Sáng kiến kinh nghiệm Bộ môn lịch sử ở nhà trường Phổ thông Việt Nam
Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử của dòng họ, địa phương( xã, huyện, tỉnh, miền) ra đời từ khá lâu, có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ Quốc.
Từ sau khi nước nhà thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc ( Thề kỉ thứ X). Nền giáo dục dân tộc hình thành và phát triển. Lịch sử giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy học, thi cử để tuyển chọn nhân tài. Tuy có những hạn chế về thời đại và giai cấp, việc dạy học lịch sử thời phong kiến dân tộc có nhiều khởi sắc. Nhằm vào mục tiêu “ Dạy chữ để dạy người” việc học tập lịch sử để “ Ôn cố nhi tri tân” (Nhắc cái cũ để biết cái mới) có tác dụng trọng việc đào tạo thế hệ trẻ thành những thanh niên yêu nước>Nhiều tác phẩm sử học được biên soạn như Đại Việt Sử kí của LêVăn Hưu ( thế kỉ XIII), Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên ( Thế kỉ XV), các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn là công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc có giá trị, được sử dụng để làm tài liệu học tập. Loại SGK lịch sử chẳng có bao nhiêu, như Quốc sử tiểu học của Phạm Đình Hổ ( thế kỉ XIX) hoặc Việt sử tân ước toàn biên của Hoàng Đạo Thành( Cử nhân năm 1881). Về phương pháp học tập, tuy không thoát khỏi cách học kinh viện, khoa cử, song cũng có nhiều kinh nghiệm hay trong trình bày, giảng giải lịch sử, liên hệ tri thức về quá khứ với hiện tại .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bộ môn lịch sử ở nhà trường Phổ thông Việt Nam
Bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông Việt nam Về lí luận và thực tiễn, bộ môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Nội dung và phương pháp dạy học mang tính chất thời đại và giai cấp rõ rệt. Việc nhận thức vị trí, chương trình, SGK lịch sửở nước ta sau cách mạng tháng tám ( 1945), nhất là từ sau triển khai cải cách giáo dục(1981) là việc cần thiết. I. Vài nét về việc dạy học lịch sử ở Việt Nam trước năm 1945. Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử của dòng họ, địa phương( xã, huyện, tỉnh, miền) ra đời từ khá lâu, có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ Quốc. Từ sau khi nước nhà thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc ( Thề kỉ thứ X). Nền giáo dục dân tộc hình thành và phát triển. Lịch sử giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy học, thi cử để tuyển chọn nhân tài. Tuy có những hạn chế về thời đại và giai cấp, việc dạy học lịch sử thời phong kiến dân tộc có nhiều khởi sắc. Nhằm vào mục tiêu “ Dạy chữ để dạy người” việc học tập lịch sử để “ Ôn cố nhi tri tân” (Nhắc cái cũ để biết cái mới) có tác dụng trọng việc đào tạo thế hệ trẻ thành những thanh niên yêu nước>Nhiều tác phẩm sử học được biên soạn như Đại Việt Sử kí của LêVăn Hưu ( thế kỉ XIII), Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên ( Thế kỉ XV), các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn là công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc có giá trị, được sử dụng để làm tài liệu học tập. Loại SGK lịch sử chẳng có bao nhiêu, như Quốc sử tiểu học của Phạm Đình Hổ ( thế kỉ XIX) hoặc Việt sử tân ước toàn biên của Hoàng Đạo Thành( Cử nhân năm 1881). Về phương pháp học tập, tuy không thoát khỏi cách học kinh viện, khoa cử, song cũng có nhiều kinh nghiệm hay trong trình bày, giảng giải lịch sử, liên hệ tri thức về quá khứ với hiện tại . Thực dân Pháp xâm chiếm và thống trị nước ta, cũng hình thành một nền giáo dục ngu dân, phục vụ chế độ thuộc địa của chúng. Lịch sử chỉ được dạy ở cấp tiểu học với quan niệm phản động, xuyên tạc quá khứ trong việc mạt sát các cuộc đấu tranh của quần chúng, chông áp