Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

Biết tạo lập văn bản và quy trình tạo lập văn bản.

2- Về kĩ năng:

Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc

3- Về thái độ:

Có ý thức trong việc tạo lập văn bản đầy đủ bố cục, có liên kết và mạch lạc.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL: Giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản, hợp tác.

- PC:

B- Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, sgk,sgv.

- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- PP, KT: Động não cá nhân.

- Hình thức: cả lớp.

- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.

 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.

- Thời gian: 5’

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ

? Nêu các bước tạo lập văn bản?

 ? Làm bài 4 (sgk)

* Khởi động vào bài mới: Gv cho hs hát một bài: Lớp chúng mình.

 Bài hát mang đến cho em cảm xúc gì?

 

doc 21 trang cucpham 25/07/2022 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 28 /9/2020- Dạy: / 10/ 2020
Tiết 17- Tập làm văn. LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN.
A- Mục tiêu cần đạt: 
1- Về kiến thức:
Biết tạo lập văn bản và quy trình tạo lập văn bản.
2- Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc tạo lập văn bản đầy đủ bố cục, có liên kết và mạch lạc.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản, hợp tác.
- PC: 
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ 
? Nêu các bước tạo lập văn bản?
 	? Làm bài 4 (sgk)
* Khởi động vào bài mới: Gv cho hs hát một bài: Lớp chúng mình.
	Bài hát mang đến cho em cảm xúc gì?	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc, quá trình tạo lập văn bản. Nắm được các bước tạo lập văn bản.
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi. 
- Hình thức: cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 25 phút.
? Liên kết trong văn bản là gì? 
? Điều kiện để VB có tính liên kết?
? Bố cục là gì?
? Muốn người đọc dễ dàng hiểu VB thì các phần, các đoạn văn phải ntn?
( Nội dung các phần, các đoạn văn phải ntn?
Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu gì?)
? Điều kiện để Vb có tính mạch lạc?
? Để tạo lập được một VB cần trải qua mấy bước?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Củng cố kiến thức trọng tâm.
1- Liên kết trong văn bản:
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để VB có tính liên kết, người viết( người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ( từ, câu) thích hợp.
2- Bố cục trong VB.
- Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Điều kiện: 
 + Nội dung các phần, các đoạn trong VB phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
 + Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết ( người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
3- Mạch lạc trong văn bản.
- Các phần, các đoạn, các câu trong VB đều nói về một đề tài biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong VB được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lí trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch gợi được nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
4- Quá trình tạo lập văn bản: Để viết được VB cần :
 B1- Tìm hiểu đề bài.
 Xác định chủ đề.
 B2 - Tìm ý và lập dàn ý.
 B3- Diễn đạt các ý thành các câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh -> Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
 B4- Cần kiểm tra lại VB sau khi đã hoàn thành.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: những yêu cầu khi trình bày văn nói; biết cách thuyết trình một vấn đề trước tập thể; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng bằng ngôn ngữ nói.
- Phương pháp và KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 25 phút.
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
- Hướng dẫn HS lập dàn bài 
- Hướng dẫn HS tập viết từng phần, trình bày.
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá.
- Đọc bài tham khảo sgk trang 60.
- Thảo luận và lập lại dàn ý bài viết đó.
- HS làm dàn bài.
- Cá nhân đại diện trình bày dàn bài trước lớp.
HS viết từng đoạn.
II- Luyện tập.
1- Chuẩn bị ở nhà.
2- Thực hành trên lớp.
a- Xây dựng dàn bài.
 * Mở bài: 
 Dẫn dắt, giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước VN.
 * Thân bài:
Giới thiệu cảnh đẹp TN VN theo từng vùng( mùa cụ thể).
 ( Lưu ý:
- Đảm bảo việc phân đoạn rõ ràng, mạch lạc.
 - Thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc của người viết).
 * Kết bài:
