Phân tích bài thơ Bếp lửa (Hoàng hà)

Hai câu thơ đầu nhà thơ có sử dụng điệp ngữ một bếp lửa để nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa, một hình ảnh rất là quen thuộc, gần gũi, rất là mộc mạc, bình dị. Bếp lửa ấy được tác giả miêu tả bằng những từ láy gợi tả gợi cảm.

Bếp lửa chờn vờn sương sớm. Có lẽ từ láy chờn vờn mà tác giả dùng có lẽ là được gợi ra từ cái làn sương sớm chờn vờn nơi xa quê tác giả đang sống, tháng 9 ở bên đó, trời se se lạnh, sương sớm bay là là mặt đất và từ cái làn sương, nhà thơ nhìn nơi cửa sổ đã gợi cho nhà thơ liên tưởng tới cái sương sớm chờn vờn ở quê nhà. Từ chờn vờn còn nói những kí ức của nhà thơ đang từ từ hiện về và cái chờn vờn đó cũng miêu tả cái ngọn lửa đang nhen lên, xua đi cái làn sương sớm đang bao quanh cái bếp khi nó còn lạnh giá. Và miêu tả cái ngọn lửa trên cái bếp lửa thì nhà thơ không thể không nghĩ tới cái người nhóm lửa. Từ láy ấp iu gợi lên cái đôi bàn tay che chắn chi chút của người bà đang vén khéo nhóm lên cái ngọn lửa từ cái bếp lạnh. Nhắc đến đôi bàn tay nhóm lửa là nhắc đến tấm lòng ấm áp của bà, bà nhóm bếp hàng ngày nhưng cái công việc ấy cũng là thể hiện cái tình yêu thương của bà, bởi thế cho nên cháu không thể kìm nổi cảm xúc:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Câu thơ có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “nắng mưa” để nói về cái cuộc đời vất vả của bà, bà nhóm bếp bất kể trời nắng hay trời mưa, bất kể mùa đông hay mùa hè, bất kể buổi sớm hay buổi chiều thì bằng cái đôi tay vén khéo bà vẫn nhóm lên cái ngọn lửa trên cái bếp mộc mạc, bình dị ấy để cho cháu có bát cơm bát cháo, củ sắn củ khoai, nghĩ thế cho nên cháu rất thương bà. Cái tình yêu thương, nỗi nhớ mong của cháu gửi về bà rất chân thành nhưng lại được thể hiện vô cùng giản dị “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

 

doc 5 trang cucpham 8200
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ Bếp lửa (Hoàng hà)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích bài thơ Bếp lửa (Hoàng hà)

