Kiến thức trọng tâm thi vào 10 môn Ngữ văn

Đồng chí

 Chính Hữu:

- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, tha thiết, trầm hùng, sâu lắng, hàm súc.

- Đề tài: Chủ yếu là người lính trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội. - Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Sau khi tác giả cùng đồng đội đã tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, đánh bại cuộc tiến công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

- In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).

- Đây là một trong những tp tiêu biểu viết về người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) - Phần một: 7 câu thơ đầu - Lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí.

- Phần hai: 10 câu tiếp - Biểu hiện và sức mạnh của tình đc.

- Phần ba: còn lại - Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính cách mạng. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ cô đọng giàu sức biểu cảm.

 

doc 16 trang cucpham 30/07/2022 2701
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức trọng tâm thi vào 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức trọng tâm thi vào 10 môn Ngữ văn

Kiến thức trọng tâm thi vào 10 môn Ngữ văn
THƠ HIỆN ĐẠI
1. Kiến thức cơ bản của một số tác phẩm tiêu biểu:
STT
Tên văn bản
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời (xuất xứ)
Bố cục – mạch cảm xúc
Nội dung cơ bản
Nghệ thuật đặc sắc
1
Đồng chí
Chính Hữu:
- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, tha thiết, trầm hùng, sâu lắng, hàm súc.
- Đề tài: Chủ yếu là người lính trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội.
- Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Sau khi tác giả cùng đồng đội đã tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, đánh bại cuộc tiến công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).
- Đây là một trong những tp tiêu biểu viết về người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
- Phần một: 7 câu thơ đầu - Lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Phần hai: 10 câu tiếp - Biểu hiện và sức mạnh của tình đc.
- Phần ba: còn lại - Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính cách mạng.
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ cô đọng giàu sức biểu cảm. 
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
- Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Thơ sôi nổi, trẻ trung. Hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Đề tài: hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
- Bài thơ ra đời năm 1969.
- Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng quyết liệt.
- Tác giả là chiến sĩ ở Trường Sơn.
- Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ và được in trong tập “Vầng trăng quầng lửa.
Bài thơ khắc họa hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm v à ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Giàu chất hiện thực sinh động của cuộc sống chiến trường.
- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, mang nét riêng, tự nhiên, khỏe khoắn.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận 
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Trước cách mạng: thơ ông mang cảm hứng vũ trụ với nỗi sầu vạn cổ.
- Sau cách mạng: thơ ông ấm áp niềm vui, tin cuộc sống mới gắn liền với tình yêu thiên nhiên, đất nước. 
- Bài thơ ra đời năm 1958.
- Kháng chiến chông Pháp kết thúc, miền Bắc giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới, không khí phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội, khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng cuộc sống mới.
- Bài thơ ra đời trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh – chuyến đi đã góp phần mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.
- In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
- Phần một: 2 khổ đầu - cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần hai: 4 khổ tiếp - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ở trên biển.
- Phần ba: khổ cuối - cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
à Từ bố cục ta thấy: mạch cảm xúc của bài thơ theo trình tự thời gian của một chuyến hành trình ra khơi đánh cá từ khi hoàng hôn xuống đoàn thuyền ra khơi đến khi bình minh lên đoàn thuyền về bến.
Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. 
- Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo.
- Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
4
Bếp lửa
Bằng Việt 
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Hồn thơ trong trẻo, thường khai thác kỉ niệm.
- Bài thơ ra đời năm 1963.
- Khi tác giả đang là sinh viên theo học ngành luật ở Liên Xô.
- Bài thơ in trong tập “Hương cây – Bếp lửa”. 