 Lời chào, lời mời bạn bè quốc tế đến với VN tươi đẹp, thân ái.
b- Tập viết đoạn văn.
c- Đọc bài tham khảo.
* Củng cố:
? Nêu các bước tạo lập một VB?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
 	Vận dụng những kiến thức đã học về quá trình tạo lập văn bản em hãy viết một bài văn giới thiệu di tích lịch sử đền Ủng
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
 - Đọc thêm những văn bản hoàn chỉnh
 - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản.
 - Viết lại thành bài hoàn chỉnh về bức thư.
 - Chuẩn bị : Trả bài TLV số 1.	
.............................................................................................................................................
Soạn: 	 28 / 9/ 2020- Dạy: / 10/ 2020
Tiết 18- Văn bản:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM 
( Lí Thường Kiệt?)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Cảm nhận được tinh thần khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
- Đọc - hiểu, phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua bản dịch tiếng Việt .
3- Về thái độ:
 Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu hòa bình, có ý thức làm cho đất nước phát triển cường thịnh.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Yêu nước, trách nhiệm, trung thực.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc và phân tích nội dung, nghệ thuật bài ca dao 2, 3 trong chùm bài ca dao châm biếm ? Phân tích nội dung và nghệ thuật của từng bài?
* Khởi động vào bài mới: 
- Cho học sinh xem tranh về chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
? Chiến thắng trên gắn với những tên tuổi nào?
- GV dẫn vào bài mới.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại; đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm “Nam quốc sơn hà”.
- Phương pháp và KT : KT đặt câu hỏi, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 7 phút.
? Em hiểu gì về tác giả bài thơ?
HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Em hiểu gì về thể thơ này?
? Người ta tương truyền về sự ra đời bài thơ ntn?
( Gv nói thêm về người ngâm bài thơ)
? Xét về mặt nội dung thì bài thơ này có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
? Có ý kiến cho rằng bài thơ này được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta . Vậy em hiểu thế nào là bản Tuyên ngôn Độc lập?
- Gợi ý: Tuyên ngôn độc lập: là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không có một thế lực nào được xâm phạm 
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: Hiểu lời tuyên bố về chủ quyền đất nước trong “ Nam quốc sơn hà”
- Phương pháp và KT : KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 15’
- Quan sát vào câu thơ đầu tiên:
? Ở dạng phiên âm, câu thơ này được viết ntn ?
? Nó được dịch nghĩa ntn?
? Em hiểu “ sông núi nước Nam” trong bài thơ này theo cách nào dưới đây?
 - Là những dòng sông, dãy núi VN.
 - Là giang sơn, đất nước VN.
 - Là lãnh thổ của người VN.
? Dựa vào chú thích 1, hãy làm rõ chữ “ Đế” trong “ Nam Đế” ?
( Gợi ý : “ đế” có nghĩa là vua; “ vương” cũng có nghĩa là vua. Nhưng “ đế” được coi là lớn hơn “ vương”)
? Vậy chữ “ đế” trong “ Nam đế” có ý nghĩa gì?
? Từ đó, lời thơ “ Nam đế cư” có ý xác định nơi ở của vua nước Nam hay nơi thuộc chủ quyền của nước VN?
? Như vậy câu đầu toát lên tư tưởng nào của tuyên ngôn? Người viết bộc lộ tình cảm gì trong lời thơ này?
? Ở dạng phiên âm, câu thơ này được viết ntn? Nó được dịch nghĩa ntn?
? Em có nhận xét gì về âm điệu đặc biệt của lời thơ này? Âm điệu đó có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, cảm xúc về chủ quyền đất nước?
? Toàn bộ câu thơ bộc lộ tư tưởng gì của tuyên ngôn?
( Gv tiểu kết hai câu đầu )
- Quan sát vào câu 3:
? Câu thơ này gần với lời nói thường ngày ở điểm nào? Nhận xét về giọng thơ?
? Từ đó nội dung nào của tuyên ngôn được bộc lộ?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Đặt vào hoàn cảnh ra đời bài “ Sông núi nước Nam”, em hiểu lời cảnh báo này nhằm vào đối tượng nào?
- GV chôt kiến thức.
? Nhận xét về giọng điệu câu thơ cuối? Câu thơ toát lên nội dung nào?
? Bài thơ bồi đắp cho em tình cảm nào?
( Gợi ý: - Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc.
 - Tin tưởng vào sự bền vững của độc lập dân tộc.)
? Ngoài “ SNNN”, em còn biết những bản tuyên ngôn độc lập nào khác?
( Gợi ý :- Bình Ngô đại cáo. ( Nguyễn Trãi)
 - Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)
 Tổ chức chia sẻ cặp: 3’
? Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