Phân tích bài thơ Bếp lửa (Hoàng hà)
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
PHÂN TÍCH
? Vừa rồi các em đi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác thì đã biết nhà thơ BV sáng tác bài thơ này khi ông đang học năm thứ 2 tại Đại học tổng hợp ki ép của Ucraina (LX trước kia). Vậy khi xa quê, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nói tới chính là hình ảnh nào?
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn kỉ niệm
? Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa được tác giả miêu tả như thế nào?
Nhà thơ Bằng Việt kể lại. “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đôngở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớmđi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. 
 Hai câu thơ đầu nhà thơ có sử dụng điệp ngữ một bếp lửa để nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa, một hình ảnh rất là quen thuộc, gần gũi, rất là mộc mạc, bình dị. Bếp lửa ấy được tác giả miêu tả bằng những từ láy gợi tả gợi cảm. 
Bếp lửa chờn vờn sương sớm. Có lẽ từ láy chờn vờn mà tác giả dùng có lẽ là được gợi ra từ cái làn sương sớm chờn vờn nơi xa quê tác giả đang sống, tháng 9 ở bên đó, trời se se lạnh, sương sớm bay là là mặt đất và từ cái làn sương, nhà thơ nhìn nơi cửa sổ đã gợi cho nhà thơ liên tưởng tới cái sương sớm chờn vờn ở quê nhà. Từ chờn vờn còn nói những kí ức của nhà thơ đang từ từ hiện về và cái chờn vờn đó cũng miêu tả cái ngọn lửa đang nhen lên, xua đi cái làn sương sớm đang bao quanh cái bếp khi nó còn lạnh giá. Và miêu tả cái ngọn lửa trên cái bếp lửa thì nhà thơ không thể không nghĩ tới cái người nhóm lửa. Từ láy ấp iu gợi lên cái đôi bàn tay che chắn chi chút của người bà đang vén khéo nhóm lên cái ngọn lửa từ cái bếp lạnh. Nhắc đến đôi bàn tay nhóm lửa là nhắc đến tấm lòng ấm áp của bà, bà nhóm bếp hàng ngày nhưng cái công việc ấy cũng là thể hiện cái tình yêu thương của bà, bởi thế cho nên cháu không thể kìm nổi cảm xúc:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Câu thơ có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “nắng mưa” để nói về cái cuộc đời vất vả của bà, bà nhóm bếp bất kể trời nắng hay trời mưa, bất kể mùa đông hay mùa hè, bất kể buổi sớm hay buổi chiều thì bằng cái đôi tay vén khéo bà vẫn nhóm lên cái ngọn lửa trên cái bếp mộc mạc, bình dị ấy để cho cháu có bát cơm bát cháo, củ sắn củ khoai, nghĩ thế cho nên cháu rất thương bà. Cái tình yêu thương, nỗi nhớ mong của cháu gửi về bà rất chân thành nhưng lại được thể hiện vô cùng giản dị “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Và cái dòng hồi tưởng đấy đã đưa tác giả về với những kỉ niệm à Chúng ta chuyển sang đoạn thứ 2:
2. Những kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa
 Đây là đoạn thơ dài nhất cả bài, nhà thơ có nhắc lại những kỉ niệm thời ấu thơ và kỉ niệm đầu tiên là
Năm cháu lên bốn tuổi.
 Đọc thơ