- Phần một: khổ 1 - Bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc và hồi tưởng về bà.
- Phần hai: 4 khổ tiếp - Những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với hình ảnh về bà và bếp lửa
- Phần ba: khổ 6 - Suy nghĩ về bà và cuộc đời bà.
- Phần bốn: Khổ cuối - Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ bà.
à Mạch cảm xúc: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm nâng lên thành suy ngẫm. 
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng; bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Bài thơ ra đời năm 1971
- Khi tác giả đang công tác tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
Tình yêu thương con gắn với tình yêu đất nước và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào, trìu mến.
- Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.
6
Ánh trăng
Nguyễn Duy 
- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ giàu chất triết lí thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.
- Bài thơ ra đời năm 1978 - 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ những nhà thơ chiến sĩ trải qua bao thử thách gian khổ của chiến tranh. Đất nước thống nhất, trở về sống giữa thành phố trong đầy đủ tiện nghi hiện đại, người ta dễ quên đi những gian khổ nghĩa tình của 1 thời đã qua. Bài thơ nhắn nhủ một quan niệm sống sao cho trọn vẹn nghĩa tình thủy chung. 
- Phần một: 2 khổ đầu - Vầng trăng trong hoài niệm.
- Phần hai: 3 khổ tiếp - Vầng trăng trong hiện tại.
- Phần ba: khổ cuối - Vầng trăng trong suy tưởng
à Mạch cảm xúc: Bài thơ nang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn liền với những mốc cuộc đời con người. Khổ 4 là bước ngoặt để bộc lộ cảm xúc: vầng trăng tròn đột ngột hiện ra trong cảnh mất điện gợi về những kỉ niệm và suy tưởng. 
Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
- Giọng điệu tâm tình, tự nhiên kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
- Hình ảnh giàu tính biểu cảm: hình ảnh trăng giàu ý nghĩa biểu tượng. 
7
“Con cò”
Chế Lan Viên
- Là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. 
- Thơ giàu suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Bài thơ ra đời năm 1962.
- In trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. 
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy nghĩ sâu sắc.
- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. 
8
“Mùa xuân nhỏ nhỏ”
Thanh Hải
- Quê Thừa Thiên Huế.
- Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Phong cách thơ: chân thành, đôn hậu, đằm thắm
- Bài thơ ra đời vào tháng 11/1980 - không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
- Bài thơ được viết khi đất nước hòa bình nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách sau giải phóng. Nó được xem là di chúc thể hiện tâm nguyện của tg với đất nước và cuộc đời. 
- Phần một: 3 khổ đầu - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước.
- Phần hai: khổ 4,5 - Ước nguyện của nhà thơ.
- Phần ba: khổ cuối - Lời ngợi ca quê hương qua làn điệu dân ca xứ Huế.
à Mạch cảm xúc: Đi từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước đến suy nghĩ và tâm nguyện của nhà thơ. 
Là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 
Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
 9
“Viếng lăng Bác”
Viễn Phương
- Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.
- Phong cách thơ: nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất thơ. 
- Bài thơ được viết vào tháng 4.1976 lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, Viễn Phương cùng đoàn cán bộ và nhân dân miền Nam ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác.
- In trong tập “Như mây mùa xuân” (1978)
- Phần một: khổ 1 - Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh vật ở ngoài lăng Bác.
- Phần hai: Khổ 2 – Cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác.
- Phần ba: Khổ 3 - Cảm xúc khi ở trong lăng đứng trước di hài Bác.
- Phần bốn: Khổ 4 – Cảm xúc trước khi ra về
à Mạch cảm xúc: theo trình tự của một chuyến hành trình vào lăng viếng Bác. 
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. 
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
- Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về nông thôn và mùa thu.
- Phong cách: thiết tha, sâu lắng, giàu cảm xúc bâng khuâng.
- Bài thơ ra đời vào mùa thu năm 1977 – những mùa thu đầu tiên khi đất nước vừa dành độc lập, đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.
- Tác phẩm được in lần đầu trên báo Văn nghệ, tuyển in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” (1991)
- Phần một: Khổ 1 - Những tín hiệu báo thu sang.
- Phần hai: Khổ 2 - Những chuyển biến của đất trời lúc sang thu.
- Phần ba:  ... nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”, cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi vào quá khứ, soi vào chính mình.
