằm vào việc định hướng cho hoạt động của học sinh.Hưóng dẫn cho học sinh biết nhận thức đúng đắn quá trình phát triển của xã hội,biết tự phân tích sự kiện lịch sử theo quan điẻm khoa học,biết đánh giá các sự kiện trong đời sống xã hội truớc kia cũng như hiện nay.

Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên,với những người có công với Tổ quốc như chủ tịch Hồ chí Minh đã viết : Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang đời Bà Trưng,Bà Triệu,Quang Trung. Chúng ta phải ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

 

doc 17 trang cucpham 25/07/2022 4500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên ngôn của các vĩ nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên ngôn của các vĩ nhân

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên ngôn của các vĩ nhân
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên ngôn của các vĩ nhân
----------........................---------
Phần I: Giới thiệu chung
A/ Đặt vấn đề 
 Bất kì một giai đoạn lịch sử nào thì việc giáo dục tinh thần yêu nước, lịch sử truyền thống dân tộc đều rất quan trọng và rất cần thiết .Ngày nay khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiên đại hoá, khi chúng ta đang từng bước tiếp cận với khoa học công nghệ cao của thế giới thì vấn đề giáo dục truyền thống của dân tộc càng phải được coi trọng. Bởi truyền thống lịch sử dân tộc chính là cái gốc, là nền tảng để chúng ta tiếp thu cái hiện đại mà không xa rời bản sắc, đón nhận cái mới mà không quên gốc gác,không xa rời truyền thống lịch sử của cha ông. Chúng ta phải khắng định rằng, ngay từ bây giờ chúng ta phải quan tâm hơn, tích cực hơn trong việc giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc cho học sinh đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tuờng gốc tích nước nhà Việt Nam
B/ Lý do chọn đề tài
 Với tính đa dạng phong phú của bộ môn, nội dung các khoá trình lịch sủ ở trường phổ thông có khả năng giáo dục nhiều mặt cho học sinh như: 
Xây dựng niềm tin lí tuởng cách mạng trên cơ sở nhận thức đúng sự phát triển khách quan, hợp quy luật của xã hội loài người . Giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho học sinh.
Tri thức lịch sử của nhiều môn học khác xây dựng niềm tin cơ sở cho học sinh, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết phổ thông, cơ bản vững chắc về xã hội loài người, làm cơ sở để rút ra những kết luận khoa học, giúp học sinh nhận thức đúng con đường mà loài người và dân tộc đã trải qua, đồng thời cung cấp các kiến tthức khoa học cho học sinh một cách cụ thể như: sự ra đời , hựng thịnh suy vong của mỗi chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử... Từ đó hình thành thế giới quan đạo đức làm cho việc định hướng của học sinh trở nên đung đắn và tự giác .
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có khả năng giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhân dân ta đã xây dựng những truyền thống đẹp đẽ về lòng yêu nước.Vì vậy cần giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần dân tộc, tinh hoa của nhân loại và từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc sống hiện tại... 
Học sinh cần nhận thấy rõ ngay từ thời mới ra đời dân tộc Việt Nam đã tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ: dựng nước và giữ nước. 
Trên cơ sở khai thác nội dung các sự kiện lịch sử, tiến hành giáo dục tư tuởng tình cảm một cách tự nhiên, có hiệu quả, không áp đặt, công thức. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh nhiều khía cạnh khác của đạo đức, phẩm chất tư tưởng chính trị như giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, giáo dục niềm tin và sự trung thành với lí tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, với Đảng và giáo dục tư tưởng nhân văn trong cuộc sống....
