Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Du và Truyện Kiều

1.Cuộc đời:

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

 a.Quê hương:

- Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.

 b.Gia đình:

Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

Ông hiểu sâu sắc về giai cấp thống trị, có vốn tri thức sâu rộng.

c. Thời đại:

Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.

-Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát.

-Phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

-Nhân dân đói khổ, lưu lạc.

→Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

d.Cuộc đời:

-Sớm chịu cảnh bất hạnh, mồ côi, mười năm lưu lạc đói khổ.

-Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

→Quê hương, gia đình, thời đại và cuộc đời truân chuyên đã kết tinh ở Nguyễn Du thành một thiên tài văn học kiệt xuất, trở thành đại thi hào của văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới, là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt.

 

docx 7 trang cucpham 01/08/2022 900
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Du và Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Du và Truyện Kiều

Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Du và Truyện Kiều
NGUYỄN DU và TRUYỆN KIỀU
I.Tác gia Nguyễn Du:
1.Cuộc đời:
- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
 a.Quê hương:
- Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.
 b.Gia đình: 
Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.
Ông hiểu sâu sắc về giai cấp thống trị, có vốn tri thức sâu rộng.
c. Thời đại: 
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. 
-Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát.
-Phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
-Nhân dân đói khổ, lưu lạc. 
→Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
d.Cuộc đời: 
-Sớm chịu cảnh bất hạnh, mồ côi, mười năm lưu lạc đói khổ.
-Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
→Quê hương, gia đình, thời đại và cuộc đời truân chuyên đã kết tinh ở Nguyễn Du thành một thiên tài văn học kiệt xuất, trở thành đại thi hào của văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới, là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt. 
2.Sự nghiệp sáng tác: 
 a.Tác phẩm:
Sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là “Thanh Hiên thi tập”, “Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc Hành tạp lục”.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: “Đoạn trường tân thanh” (thường gọi là “Truyện Kiều”), “Văn chiêu hồn”
 b.Đặc điểm sáng tác:
 Các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả
    + Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
    + Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
II.Truyện Kiều:
 1.Thể loại:
-Truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát
-Dài 3254 câu thơ
Gồm 3 phần: +Gặp gỡ và đính ước
 +Gia biến và lưu lạc
 +Đoàn tụ
 2.Nguồn gốc, xuất xứ:
Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” vào đầu thế kỉ XIX (1805 –1809). Truyện dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Lúc đầu, Nguyễn Du đặt tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột hoặc Tiếng kêu đứt ruột) sau này đổi tên thành “Truyện Kiều”.
- Một biểu hiện nữa về sự sáng tạo của Nguyễn Du qua “Truyện Kiều” là:
+ “Kim Vân Kiều truyện” viết bằng chữ Hán, thể loại văn xuôi, có kết cấu thành từng chương (hồi). Toàn bộ tác phẩm gồm 20 chương.
+ Đến Nguyễn Du đã trở thành tác phẩm trữ tình,viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát có độ dài 3254 câu. Ông đã có những sáng tạo lớn về nhiều mặt nội dung cũng như nghệ thuật.
3.Tóm tắt:
   Thuý Kiều là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp, con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại. Trong tiết thanh minh, Thuý Kiều tình cờ gặp Kim Trọng, một thư sinh nho nhã. Họ yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Kim Trọng về quê thọ tang chú. Vương viên ngoại bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán mình chuộc cha. Trước khi ra đi, nàng nhờ Thúy Vân kết duyên cùng Kim Trọng. Mã Giám Sinh mua Kiều về Lâm Tri. Tú Bà ép nàng làm gái lầu xanh, nàng phản kháng nhưng không thoát khỏi số phận. Nàng được Thúc Sinh cưới làm vợ lẽ, nhưng chẳng được bao lâu thì bị vợ cả là Hoạn Thư ghen ghét, đọa đày. Nàng trốn thoát nhưng lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Nàng gặp người anh hùng Từ Hải và trở thành vợ chàng rồi được chàng giúp báo ân, báo oán. Bị mắc lừa Hổ Tôn Hiến, Thuý Kiểu đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Kiều đau đớn nhảy xuổng sồng Tiền Đường tự vẫn. Sư Giác Duyên cứu nàng. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân nhưng lòng vẫn thương nhớ Kiều. Chàng và gia đình tìm gặp Kiều. Thuý Kiểu quyết định hai người chỉ nên là bạn tri kỉ.
4. Giá trị của tác phẩm :
a.Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực:
 *Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, sức mạnh của đồng tiền và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người.
- Bọn quan lại :
+ Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải.
+ Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo.
- Sức mạnh đồng tiền có thể làm đổi trắng thay đen.
- Thế lực hắc ám: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh là những kẻ táng tận lương tâm, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
-> Tác giả lên tiếng tố cáo bộ mặt xấu xa bỉ ổi của chúng.
* Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.
+ Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát.
+ Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đoạ đày, lưu lạc suốt 15 năm.
-> Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đoạ đày.
* Giá trị nhân đạo:
- “Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người:
 +Thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy 
 +Thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tàn bạo.
 +Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung.
+Là tiếng nói xót thương, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ đẹp người đẹp nết bị đẩy đến đường cùng.
 -> Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
b. Giá trị nghệ thuật:
Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du.
- Với truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, sáng tạo. Nguyễn Du có biệt tài kể chuyện và giới thiệu nhân vật một cách ngắn gọn và sinh động. Chỉ bằng vài câu thơ, ông đã giúp người đọc hiểu được tình huống, tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Các nhân vật của Nguyễn Du vừa có nét riêng nổi bật, vừa có nét điển hình, thể hiện được thần thái của nhân vật. Nguyễn Du đã tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiệu, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát.
Tác giả khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc hoạ theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động của nhân vật).
- Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du đạt đến đỉnh cao. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích). Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, tả người đều đạt đến mức điêu luyện.
- Nguyễn Du đã biến thể thơ lục bát viết bằng chữ Nôm truyền thống của dân tộc trở thành một hình thức thơ trang nhã và hấp dẫn.
- Về ngôn ngữ: ngôn ngữ trong truyện Kiều hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, trau chuốt và giàu sức biểu cảm. Ngôn ngữ dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) kết hợp nhuần nhuyễn với ngôn ngữ bác học (sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa). Ngôn ngữ nhân vật được cá tính hoá cao độ, nhân vật nào ngôn ngữ ấy, không thể lẫn lộn. Tác giả sử dụng từ Hán - Việt, các điển tích, điển cố rất đúng chỗ, phép đối rất chỉnh. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng Tiếng Việt lên đỉnh cao chói lọi; làm nên một kiệt tác bất hủ.

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_lop_9_nguyen_du_va_truyen_kieu.docx