Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập: Nói quá

Câu 1:Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất. Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

 A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

 B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

 C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

 D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Câu 2:Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

 A. Ăn cây táo rào cây sung

 B. Ăn to nói lớn

 C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 3:Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?

 A. Cưới nàng anh toan dẫn voi - Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn.

 B. Người ta là hoa của đất.

 C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

 D. Đồn rằng bác mẹ anh hiền - Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư.

Câu 4:Nói quá là gì?

 A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó củamột đối tượng được nói đến.

 B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

 C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.

 D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.

 

docx 4 trang cucpham 02/08/2022 1460
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập: Nói quá

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập: Nói quá
LUYỆN TẬP: NÓI QUÁ
I/Trắc nghiệm
Câu 1:Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?
A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.
B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.
C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.
D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.
Câu 2:Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn cây táo rào cây sung
B. Ăn to nói lớn
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo
Câu 3:Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?
A. Cưới nàng anh toan dẫn voi - Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn...
B. Người ta là hoa của đất.
C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
D. Đồn rằng bác mẹ anh hiền - Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư.
Câu 4:Nói quá là gì?
A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó củamột đối tượng được nói đến.
B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.
Câu 5:Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
                                                         (Tố Hữu)
A. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
B. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
Câu 6:Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn sau?
- Mẹ ơi, ôi, mẹ ơi! 
- Cái âm thanh kì lạ không ra tiếng thở dài, không ra tiếng nức nở. 
- Đen chết rồi, mẹ ơi! Đen chết rồi!
Đất nứt toát ra dưới chân. Cái vực thẳm không đáy, không có đáy.
Méc-ghi rơi xuống vực, mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một xuống sâu, bờ vực khép lại trên đầu, suốt đời không thoát ra được nữa, cho đến lúc chết. 
                                                       (C. Mắc-ca-lâu, Tiếng chim hót trong bụi mận gai)
A. Cực tả độ sâu của cái vực mà ai rơi xuống thì không thể lên được.
B. Cực tả tình thương của người mẹ dành cho đứa con bị chết.
C. Cực tả nỗi đau đớn tột cùng của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.
D. Cực tả sự xúc động không nói nên lời của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.
Câu 7:Nói quá thường dùng trong văn phong nào?
A. Khẩu ngữ
B. Khoa học
C. Cả A và B
Câu 8:Ý kiến nào nói đúng nhất về tác dụng của phép nói quá?
A. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
B. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
C. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
D. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
Câu 9:Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
A. "Chẳng tham nhà ngói ba toà
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành".
B. "Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen."
C. "Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh những hai hạt vừng."
D. "Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi."
Câu 10:Nói quá thường được dùng kèm với biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11:Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản hành chính, khoa học
D. Văn bản biểu cảm
Câu 12:Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý điều gì?
A. Đối tượng giao tiếp
B. Hoàn cảnh giao tiếp
C. Tình huống giao tiếp
D. Cả 3 ý trên
II/Tự luận
Nối khái niệm ở cột A với định nghĩa ở cột B cho phù hợp:
A
B
Nói quá
Nói sai sự thật
Nói khoác
Nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm làm tăng sức biểu cảm
Nói dối
Nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm cho người nge tin những điều không thực, gây cười.
Khoanh tròn những câu có sử dụng biện pháp nói quá
Chạy gì mà như ma đuổi thế.
Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ.
Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổ quân xâm lược
Địch dùng đủ mọi hình thức tra khảo nhưng vẫn không khuất phục được chị.
Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chi huy ấm hẳn lên
Bây giờ gặp mặt anh đây/ Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường
Đánh dấu X vào những câu không sử dụng biến pháp nói quá.
Nhà bạn ấy giàu nứt đố đổ vách.
Nhà nó nghèo quá đi thôi.
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác Lê-nin thế giới người hiền.
Trời nóng chảy mỡ ra.
Đồn rằng bác mẹ anh hiền
Cắn hạt cơm không vỡ cắn đồng tiền vỡ tư
Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Mệt.
.cắt da cắt thịt.
nứt đố đổ vách.
..ma chê quỷ hờn.
Điền các thành ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành biện pháp tu từ nói quá: khỉ ho cò gáy, mặt sắt đen sì, chạy long tóc gáy, kinh thiên động địa, nước sôi lửa bỏng, đi guốc trong bụng.
Thôi cô đừng nói dối nữa, tôi chả..cô rồi.
Trong tình hình, chúng ta không thể chậm trễ.
Ở cái nơi, buồn không biết làm gì cả.
Ông ta đúng là.., lạnh lùng và nghiêm khắc với nhân viên
Này, cô ấy vừa làm một việckhiến cả nhà đang lo sốt vó lên kia kìa.
Nó ngủ dậy muộn quá mà hôm nay lại là buổi đi thi, sáng phải.mà vẫn không kịp giờ.
Tìm phép nói quá trong các câu dưới đây và cho biết tác dụng của nó
 	“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bứng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần”.
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.
Tôi nghĩ đến mấy quyển sách của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơn những ngón tay tôi.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm giận chưa xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này ta gói trong da ngựa, ta cũng xin làm
Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực
Vân xem trang trọng khác vời, 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà, 
So bề tài sắc lại là phần hơn. 
Làn thu thủy nét xuân sơn, 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 
Một hai nghiêng nước nghiêng thành, 
Sắc đành đòi một tài đành họa hai. 
Vắt đất ra nước thay trời làm mưa
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chông yêu chống bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rạ cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Sức ông ấy có thể vá trời lấp bể được
Tiếng hát át tiếng bom
Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc
Tìm một số trường hợp nói quá dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
Tìm các thành ngữ có sử dụng phép nói quá để diễn đạt các ý bên dưới. Đặt một câu với mỗi thành ngữ tìm được.
Chắt lọc, chọn lấy cái quý giá, cái tốt đẹp, cái tinh túy trong những cái chất khác 
Cả gan hay làm những điều gì kém cỏi vụng về trước người hiểu biết, tinh thông, tài giỏi hơn mình
Sợ hãi khiếp đảm đến mức mặt tái mét.
Luôn kề cạnh bên nhau gắn bó chặt chẽ khăng khít với nhau
Gan dạ, dũng cảm, khong nao núng trước khó khăn nguy hiểm
Giống hệt nhau đến mức tưởng chừng như cùng một thể chất. 
Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. Đặt câu với mỗi thành ngữ.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_luyen_tap_noi_qua.docx