	+ Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm. Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê khiến câu thơ như một thước phim quay chậm của quá khứ. Gặp lại trăng là gặp lại cố nhân để sống trong quá khứ đầy nghĩa tình với vầng trăng trên đồng, dưới sông, ngoài bể, trong rừng thuở nào. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.
	à Đến đây ta càng thấy rõ ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng – biểu tượng cho sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình thủy chung và vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống
* Đoạn văn về hình ảnh vầng trăng trong suy tưởng, suy tư:
	+ Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu, những giá trị của quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
	+ “ánh trăng im phăng phắc” là sự im lặng đầy tình nghĩa không một lời trách cứ mà có phần nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và chính chúng ta. 
	+ “vầng trăng” xuất hiện từ đầu đến đây thành “ánh trăng”. Nếu vầng trăng gợi sư tròn đầy, sáng trong của trăng, là quá khứ thủy chung, tình nghĩa, vẹn nguyên thì ánh trăng là ánh sáng của hào quang quá khứ và lương tâm đạo đức. Chính ánh sáng này đã xua đi bóng tối trong tâm hồn, thức tỉnh con người sống xứng đáng với quá khứ, với những gì đã cho và nhận.
	à Trăng trở thành biểu tượng cho sự bao dung của nhân dân; là nhân chứng nghĩa tình, độ lượng mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và mọi người. 
	+ Hình ảnh trăng và người được khắc họa trong tư thế đối lập: trăng tròn vành vạnh còn người vô tình. Người vô tình với trăng và với cuộc sống của chính mình trong quá khứ. Đến đây con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. 
Câu 3. Ý nghĩa hình thức của bài thơ:
- Hình thức: Thể thơ năm chữ, viết hoa đầu mỗi khổ, dấu chấm câu kết thúc bài thơ.
- Ý nghĩa: 
+ Phù hợp với mạch tự sự của bài thơ.
+ Tạo sự liền mạch về cảm xúc: cả bài thơ là một câu chuyện nhỏ, mỗi khổ là một sự việc gắn liền với những mốc quan trọng trong cuộc đời con người. 
SANG THU - Hữu Thỉnh
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Câu 1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh:
	- “Sang thu” là một cụm động từ, động từ “sang” không chỉ thời điểm tĩnh tại mà chỉ một quá trình đang chuyển giao. Đó là khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, đất trời. Thời gian chuyển mình khẽ khàng từ cuối hạ sang đầu thu. Những dấu hiệu của trời hạ không còn mạnh mẽ mà đi vào thế ổn định, chừng mực.
	- Ẩn chứa trong ý nghĩa tả thực đó là khoảnh khắc sang thu của đời người. Cả một đời bận rộn, lo toan, con người bỗng nhận ra mình cũng “sang thu”. Ở tuổi ấy con người không còn bồng bột mà sâu sắc hơn, chín chắn hơn. Mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm. Thiên nhiên cũng như bước cùng một nhịp với người lúc sang thu. Theo Hữu Thỉnh nhan đề còn gợi ra hình ảnh đất nước từ cuộc chiến tranh đang bước vào thời kì xây dựng vững vàng vượt lên phía trước dù có bất cứ biến động nào. 
	- Nhan đề ngắn gọn, đặc biệt phù hợp với nội dung bài thơ, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm là sự cảm nhận về những chuyển biến của thiên nhiên, đất trời, lòng người trong phút giao mùa. Từ đó gợi ra những suy nghĩ về đời người và đất nước.
Câu 2. Đoạn văn cảm nhận Tín hiệu báo sang thu trong khổ thơ thứ nhất:
	+ Tín hiệu của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh thực sự rất bình dị và gần gũi, không phải là hương cốm mùa thu, không phải mặt hồ tĩnh lặng, cũng không phải những mùa lá rụng. Mùa thu trong thơ ông chính là “hương ổi”, là thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam mỗi khi thu về. Thu đến là mùa ổi chín thơm:
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	Cụm từ “bỗng nhận ra” giống như một phát hiện mới, một sự ngạc nhiên rất thú vị như khi khám phá ra điều gì đó đẹp đẽ. Đây là cụm từ diễn ra trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã chạm ngõ chỉ với “hương ổi”, mùi hương đồng nội thân quen khiến những người con xa quê khó quên được. Mùi hương ổi quen với đời thường nhưng lạ trong văn học ấy đã “phả” vào trong “gió se” đầu mùa thu dịu nhẹ, se sắt. Động từ “phả” là động từ mạnh vừa gợi cảm nhận bất ngờ của tác giả vừa gợi làn hương ổi như sánh lại, nồng nàn đã làm toát lên thần thái của mùa thu, của hương ổi. Nó diễn tả sự quyện chặt vào, sự gắn kết giữa hương ổi và làn gió đầu mùa đi khắp ngõ xóm. Chỉ qua hai câu thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới về mùa thu, về sự chuyển mùa tinh tế nhất, về nhưng điều bình dị ở xung quanh chúng ta.
