Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cầu khiến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

- Nắm được chức năng chính của câu cầu khiến

- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Đặt được câu và viết được đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp.

3. Phẩm chất

- Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong mục đích diễn đạt cụ thể

- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.

 

docx 7 trang cucpham 6060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cầu khiến

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cầu khiến
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
CÂU CẦU KHIẾN
Môn học: Ngữ văn; lớp 8
Thời gian: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến
- Nắm được chức năng chính của câu cầu khiến
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Đặt được câu và viết được đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất
- Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong mục đích diễn đạt cụ thể
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Giáo viên:
 + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: 
1 Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về câu cầu khiến
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- GV đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 Gv tổ chức trò chơi: Nói một đằng, làm một nẻo. Luật chơi như sau:
Gv hô A thì Hs sẽ phải làm B
Ví dụ: Gv hô: Các em hãy đứng lên thì Hs phải làm ngược lại là ngồi xuống
(Các em hãy cười thật to; Các em hãy trật tự, các em hãy mở mắt thật to, Các em hãy ngồi xuống, Các em hãy đứng im...)
* Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS: thực hiện theo yêu cầu
 - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
 - Dự kiến sản phẩm: Các em hoạt động vui vẻ, sôi nổi và thực hiện đúng yêu cầu
 * Báo cáo kết quả: HS trả lời cá nhân
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét, đánh giá
 - GV nêu vấn đề: Khi cô đưa ra yêu cầu thì các em thực hiện, vậy các câu đó gọi chung là câu gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về loại câu này.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động: Hướng dẫn tìm hiểu hình thức và chức năng của câu cầu khiến
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được hình thức và chức năng của câu
2. Phương thức thực hiện: 
VD 1: hoạt động nhóm. VD 2: HĐ cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- GV đánh giá
5. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: 
1. Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến?
2. Dựa vào đặc điểm hình thức nàò cho biết đó là câu cầu khiến?
3. Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc nhóm	
- Gv: quan sát, giúp đỡ Hs
- Dự kiến sản phẩm
+ Các câu cầu khiến
 a. Thôi đừng lo lắng.
 Cứ về đi.
 b. Đi thôi con.
+ Đặc điểm hình thức:
 - Chứa các từ mang ý cầu khiến: đừng, đi, thôi.
 - Kết thúc câu bằng dấu chấm.
+ Chức năng:
 - Khuyên bảo
 - Yêu cầu
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày.
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
- GV chốt kiến thức và ghi bảng
 GV bổ sung thêm VD, yêu cầu học sinh xác đinh từ mang ý cầu khiến và nêu chức năng
+ Sứ giả hãy mau mau về xin nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt !-> Yêu cầu, ra lệnh.
+ Bạn đọc đi! -> Yêu cầu
+ Bạn nên nghe lời anh ấy đi. -> Khuyên bảo.
+ Mẹ giặt giúp con chiếc áo này với nhé. -> Đề nghị.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: 
 1. Cách đọc từ “Mở cửa” trong câu a và câu b có gì khác nhau?
2. Câu “Mở cửa” trong (b) dùng để làm gì ? Khác câu “Mở cửa” trong (a) ở chỗ nào ?
3. Như vậy, nếu không có từ cầu khiến thì căn cứ vào đâu để chúng ta nhận biết?
4. Nhận xét về dấu kết thúc câu cầu khiến ?
- HS: tiếp nhận:
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cặp đôi
- Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs
- Dự kiến sản phẩm:
 1. Khác nhau: Có ngữ điệu khác nhau câu (a) đọc nhẹ nhàng hơn, câu (b) phát âm với giọng nhấn mạnh hơn. Câu (a) là câu trần thuật, câu (b) là câu cầu khiến.
 2. Câu (a) dùng để trả lời câu hỏi. Câu (b) dùng để đề nghị, ra lệnh.
 3. Căn cứ vào ngữ điệu của câu.
 4. Kết thúc bằng dấu chấm than.
* Báo cáo kết quả: Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá 
- GV chốt kiến thức và ghi bảng
 GV: Lưu ý:
+ Khi yêu cầu: người nói là vai trên, người nghe là vai dưới.
+ Khi đề nghị: người nói là vai dưới, người nghe là vai trên.
GV: Qua phân tích ví dụ trên, em hãy cho biết câu cầu khiến có chức năng gì?
HS: Chức năng: Dùng để khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, đe dọa, nhờ vả,,...
GV: Mở rộng
GV: Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến được sử dụng trong bài thơ?
 Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
 Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
 Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
 Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
HS: - Câu cầu khiến: Tiến lên! - Chức năng: Bài thơ nhờ sử dụng câu cầu khiến nên vừa là lời chúc Tết của Bác Hồ, đồng thời là lời kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
 1. Tìm hiểu ví dụ:
a . Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b . Đi thôi con.
 2. Kết luận: 
 - Hình thức: 
 + Câu cầu khiến là câu có từ cầu khiến (thôi, đừng, đi...) 
+ Câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến
+ Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
- Chức năng: Dùng để khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh...
*Ghi nhớ: (SGK) 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hình thức và chức năng của câu cầu khiến để làm bài tập.
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân (bài 1). HĐ cặp đôi (bài 3,5)., HĐ nhóm (bài 2,4).
3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá	
- HS đánh giá lẫn nhau
- GV đánh giá HS
5. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Bài tập 1,2,3,4,5
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:
Bài tập 1
GV: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi Cn xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?
HS: Làm bài tập 1 theo hướng dẫn
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. 
- Khuyết chủ ngữ. 
=> Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
- Thêm Cn không làm thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn.
 b.Ông giáo hút thuốc trước đi. 
=> Nếu bỏ chủ ngữ câu còn là: “Hút trước đi”
- Ý nghĩa của câu không thay đổi nhưng ý cầu khiến nhấn mạnh hơn và lời nói kém lịch sự hơn.
 c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 
=> Thay CN “Nay các anh đừng làm gì nữa...”
- Thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu; trong số những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm
Bài 2 : Câu cầu khiến
a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.(vắng CN)
b, Các em đừng khóc. (có CN )
c, Đưa tay cho tôi mau; cầm lấy tay tôi này (vắng CN không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến)
Bài 3
So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 
HS: - Hình thức: 
 + Câu a vắng chủ ngữ và dấu chấm than.
 + Câu b có chủ ngữ - ngôi thứ hai số ít và dấu chấm.
 - Ý nghĩa: Câu b nhờ có chủ ngữ nên ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Bài tập 4
Hỏi: Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như:
- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!
- Đào ngay giúp em một cái ngách!
HS: Không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn đề phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Choắt so với Dế Mèn. 
 Bài tập 5
- Không thay đổi được vì:
+ Đi đi con: Chỉ người con thực hiện hành động đi.
+ Đi thôi con: Cả hai mẹ con cùng đi.
* Báo cáo kết quả: 
 - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3, 4, 5
* Đánh giá kết quả:	
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Luyện tập: 
Bài tập 1
Bài 2 : Câu cầu khiến
a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.(vắng CN)
b, Các em đừng khóc. (có CN )
c, Đưa tay cho tôi mau; cầm lấy tay tôi này (vắng CN không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến)
Bài tập 3
- Hình thức: 
+ Câu a vắng chủ ngữ và có dấu chấm than.
+ Câu b có chủ ngữ - ngôi thứ hai số ít và có dấu chấm.
- Ý nghĩa: Câu b nhờ có chủ ngữ nên ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Bài tập 4
Bài tập 5:
+ Đi đi con: Chỉ người con thực hiện hành động đi.
+ Đi thôi con: Hai mẹ con cùng đi.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: 
1. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .
 2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
? Gv tổ chức trò chơi : Điền từ vào chỗ trống trong bài thơ sau:
TỰ BẠCH
Em (1) cầu khiến trong nhà,
Đề nghị, khuyên bảo luôn là niềm vui
Yêu cầu, (2) vài lời,
(3) cầu khiến mọi người nghe xem!
Học trò muốn nhận ra em, 
Hãy, thôi, đừng, (4) không quên từ nào.
(5) , nào giục giã làm sao!
Chấm than, (6) góp vào thành câu.
Mong học trò nhớ thật lâu!
 	Nếu không sẽ trở thành câu chuyện buồn!...
 - GV: Hướng dẫn cách chơi, định thời gian suy nghĩ cho HS điền
 - Các chữ cần điền theo thứ tự như sau: câu, ra lệnh, ngữ điệu, chớ, đi, dấu chấm
 - Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm: bài viết của Hs
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.	
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: 
1. Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà 
3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Tìm 1 số câu thơ, câu văn có sử dụng câu cầu khiến 
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: làm bài
- Giáo viên: chấm bài. 
- Dự kiến sản phẩm: bài làm của học sinh
* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_bai_cau_cau_khien.docx