Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Học sinh thấy được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh.

- Đặc điểm biết cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu về danh lam thắng cảnh.

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát danh lam thắng cảnh.

- Đọc tài liệu, tra cứu thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Tạo được 1 bài văn thuyết minh theo yêu cầu

3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất :

- Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.

- Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ học bài, tìm hiểu những danh lam thắng cảnh của quê hương, tình yêu quê hương, đất nước.

B- Chuẩn bị.

1- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh, hệ thống câu hỏi, VD, phiếu học tập.

2- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.

- Hình thức: cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ :

? Nêu cách làm bài văn thuyết minh về 1 phương pháp (cách làm) ?

? Giải bài tập 3 SBT- Tr.8 ?

 

doc 18 trang cucpham 25/07/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 25/ 2/ 2021- Dạy: / 3/ 2021 
Tuần 23- Tiết 89- Tập làm văn: 
 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Học sinh thấy được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh.
- Đặc điểm biết cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát danh lam thắng cảnh.
- Đọc tài liệu, tra cứu thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Tạo được 1 bài văn thuyết minh theo yêu cầu
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ học bài, tìm hiểu những danh lam thắng cảnh của quê hương, tình yêu quê hương, đất nước.
B- Chuẩn bị.
1- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh, hệ thống câu hỏi, VD, phiếu học tập.
2- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Nêu cách làm bài văn thuyết minh về 1 phương pháp (cách làm) ?
? Giải bài tập 3 SBT- Tr.8 ? 
* Khởi động vào bài mới :	
 - Gv chiếu một số đề bài:
Đề 1: Giới thiệu về chiếc bút bi
Đề 2: Giới thiệu về thể thơ tám chữ
Đề 3: Giới thiệu cách làm đồ chơi em bé bằng quả thông
 ? Xác định dạng bài thuyết minh của những đề trên? ( HS xác định)
- Gv dẫn vào bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu: Hs nắm đươc trình tự, bố cục khi giói thiệu về danh lam thắng cảnh.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, tia chớp.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ học bài, tìm them những tư liệu về danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm.
- Thời gian: 15 phút.
- HS đọc bài giới thiệu: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
? Bài thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng? Các đối tượng ấy có quan hệ với nhau ntn?
? Qua bài thuyết minh trên em hiểu được thêm những kiến thức gì về 2 đối tượng trên?
? Muốn có những kiến thức để viết bài giới thiệu thuyết minh 1 danh lam thắng cảnh, người viết phải làm gì?
? Bài viết có bố cục ntn?
? Theo em bài này có thiếu sót gì về bố cục?
? Qua tìm hiểu ví dụ trên, em có nhận xét gì về cách giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
1- Tìm hiểu ví dụ: “ Hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn”
- Hai đối tượng: + Hồ Hoàn Kiếm
 + Đền Ngọc Sơn
-> Hai đối tượng có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau “Đền Ngọc Sơn” tọa lạc trên “Hồ Hoàn Kiếm”.
- Có thêm hiểu biết:
 + Về “Hồ Hoàn Kiếm”: nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ.
 + Về “Đền Ngọc Sơn”: nguồn gốc và sơ lược quá trình xd “Đền Ngọc Sơn”, vị trí và cấu trúc đền.
- Để có kiến thức: 
 + Cần trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học nghệ thuật có liên quan đến đối tượng.
 + Cần đọc sách báo, tài liệu có liên quan, thu thập, nghiên cứu có ghi chép.
 + Phải xem tranh ảnhcó điều kiện đến tận nơi nhiều lần để quan sát, xem xét hỏi han tìm hiểu trực tiếp.
- Bố cục: 3 đoạn:
Đ1: từ đầu-> “ Thủy quân”: giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm.
Đ2: “theo truyền thuyết”-> “ hồ Gươm Hà Nội”: Giới thiệu đền Ngọc Sơn”.
Đ3: Còn lại : Giới thiệu Bờ Hồ
-> Trình tự sắp xếp theo không gian, vị trí từng cảnh vật hồ-> đền-> bờ hồ.
- Thiếu sót về bố cục: Tuy bố cục bài này có 3 phần nhưng lại không phải là 3 phần MB, TB, KB như bố cục thường gặp của 1 bài văn thuyết minh nói chung, bài thuyết minh giới thiệu về danh lam thắng cảnh- di tích lịch sử nói riêng. Bởi vậy nên bổ sung phần MB và KB
 + Phần MB: Giới thiệu, dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh.
 + Phần KB: Ý nghĩa lịch sử, XH, văn hóa của thắng cảnh, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
+ Phần thân bài: nên bổ sung sắp xếp lại: về vị trí của hồ, diện tích, độ sâu, cầu Thê Húc, nói kĩ hơn về Tháp Rùa, về rùa Hồ Gươm, quang cảnh
2- Kết luận:
Ghi nhớ SGK-34
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học bằng hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức:cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ
- Thời gian: 20 phút.
1- Em có nhận xét gì về cách giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh?
2- Giới thiệu về danh lam thắng cảnh quê em?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về nhà tìm hiểu một danh lam thắng cảnh trên quê hương Đào Dương?
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ tìm tòi những tư liệu về danh lam thắng cảnh quê hương.	
 Giới thiệu về chùa Thiên Minh Thiền Tự?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học kĩ nội dung bài học. 
- CBBM: Làm các bài tập phần luyện tập.
.......................................................................................................................................
Soạn: 25/ 2/ 2021- Dạy: / 3/ 2021 
Tiết 90- Tập làm văn: 
 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH(Tiếp)
B- Chuẩn bị:
1- GV: Soạn giáo án, soạn đề bài, đáp án, biểu điểm kiểm tra (15’)
* Ma trận đề:
 Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
cao
- Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh
HS nhận biết được những kiến thức cần có khi viết bài văn TM
Hiểu những y/c cơ bản về nội dung tri thức và lời văn TM .
Biết viết một đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %: 
Số câu:1 
Số điểm:2.
Tỉ lệ : 20%
Số câu:1 
Số điểm:2
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 6
Số điểm: 6
Tỉ lệ : 60%
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100
* Đề bài:
Câu 1: Muốn viết được bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần có những kiến thức gì?
Câu 2: Những yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức và lời văn TM?
Câu 3: Viết một đoạn văn giới thiệu một thắng cảnh quê em?
* Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (2đ):
* Về hình thức: học sinh trình bày dưới dạng ý
* Về nội dung: Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì:
- Phải đến nơi thăm quan
- Quan sát, tra cứu sách vở
- Hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( 2đ): Hs trình bày tốt và đủ 3 ý trên.
- Mức chưa tối đa ( 1,5đ): HS trình bày được 2 ý.
- Mức chưa đạt (0đ): Hs không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 2: (2đ):	
* Về hình thức: Hs trình bày dưới dạng ý.
* Về nội dung: Hs phân tích được:
- Yêu cầu cơ bản về nd tri thức: Trong VB TM mọi tri thức ( kiến thức) đều phải khách quan, xác thực đáng tin cậy.
- Yêu cầu về lời văn: rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị, hấp dẫn
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( 2đ): Hs trình bày tốt và đủ 2 ý trên.
- Mức chưa tối đa ( 1,0đ): HS trình bày được 1 ý.
- Mức chưa đạt (0đ): Hs không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 3: (6đ) .
* Về hình thức: các câu văn liên kết mạch lạc, cùng hướng về chủ đề của VB.
 Lời văn rõ ràng, khách quan, trong sáng.
* Về nội dung: HS giới thiệu những nét nổi bật nhất trong một đoạn văn:
- Về vị trí địa lí.
- Về cảnh đẹp.
- Về giá trị của cảnh đẹp.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( điểm 6): Đảm bảo tốt và đủ những ý trên.
- Mức chưa tối đa: Đảm bảo chưa tốt mức độ có khác nhau.
 + Điểm 4- 5: HS trình bày được 1 ý đầu, chưa liên hệ.
 + Điểm 2- 3: HS trình bày được một phương diện của ý 1
- Mức chưa đạt: (Điểm 0-1): HS không làm bài hoặc diễn đạt quá vụng về, sơ sài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra 15’
Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học bằng hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức:cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học tập, tham gia vào hoạt động nhóm.
- Thời gian: 25 phút.
Hoạt động nhóm: 10 phút.
 ( KT 1,2,3)
- Bước 1 : + Phân nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ:
 Cả lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. 
 + Nhiệm vụ:
Nhóm 1, 2,3: Bài tập 1.
Nhóm 4,5,6: Bài tập 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Gv bổ sung chốt kiến thức.
Gv cho hs đọc yêu cầu bài 3
Gv cho hs đọc yêu cầu bài 4
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 8 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét.
Hs làm bài tập.
Hs làm bài tập
II- Luyện tập: 
Bài 1 :
- MB: giới thiệu địa điểm của di tích danh thắng một cách chính xác cụ thể. ( tham khảo mở bài trong SBT – Tr.26 viết về hồ Hoàn Kiếm )
- TB: + GT về hồ Hoàn Kiếm
 + GT về đền Ngọc Sơn
 + GT về bờ hồ
- KB: + Đánh giá về danh lam thắng cảnh này
 + Ý thức giữ gìn, tôn tạo
Bài 2 
- Từ gác nhà bưu điện nhìn bao quát cảnh hồ - đền
- Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thê Húc, vào đền.
- Tả chi tiết trong Đền
- Từ trấn Ba Đình nhìn ra hồ, phía Thủy Tạ, phía Tháp Rùa.
