Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 25, Bài 23: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng

 1. Kiến thức

 - Trình bày được sơ đồ quá trình phân giải các chất.

 - Nêu được ứng dụng của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật.

 2. Năng lực

a. Các năng lực chung

- Năng lực tự học: nghiên cứu các tài liệu và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề: SGK, internet,

- Năng lực giải quyết vấn đề: thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề liên quan đển ứng dụng của VSV trong đời sống hằng ngày.

- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo: thông qua việc vận dụng kiến thức giải quyết một số tình huống thực tiễn (vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng).

- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.

- Năng lực hợp tác: trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

b. Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực về kiến thức sinh học: Quan sát kích thước, hình thái và nhận biết được các ứng dụng của vi sinh vật.

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Năng lực thiết kế các thí nghiệm, đề xuất và dự đoán các giả thuyết, năng lực thu thập thông tin và xử lí kết quả .

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Rèn phẩm chất sống tự chủ, sống yêu thương, biết chia sẻ và yêu thiên nhiên, môi trường

 

doc 6 trang cucpham 29/07/2022 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 25, Bài 23: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 25, Bài 23: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 25, Bài 23: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
Ngày soạn: 	Tiết 25
Bài 23: QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng
 1. Kiến thức
 - Trình bày được sơ đồ quá trình phân giải các chất.
 - Nêu được ứng dụng của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật.
 2. Năng lực
a. Các năng lực chung
- Năng lực tự học: nghiên cứu các tài liệu và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề: SGK, internet,
- Năng lực giải quyết vấn đề: thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề liên quan đển ứng dụng của VSV trong đời sống hằng ngày. 
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo: thông qua việc vận dụng kiến thức giải quyết một số tình huống thực tiễn (vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng).
- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực hợp tác: trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
b. Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực về kiến thức sinh học: Quan sát kích thước, hình thái và nhận biết được các ứng dụng của vi sinh vật.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Năng lực thiết kế các thí nghiệm, đề xuất và dự đoán các giả thuyết, năng lực thu thập thông tin và xử lí kết quả ... 
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Rèn phẩm chất sống tự chủ, sống yêu thương, biết chia sẻ và yêu thiên nhiên, môi trường 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Các hình ảnh về ứng dụng quá trình phân giải các chất
 Phiếu học tập
Phân giải protein
Phân giải polysaccarit
Phân giải ngoại bào
Phân giải nội bào
ứng dụng
Đáp án 
Phân giải protein
Phân giải polysaccarit
Phân giải ngoại bào
proteaza
 Protein Axit amin
Amilaza
 Xenlulozo Glucozo 
Phân giải nội bào
Axit amin ATP
HH hiếu khí →ATP, CO2, H2O
HH kị khí → ATP, CO2, chất vô cơ
Lên men → ATP, chất hữu cơ
ứng dụng
Làm mắm, làm tương
Sản xất bia, rượu
Muối chua rau, củ, quả
III. Tiến trình bài dạy
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới
- Kích thích sự tò mò của HS, để mong muốn tìm hiểu bài học
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung
- GV đặt vấn đề vào bài: Vì sao 1 miếng thịt để ngoài lâu lại có mùi thiu? Mùi thiu đó là do đâu?
c. Dự kiến SP của HS
à Dự kiến sản phẩm phần khởi động: HS trả lời do vi sinh vật
4. Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: 
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Vì sao 1 miếng thịt để ngoài lâu lại có mùi thiu? Mùi thiu đó là do đâu?
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
Hs thảo luận và nêu ý kiến: Vi khuẩn phân giải tạo ra các hợp chất có mùi
GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt HS vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30')
a. Mục tiêu:
- Trình bày được sơ đồ quá trình phân giải các chất.
- Nêu được ứng dụng của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật.
- Phát triển năng lực:
 	+ Tự học và tự chủ.
 	+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 	+ Tri thức sinh học.