bức bóc lột, ca tụng giai cấp thông trị, biện hộ cho những hành động xâm lược, đô hộ của thực dân. ở bậc cao đẳng tiểu học(tương đương với các lớp cấp II hiện nay) học sinh không được học lịch sử dân tộc, mà chỉ học lịch sử Pháp, xem như quốc sử. Trong phong trào giải phóng dân tộc, lịch sử được xem như một công cụ đấu tranh, một vũ khí sắc bén trong tay các nhà yêu nước Việt nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, mà Phan Bội Châu là tiêu biểu. Với nhiều tác phẩm lịch sử, cụ Phan đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chông xâm lược. Đông Kinh Nghĩa Thục cũng chú trọng đến việc phổ biến, giảng dạy lịch sử dân tộc để thức tỉnh đồng bào, song phải đến Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh, sử học Việt nam nói chung và việc dạy học lịch sử nói riêng mới có sự chuyển biến lớn. Cùng với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Việt nam, Nguyễn ái Quốc đã vận dụng những quan điểm, nguyên lý của duy vật lịch sử để nghiên cứu nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc và thế giới, nhằm tố cáo chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh nhân dân, xác định con đường cứu nước đúng. Các bài viết, tác phẩm như : bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, Lịch sử nước ta có nhiều nội dụng lịch sử giá trị, và là những công trình sử học Mác Xít đầu tiên ở nước ta. Hơn nữa Nguyễn ái Quốc đã thực sự giảng dạy như một giáo viên lịch sử ở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng tại Quảng Châu( Trung Quốc) những năm 1925 – 1927, ở trường đại học phương đông cho các học viên việt nam, ở các lớp học của một số cán bộ ở Pắc bó. Những bài viết và sách của người đã đi vào cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ như những tài liệu giáo khoa lịch sử. Người cũng để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý về phương pháp giảng dạy, như xác định kiến thức cơ bản, cách trình bày sinh động, cụ thể, có hình ảnh, việc liên hệ đối chiếu tài liệu lịch sử quá khứ với hiện taị để rút kinh nghiệm, bài học Có thể nói rằng, nhân ta coi trọng và có kinh nghiệm trong việc dạy học lịch sử, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý cần nghiên cứu, khai thác và vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện ngày nay. Việc nghiên cứu có hệ thống, toàn diện, sâu sắc về dạy học lịch sử ở Việt Nam là yêu cầu quan trong được đặt ra, nhằm rút ra nhiều bài học quý cho công cuộc cải cách giáo dục bộ môn hiện nay. II.Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông Việt Nam 1945 –1975. Cũng như các môn học khác, việc dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông từ cách mạng tháng tám 1945 đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển. . Năm học đầu tiên sau cách mạng, Đại hội giáo giới toàn quốc tháng tám 1946 đã khẳng định ba nguyên tắc xây dựng giáo dục mới của Việt nam là: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Tuy nhiên trong hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn các trường vẫn phải tạm thời áp dụng chương trình cũ ( tức là “ chương trình Hoàng Xuân Hãn” ban hành dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim chứ chưa có thay đổi đáng kể ). Ngày 19 tháng 12 năm1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Đất nước chia thành hai vùng khác nhau với hai nền giáo dục khác nhau. ở vùng tự do, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến ngành giáo dục cách mạng non trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Thầy trò phải tản cư về nông thôn. Giáo viên vừa thiếu vừa chịu phần nào ảnh hưởng của tư tưởng “ giáo dục trung lập”. Do vậy về cơ bản các môn học trong đó có môn lịch sử vẫn thực hiện theo chương trình