Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, Hs có được

1- Kiến thức :

- Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (phần câu)

2- Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.

3- Thái độ.

- Có ý thức học tập, sáng tạo trong học tập.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo .

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

B- Chuẩn bị:

- GV : sgk, sgv, Giáo án.

- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.

- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.

- Hình thức: cả lớp.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Chăm chỉ

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới: Cách tiến hành trò chơi Hát theo chủ điểm Gia đình.

 + Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, trong thời gian 5 phút mỗi đội sẽ hát theo hiệu lệnh của GV. Khi GV đưa ra một từ nào đó về chủ đề Gia đình, hai đội sẽ đưa ra tín hiệu để giành quyền hát trước. Lần lượt đến hết 5 phút, đội nào giành nhiều quyền hát và hát đúng, đội đó sẽ chiến thắng.

 + Kết thúc trò chơi, Gv biểu dương đội thắng cuộc.

 

doc 18 trang cucpham 25/07/2022 1840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 25/ 4/ 2021 - Dạy: / 5/ 2021	
Tuần 32- Tiết 156- Tiếng Việt
 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, Hs có được 	
1- Kiến thức : 
- Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (phần câu)
2- Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
3- Thái độ.
- Có ý thức học tập, sáng tạo trong học tập.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo ...
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
- GV : sgk, sgv, Giáo án.
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới: Cách tiến hành trò chơi Hát theo chủ điểm Gia đình.
 + Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, trong thời gian 5 phút mỗi đội sẽ hát theo hiệu lệnh của GV. Khi GV đưa ra một từ nào đó về chủ đề Gia đình, hai đội sẽ đưa ra tín hiệu để giành quyền hát trước. Lần lượt đến hết 5 phút, đội nào giành nhiều quyền hát và hát đúng, đội đó sẽ chiến thắng. 
 + Kết thúc trò chơi, Gv biểu dương đội thắng cuộc.
- Gv dẫn vào bài mới.	
Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học.
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức phần câu.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề..
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 20 phút.
? Thế nào là thành phần chính của câu?
? Kể tên các thành phần chính của câu?
? Chủ ngữ là gì? Nêu dấu hiệu nhận biết chủ ngữ?
? Vị ngữ là gì? Nêu dấu hiệu nhận biết vị ngữ?
? Kể tên các thành phần phụ?
? Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào?
? Trạng ngữ có tác dụng gì?
? Khởi ngữ là gì?
- Hs đọc bài tập 2 Tr 145, làm bài
- GV nhận xét, bổ sung.
? Kể tên các thành phần biệt lập?
- Hs đọc bài tập, làm bài
- Gv nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
Báo cáo kết quả.
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
Báo cáo kết quả.
C- Thành phần câu.
I- Thành phần chính, thành phần phụ.
1- Thành phần chính.
- Là những thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý tương đối trọn vẹn.
- Các thành phần chính:
 + Chủ ngữ.
 + Vị ngữ.
- Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật có hành động, đặc điểm trạng thái nêu ở vị ngữ. 
 Dấu hiệu: CN thường trả lời cho câu hỏi : Ai, cái gì, con gì?
- Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi : làm gì? làm sao? ntn? là gì?
2- Các thành phần phụ.
- Trạng ngữ.
- Khởi ngữ.
* Trạng ngữ:
- Về vị trí: Thường đứng đầu câu, nhưng có khi đứng ở giữa câu, hoặc cuối câu.
- Tác dụng: cụ thể hoá không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiệnđược diễn đạt ở nòng cốt của câu.
- Dấu hiệu hình thức: được ngăn cách với thành phần câu bởi dấu phẩy.
* Khởi ngữ.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu.
- Dấu hiệu: Có thể thêm QHT: về, đối với vào trước khởi ngữ.
3- Phân tích thành phần của các câu trong bài tập 2:
a- Đôi càng tôi/ mẫm bóng
 CN VN
b- Sau một hồi trống.lòng tôi, mấy học trò 
 TN CN
cũ/ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
 VN.
c- Còn tấm gương.....tráng bạc, nó / vẫn là 
 TN CN VN
người bạn....ác.
II- Thành phần biệt lập.
1- Các thành phần biệt lập:
* Thành phần tình thái.
* Thành phần cảm thán.
* Thành phần gọi đáp.
* Thành phán phụ chú.
=>Dấu hiệu nhận biết thành phần biệt lập: Chúng không trực tiếp tham gia vào nghĩa sự việc nói ở nòng cốt câu.
