Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1- Kiến thức.

- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.

- Công dụng của thành phần tình thái và cảm thán.

2- Kĩ năng.

- Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.

- Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.

3- Thái độ

- Tuân thủ và sử dụng đúng câu có thành phần biệt lập trong khi nói, viết.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

 + Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.

 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ tình thái và cảm thán phù hợp trong nói và viết.

B- Chuẩn bị

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.

- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi

C- Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Hình thức: Cá nhân.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + NL giải quyết vấn đề.

 + Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ: (2hs)

 1. Khởi ngữ là gì? Cho Vd.

 2. Làm bt 3,4.

* Khởi động vào bài mới:

Gv cho hs nghe đoạn thơ?

 Bỗng nhận ra hương ổi

 Phả vào trong gió thu

 Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

 

doc 21 trang cucpham 25/07/2022 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
 Soạn: 20 /2/ 2021- Dạy: /2/2021.
Tuần 22- Tiết 98 - Tiếng Việt: 
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1- Kiến thức.
- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của thành phần tình thái và cảm thán.
2- Kĩ năng.
- Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.
3- Thái độ
- Tuân thủ và sử dụng đúng câu có thành phần biệt lập trong khi nói, viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ tình thái và cảm thán phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi
C- Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: (2hs)
	1. Khởi ngữ là gì? Cho Vd.
 2. Làm bt 3,4.
* Khởi động vào bài mới:
Gv cho hs nghe đoạn thơ?
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió thu
 Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
? Từ nào trong đoạn thể hiện thái độ không chắc chắn của nhà thơ khi đất trời sang thu?
Gv : Hình như là thành phẩn biệt lập
Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như CN, VN, bổ ngữ trực tiếp, trạng ngữcác thành phần câu này nằm trong cấu trúc ngữ pháp cuả câu. Giờ học này chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần gì và vai trò của chúng trong câu ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của thành phần phụ tình thái.
- PP và KT: KT đặt câu hỏi
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất:
 + NL: Thu thập thông tin
 + Phẩm chất: Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ phù hợp trong nói và viết.
- Thời gian: 15 phút.
? Nhắc lại khái niệm tình thái từ?
( HS nhắc).
- Quan sát VD sgk, Gv treo bảng phụ.
? Các từ ngữ: “chắc”, “có lẽ”, trong những câu trên thể hiện nhận định của ai? Về sự việc gì? Thái độ như thế nào?
? Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ:” nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao ?
( Gv: Các từ “chắc”, “có lẽ” được gọi là thành phần tình thái). 
? Em hiểu thế nào là thành phần tình thái ?
? Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong chương trình Ngữ Văn.
- Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của thành phần phụ cảm thán.
- PP và KT: KT đặt câu hỏi, TLN
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Năng lực, phẩm chất:
 + Thu thập thông tin, hợp tác.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.
- Thời gian: 15 phút.
- Học sinh đọc phần ngữ liệu, chú ý các từ gạch chân.
- Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Các từ ngữ “ồ”, “trời ơi” trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ? Chúng được dùng để làm gì?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”?
? Các từ này thường đứng ở vị trí nào trong câu chứa chúng?
- GV bổ sung, kết luận.
( Gv dg: Các từ “ồ ”, “trời ơi” được gọi là thành phần cảm thán). 
? Em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán ?
? Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn?
VD “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt)
? Các thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
Hs trả lời
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân 1’;
- HĐ cặp 2’ 
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Thành phần tình thái.
1- Tìm hiểu ví dụ.
- “Chắc”, “có lẽ”: 
 + là nhận định của người nói.
 + đối với sự việc được nói trong câu: 