C. mục đích yêu cầu của đề tài.
Gắn liền việc học tập các khoá trình lịch sử với công tác thực hành bộ môn để tiến hành việc giáo dục tư tưởng cho học sinh.Trong điều kiện xã hội hiện nay,việc giáo dục tư tưởng nói chung,việc giáo dục tư tuởng qua bộ môn Lịch Sử nói riêng rất khó,vì không phải lúc nào việc tiếp thu kiến thức cũng phù hợp với thực tiễn cuộc sống,suy nghĩ mong ước cua học sinh.Vì vậy giáo dục tư tưởng thông qua dạy học Lịch Sử phải nhằm vào việc định hướng cho hoạt động của học sinh.Hưóng dẫn cho học sinh biết nhận thức đúng đắn quá trình phát triển của xã hội,biết tự phân tích sự kiện lịch sử theo quan điẻm khoa học,biết đánh giá các sự kiện trong đời sống xã hội truớc kia cũng như hiện nay.
Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên,với những người có công với Tổ quốc như chủ tịch Hồ chí Minh đã viết : Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang đời Bà Trưng,Bà Triệu,Quang Trung.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
D.Cấu trúc đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Giới Thiệu Chung
 - Đặt vấn đề
 - Mục đích yêu cầu
Phần II: Nội Dung
 - Nội dung chính của các Tuyên Ngôn.
 - Những tư tưởng thông qua Tuyên Ngôn 
 - Kết quả thực nghiệm
Phần III: Kết luận.
Phần II: Nội Dung
A.Nội dung của các Tuyên Ngôn trong lịch sử Việt Nam và trên thế giới.
(Được sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 10,11 thuộc 2 ban, đặc biệt Lớp 10,11 Ban xã hội )
	*****
I.Bản tuyên ngôn của các nước Tư bản.
 1.Bản Tuyên ngôn về quyền hành của nước Anh.
Bản tuyên ngôn này được quốc hội Anh thông qua ngày 22-2-1689 khi Quốc trưởng Hà lan Ô-gian-giơ được mời sang làm vua nước Anh.Tuyên ngôn gồm 13 điều, điều nổi bật của bản tuyên ngôn này là qui định quyền lực của Quốc hội.
 Trước hết qui định quyền của các Nghị sĩ trong Quốc hội,điều thứ 9 viết:
"... Tất cả những cuộc tranh luận và tất cả mọi văn kiện của nghị viện không đưa đến bất cứ một sự truy nã nào, hay một sự truy tố nào trước bất kì một toà án nào, ở bất cứ nơi nào ngoài nghị viện.
Song song với sự qui định quyền hành của các nghị sĩ, tuyên ngôn đã khẳng định quyền lập pháp của Quốc hội.
Điều 1 viết: Cái gọi là, quyền gác lại các đạo luật, hay thực thi các đạo luật theo ý chí của vương triều không có sự tán đồng của nghị viện là bất hợp pháp.
Điều 2 viết: Quyền phổ biến các đạo luật hay thực thi các đạo do lệnh của triều đình là sự vi phạm luật và thực thi như truớc đây là bất hợp pháp.
Tóm lại bản tuyên ngôn về quyền hành là bản tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới, tước bỏ quyền lập pháp của nhà vua và trao quyền đó vào tay nghị viện, cơ quan đại diện cho nhân dân. 
Tuy vậy nhân dân ở đây chỉ là những ngưòi giàu có bởi vì hiến pháp Anh quy định chỉ những người có tài sản cao mới có quyền bầu cử Quốc hội.
2.Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ.
Bản tuyên ngôn được công bố ngày 4-7-1776 Tuyên ngôn do Giep-phéc sơn(1743-1826) con một chủ đất lớn ở bang Viếc-gi-nia, Giep - phéc -sơn tốt nghiêp luật học, lam luật sư ở toà án bang này, ông rất am hiểu nền luật pháp ở nước Anh, ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu.
Ông viết bản tuyên ngôn độc lập chính là dưới ánh sáng của nền luật pháp nước Anh và tư tưởng các nhà khai sáng Pháp thế kỉ 18 như Vôn te, Rút xô, Môngtexkiơ...Nội dung của bản tuyên ngôn, ngoài việc chỉ trích tội ác của Anh, tuyên bố độc lập còn đề xướng nguyên tắc sống của giai cấp tư sản trong thời đại mới: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền tự do đó chính là quyền tự do ngôn luận , lập hội và chống áp bức và quyền tự do kinh doanh tư hữu tài sản của mình.