+ Từ tầng hai nhà phố Hàng Khay nhìn bao quát cảnh hồ- đền để kết luận về danh lam thắng cảnh.
Bài 3:  Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh: 
- Chi tiết về lịch sử hình thành hồ: 
+ Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi. 
+ Trước đó có tên là hồ Lục Thủy
+ Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.
+ Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân
- Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn:
+ Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá
+ Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.
+ Đền có ba nếp
- Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa:
+ Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần
+ ... ân
TL cá nhân
-> Sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ. 
-> Đó là 1 tinh thần thép mà biểu hiện ở đây chính là sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
III- Tổng kết: ( Ghi nhớ- SGK- 38)
1- Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ được lựa chọn tinh tế, chính xác.
- Nghệ thuật đối sánh tương phản giữa nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù.
2- Nội dung: 
Bài thơ là sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù. Một lần nữa ta bắt gặp tình yêu thiên nhiên say đắm, phong thái ung dung đầy bản lĩnh, cốt cách của người thi sĩ, chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ làm bài tập, trả lời câu hỏi.	
- TG: 5'
? Đọc diễn cảm bài thơ ?	
? Em cảm nhận gì về con người Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng ?
Hoạt động 4: Vận dụng	
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết bài văn chứng minh rằng: Thơ Bác là sự kết hợp giữa tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cũ.
? Qua bài thơ, hãy chứng minh rằng: Thơ Bác là sự kết hợp giữa tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Tìm đọc cuốn Nhật kí trong tù.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Chuẩn bị: Đi đường.
Soạn: 25/ 2/ 2021- Dạy: / 3 / 2021
Tiết 92- Tiếng Việt CÂU CẢM THÁN
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, cảm thán. Phân biệt câu cầu khiến câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. 
2- Kĩ năng: 
- Nhận biết câu cầu khiến câu cảm thán trong các văn bản.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
3- Thái độ: Nghiêm túc học tập, làm bài tập đầy đủ. 
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài cũ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú học bài Câu cảm thán
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ học bài cũ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của Câu cầu khiến? Cho VD?
 (Gợi ý:
 - Có từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, thôi, đi, nàohay ngữ điệu cầu khiến; 
 - Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo,
 - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý yêu cầu không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
 VD: (HS tự lấy VD)
 	? Làm bài tập 5: SGK-33)
( Gợi ý: Câu “ Đi đi con!” trong đoạn trich và câu “ Đi thôi con.” Trong đoạn trích mục I.1.b-30 không thể thay thế cho nhau đc vì:
- Đi đi con! : chỉ yêu cầu người con thực hiện hành động đi.
- Đi thôi con.: yêu cầu cả người mẹ và người con cùng thực hiện hành động đi.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi Chiếc hộp bí mật.
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi: Xác định các kiểu câu đã được học và mục đích nói ở những câu sau:
1- Bao giờ bạn đi Hà Nội?
	2- Những người muôn năm cũ 
 Hồn ở đâu bây giờ?
3- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
4- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
5- Mày có muốn chết không?
- Gv dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được đặc điểm hình thức chức năng của câu cầu khiến 
- Phương pháp, KT: KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: Nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm..
- Thời gian: 15 phút.
 - Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK, chú ý các cụm từ in đậm:
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn phủ bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
GV phát mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh, mỗi hs 1 phiếu học tập số 1( ghi sẵn những câu in đậm). + Nhiệm vụ:
Câu 1: Tìm những câu cảm thán trong đoạn trích ?
Câu 2: Đặc điểm hình thức nào cho biết các câu trên là câu cảm thán?
Câu cảm thán dùng để làm gì? Thường xuất hiện trong loại ngôn ngữ nào ?
Câu 3: Hãy tìm một số từ có chức năng bộc lộ cảm xúc khác?
Câu 4: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán, có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ?
? Nêu hiểu biết của em về câu cảm thán ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + Gv quan sát, giúp đỡ HS.
 + Bổ sung, chốt kiến thức.