- Bồi dưỡng phẩm chất:
 	+ Chăm chỉ (chăm học và chăm làm).
 	+ Có trách nhiệm với bản thân, với công việc, ...
b. Nội dung
- HS hoàn thành các câu hỏi, các bài tập 
c. Dự kiến SP của HS
Nêu được ứng dụng của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm à phát triển các năng lực: 
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tri thức sinh học
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận cặp đôi tìm hiểu về 1 trong 2 nội dung:
- Phân giải protein
- Phân giải polysaccarit
Sau đó, các thành viên trong nhóm ( gồm 2 cặp đôi) trao đổi với nhau và hoàn thành PHT
GV nêu câu hỏi thảo luận:
- Trong làm tương và nước mắm, người ta có sử dụng cùng 1 loại vi sinh vật không? Giải thích? Đạm trong tương và nước mắm từ đâu ra?
- Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?
- Quá trình phân giải xenlulozo có ý nghĩa gì?
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận theo cặp đôi và theo nhóm để hoàn thành PHT
Đại diện 1 nhóm bất kì trình bày PHT
HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi
- Làm tương: sử dụng nấm mốc hoa cau
- Làm nước mắm: sử dụng vi khuẩn sống trong ruột cá, chúng tiết ra Prôtêaza phân giải Prôtêin
Đạm trong nước tương là do prôtêin đậu tương bị phân cắt thành axit amin, đạm trong nước mắm do prôtein của cá bị phân cắt thành axit amin 
- Bình nước đường: có vị chua do VSV thiếu N, thừa C ® lên men tạo Axit.
- Bình nước thịt: có mùi thối, khai do thừa N, thiếu C ® khử amin tạo ra NH3
* Đánh giá, nhận xét
Các HS khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt kiến thức.
II. Quá trình phân giải:
1. Phân giải prôtein và ứng dụng
Prôteaza
Prôtein 	Axit amin
- ý nghĩa: Thu được các axit amin để tổng hợp prôtein bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
- ứng dụng: làm tương, làm nước mắm
2. Phân giải pôlisaccarit và ứng dụng
- Lên men etilic:
- Lên men lăctic(Chuyển hoá kị khí)
Xenlulaza
- Phân giải xenlulôzơ:
Xenlulôzơ Chất mùn, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, tránh ô nhiếm môi trường.
- ứng dụng: 
+ Phân giải tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu
+ Tận dụng bã thải thực vật làm nấm ăn.
+ Làm thức ăn cho gia súc.
GV chiếu đáp án PHT
3. Hoạt động 3: Luyện tập 5’
a. Mục đích
-HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan đến thực tiễn
b. Nội dung
Vấn đề: trả lời bài tập
c. Dự kiến sản phẩm học tập của HS
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
-GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
d. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành PHT sau:
Đặc điểm so sánh
Lên men etylic
Lên men lactic
Lên men đồng hình
Lên men dị hình
Loại VSV
Sản phẩm
ứng dụng
* Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành PHT
Đại diện 1 cặp đôi bất kì trình bày
* Đánh giá, nhận xét
Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung
GV cung cấp đáp án
Đáp án:
Đặc điểm so sánh
Lên men etylic
Lên men lactic
Lên men đồng hình
Lên men dị hình
Loại VSV
Nấm men rượu, ngoài ra còn có 1 số nấm mốc và vi khuẩn
VK lactic đồng hình
VK lactic dị hình
Sản phẩm
Nấm men: chủ yếu là rượu
Vi khuẩn, nấm mốc : ngoài rượu và C02 còn có chất hữu cơ khác
Chủ yếu là axit lactic
Ngoài axit lactic còn có C02, êtanol và axit hữu cơ khác
ứng dụng
Sản xuất các loại bia, rượu,..
Làm sữa chua, muối dưa, cà,..
4. Hoạt động 4: Vận dụng 3’
a. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề trong cuộc sống thông qua các kiến thức đã học
b. Nội dung 
Câu hỏi tự luận: 
Câu 1: Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ? 
Giải thích: Trong dạ cỏ của trâu, bò chứa các vi sinh vật, trong các vi sinh vật đó 
chứa các enzim có khả năng phân giải xenlulozo, heemixenlulozo và pectin trong 
rơm rạ thành các chất dơn giản mà cơ thể hấp thụ được 
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng đặc điểm quá trình 
phân giải và ứng dụng các chất ở vi sinh vật. 
Câu 2: Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp? 
Giải thích: Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là 
nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong bột 
mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ giãn nở và 
tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn. 
c. Dự kiến SP của HS
-HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời
d. Tổ chức thực hiện
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2’)
1. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
2. Nộp sản phẩm bài thực hành theo nhóm.
Rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_theo_cv5512_tiet_25_bai_23_qua_trinh.doc