Quyền bình đẳng đó là bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giàu nghèo sang hèn...
Tuy vậy Con người được hưởng quyền tự do bỉnh đẳng ở đây không bao gồm nô lệ da đen. Để đảm bảo quyền tự do và bình đẳng, nhân dân thành lập chính phủ, quyền lực của chính phủ là từ nhân dân,nếu chính phủ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, nhân dân có quyền thay đổi hoặc phế truất chính phủ,lập nên chính phủ mới.
Bản tuyên ngôn độc lập của nước Hoa Kì được công bố đã tích cực động viên Hoa Kì tham gia chiến tranh giành độc lập, đồng thời ảnh hưởng lớn tới bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 và sự ra đời của tư tưởng lập pháp của giai cấp tư sản ở Châu Âu. Nó được liệt vào bộ luật quan trọng trong lịch sử pháp chế nhân loại. 
Sau bản tuyên ngôn độc lập, Mĩ còn công bố một văn bản nữa với tên gọi Các điều khoản của liên bang . Trong đó cụ thể hoá quyền lực của quốc hội Mĩ
Điều 7 quy định Nghị viện hợp chủng quốc có quyền kí kết các hiệp ước và hợp đồng.... quy định giá trị về số lượng tiền tệ đúc ra, thiết lập các định mức về trọng lượng và kích thước tiền trong tất cả các bang.
Điều 13 quy định: Tất cả các bang phải có quy định, nghĩa vụ phục tùng nghị quyết của nghị viện hợp chúng quốc.
Các điều khoản của liên bang là hiến pháp đầu tiên của hợp chúng quốc Hoa Kì.
3.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Tuyên ngôn được Quốc hội lập hiến thông qua ngày 27- 8-1789. Do Xiâyét khởi thảo, dưới sự giúp đỡ của Giép - phéc- sơn(1789 Giépphécsơn đang làm công sứ Hoa Kì tại Pháp) Xiâyét ( 1748-1836), vốn là viện trưởng một tu viện Thiên chúa giáo. Tuy là cha cố nhưng ông rất tích cực tham gia phong trào chính trị. Trước cách mạng Pháp ông đã xuất hiện một cuốn sách nhỏ Thế nào đẳng cấp 3 đả kích chế độ phong kiến chuyên chế, biện hộ nguyện vọng giành chính quyền của giai cấp tư sản. Năm 1789 ông tham gia hội nghị 3 cấp với tư cách đại biểu đắng cấp thứ 3 và được hội nghị uỷ thác thảo bản tuyên ngôn.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền gồm 17 điều đề cập đến các vấn đề cơ bản sau:
Xác lập quyền tự do cá nhân của công dân
 Điều 11 quy định : Việc tự do trao đổi về tư tưởng và ý kiến là một trong những quyền quý nhất của con người. Mọi công dân có thể phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do.
Xác lập quyền bình đẳng giữa các công dân . 
Điều 6 quy định ... Luật pháp phải như nhất đối với tất cả mọi người khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt . Mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp ...'
Điều 7 quy định Bất cứ ai cũng có thể bị luận tội,bị bắt giam giữ trong những trường hợp được luật pháp quy định. Những kẻ yêu cầu thúc đẩy thi hành hoặc cho thi hành những mệnh lệnh độc đoán đều bị trừng phạt. 
Tự do và bình đẳng là cơ sở của tình bác ái . Tư tuởng tự do bình đẳng bác ái của cách mạng Pháp được thể hiện trên lá cờ tam tài của nước công hoà Pháp. Tự do ứng với màu đỏ bởi vì nền tự do mà con người đạt được phải thông qua những cuộc cách mạng bạo lực .Tomátgiép phéc sơn đã từng nói " Tự do được tưới bằng máu của cấc chí sĩ và cả máu của bọn bạo quân "
 Bình đẳng ứng với màu trắng và bác ái ứng với màu xanh. 