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 (KT tổ chức trò chơi) 
- GV phổ biến luật: Có hai đội chơi, mỗi đội có 3 em. Trong thời gian 3 phút, các đội phải đặt những câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Hết 3 phút, đội nào đặt được nhiều câu cảm thán đúng thì đội đó sẽ thắng cuộc. 
- GV hỏi hs xem ai muốn chơi và đã sẵn sàng cho trò chơi chưa. 
- Gv ra hiệu lệnh, cả hai đội lần lượt lên bảng 
- Kết thúc trò chơi, GV khuyến khích, động viên đội chơi tốt.	
* Bài tập nhanh: Bảng phụ: Thêm các từ ngữ và dấu chấm than (!) để chuyển các câu sau thành câu cảm thán?
VD:
- Anh đến muộn quá.
- Buổi chiều thơ mộng.
- Những đêm trăng.
Tạo nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập ( 3 phút)
- Nhóm tập hợp ý kiến (4 phút).
- Đại diện trình bày.	
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến. GV chốt kiến thức.
TL cá nhân
( đọc ghi nhớ)
- Hs chơi trò chơi: Lấy ví dụ.
HS làm việc cá nhân.
I- Đặc điểm hình thức và chức năng:
a- Tìm hiểu ví dụ:
- Câu cảm thán:
 (a)- Hỡi ơi lão Hạc !
 (b)- Than ôi !
* Về hình thức: 
- Có từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi.
 Một số từ: than ôi, trời ơi, biết bao, xiết bao, biết nhường nào, 
- Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm than.(!)
* Chức năng:
- Để trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( vui, buồn, đau khổ, căm giận, ) của người nói (viết). 
- Xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày và ngôn ngữ văn chương.
(- Các văn bản đó không cần dùng câu cảm thán mà cần dùng ngôn ngữ “duy lí ”, ngôn ngữ mang tính chất tư duy lô-gic. Vì đó là văn bản hành chính văn bản khoa học.) 
b- Kết luận:
* Ghi nhớ- SGK / Tr. 4
Câu cảm thán
Đội 1
Đội 2
-> Trời ơi, anh đến muộn quá!
-> Buổi chiều thơ mộng biết bao!
-> Ôi, những đêm trăng lên!
- Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK, chú ý các cụm từ in đậm:
- Học sinh đọc ví dụ 1 trong SGK ( phần I /Tr.30)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ làm bài tập.	
- Thời gian: 10'.
? Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao ?
- Hướng dẫn HS thảo luận bài tập
 ? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao ?
- GV: Không phải cứ câu nào bộ lộc tình cảm, cảm xúc đều là câu cảm thán. Căn cứ để xác định câu cảm thán ngoài dấu hiệu về chức năng cần chú ý cả dấu hiệu về hình thức.
? Đặt 2 câu cảm thán bộc lộ cảm xúc: 
a- Trước tình cảm của 1 người thân dành cho mình.
b- Khi nhìn thấy mặt trời mọc.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng ôn tập các kiểu câu đã học. Mỗi nhóm trình bày về một kiểu câu vào bảng theo mẫu, từ đó sẽ nhận biết được nét khác biệt giữa các kiểu câu.
- Các nhóm đại diên trình bày, Nhận xét. GV đối chiếu bảng phụ.
 Hs làm bài tập
Hs làm bài tập
Hs làm bài tập
Hs làm bài tập
II- Luyện tập:
Bài 1: 
- Có những câu cảm thán sau: 
a- Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!; 
b- Hỡi cảnh... ơi!; 
c- ''Chao ôi, có biết đâu rằng: ... cử chỉ ngu dại của mình thôi.''
-> Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đều là câu cảm thán(dù có dấu chấm than) vì chỉ có những câu có từ ngữ cảm thán (gạch chân) và dấu chấm than mới là câu cảm thán.
Bài 2
a- Lời than thân của người dân dưới chế độ phong kiến.
b- Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c- Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống( trước CMT8 )
d- Sự hối hận của Dế Mèn trước cái chết tức tưởi, oan ức của Dế choắt.
=> Tất cả các câu đó đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
Bài 3: BTVN.
Chao ôi, một ngày vắng mẹ mà sao dài đằng đẵng!
Ôi, buổi bình minh lộng lẫy thay!
Bài 4: 
Kiểu câu
Hình thức
Chức năng
Ví dụ
Câu nghi vấn
- Có chứa các từ nghi vấn: ai, gì, nào, saohoặc từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
- Khi viết được kết thúc câu bằng dấu (?)
Dùng để hỏi.
Câu cầu khiến
- Có chứa các từ cầu khiến: hãy , đừng, chớ, thôi, nàohay ngữ điệu cầu khiến.
- Khi viết thường kết thúc câu = dấu (!); hoặc dấu (.)- trong trường hợp ý cầu khiến không được nhấn mạnh.
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
Câu cảm thán
- Có chứa các từ ngữ cám thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi,
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu (!)
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết.
- Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày và ngôn ngữ văn chương.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học làm bài tập 5, 6 SGK.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
 Làm bài tập 5,6 ( sgk tr 103)
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Học kĩ, hiểu nội dung bài học, làm BTVN.
- CBBM: Viết Bài TLV số 5 – Văn thuyết minh

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv417_tuan_23.doc