 (a)- anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
 (b)- vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi.
 + Thái độ:
 “chắc”: thể hiện độ tin cậy cao.
 “có lẽ”: thể hiện độ tin cậy thấp hơn.
- Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ” thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.
Vì các từ ngữ “chắc”, “có lẽ” chỉ thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu ( chúng không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu)
2- Kết luận:
Thành phần tình thái là thành phần biệt lập được dùng để nêu nhận định, cách đánh giá của người nói đối với nội dung sự việc được nói đến trong câu, thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
VD 1: Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
 (Sang thu- Hữu Thỉnh)
 VD 2: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện" của mình.
( Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà)
* Lưu ý: Ý nghĩa của tình thái từ:
- Tình thái nêu độ tin cậy với sự việc được nói đến trong câu
 + Chắc chắn, chắc, chắc hẳn, hẳn là,
-> Độ tin cậy cao..
 + Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,-> độ tin cậy thấp.
- Những tình thái gắn với ý kiến người nói:
+ theo tôi, ý ông ấy, theo anh, theo dự báo của đài...
- Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe:
à, ạ, nhỉ, nhé, ư, hử, hả, nhỉ, đây, đấy... (đứng cuối câu)
II- Thành phần cảm thán
1- Tìm hiểu ví dụ
a) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
( Kim Lân, “Làng”)
b) Trời ơi, chỉ còn có 5 phút
( Nguyễn Thành Long,"Lặng lẽ Sa Pa")
* Về ý nghĩa:
- Các từ ngữ : “ồ”, “trời ơi” không chỉ sự vật, sự việc. 
- Chúng được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
- Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ ”, “trời ơi” là nhờ vào sự việc nêu ở nòng cốt “độ ấy vui thế”, "chỉ còn có 5’". Những sự việc này là nguyên nhân của cảm xúc, giải thích cho sự xuất hiện của cảm xúc.
* Về vị trí:
 + Thường đứng ở đầu câu.
 + Có thể đứng tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
VD: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
2- Kết luận
Các thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)
-> Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. 
* Ghi nhớ (SGK18)
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Hs củng cố kiến thức lí thuyết qua bài tập
- PP và KT: KT đặt câu hỏi
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm trau dồi và sử dụng các thành phần phụ tình thái và cảm thán phù hợp trong nói và viết.
- Thời gian: 10 phút.
Y/c HS đọc theo yêu cầu BT
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Y/c HS đọc theo yêu cầu BT
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
? Từ nào chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy?
- HS đọc theo yêu cầu BT.
- HS lên bảng làm bài tập
- HS đọc theo yêu cầu BT.
- HS lên bảng làm bài tập
- HS đọc theo yêu cầu BT.
- HS lên bảng làm bài tập
II- Luyện tập:
Bài tập 1 (SGK 19)
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán?
a- Có lẽ -> thành phần tình thái.
b- Chao ôi -> thành phần cảm thán.
c- Hình như -> thành phần tình thái.
d- Chả nhẽ -> thành phần tình thái.
Bài tập 2: (SGK-19)
Sắp xếp những từ ngữ: chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như...theo trình tự tăng dần sự tin cậy (hay độ chắc chắn)
-> Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài tập 3: (SGK-19)
- Trong 3 từ: chắc, hình như, chắc chắn
 + Với từ : chắc chắn, người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
 + Với từ: hình như, người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
- Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ "Chắc" trong câu:" Với lòng...chắc anh nghĩ rằng... cổ anh" vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo 2 khả năng:
+ Thứ nhất theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
+ Thứ hai do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
 * Củng cố:
 ? Thế nào là thành phần biệt lập? Thành phần cảm thán là gì?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một trong hai thành phần phụ vừa học.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm trong những Vb đã được học câu văn có chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Làm bài tập trong Tiếng việt nâng cao.
- Nắm chắc Ghi nhớ, làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập (tiếp).
...........................................................................................................................Soạn : 20/ 2/ 2021 - Dạy: /2 /2021 