2- Xác định thành phần câu.
a- Có lẽ-> TP tình thái.
b- Ngẫm ra-> TP tình thái.
c- Dừa xiêm thấp lè tèvỏ hồng-> TP phụ chú.
d- Bẩm -> TP gọi đáp.
 Có khi-> TP tình thái.
e- Ơi-> Tp gọi đáp.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức ôn tập vào viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
 Viết một đoạn văn cảm nhận về nghị lực và niềm lạc quan của con người qua đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, sau đó tìm và phân tích các thành phần chính, thành phần phụ.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
+ Tìm những bài tập trong Tiếng Việt nâng cao để làm thêm.
+ Chuẩn bị bài Tổng kết về ngữ pháp
Soạn: 28 / 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 157 Tập làm văn 
 HỢP ĐỒNG, LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức.
- HS nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.
2- Về kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính.
3- Thái độ.
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và có ý thức trách nhiệm với việc t/h các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận, kí kết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, trình bày một phút.
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
- HS: Soạn kĩ bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi .
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát 1 bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết câu hỏi :
? Nêu lại những mục cần phải có của biên bản.
- Kết thúc trò chơi, GV động viên, cho điểm HS.	
- GV dẫn dắt vào bài:
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được cách làm hợp đồng.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm
- Thời gian: 10 phút.
Dựa vào ngữ liệu vừa phân tích, trả lời các câu hỏi sau:
? Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
? Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào?
? Phần kết thúc có những mục nào?
? Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
? Hợp đồng gồm những mục nào? Nội dung từng mục?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đặc điểm của hợp đồng( tự đọc)
II- Cách làm hợp đồng:
1- Tìm hiểu ví dụ:
a- Các mục trong hợp đồng:
- Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)
b- Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
2- Kết luận: Ghi nhớ ( T138)
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
Đọc bài tập 1
- Cần viết hợp đồng trong những tình huống nào?
- H/S đọc BT1?
? Chọn cách diễn đạt nào? Tại sao?
? Chú ý những gì khi lập một bản hợp đồng ở BT3?
- Hs viết biên bản hợp đồng 
- HS làm bài, Gv nhận xét bổ sung.
- HS làm việc cá nhân 2 phút
- Đọc bài và sửa chữa 
- HS làm việc cá nhân 2 phút
- Đọc bài và sửa chữa 2 phút
HS 
- HS làm việc cá nhân 10 phút
- Đọc bài và sửa chữa phút
III- Luyện tập.
Bài tập 1(tr 139).
Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:
b, c, e.
Bài tập ( tr 157+ 158)
1- Chọn cách diễn đạt :
a- Cách 1 vì nó đảm bảo tình chính xác, chặt chẽ của VB hợp đồng.
b- Chọn cách 2: Vì nó diễn đạt cụ thể và chính xác hơn.
c- Chọn cách 2: Vì nó diễn đạt ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng.
d- Chọn cách 2: Vì nó diễn đạt rõ ràng, buộc trách nhiệm bên B.
2- Lập hợp đồng cho thuê xe đạp:
Chú ý cách bố trí sắp xếp các nội dung theo đúng thể thức của một bản hợp đồng.
3- Luyện tập tự viết những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc:
- Hợp đồng thuê lao động để mở rộng sản xuất 
- Hợp đồng sử dụng điện, sử dụng nước sạch.
* Củng cố:
	? Thế nào là hợp đồng? Nêu cách viết một hợp đồng?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
Bài tập : Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của một Hợp đồng lao động.
Hoạt động 5 : Mở rộng tìm tòi.
- Về nhà: Viết một Hợp đồng cho thuê xe đạp.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng
Soạn: 26/ 4/ 2021 - Dạy: / 4/ 2021 
Tiết 158- Văn bản: BỐ CỦA XI-MÔNG ( trích)
 	 ( G. Đơ Mô- Pa- xăng )
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học hs có được : 
1- Kiến thức.
 - Nỗi khổ của 1 đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2- Kĩ năng.
- Đọc- hiểu 1 VB dịch thuộc thể loại tự sự. Phân tích diễn biến tâm lí NV.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng NV trong 1 VB tự sự.
3- Thái độ.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: nhân ái với những người bất hạnh, xây dựng lối sống có trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tiểu thuyết " Rô-bin-xơn Cru-xô ".
