Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bài học Hs có được:

1. Kiến thức

- Thông tin cơ bản về tác giả Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

- Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thi phẩm.

2. Năng lực

- Phân tích được, lí giải được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình và trình bày được ý nghĩa bài thơ.

- Chỉ ra và đánh giá được một số đặc sắc nghệ thuật của thi phẩm: từ ngữ gợi cảm, hình ảnh biểu tượng, nhạc điệu

- Vận dụng để cảm thụ các văn bản thơ hiện đại và tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất

- Yêu đất nước, yêu con người

- Chăm học, chăm làm: từ khát vọng được cống hiến, các em sẽ học tập và lao động hăng say, chăm chỉ hơn.

-Trách nhiệm: gieo mầm trách nhiệm của bản thân trong việc dựng xây quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Với giáo viên: SGK, SGV, giáo án word, power point, phiếu học tập.

2. Với học sinh: Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/mở đầu

a. Mục tiêu: HS có tâm thế hào hứng cho HS và nhu cầu tìm hiểu văn bản.

b. Nội dung: HS lắng nghe và cảm nhận bài hát Mùa xuân nho nhỏ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cảm nhận sau khi nghe bài hát, đưa ra và lý giải được ý kiến của bản thân.

 

doc 6 trang cucpham 03/08/2022 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (THANH HẢI)
Môn: Ngữ văn - Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bài học Hs có được:
1. Kiến thức
- Thông tin cơ bản về tác giả Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thi phẩm.
2. Năng lực
- Phân tích được, lí giải được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình và trình bày được ý nghĩa bài thơ.
- Chỉ ra và đánh giá được một số đặc sắc nghệ thuật của thi phẩm: từ ngữ gợi cảm, hình ảnh biểu tượng, nhạc điệu
- Vận dụng để cảm thụ các văn bản thơ hiện đại và tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất
- Yêu đất nước, yêu con người 
- Chăm học, chăm làm: từ khát vọng được cống hiến, các em sẽ học tập và lao động hăng say, chăm chỉ hơn. 
-Trách nhiệm: gieo mầm trách nhiệm của bản thân trong việc dựng xây quê hương, đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Với giáo viên: SGK, SGV, giáo án word, power point, phiếu học tập.
2. Với học sinh: Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/mở đầu
a. Mục tiêu: HS có tâm thế hào hứng cho HS và nhu cầu tìm hiểu văn bản.
b. Nội dung: HS lắng nghe và cảm nhận bài hát Mùa xuân nho nhỏ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cảm nhận sau khi nghe bài hát, đưa ra và lý giải được ý kiến của bản thân.
d. Tổ chức hoạt động: 
Yêu cầu cần đạt của học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Học sinh ghi lại được cảm nhận của bản thân về (những) điểm yêu thích ở bài hát.
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Mùa xuân nho nhỏ (Nhạc Trần Hoàn, Thơ: Thanh Hãi) và lưu ý học sinh ghi lại cảm nhận của mình về (những) điểm mà em yêu thích ở bài hát hày.
Học sinh đưa ra và lí giải được ý kiến của bản thân.
* Sau khi học sinh nghe xong, giáo viên nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng nếu không có bài hát này thì bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sẽ không được nhiều người biết đến bởi sự hạn chế về ý nghĩa và nhất là không có nhạc điệu để dễ dàng đi vào lòng người. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
Giáo viên không kết luận đúng/ sai của các ý kiến mà dẫn học sinh vào bài học theo hướng đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