? Khái quát nội dung của bài thơ?
 GV chốt kiến thức
TL cá nhân
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân 1’; cặp 2’
- Báo cáo
- Nhận xét
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 3’.
- Báo c ...  phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
 Động não cá nhân
- Y/c Hs đọc bài tập 1
- Gv nhận xét bổ sung.
Trò chơi:
- Luật chơi: có hai đội chơi, mỗi đội 5 HS. Trong khoảng thời gian 3 phút, đội nào tìm nhanh nhất, đúng nhất những từ có chứa các yếu tố Hán Việt như ở bài tập 2 yêu cầu sẽ là đội chiến thắng.
- Tổng kết, biểu dương, cho điểm
 HĐ cá nhân
- Y/c HS đọc bài 4
- Gv nhận xét bổ sung.
- Hs đọc bài tập 1
- Động não cá nhân, làm bài
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung
- HS tiến hành chơi
- Hs đọc bài tập 4
- Làm việc cá nhân
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung
III- Luyện tập:
Bài 1:
- Hoa 1: bông. ( có mùi thơm)
- Hoa 2: đẹp. ( cái để trang sức bên ngoài)
- Phi 1: bay.
- Phi 2: không, không chính đáng.
- Phi 3: vợ.
- Tham 1: ham muốn.
- Tham 2: cùng làm một việc gì đó.
- Gia 1: nhà.
- Gia 2: thêm, nhiều.
Bài 2: 
- Quốc: quốc gia, quốc kì, quốc huy, quốc hiệu..
- Sơn: giang sơn, sơn hà, sơn thủy, sơn dương..
- Cư: an cư, cư trú, định cư, ẩn cư...
- Bại : thất bại, khuynh gia bại sản...
Bài 4: 
- Yếu tố phụ trước , chính sau:
 Thi nhân, tân binh, hậu đãi, đại thắng.
- Yếu tố chính trước, phụ sau:
 Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
* Củng cố:
? Yếu tố Hán Việt là gì? Có đặc điểm gì?
? Từ ghép Hán Việt chia thành mấy loại? Trật từ các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt có gì đặc biệt?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt và phân loại từ ghép Hán Việt.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm một đoạn văn bản có sử dụng những từ Hán Việt. Giải nghĩa chúng..
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về từ Hán Việt- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị : Từ Hán Việt( tiếp theo)
.........................................................................................................................................
Soạn: 28 / 9/ 2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tiết 20- Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM.
A- Mục tiêu cần đạt: 
1- Về kiến thức:
- Nắm khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm, của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong VB biểu cảm.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc tạo lập văn bản biểu cảm đầy đủ bố cục, có liên kết và mạch lạc.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:	
- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Trình bày các bước tạo lập VB?	
* Khởi động vào bài mới:
Nghe hát bài “ Tình ta biển bạc đồng xanh”.
Bài hát đi vào lòng người bởi điều gì? ( lời ca trong sáng, giai điệu ngọt ngào, biểu cảm tốt trong cách biểu diễn ).
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu : Hiểu được nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Có trách nhiệm..
- Thời gian: 20 phút.
 ( dg: Biểu cảm là bộc lộ cảm xúc chủ quan của con người.
 Biểu cảm trong thực tế đời thường là biểu lộ bằng thái độ, hành động: vui vẻ, buồn, khóc...
 Biểu cảm trong văn học là bộc lộ tình cảm, cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng, những ấn tượng thầm kín về con người, sự vật, những kỉ niệm...bộc lộ tình cảm yêu ghét, mến thân đối với con người và cuộc đời ... bằng ngôn ngữ.) 
* Gv treo bảng phụ, hs đọc VD:
 Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng thấy mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng thấy bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.
? Mỗi câu ca dao trên bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì?
? Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì?
? Vậy theo em khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
? Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè, em có thường biểu lộ tình cảm không?
( GV: Ca dao trữ tình, các sáng tác văn nghệ, tùy bút, thư từ, các văn bản thơ trữ tình, nhật kí,... đều được coi là văn bản biểu cảm).
? Văn biểu cảm là gì?
? Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào?
- Hs đọc 2 đoạn văn.
 Tổ/c thảo luận nhóm: 7’
 ( KT khăn phủ bàn)
 - Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
Câu 1: Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của VB Tự sự và Miêu tả?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua 2 đoạn văn, em có tán thành với nhận xét đó không?