- Trò: Chuẩn bị bài, SGK, SGV.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật:  ... bác muốn chứ.
- Cử chỉ bác đột ngột nhấc bổng em lên đột ngột hôn vào má em rồi sải bước đi rất nhanh nói lên sự xúc động đột ngột và có phần ngượng nghịu, xấu hổ.
Cách miêu tả ngắn gọn, giản dị. Nhân vật Phi-líp thực sự là chỗ dựa tinh thần cho Xi – mông. Hành động của bác đầy nhân hậu, cao đẹp, giàu tình yêu thương).
? Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp được tác giả thể hiện ntn trong cả đoạn trích?
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện?
? Khái quát nội dung cơ bản của truyện?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích (Tiếp).
2- Nhân vật Blăng- sốt:
- Là người phụ nữ đức hạnh, đẹp nhất vùng; một thời lầm lỡ bị lừa dối khiến cho Xi– mông trở thành đứa con k có bố
- Là chủ nhân 1 ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. 
® Một cuộc sống nghèo nhưng ngăn nắp, nghiêm túc.
- Một người phụ nữ cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà- nơi chị đã bị 1 kẻ lừa dối.
- Thái độ, cử chỉ của chị với khách rất dè dặt nghiêm túc, tự trọng.
-> Hình dáng và tư thế nghiêm trang của chị khiến Phi- líp ngay lập tức không thể có ý nghĩ đùa cợt.
- Tâm trạng:
+ Nghe tiếng khóc của con đôi má đỏ bừng tê tái đến tận xương tủy, nước mắt lã chã tuôn rơi,
+ Trước câu hỏi ngây thơ của con, chị chỉ hổ thẹn, lặng ngắt, quằn quại, dựa vào tường 2 tay ôm ngực. Nỗi đau đớn nhục nhã vò xé trái tim.
-> Chứng tỏ chị không phải là người phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn mà là người đàn bà đã có 1 thời nhẹ dạ, lầm lỡ.
Tâm trạng của chị diễn biến từ ngượng ngùng- đau khổ rồi quằn quại, hổ thẹn. Đó là tâm trạng của 1 người thiếu phụ đức hạnh trót lỡ lầm và bị lừa dối.
3- Nhân vật Phi – Líp:
* Hình dáng:
- Cao lớn, râu tóc đen quăn, vẻ mặt nhân hậu
- một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em
® Hình ảnh của một người Lđ lương thiện, tốt bụng rất tin cậy.
* Thái độ:
- Đứng trước Blăng-Sốt Bác dập tắt ngay ý định bỡn cợt. Ngược lại thấy rụt rè, ấp úng, nể trọng chị. Lời nói với Blăng-sốt bỗng trở nên trang trọng và có phần khách sáo bất ngờ.
- Bác nhận lời làm bố của Xi-mông:
 + Thoạt đầu cũng chỉ coi như chuyện đùa để làm yên lòng, vui lòng 1 đứa trẻ đáng thương.
 + Nhưng sau đó thì không hoàn toàn là chuyện đùa nữa.
-> Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:
Khi đưa Xi-mông về nhà Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt. Khi gặp chị, Phi- lip không còn ý nghĩ này nữa. Cuối cùng vì thương Xi-mông và cảm mến Blăng- sốt, Phi –líp rất vui rất sẵn sàng làm bố Xi-mông
 Niềm vui và bất ngờ đến với Phi – líp
III- Tổng kết 
1- Nghệ thuật.
- Nhà văn đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật.
2- Nội dung.
- Nhắc nhở chúng ta về thái độ sống phải giàu lòng thương yêu con người thông cảm, sẻ chia..
* Ghi nhớ: SGK-144
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
 ? Kể tóm tắt đoạn trích
 ? Phân tích nhân vật Blăng- sốt; Phi – líp 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn cảm nhận.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
? Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận về giá trị nhân văn của tác phẩm?
Họat động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học bài theo yêu cầu.
- Đọc và luyện tập các tác phẩm đã học ở lớp 9
- Chú ý các câu hỏi ở bài ôn tập truyện trang 144.
.............................................................................................................................................
Soạn: 26/ 4/ 2021 - Dạy: / 4/ 2021. 	 
Tiết 160- Văn bản: 
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1- Kiến thức.
- Ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
- Củng cố về thể loại truyện: Trần thuật xây dựng NV,cốt truyện, tình huống truyện.
- Những đặc điểm nổi bật của các t/p truyện đã học.
2- Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3- Thái độ.
- Tự giác, độc lập, sáng tạo khi ôn tập
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực hợp tác, trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập, chăm chỉ tổng hợp tri thức.
B- Chuẩn bị: 
- Gv : SGK, SGV, Giáo án
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đềi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:	
- Nghe bài hát : Đất nước trọn niềm vui.
? Bài hát gợi trong em cảm xúc gì?
 ( HS bộc lộ)
- Gv dẫn vào bài: 