cũ, chỉ sửa đổi một chút. Chẳng hạn bớt phần lịch sử thế giới để tăng phần lịch sử cách mạng Việt Nam. Năm 1950 cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất được tiến hành, xác lập hệ thống giáo dục phổ thông duy nhất: 9 năm( cấp I: 4 năm, cấp II: 3năm, cấp III: 2 năm) xây dựng nhà trường dân chủ nhân dân thiết thực phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến. Chương trình lịch sử được xây dựng và áp dụng từ năm học 1950 –1951. Tính đến năm 1954, chương trình đã được sửa đổi 2 lần ( 1951 –1953) theo hướng giảm nhẹ khối lượng kiến thức cho phù hợp với thời gian học trong kháng chiến và tăng nội dung chống phong kiến, làm nổi bật vai trò của nông dân trong lịch sử nhằm thiết thực phục vụ thời kì phát động giảm tô giảm tức. Nhìn chung chương trình lịch sử trong kháng chiến đã có những thay đổi căn bản so với chương trình trước đó. Lịch sử được trình bày và giải thích trên quan điểm duy vật lịch sử, bỏ lối dạy theo triều đại với những chi tiết về các vua chúa. Nội dụng lịch sử được lựa chọn theo quan niệm lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp, quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo ra lịch sử. Do thời gian học tập eo hẹp, điều kiện học tập khó khăn nên kiến thức được tinh giản đến mức tối đa và hết sức thiết thực. Tuy nhiên chương trình môn lịch sử trong giai đoạn này vẫn còn bộc lộ những hạn chế đáng kể. Thời gian hạn hẹp nên chương trình chưa đảm bảo được tính khoa học. Trong hai năm ở cấp III, số tiết 1,5 trên một tuần, học sinh phải học toàn bộ lịch sử thế giới từ cổ đại đén hiện đại. Cấu trúc của chương trình cũng chưa hợp lí ( ở cấp II học sinh được học toàn lịch sử dân tộc mà không được biết chút nào về lịch sử thế giới; ngược lại hai năm ở cấp III học sinh chỉ được học lịch sử thế giới mà không được nâng cao kiến thức về lịch sử dân tộc). Cho tới nay, chung ta không có số liệu phản ánh chất lượng học tập môn lịch sử trong giai đoạn này. Song theo đánh giá chung của Bộ giáo dục chất lượng dạy học còn thấp. Sự đánh giá đó không chỉ căn cứ ở mặt hạn chế của chương trình mà còn ở các điều kiện dạy học khác. Về SGK tuy bộ giáo dục đã tổ chức hai trại tu thư, song do tình hình chiến sự và thiếu điều kiện ấn loát nên hầu như không xuất bản được cuốn sách giáo khoa nào. Nhiều địa phương cũng tổ chức viết SGK nhưng kết quả chỉ in được một hai cuốn với số bản rất hạn chế. Giáo viên dạy môn sử phần lớn không được đào tạo và bồi dưỡng đầy đủ nhiều người từ các bộ môn khác kiêm nhiệm công việc này. Điều kiện trường sở nghèo nàn, nhiều trường phải học vào ban đêm, thời gian dạy học rất thất thường. Tóm lại: Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài với biết bao khó khăn của nhà trường cũng như điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh mà tiếp tục duy trì được việc dạy học bô môn theo chương trình mới là một cố gắng rất lớn, đáng tự hào của thế hệ đi trước. Cũng trong giai đoạn này, ở vùng tạm chiếm năm 1949 –1950. Bộ giáo dục của Ngụy quyền cũng tiến hành cải cách giáo dục. Nguyên tắc xây dựng chương trình môn lịch sử được đề ra là: Lịch sử nước nhà, bấy lâu nay bị bỏ rơi, “ sẽ được đặt vào vị trí một môn học xứng đáng và trình bày giảng dạy mộc cách khoa học”. Nguyên tắc là như vậy, song khi chọn lựa và trình bày nội dung lịch sử thì lại khác. Ngay từ lớp đệ ngũ, học sinh đã phải học nhiều về lịch sử nước Pháp. Những sự kiện lớn như cách mạng tháng Mười Nga. Cách mạng Trung Quốc không được học trong chương trình. Còn về lịch sử dân tộc những cuộc khởi nghĩa của nông dân đều được coi là phiến loạn: Trái lại, cuộc xâm lược của Đế quốc Pháp vào nước ta thì gọi là “ Một cuộc xung đột giữa Pháp và triều đình Huế” toàn bộ chương trình lịch sử