Câu 3: Nhận xét về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc trong hai đoạn văn trên?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức.
? Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất ntn?
? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS đọc .
- Tạo nhóm theo yêu cầu, cử nhóm trưởng, thư kí.
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’
- Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
I- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1- Nhu cầu biểu cảm của con người:
a- Tìm hiểu ví dụ.
- Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người và cảm xúc vui sướng, hạnh phúc của một tâm hồn đang phơi phới rộng mở.
- Thổ lộ tình cảm để : 
 + Cho người khác thấy được một tình cảm đang diễn ra trong bản thân mình ( thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người và cảm xúc vui sướng, hạnh phúc của một tâm hồn đang phơi phới rộng mở). 
+ Khơi gợi niềm đồng cảm với bản thân về thứ tình cảm đó
- Nhu cầu biểu cảm của con người đến khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được. Đồng thời khơi trong họ niềm đồng cảm.
- Thư từ gửi cho người thân cũng dùng hình thức biểu cảm.
b- Kết luận: Ghi nhớ 1,2.
2- Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
a- Tìm hiểu ví dụ:
a- Đoạn 1: Biểu hiện tình cảm, cảm xúc của người viết thư với người nhận thư ( Thảo); Nhắc lại những kỉ niệm ( ngồi chung bàn, những ngày đi dạo hồ Tây, công viên Thủ Lệ, những lần chép bài cho bạn) -> Đây là biểu cảm trực tiếp.
- Đoạn 2: Thể hiện cảm xúc với quê hương, đất nước( Kể về tâm trạng của Nguyên Ngọc trong một buổi tối khi nghe tiếng hát dân ca của một nứ nghệ sĩ khiến tác giả nhớ đến hình ảnh của một cánh đồng lúa tràn đầy sức sống, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Từ tiếng hát, tác giả liên tưởng đến hình ảnh một góc vườn có cây sầu đông, một giàn bầu sai quả. Cuối cùng tác giả khái quát thành âm thanh của đất nước sau một ngày lao động, chiến đấu)
-> Biểu cảm một cách gián tiếp.
- Cả hai đoạn văn không kể chuyện gì hoàn chỉnh ( mặc dù có gợi lại kỉ niệm- đoạn 1).
 Ở đoạn 2: Sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc.
-> khác với văn miêu tả, tự sự thông thường.
b- Tình cảm trong văn biểu cảm: là tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn ( yêu quê hương, đất nước, con người, ghét thói tầm thường, độc ác,..).
c- Đoạn 1: Biểu cảm trực tiếp : gọi tên đối tượng (Thảo); nói thẳng tình cảm của mình ( Thảo nhớ thương ơi, xiết bao mong nhớ, các kỉ niệm...)
 -> Cách biểu cảm này thường gặp trong thư từ, nhật kí.
- Đoạn 2: bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài -> Tiếng hát trong tâm hồn, trong tưởng tượng.Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn, của nơi chôn rau, của đất nước.
-> Biểu cảm gián tiếp tình yêu quê hương, đất nước. Đây là cách biểu cảm thường gặp trong văn học.
b- Kết luận: ghi nhớ 3,4 ( sgk trang 73)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức lí thuyết.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Định hướng năng lực, PC:
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút
Tổ/c thảo luận nhóm: 7’
 ( KT khăn phủ bàn)
 - Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
Nhóm 1,2,3: Bài tập 1.
Nhóm 4,5,6: Bài tập 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức.
- HS đọc y/c 
- Tạo nhóm theo yêu cầu, cử nhóm trưởng, thư kí.
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’
- Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập.
Bài 1: 
Đoạn văn ( b) là đoạn biểu cảm.
Vì đoạn văn sử dụng các yếu tố tưởng tượng và lời văn có tác dụng khêu gợi. VD “ như một lời chào hạnh phúc”
 Còn đoạn (a) chỉ miêu tả đặc điểm của cây hải đường một cách thông thường.
Bài 2:
Hai bài đầu thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc: Một thể hiện lòng tự hào về một nền độc lập dân tộc ; một thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hòa bình của dân tộc.
* Củng cố:
? Thế nào là văn bản biểu cảm?
? Cảm xúc trong văn biểu cảm được biểu hiện bằng cách nào?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về đôi bàn tay mẹ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Đọc tham khảo trước một số bài văn biểu cảm.
 - Học và nắm chắc kiến thức về các bước tạo lập văn bản.
 - Làm hết bài tập sgk. Tìm tòi bài tập nâng cao để làm.
 - Chuẩn bị: Đặc điểm văn biểu cảm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_theo_cv417_tuan_5.doc