Chi tiết lên 4 tuổi đã giúp chúng ta hiểu tác giả nhắc đến năm 1945. Đó là một sự kiện khốc liệt của dân tộc ta đó chính là nạn đói. Nghệ thuật tách từ đói mòn đói mỏi nhà thơ đã nhấn mạnh vào cái đói. Đúng vậy đó các em. Năm ấy là năm mà nạn đói đã cướp đi của dân tộc ta biết bao nhiêu mạng người. Người chết nămf đầy đường còn người sống cũng vàng cả mắt. thế nhưng trong những năm tháng đói kém ấy thì bà vẫn nhóm lửa, có lẽ cái thời gạo châu củi quế thì hẳn gia đình nhà thơ cũng không có gạo để ăn nhưng với tài khéo léo của bà bà vẫn thu vén để cho gia đình có củ khoai củ sắn, có bát cháo mà qua ngày và cái bếp của bà cũng có khi chẳng còn củi mà đun chính vì thế mà bà phải nhặt nhạnh những cành củi tươi củi ướt, cả cái rơm cái rác để mà nhóm lên cái ngọn lửa ấm áp, xua đi cái lạnh lẽo của những ngày đói khát chính vì thế mà khói bốc lên ngùn ngụt mà cháu thì lại rất thích đến bên bà mỗi khi bà nhóm bếp cho nên khói hun nhèm mắt cháu. Cái khói lên làm mắt cháu cay và nước mắt ứa ra giàn rụa để bây giờ nghĩ lại sống mũi còn cay cái cay của sống mũi bây giờ có lẽ là bởi cái sự ám ảnh của cái mùi khói năm xưa nhưng cũng là xúc động của cháu khi nghĩ đến bà đã vất vả lo toan đã vén khéo như thế nào trong những ngày đói khát để cả gia đình vượt qua cơn đói. 
 Như vậy nhà thơ đã sử dụng môt loạt các từ ngữ hình ảnh gợi tả gợi cảm để 
Nói được cái nỗi ám ảnh về năm tháng tuổi thơ gian khổ nhọc nhằn. Nhưng từ trong những năm tháng ấy thì tâm trí cháu vẫn luôn nhớ về cái bếp lửa, cái ngọn khói mùi khói đã trở thành ấn tượng không thể nào quên cùng với hình ảnh của bà, người đã nhóm lửa, xua đi cái lạnh của những ngày đói khát. 
Kỉ niệm thứ hai mà nhà thơ nhắc đến đó chính là tám năm ở cùng bà 
+ Đọc thơ
Trong đoạn thơ này có thể thấy hai ấn tượng khó phai trong tâm trí của nhà thơ đó là hình ảnh về bà & tiếng chim tu hú. 
Khi khắc họa hình ảnh về bà nhà thơ đã sử dụng phép liệt kê tác giả đã kể ra những việc bà làm cho cháu: bà nhóm lửa, kể chuyện cho cháu nghe, bảo ban cháu hàng ngày (bà dạy cháu làm rồi bà chăm cháu học) như vậy bằng việc liêt kê ấy nahf thơ đã nhắc tới sự tận tụy nhiệt tình sự yêu thương đùm bọc chở che mà bà dành cho cháu. Như vậy bằng cách kể ra những hành động của bà nhà thơ đã thể hiện sự tận tụy đùm bọc chở che mà bà dành cho cháu. 
 Cái ấn tượng thứ hai mà nhà thơ nói tới ở đoạn này chính là tiếng chim tu hú. Đến đây thì giọng thơ đã chuyển đổi từ việc đang nói chuyện với bà nhà thơ đã chuyển sang trò chuyện với con chim tu hú. Cách chuyển giọng thơ như thế rất tự nhiên mà vẫn chân thành. Ở đây tác giả còn sử dụng câu hỏi tu từ
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
Và chính vì vậy khi cháu đi xa thì cứ vào ra quanh quẩn một mình. Chỉ có con tu hú còn ở lại bên bà cho nên nhà thơ đã trách con chim tu hú sao cứ kêu hoài trên cánh đồng xa mà chẳng đến ở cùng bà cái lời trách ấy nghe chừng có vẻ như vô lí nhưng thực ra lại rất có lí bởi vì đó là cái lí của trái tim 
 Rồi đến khi giặc càn: 
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên chở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Ở đây một lần nữa tác giả lại sử dụng cháy tàn cháy rụi là cháy không còn gì thành tro bụi. chúng ta hình dung cảnh xóm làng nó tàn phá đau thương từ những chi tiết thơ ấy ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh như thế nào? Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn khốc liệt của cuộc chiến thì hình ảnh bà vẫn hiện lên sừng sững nhưng vẫn vô cùng giản dị, mộc mạc. Ở đây tác giả đã dẫn ra lời nói mộc mạc của bà bằng cái ngôn ngữ thơ vô cùng mộc mạc giản dị của một bà lão quê mùa “Bố ở chiến khu..bình yên”. Nhưng cái lời nói chân chất ấy lại khiến cho hình ảnh người bà càng chở nên vô cùng chan thật. Bà đã tự gánh lấy cái trách nhiệm lớn nao trên đôi vai nhỏ bé của mình