nặng về đề cao vai trò của các dòng họ vua chúa nhất là dòng họ triều Nguyễn mà ít nhắc tới lịch sử đấu tranh của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. . Năm 1954 ở miền Bắc vẫn song song tồn tại hai chương trình, chương trình phổ thông 9 năm của vùng giải phóng cũ và chương trình trung tiểu học của vùng mới giải phóng, trong một thời gian ngắn. Chương trình lịch sử vùng mới giải phóng có được cải tiến( 1955 – 1956) như rút nhẹ phần cổ sử thế giới, bớt phần lịch sử Pháp, thêm những biến cố lịch sử như công xã Pari, cách mạng tháng mười Nga, cách mạng Trung Quốc. Phần lịch sử dân tộc thêm nội dung lịch sử cách mạng và kháng chiến. Tuy nhiên về cơ bản chương trình này cũng không có gì t ... ới sự phát triển nhân cách của học sinh. Như vậy cái cơ bản trong dạy học lịch sử tuỳ thuộc vào yêu cầu và qua điểm về khoa học lịch và khoa học giáo dục. Những yếu tố đó lại thay đổi theo thời gian và không giống nhau giữa nước này với nước khác, quy định sự khác nhau khi lựa chọn nội dung lịch sử cho giảng dạy học tập. Từ quan điểm trên chương trình đã tập trung vào những sự kiện, những hiện tượng và những quá trình lịch sử tiêu biểu của các giai đoạn phát triển của xã hội loài người, chú ý làm rõ các khái niệm lịch sử cơ bản, các hướng vận động của các thời kì lịch sử. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản gắn liền với việc hiện đại hóa kiến thức, vì quá trình phát triển của khoa học là quá trình đi gần đến chân lí khách quan, ngày càng đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng. Trong trường hợp này kiến thức hiện đại đồng thời là kiến thức cơ bản các khoa học. Tuy nhiên khi lựa chọn vào chương trình cần cân nhắc các điều kiện để xác định vừa sức đối với cả việc dạy và việc học. Nói tóm lại trong khuôn khổ một quỹ thời gian có hạn đã được quy định cần cho học sinh học những gì cần và thật thiết thực đối với học sinh Việt Nam, cái gì hiện đại nhất nhưng cốt lõi nhất, vừa sức với các em. Phù hợp với thực tiễn Việt Nam và những yêu cầu của đất nước: Những kiến thức được chọn đưa vào chương trình phải vừa cơ bản, vừa hiện đại, vừa thích hợp và cần thiết đối với yêu cầu đào tạo của nước ta, phù hợp với đặc điểm học sinh, với điều kiện thực tế của việc dạy học ở nước ta. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối một số môn trong đó có môn sử. Đối với học sinh hững tri thức lịch sử nào gần gũi với họ, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lịch sử Tổ Quốc họ thì được lĩnh hội hào hứng hơn, tác dụng truyền cảm mạnh mẽ hơn. Theo tinh thần đó chương trình lịch sử phổ thông trung học cải cách giáo dục cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản sau: Thứ nhất, dành cho lịch sử Việt Nam vị trí chủ yếu trong chương trình, một lượng thời gian cần thiết để giúp học sinh học sâu, hiểu kĩ về những bước đi của lịch sử dân tộc. Tuy vậy không thể coi nhẹ lịch sử thế giới. Phải làm cho lịch sử thế giới đảm bảo được chức năng là cho học sinh nhận thức được bước đi chung của lịch sử nhân loại, góp phần hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc và giáo dục thế giới quan; không phải biết lịch sử của từng nước cộng lại nhất là các nước lớn. Thứ hai, về nội dung cụ thể chương trình quan tâm hơn đến những mô hình gần gũi, những nước gần gũi hoặc có liên quan với lịch sử nước ta. Chẳng hạn như: Xã hội có giai cấp đầu tiên ở Tây á, xã hội phong kiến phương đông qua lịch sử Trung Quốc, ấn Độ; nước Pháp trong số các nước Tư bản chủ nghĩa thời cận đại; Liên Xô và Mỹ trong thời kì hiện đại Thứ ba, trong kịch sử các nước đó, trong rất nhiều sự kiện lớn nhỏ khác nhau cần đặc biệt chú ý những sự kiện có liên quan tới lịch sử Việt Nam (chủ trương xâm lược, chính sách