Tuyên ngôn tuyên bố Quyền tư hữu tài sản là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
Điều 11 viết: Quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể tước bỏ .".Quyền tư hữu của tuyên ngôn thấm nhuần tư tuởng c ... a 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp. 
Bản tuyên ngôn 1776 của Mĩ nói: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đựoc, trong những quyền ấy,có quyền được sống , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ". Từ quyền cá nhân con người , mỗi công dân, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã mở rộng, nêu quyền dân tộc: Tất cả các dân tọc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng , dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do ". Và Người đã nắm chắc mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc .Dân tộc không được độc lập thì cũng chẳng có quyền con người .Trong những nước thuộc địa thì tình trạng này đã quá rõ .Và nguyên tắc mà Hồ Chí Minh nêu lên thì đã được xác nhận trong hiến chương Liên Hợp Quốc và trong tuyên ngôn về các quyền con người được liên Hợp Quốc thông qua năm 1948.Sự đóng góp của bản tuyên ngôn độc lập 2-9-45 của Việt Nam vào lí luận quyên con người gắn với quyền dân tộc là rất quan trọng. 
Ta cũng có thể suy nghĩ thêm:Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu "Tuyên ngôn độc lập" bằng cách trích dẫn hai bản tuyên Ngôn của Pháp, Mĩ?
Lúc ấy (tháng 9/450, rất ít nước , ít chính phủ biết đến Việt Nam.Cho nên nếu ta đưa một bản Tuyên ngôn độc lập hoàn toàn với lập trường của ta (dù với quan điểm đanh thép chăng nữa ) thì tác dụng thông điệp với cộng đồng quốc tế chắc là có phần bị hạn chế .Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp thì đã khoá lại bằng một câu :"Đó là những lẽ không ai chối cãi được"
Sau phần mở đầu về nguyên lí độc lập,đến phần kể tội chủ nghĩa thực dân Pháp. Rõ ràng đây là sự tiếp tục cuộc đấu tranh kiên trì , dai dẳng từ bản "Yêu sách của nhân dân việt Nam "gửi hội nghị Véc sai 1919, đòi tự do độc lập cho dân tộc, tiếp tục những bài viết nảy lửa trên báo Người cùng Khổ , báo Nhân Đạo và nhiều báo khác của NAQ. Rõ ràng là bản án chế độ thực dân Pháp đã từ lâu chuẩn bị đầy đủ cho phần quan trọng này của bản tuyên ngôn Độc lập.Tuyên ngôn độc lập lên án bọn thực dân đô hộ về phương diện chính trị kinh tế văn hoá.Trong bản án thực dân dã nói đầy đủ, tỉ mỉ các tội ác ấy. 
Những điều buộc tội ác thực dân cướp nước đều đã được mô tả , phân tích kĩ càng , đanh thép trong bản án, có điều trong tuyên ngôn những tội danh ấy được viết cô đúc như những nhát búa của một quan toà tối cao xử chung thẩm vụ án tày đình này.
Phần thứ ba của " Tuyên ngôn độc lập" chứng minh tính hoàn toàn hợp pháp củâ việc nhân dân ta nắm chính quyền. Pháp đã đầu hàng Nhật 2 lần (Mùa thu 1940 và ngày 9.3.45), trong 5 năm,chúng đã bán nước ta 2 lần cho Nhật.Trong lúc đó nhân dân Việt Nam đã dũng cảm đứng về phía đồng Minh đấu tranh chống phát xít.
"Sự thực là mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật - Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta nổi dậy giành chính quyền , lập nên nước Việt Nam Cộng Hoà.
"Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật , Chứ không từ tay Pháp "
Lập luận thật là chật chẽ , văn mạch khúc chiết .Và tiếp đó là lời tuyên bố độc lập :
"Bởi thế cho nên, chúng tôi - Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới -đại biểu cho toàn dân Viẹt Nam, tuyên bố thoát li hẳn với Pháp,xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí với ước Việt Nam , xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Và sau cùng là lời trịnh trọng tuyên bố với thế giới "Nuớc Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đêm tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyên tự do độc lập ấy . Chứng minh một chân lí mà ai cũng phải thừa nhận. Dân tộc Việt nam ta dù nhỏ bé nưng vẫn là một dân tộc. Chúng ta cũng có quyền sống , quyền bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới không kẻ nào có quyền tước bỏ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đó.
b.Tố cáo tội ác của bọn đế quốc 
Người tố cáo tội ác của Pháp nhiều hơn Nhật điều này không có ý nghĩa là tội ác của Nhật ít hơn của Pháp .Thực tế phát xít Nhật còn dã man hơn cả thực dân Pháp. Sở dĩ như vậy vì Pháp là kẻ thông trị Đông dương , gây bao tội ác cho nhân dân Đông dương .Nhưng Pháp đã không bảo hộ được Đông dương.Trên thực tế nhân dân ta đã giành được chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Dụng ý tuyên ngôn muốn chỉ cho đồng bào thấy chính Pháp là kẻ đang muốn trở lại xâm lược Đông Dương, giặc Nhật không còn thực lực nữa.Mặt khác tuyên ngôn muốn nhắc nhở đồng bào ta nhớ lại tội ác của Pháp mà căm thù chúng , đề cao cảnh giác và sẵn sàng đánh trả chúng một khi chúng trở lại Đông Dương.
c.Khẳng định chủ quyền của dân tộc. 
Tuyên ngôn viết "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã thành một nước tự do, độc lập "Như vậy tuyên ngôn đã khẳng định cả hai phương diện:Trên pháp lí cũng như trên thực tế chủ quyên của dân tộc ta.
d.Khẳng định ý chí quyết tâm giữ gìn độc lập dân tộc.
"Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy..."Bản tuyên ngôn là một văn kiện vô giá vì đã tổng kết được tất cả những thành tựu đấu tranh ngót 100 năm chống Đế quốc,hàng nghìn năm chống phong kiến của nhân dân ta được viết nên bằng xương máu đồng thời đã khai sinh ra nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hoà- mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ đó về sau nhân dân ta đã không từ chối một sự hi sinh nào kể cả phải trải qua hai cuộc chiến tranh 30 năm tàn khốc để giữ vững tinh thần cơ bản của bản tuyên ngôn.
Đã 53 năm từ ngày bản "Tuyên ngôn độc lập" lịch sử được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình trước gần một triệu đồng bào nội ngoại thành Hà Nội.Tiếp sau "Hịch tướng sĩ","Bình Ngô Đại Cáo", "Tuyên ngôn Độc lập"1945 là một bản hùng văn của dân tộc,vừa hào khí bừng bừng , vừa lập luận chặt chẽ , vừa đanh thép về pháp lí quốc tế, vừa nung nấu tình cảm nồng nàn của dân tộc, vừa kế khí phách của cha ông,thâu tóm được tinh thần thời đại. 
"Tuyên ngôn độc lập" thể hiện tư tưởng cao độ :"Không có gì quý hơn độc lập tự do", một tư tưởng khái quát được cả phong trào giải phóng dân tộc của thế kỉ XX trên toàn thế giới.Chúng ta tự hào được sống trong thế kỉ hào hùng của dân tộc, với vũ khí vô song của nhân dân được đúc kết trong bản hùng văn bất hủ.
Sức mạnh của dân tộc bắt nguồn từ sức mạnh của truyên thống nghìn năm quyết tâm " Thà hi sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ ". Bóc đi cái vỏ thần bí thích ứng với tâm hồn nhân dân thòi ấy,thì còn lại cái hạt nhân chủ nghĩa yêu nước vốn là tư tưởng chủ yếu của người từ thời thượng cổ
350 năm sau bài "Nam quốc sơn Hà" là bài "bình Ngô dại cáo". Chữ"đế cư" trong "Nam quốc sơn hà" được tiếp nối bằng "các đế" trong "bình ngô đại cáo"
"Bình ngô đại cáo" cũng là lời khẳng định độc lập của dân tộc ta , quyền ấy không được ghi ở sách trời mà được cấu tạo bởi các diều kiện địa lí , lịch sử phong tục... đặc biệt được thể hiện ở ý thức dân tộc , tự hào dân tộc ở khả năng tự chủ tự cường mà bằng chứng độc lập lâu dại và vang dội trên các chiến trường.