Những tác phẩm truyện đã học ở lớp 9 đều thuộc văn học giai đoạn sau CMT8/45 để hệ thống các kiến thức về những tác phẩm truyện cần thiết phải ôn tập về truyện.
Hoạt động 2: Ôn tập.
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức đã học.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 35 phút.
? Dựa vào hợp đồng đã giao về nhà, các nhóm lên trưng bày kết quả hoạt động của nhóm: Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện hiện đại Việt nam đã học ở lớp 9 theo mẫu SGK trang 144.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả trên bảng nhóm. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
1- Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9.
Stt
Tên TP
Tác giả
Sáng tác
năm.
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng, yêu quê sâu sắc, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
3
Lặng lẽ SaPa.
Chiếc lược ngà
Nguyễn Thành Long.
Nguyễn Quang Sáng
1970.
1966
Cuộc gặp giữa tình cờ của ông hoạ sỹ, cô kỹ sư trẻ với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa-Pa, qua đó ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đât nước.
- Câu chuyện éo le và cảm động về 2 cha con Ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong h/c CT.
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.
5.
Những ngôi sao xa xôi.
Lê Minh Khuê.
1971
- Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng mơ mộng, t/thần dũng cảm, c/sống cđ đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn.
2- Đất nước và con người Việt Nam trong 5 truyện ngắn.
STT
TK phản ánh
Tác phẩm, tác giả
Năm ST
H/a đất nước và con người VN.
1
K/chiến chống Pháp
Làng ( Kim Lân)
1948
Ông Hai yêu làng và yêu nước, quan tâm, trung thành với kháng chiến, với Cụ Hồ.
2
K/ c chống Mĩ gp miền Nam.
Chiếc lược ngà
( Nguyễn Quang Sáng)
1966
Ông Sáu, bé Thu, tình cha con sâu nặng, thiết tha trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, xa cách.
3
K/c chống Mĩ, xd CNXH ở miền Bắc.
Lặng lẽ Sa Pa.
( Nguyễn Thành Long)
1970
Anh thanh niên khiêm tốn, thầm lặng giàu ước mơ và cống hiến cho đất nước.
4
K/c chống Mĩ, bảo vệ m.Bắc, gp m. Nam.
Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)
1971
Ba cô gái TNXP dũng cảm, lãng mạn, hồn nhiên, lạc quan ở cao điểm Trường Sơn.
5
Đ/ nước thống nhất, bắt đầu p.trào đổi mới.
Bến quê
( Nguyễn Minh Châu)
1985
Những suy ngẫm, chiêm nghiệm của Nhĩ về cuộc đời, quê hương.
3 - Hệ thống hoá nghệ thuật kể chuyện và tình huống truyện.
STT
Tên truyện, t/g
Ngôi kể
Tác dụng
tình huống truyện.
Tác dụng
1
Làng- Kim Lân.
3- theo cái nhìn và giọng điệu của NV ông Hai.
Không gian của truyện rộng, tăng tính khách quan của hiện thực
Tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây đã làm cho ông Hai vô cùng đau khổ đến khi sự thật được sáng tỏ.
T/y làng, yêu nước được biểu hiện thật khéo, thật sâu và hay.
2
Lặng lẽ Sa pa- NTLong
3- đặt vào ông họa sĩ
Không gian của truyện rộng, tăng tính khách quan của hiện thực.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m
Tính cách và phẩm chất của các NV được bộc lộ, đặc biệt là NV anh thanh niên.
3
Chiếc lược ngà- NQ.Sáng
I.- xưng tôi- Bác Ba
Câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của người chứng kiến câu chuyện
Ông Sáu về thăm vợ con, con kiên quyết k nhận ba đến lúc nhận thì phải chia tay, đến lúc hi sinh Ông Sáu vẫn k gặp bé Thu lần nào.
Làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn nhưng vẫn chân thực vì phù hợp với lôgic c/ sống thời CT và t/ cách các NV.
4
Những ngôi sao xa xôi.- Lê M. Khuê.
I- xưng tôi- P. Định
Câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của người chứng kiến câu chuyện
Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị thương, 1 trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm.
- Hiện rõ c/ sông SH hằng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt, hiểm nguy có thể hi sinh bất cứ lúc nào nhưng tâm hồn 3 cô gái TNXP vẫn thanh thản, vui tươi, t/ cách của họ vẫn kiên cường.
5
Bến quê- NM Châu.
Ngôi kể thứ 3 đặt vào Nv Nhĩ.
Không gian của truyện rộng, tăng tính khách quan của hiện thực
Nhĩ bị bệnh nặng, liệt giường nghĩ lại cuộc dời mình và hoàn cảnh hiện tại.
Rút ra những trải nghiệm về cuộc đời mình và quy luật của cuộc sống. Tâm trạng và t/c đối với QH, gđ.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.z
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em yêu thích nhất.
Hoạt động 4 : Tìm tòi mở rộng.
- Học, nắm chắc phần truyện.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_32.doc