kinh tế – xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa thực dân cũ và mới). Mặt khác trong mối quan hệ gắn bó giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, những sự kiện của lịch sử Việt Nam có ảnh hưởng tới thế giới và trong khu vực được dành thời gian thích hợp để học kĩ hơn. Thứ tư, tuy cần hết sức tập trung làm nổi bật những mô hình hình thái kinh tế – xã hội tiêu biểu nhưng chương trình cũng cho học sinh hiểu biết đến mức nhất định về lịch sử và văn hoá của các nước trong khu vực. Các nước Đông Nam á, nhất là Lào và Căm Pu Chia có vị trí qua trong trình chương trình của chúng ta. Thứ năm, coi trọng và đẩy mạnh việc dạy học lịch sử địa phương. . Cấu tạo chương trình lịch sử ở các trường phổ thông. Chương trình lịch sử ở các trường phổ thông đã được hội dồng bộ môn thông qua, được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện từ năm học 1990-1991. Đây là chương trình dành cho các lớp không chuyên ban. Lớp 6 học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X. Lớp 7 học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Lớp 8 học lịch sử thế giới chủ yếu là cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đến cách mạng tháng mười Nga 1917 và lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến 1918. Lớp 9 học lịch sử thế giới từ cách mạng tháng mười Nga đến nay và lịch sử Việt Nam từ 1918 đến nay. Nội dung nói trên được học như sau: Lớp 6: 1giờ/1tuần; lớp 7: 1giờ/1tuần; lớp 8: 2 giờ/1tuần; lớp 9: 2 giờ/ 1tuần. Điểm mới so với chương trình cũ là chương trình lịch sử trung học cơ sở lịch sử thể giới được giới thiệu cho học sinh tương đối đầy đủ, có hệ thống và hoàn chỉnh. Chương trình đặt yêu cầu lựa chọn những tri thức thật cơ bản thật cần thiết. Những sự kiện, hiện tượng lịch sử được trình bày ở mức cho học sinh nhận biết nó diến ra như thế nào và tiếp thu một cách khẳng định. Tuy nhiên do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh chương trình có sự phân biệt cần thiết giữa các lớp 6, 7 và các lớp 8,9. ở các lớp 6, 7 chú ý nhiều hơn đến các biến cố và các sự kiện lịch sử cụ thể. Những vấn đề lí thuyết được giới hạn ở mức thật cần thiết và trình bày một cách thật dễ hiểu. ở các lớp 8,9 chương trình tăng thêm ở mức độ vừa phải những vấn đề lí thuyết nhằm nâng cao năng lực nhận thức và rèn luyện phương pháp học tập bộ môn cho học sinh. IV. những yêu cầu cơ bản đối với việc cải tiến dạy học lịch sử trong việc thực hiện chương trình cải cách bộ môn. . Đảm bảo tính cụ thể của lịch sử: Yêu cầu này xuất phát từ đặc trưng của khoa học lịch sử. Lịch sử là những sự việc rất cụ thể đã diễn ra trong quá khứ. Đó là kết qủa hoạt động của con người theo đuổi những mục đích nhất định, trong không gian và thời gian xác định, trong những điều kiện cụ thể. Vì thế đối với bộ môn lịch sử việc tạo ra ở học sinh những hình ảnh chân thực cụ thể và sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, việc khôi phục lại chân dung của các nhân vật lịch sử, những hoạt động của họ trong những điều kiện lịch sử cụ thể là nhiệm vụ hàng đầu. Lịch sử là tồn tại khách quan, là những sự việc, hiện tượng quan hệcó thật đã diễn ra không thể phán đoán để tái hiện lịch sử. Vì vậy để giúp học sinh biết được hiện thực lịch sử, nhất thiết họ phải được thông tin về qua khứ lịch sử với những nét cụ thể của nó. Muốn vậy trước hết phải nhờ đến sự truyền đạt sinh động của giáo viên và các phương tịên trực quan để có biểu tượng về quá khứ. Điều này đòi hỏi phải khắc phục tình trạng “ dạy chay” vẫn chưa chấm dứt ở nước ta. . Tăng cường các tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Yêu cầu này xuất phát từ quan điểm cơ bản của tâm lí học sư phạm: Nhân cách của học sinh chỉ được phát triển thông