Để làm chỗ dựa vững chắc cho con cho cháu từ cái bếp lửa bà nhóm lên mỗi sáng thì tác giả đã khái quát 
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Cái bếp lửa cụ thể và mộc mạc bây giờ chuyển thành ngọn lửa có ý nghĩa biểu tượng cao. Tác giả đã sử dụng điệp ngữ để nhấn mạnh vào cái hình ảnh một ngọn lửa. Ngọn lửa ở đây không chỉ là ngọn lửa ấm áp bà nhóm lên mỗi sáng mà cái ngọn lửa này còn là ngọn lửa của tình yêu thương, còn là ngọn lửa của niềm tin vững bền, của sức sống bất diệt. Từ đó nhà thơ đã có suy ngẫm rất sâu sắc về bà và bếp lửa.
Lận đận đời bà.
.
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
Trước hết bà nhóm bếp là để sưởi ấm cho bà và cháu trong những cái lúc lạnh lẽo của sương sớm, trong những cái khi mùa đông giá buốt, nhưng khi bà nhóm bà còn nấu cơm nấu cháo, củ sắn củ khoai nhưng cái ngọt bùi của khoai sắn còn cho cháu cảm nhận được cái ngọt bùi của tình bà khi bà chăm sóc cho cháu bằng cái tình cảm hết sức ấm áp yêu thương. Bà còn nhóm bếp mỗi khi mùa gặt với nồi cơm gạo mới bà chia sẻ tình làng nghĩa xóm. Vậy thì ở đây tình bà cháu đã lan tỏa thành một tc rộng hơn đó là tình xóm làng ,tình đoàn kết của nd và chính tc lớn này đã giúp cho chúng ta có một sức mạnh để mỗi người dân đều có thể vượt qua thử thách của cuộc kháng chiến để từ đó cả dt của chúng ta chiến thắng. Điều kì diệu nữa mà cái bếp lửa của bà mang tới đó là chính cái bếp lửa ấy đã thắp lên cái tâm tình tuổi nhỏ như vậy các em thấy điệp từ nhóm được tác giả sủ dụng ở những câu thơ này vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa trừu tượng khái quát từ đó tác giả đã ca ngợi bà, người đã nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa. và tất nhiên cái lửa này không còn là cái lửa cụ thể ở cái bếp mà mỗi sáng bà nhóm nữa mà đó là ngọn lửa của tình thương, ngọn lửa của niềm tin, lửa của sức sống bất diệt đó các em.
 Từ suy ngẫm về bà nhà thơ cũng bày tỏ suy ngẫm về cái bếp lửa
Ở đây tg đã sử dụng câu cảm thán để bộc lộ cx của mình về cái điều mà mình tự ngẫm ra khi nghĩ về cái bếp. Vâng cái bếp lưả của tg bình dị mà cao quý, thân thuộc mà lạ kì, bởi cái bếp lửa gắn với một hình ảnh thiêng liêng trong tâm trí người cháu đó chính là hinfh ảnh của bà thế nên câu thơ đã khái quát một cách rất tự nhiên và hợp lí, cái bếp lửa thiêng liêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu, cái bếp lửa cũng là hành trang để cháu đi vào đời. Cái bếp lửa gắn với bà với cháu từ khi cháu còn là ấu thơ nhưng đến khi cháu khôn lơn thì cái bếp lửa với cháu thì nó trở nên ntn à KHổ cuối
****
Câu thơ mở đầu của khổ cuối có dấu chấm ngắt ra làm 2 vế àdường như ở đây biểu thị cuộc đời cháu đã sang một trang mới. Cháu đã kết thúc tuổi ấu thơ và bước sang tuổi trưởng thành. Điệp từ có và trăm đã thể hiện rõ hơn cái điều đó. Câu hỏi tu từ đã gợi nhắc chúng ta cái nỗi nhớ của người cháu về bà. Nhớ về bà nơi quê nhà nơi mà cháu từng lớn lên với biết bao kỉ niệm thời thơ ấu, nơi ấy từng trải qua nhưng ngày tháng khốc liệt của chiến tranh. Nơi ấy cháu và bà đã quấn quít bên nhau thế thì nhớ cháu về bà cháu đã nhớ về qk, nhớ về cội nguồn nhớ về qhdn, câu thơ giản dị thế thôi nhưng tg đã nhắc đến một đạo lí mà dt chúng ta vẫn đề cao đó là uống nước nhớ nguồn.
? Mở đầu bài thơ, nhà thơ BV đã tái hiện hình ảnh bếp lửa như thế nào?

File đính kèm:

  • docphan_tich_bai_tho_bep_lua_hoang_ha.doc