Lời cảnh báo trong "Nam quốc sơn Hà" thì vắn tắt nhưng mà đanh thép , lời cảnh cáo trong ""Bình ngô đại cáo" là cả lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng . "Nam quốc sơn Hà" ra đời dưới dạng 1 bài cổ động không chính thức còn ""Bình ngô đại cáo"là tiếng nói trịnh trọng của của vua nước ta , trực tiếp cho dân nước ta,gián tiếp cho triều đình Bắc quốc , cho nên trên thực tế lịch sử ""Bình ngô đại cáo" mang đầy đủ nội dung của 1 bản tuyên ngôn độc lập sau "Nam quốc sơn Hà
	Hơn 500 năm sau ""Bình ngô đại cáo", Chủ tịch Hồ chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại Ba Đình -Hà nội Ngày 2/9/1945.Cụ Hồ chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và cảnh cáo thực dân chớ liều lĩnh xâm phạm quyền độc lập tự do ấy.
Lịch sử kháng chiến dài 30 năm tù 1945-1975 chứng tỏ rằng lời khẳng định , lời cảnh cáo trong tuyên ngôn độc lập không phải chỉ là lời nói của một chính phủ lâm thời đó chính là quyết tâm của cả dân tộc .
	"Nam quốc sơn Hà, ""Bình ngô đại cáo""Tuyên ngôn Độc lập"là những giai đoạn phát triển của một lí tưởng "Không có gì quý hơn độc lập tự do"
B/ Trắc nghiệm kiểm chứng đề tài.
Thông qua các bản tuyên ngôn của thế giới và Việt Nam, qua việc dạy các bài học trên lớp tôi đã lồng ghép giáo dục về tinh thần yêu nước, tính tự tôn, từ hào dân tộc tới các em học sinh và thấy các em rất say mê trong các bài học và tự ý thức được trách nhiệm của mình với dân tộc.
Kết quả thực nghiệm ở các khối như sau.
Khối
Hứng thú học 
Hiểu bài
Kết quả kiểm tra viết
10
100%
90%
90% 
- Giỏi: 30%
- Khá: 40%
- TB: 30%
11
100%
90%
90%
Tổng
100%
90%
90%
Như vậy ta thấy bước đầu hiệu quả của sáng kiến đã được phát huy. Chứng tỏ giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh có rất nhiều cách khác nhau và đây là một hướng đi thiết thực và hiệu quả.
PHần Ba:Kết Luận
Bộ môn Lịch Sử có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục niềm tin lí tưởng của thế hệ trẻ . Cùng với môn học trong trường phổ thông thì việc dạy học lịch sử góp phần giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo đã được xác định.
Việc giáo dục truyên thống yêu nước cho học sinh thông qua các tuyên ngôn nhằm trang bị những kiến thức sâu rộng của lịch sử để phục vụ cho hoạt động thực tiễn hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như chưa nhận thức hết tầm quan trọng của bộ môm Lịch Sử với việc hình thành nhân cách nên chưa dành nhiều thời gian và công sức thoả dáng cho việc học tập. 
Trên đây chỉ là một bản tổng hợp các tuyên ngôn trong lịch sử hi vọng rằng trong chừng mực nào đó sẽ có thể bổ sung vào sự đòi hỏi ngày càng cao của môn học nhằm giúp học sinh tìm ra bản chất của vấn đề để học tập cho tốt hơn.
Với lượng thời gian không dài, trình độ bản thân có hạn đề tài chắc có nhiều hạn chế và thiếu sót nhưng với sự tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng góp cho nghề dạy học một sáng kiến của bản thân để nâng cao hiệu quả giảng dạy rất mong sự chỉ dẫn và đồng cảm của đồng nghiệp.
Bắc Lý ngày 10/5/2008
Người viết sáng kiến

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tinh_than_yeu_nuoc_cho_hoc_si.doc