qua chính hoạt động của học sinh. Trong dạy học hoạt động chủ đạo là hoạt động nhận thức. Muốn phát triển nhân cách của học sinh trong dạy học cần phải tổ chức hoạt động nhận thức của chính bản thân họ. Không thể có được kết quả dạy học tốt nếu việc dạy học luôn luôn được tiến hành theo lối truyền đạt kiến thức có sẵn, theo phương thức “thầy đọc trò ghi” vì vậy trong dạy học lịch sử cần chú dành đủ thời gian cho trao đổi, thảo luận các vấn đề, tổ chức công tác tự lập cho học sinh. Cần thúc đẩy hoạt động trí tuệ, kích thích hoạt động lĩnh hội và phát triển tư duy của học sinh bằng định hướng mục đích, đặt nhiệm vụ nhận thức rõ ràng thông qua các câu hỏi. Đối với mỗi bài lịch sử cần xác định hệ thống câu hỏi trong đó có câu hỏi cơ bản và từ ba đến năm câu hỏi dẫn dắt. Trong tương lai tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh vẫn là một trong những phương hướng cơ bản của việc cải tiến phương pháp dạy hhọc lịch sử. Vì thế kĩ năng của người thầy giáo dạy lịch sử trong việc tạo lập những bài tập nhận thức, về việc tạo tình huống có vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc trong việc dào tạo và bồi dưỡng giáo viên, trong của việc thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề của người thầy giáo. . Xác định kiến thức cơ bản. Khi xây dựng chương trình tri thức đã được một lần lựa chọn. Nhưng chương trình chưa giải quyết xong mâu thuẫn giữa tài liệu học tập và thời gian. Sách giáo khoa và sách giáo viên đã góp phần giải quyết vấn đề này nhưng cần tiếp tục đi sâu hơn nữa. Bởi vì nói đến cái cơ bvản là nói đến hai mặt: Một mặt là cái cơ sở, cái then chốt của một bộ môn; mặt khác là nói đến những cái có ý nghĩa nhất, có tác dụng nhất đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. Khi xây dựng chương trình, khi biên soạn SGK, SGV, các tác giả có tính đến đặc điểm tâm lí của học sinh nhưng ở mức độ chung nhất của lớp học sinh đó trên bình diện toàn quốc. Nhưng trong quá trình dạy học, học sinh là những đối tượng cụ thể, những tình huống sư phạm cụ thể. Chỉ có người thầy giáo mới hiểu rõ học sinh của mình, mới biết họ đã có cái gì, cần có cái gì. Vì thế một lần nữa người thầy giáo cần phải lựa chọn kiến thức cơ bản. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với việc lập kế hoạch và tiến hành dạy học lịch sử. Muốn thực hiện tốt yếu cầu này cần phải: Nắm vững mục đích khoá trình, các chương và bài cụ thể. Biết roc sự đóng góp của các bài cụ thể vào việc thực hiện mục đích của của chương và khoá trình. Nắm vững nội dung bài học. Phân chia bài học thành những đơn vị kiến thức khác nhau. Xác định vai trò ý nghĩa của các đơn vị kiến thức đối với sự phát triển của nhân cách học sinh. Phân chia thời gian thích hợp cho các tài liệu học tập. Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp và các tài liệu học tập. Ngoài các yêu cầu trên việc giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo dục lao động, thẩm mỹ, năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn là những yêu cầu quan trọng trong dạy học lịch sử. Nói tóm lại việc xác định ý nghĩa, vị trí của bộ môn trong hệ thống chương trình ở trường phổ thông, việc điểm qua đôi nét về sự phát triển của lịch sử và những vấn đề cải cách giáo dục bộ môn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn nhiệm vụ của việc dạy học hiện nay. Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc dạy bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông. Chắc chắn những suy nghĩ này còn nhiều hạn chế, thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Giang Biên, ngày 20 tháng 10 năm 2007 Người viết Nguyễn Thành Vinh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bo_mon_lich_su_o_nha_truong_pho_thong.doc