	+ Thu đến không chỉ bằng tín hiệu “hương ổi”, “gió se” mà còn là làn sương giăng mắc:
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về
	Hai câu thơ rất duyên, rất tinh tế nhưng rất sâu sắc, gợi lên sự mơ hồ của giây phút chuyển mùa. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” khiến người đọc tương tưởng ra khung cảnh sương đang ngập ngừng giăng mắc ở đầu ngõ. Con ngõ của làng quê theo nghĩa tả thực cũng là con ngõ của thời gian theo nghĩa chuyển. Nhà thơ nhân hóa sương thu bằng từ láy “chùng chình”. Đó là thần thái của mùa thu, không vội vàng, hồ hởi mà luôn tạo nên sự mơ hồ và mông lung nhất. Tác giả phải thốt lên “hình như”, là chưa chắc chắn, không chắn chắn, tác giả bâng khuâng trước những tín hiệu không hẹn trước của mùa thu đang về. 
Câu 3. Đoạn văn cảm nhận sự chuyển biến của đất trời sang thu trong khổ thơ thứ 2:
	+ Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng. Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét, hình khối trong cảm nhận của tác giả:
	Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu
	Nước mùa thu dâng lên theo mùa “dềnh dàng”, không cuồn cuộn gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa mà hạ êm ả, thong dong như đang trầm xuống ngẫm ngợi, suy tư. Cánh chim trời bắt đầu “vội vã” bay để kịp về phương Nam tránh rét. Hai chuyển động ngược chiều, hai sự vật được nhân hóa để thể hiện chuyển biến của đất trời khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất. Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả. 
	+ Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn “đám mây mùa hạ” như “vắt” nửa mình sang thu. Lại một biện pháp nhân hóa giàu chất tạo hình. Từ “vắt” dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả đám mây như một dải lụa mềm mại trên bầu trời nửa là mùa hạ, nửa đã nghiêng về thu. Câu thơ còn gợi bước đi của thời gian uyển chuyển, nhẹ nhàng. Mây là thực, ranh giới mùa là ảo, hai mùa bàn giao cho nhau qua cầu nối đám mây. Không gian được cảm nhận từ thấp đến cao rồi trải ra cao vời rộng mở. Mùa thu đã đến thật rồi! 
Câu 4. Đoạn văn cảm nhận bức tranh sang thu lắng trong tâm tưởng 
	+ Điều bất ngờ nằm ở khổ thơ cuối, mùa thu đã thực sự đến rồi và đất trời đã có nhưng chuyển biến khiến con người có thể nhận ra, nhưng tác giả đã chiêm nghiệm mùa thu bằng cách nhìn nhận của một đời người nên bức tranh tả thực về mùa thu còn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc:
	Vẫn còn bao nhiêu nắng
	Đã vơi dần cơn mưa
	Sấm cũng bớt bất ngờ
	Trên hàng cây đứng tuổi
	+ Nghĩa tả thực: Mùa thu “vẫn còn” có nắng nhưng là thứ nắng dịu nhẹ và tinh khôi, thứ nắng có chút se se lạnh của gió đầu mùa. Mùa thu có mưa nhưng đã “vơi dần” sự dữ dội và ào ạt. Mùa thu có sấm nhưng đã “bớt” bất ngờ, không còn khiến con người giật mình nữa. Tác giả dùng những hình ảnh tả thực báo hiệu sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên. Các từ chỉ mức độ: “vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt” , phó từ: vẫn, đã, cũng đã thể hiện được những hình ảnh vốn là đặc trưng của mùa hạ giờ đang thay đổi vào mùa thu. Thiên nhiên mùa thu trở nên tĩnh lặng và trầm ngâm hơn. 
	+ Nghĩa ẩn dụ: Tác giả đã đúc kết chiêm nghiệm và sự từng trải của một đời người qua sự liên tưởng đến “hàng cây đứng tuổi”. “Nắng”, “mưa” “sấm” là ẩn dụ cho những khó khăn, biến cố cuộc đời. Tiếng sấm và hàng cây ở hai câu thơ cuối dường như là hiện thân của những con người từng trải, đã qua giai đoạn tuổi trẻ bồng bột, nhiều hối hả. Ở giai đoạn con người ta “đứng tuổi” mọi thứ cần chắc chắn và đứng đắn, tĩnh lặng hơn. Trước những tác động bất thường của ngoại cảnh con người trở nên vững vàng hơn. Theo lời tâm sự của tác giả, hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” còn ẩn dụ cho đất nước đã trải qua những cuộc chiến tranh sẽ không còn sợ bất cứ thế lực nào để vững vàng “đi lên phía trước”. Sang thu của đất trời cũng là sang thu của đời người. Khổ thơ cuối với giọng điệu trầm lắng khiến người đọc nhận ra rất nhiều điều đáng suy ngẫm trong cuộc đời này.
BẾP LỬA - Bằng Việt
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Câu 1. Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Câu 2. Trong bài thơ “Bếp lửa”, vì sao ở hai câu dưới, tác giả lại dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì?
Câu 3. Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ “Năm giặc dai dẳng” .
Câu 4. Cảm nhận đoạn thơ “Nhóm bếp lửa... bếp lửa!”
MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Câu 1. Viết đoạn về cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên trong bài thơ.
Câu 2. Viết đoạn về cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước và cách mạng trong bài thơ.

File đính kèm:

  • dockien_thuc_trong_tam_thi_vao_10_mon_ngu_van.doc