Tiết 107- TLV:
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ
CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
1- Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương
2- Kĩ năng
- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật đáng quan tâm của đp.
- Suy nghĩ, đánh giá về một sự việc, hiện tượng, một sự việc thực tế ở đp.
- Làm 1 bài văn trình bày 1 vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3- Thái độ
- Tuân thủ hình thức nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
-> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Phẩ ... 
- Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết trong việc tạo lập văn bản.
3- Thái độ.
 Tuân thủ và sử dụng đúngliên kết câu và liên kết đoạn văn trong khi viết văn.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề, sử dụng Tiếng Việt...
- Phẩm chất: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm trau dồi và sử dụng phép liên kết phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị:
- Gv : SGK, SGV, Giáo án.
- Hs : SGK, vở Bt, vở ghi
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thành phần tình thái, phụ chú ?
 ? GV gọi 5 HS mang vở lên để kiểm tra đoạn văn chuẩn bị ở nhà.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi Chiếc hộp bí mật.
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi: Em đã được học về liên kết chưa? Em học ở lớp nào?
 Những phương tiện nào được dùng để làm phương tiện liên kết?
( HS trả lời)
- Gv dẫn vào bài mới: Thông thường mỗi khi các em viết bài Tập làm văn hay giao tiếp bằng lời với ai đó, ta luôn phải sử dụng tới phương tiện liên kết câu, đoạn văn. 
Vậy liên kết là gì? Các phương tiện liên kết ta thường sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được liên kết là gì.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm trau dồi và sử dụng phép liên kết phù hợp trong nói và viết.	
- Thời gian: 5 phút.
- Y/c HS đọc ví dụ trong SGK /I ?
a. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
b. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên?
? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
c. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (các từ in đậm) ?
 Tổ/c hoạt động cặp đôi: 3’
? Hãy nêu một số ví dụ, chỉ ra phương tiện liên kết câu?
- GV nêu 1 số ví dụ khác.
“Chúng ta muốn hoà bình...nô lệ”
“ND ta có 1 lòng ... đó là 1...”
? Trong đoạn văn các câu liên kết với nhau trên những phương diện nào?
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo cặp đôi.
- HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 2 phút. 
- Đại diện cặp trả lời
(HS đọc ghi nhớ )
I- Khái niệm liên kết.
1- Tìm hiểu ví dụ: Đoạn văn
a- Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
- "Cách phản ánh thực tại" là 1 bộ phận làm nên “tiếng nói của văn nghệ”. Nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của VB có quan hệ bộ phận- toàn thể
b- Nội dung chính các câu:
Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
Câu 2: Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ
Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của 1 nghệ sĩ.
-> Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn, phục vụ cho chủ đề
- Trình tự các ý sắp xếp hợp lí, logíc
 + Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh thực tạị).
 + phản ánh thực tại như thế nào ? (Tái hiện và sáng tạo)
 + Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (để nhắn gửi 1 điều gì đó)
c- Mối quan hệ nội dung được thể hiện bằng hình thức:
- Lặp từ ngữ: Tác phẩm-tác phẩm.
- Dùng từ cùng trường liên tưởng với “tác phẩm” là nghệ sĩ
- Từ thay thế: nghệ sĩ -> anh
- Phép nối : dùng quan hệ từ: nhưng
- Từ ngữ đồng nghĩa : Cái đã có rồi, đồng nghĩa với “Những vật liệu mượn ở thực tại”
2- Ghi nhớ: SGK - Tr43
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ
Hãy viết đoạn văn khoảng 8- 10 câu ( chủ đề tự chọn ). Chỉ ra phương tiện liên kết đoạn văn?
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc các đoạn văn nghị luận, học tập cách triển khai chủ đề, liên kết của đoạn văn.
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng phép liên kết nội dung, hình thức.
- Học, nắm chắc nội dung bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Đọc và trả lời câu hỏi bài: Luyện tập liên kết câu, liên kết đoạn văn.
..
Soạn: 20/ 2/ 2021- Dạy: / 2 /2021.
Tiết 110- Tập làm văn:
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN( tiếp)
B- Chuẩn bị:
1- GV: Giáo án, sgk, sgv, biên soạn đề KT15', đáp án, biểu điểm........
* Ma trận : 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
Khởi ngữ
.
Biết cách chuyển thành phần gạch chân thành khởi ngữ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
Số câu: 1
Số điểm:4
Tỉ lệ :40 %
Các thành phần biệt lập
Hiểu được câu có chứa thành phần cảm thán, phụ chú.
Biết cách đặt câu liền nhau có sử dụng thành phần biệt lập
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu:3
Số điểm:6
Tỉ lệ:60%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu:4
Sốđiểm:10
Tỉlệ:100%
* Đề bài 
I- Trắc nghiệm (1đ ) : Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất 
Câu 1: Câu văn nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa này đẹp quá!	B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
C. Có lẽ ngày mai mình đi píc- níc	D. Ô hay, trời mưa mới lạ.
Câu 2: Trong các câu sau câu nào có thành phần phụ chú? 
A- Này, hãy đến đây nhanh lên!
B- Chao ôi! đêm trăng đẹp quá
C- Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến
D- Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
II- Tự luận ( 9đ)
Câu 1 (4,0đ) Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển thành phần gạch chân thành khởi ngữ ( Có thể thêm trợ từ thì )
 a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
	b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
Câu 2( 5đ): Đặt ba câu liền nhau trong đó có 1 câu sử dụng thành phần cảm thán ( yêu cầu: gạch chân dưới câu có sử dụng thành phần cảm thán).
 * Đáp án, biểu điểm.
I- Trắc nghiệm (1đ) Hs chọn đúng đáp án, mỗi đáp án đúng 0,5đ.
Câu 1: - Mức đạt: Đáp án C.
 - Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 2: - Mức đạt: Đáp án D.
II- Tự luận ( 9đ )
Câu 1( 4,0đ ) . Hs viết lại đúng mỗi câu 2đ
	a. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm
	b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Cách cho điểm: 
- Mức tối đa: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: Đảm bảo ít hơn những yêu cầu trên.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai yêu cầu.
Câu 2 (5 điểm):
* Về hình thức : Đặt được ba câu liền nhau có sự liên kết lô gíc và ngữ pháp; sử dụng một câu cảm thán, gạch chân rõ ràng.
* Về nội dung: Hs được tùy chọn chủ đề.
Cách cho điểm:
- Mức tối đa: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: Đảm bảo ít hơn những yêu cầu trên, tùy theo mức độ.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc sang yêu cầu khác.
2- Hs : SGK, vở Bt, vở ghi
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra 15’: 
* Khởi động vào bài mới: 
Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài về liên kết
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
 +PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm trau dồi và sử dụng phép liên kết phù hợp trong nói và viết.	
- Thời gian: 15 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Y/c HS đọc BT1:
- GV gọi lần lượt từng HS trả lời từng y/c .
- Y/c HS đọc BT2:
- GV gọi lần lượt từng HS trả lời từng y/c .
- Gọi 1 em trình bày đoạn văn. 
- GV nhận xét – cho điểm
HS đọc BT1
TL cá nhân
HS đọc BT2
TL cá nhân
HS đọc BT3
TL cá nhân
III- Luyện tập
Bài tập 1:
Chủ đề chung đoạn văn: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam – quan trọng hơn – là những hạn chế cần khắc phục: đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành, sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
- Nội dung của các câu văn đều tập trung vào vấn đề đó
- Trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong câu:
 + Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam 
 + Những điểm còn hạn chế
 + Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
Bài tập 2:	
 Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
- “Bản chất trời phú ấy” nối câu 2 -> C1 (đồng nghĩa)
- “Nhưng” (nối)
- “ấy là” C4 – C3 (nối)
- “Lỗ hổng” C4 – C5 (lặp)
- “Thông minh” C5 và C1 (lặp)
Bài tập 3- Viết đoạn văn ngắn nêu tác hại của sự lười học (HS làm việc)
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ
Hãy viết đoạn văn khoảng 8- 10 câu ( chủ đề tự chọn ). Chỉ ra phương tiện liên kết đoạn văn?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc các đoạn văn nghị luận, học tập cách triển khai chủ đề, liên kết của đoạn văn.
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng phép liên kết nội dung, hình thức.
- Học, nắm chắc nội dung bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Đọc và trả lời câu hỏi bài: Luyện tập liên kết câu, liên kết đoạn văn.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_theo_cv417_tuan_22.doc