a. Mục tiêu: HS có được tri thức nền (những hiểu biết khái quát về tác giả, tác phẩm, thể loại). Thông qua việc thực hiện hệ hệ thống câu hỏi, bài tập, HS khám phá những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Mặt khác, củng cố cho HS cách tiếp cận một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.
b. Nội dung: HS đọc hiểu phần tiểu dẫn trong SGK, đọc văn bản, thưc hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV để tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, rút ra được một số lưu ý về cách đọc hiểu thơ Việt Nam sau năm 1945.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập, sản phẩm đã chuẩn bị (bài trình bày dưới dạng văn bản hoặc file trình chiếu).
d. Tổ chức hoạt động: 
Yêu cầu cần đạt 
của học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
HOẠT ĐỘNG ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
Học sinh đọc và xác định được giọng đọc
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thấm bài thơ rồi trao đối với bạn bên cạnh về giọng đọc cho các đoạn. Giáo viên mời 1-2 học sinh đọc diễn cảm trước lớp.
Học sinh trình bày được một số kiến thức về tác giả và tác phẩm. Nhận diện được thể loại văn bản: thơ năm chữ.
* Giáo viên mới một số học sinh trình bày hiểu biết về tác giả và tác phẩm (hoăn cảnh ra đời, thế loại).
Hiếu được một số đặc trưng của thơ và cách đọc thơ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc trưng thế loại của thơ và cách đọc thơ bằng cách phát cho mỗi học sinh một Phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh nghiên cứu:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thơ và đọc hiểu văn bản thơ
1. Thơ là sự thể hiện, giãi bày (thường là trực tiếp) tình cảm, cảm xúc của con người. Vì thế, đọc thơ là phải đi tìm xem ai là người đang bộc lộ, giãi bày và giải bày tình cảm, cảm xúc gì.
2. Trong văn bản thơ, người giãi bày tình cảm, cảm xúc có thể hiện diện mình qua các đại từ nhân xưng (tôi, ta, chúng ta...), cũng có thể xưng tên (Ví dụ: Xuân Hương, Tố Như...). Do đó, cần chú ý những từ này, thậm chí sự thay đổi của chúng trong một bài thơ để vừa nhận ra bóng dáng của nhà thơ vừa phát hiện ra ý nghĩa mà nhà thơ muốn thể hiện.
3. Tình cảm, cảm xúc trong thơ có khi được bộc lộ trực tiếp qua các động từ (ví dụ: nhớ, yêu, muốn...), có lúc lại thể hiện gián tiếp qua các hình ảnh (bông hoa, cánh chim, nốt nhạc..... Cho nên, để đọc ra cảm xúc của nhà thơ, cần tìm và phân tích những yếu tố này.
4. Thơ không chỉ thể hiện cảm xúc mà còn diễn tả mạch cảm xúc. Đế phát hiện ra mạch cảm xúc, cần tìm hiểu xem người viết đang muốn bày tỏ tình cảm của mình trước những đối tượng nào, lần lượt xuất hiện ra sao.
5. Một trong những điểm khác biệt căn bản của thơ với các thể loại khác như truyện, kí, kịch là ở ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Mà nhạc điệu lại thường được tạo nên qua cách ngắt nhịp, cách gieo vấn, điệp ngữ.. Vì vậy, nên chú ý những yếu tố này để cảm hiểu được nhạc tính của thơ.
HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Xác định nhân vật trữ tình và mạch cảm xúc trong bài
Học sinh xác định được chủ thể trữ tình và mạch cảm xúc trong bài.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào phiếu học tập để tìm hiểu: 
- Ai là người đang bày tỏ cảm xúc trong văn bản? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết người đó?
- Chủ thể trữ tình trong bài đang giãi bày cảm xúc của mình trước các đối tượng nào? Hãy chỉ ra các đối tượng đó trong bài.
Phân tích tình cảm, cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước
Học sinh đọc diễn cảm đoạn 1; tái hiện được hình ảnh, màu sắc, âm thanh của tạo vật (bông hoa, chim chiền chiện) và không gian xuân cao rộng, khoáng đạt; phát hiện được biện pháp đảo ngữ và giá trị của nó trong việc khắc hoạ một cách nổi bật hình ảnh bông hoa cũng như cái nhìn ngỡ ngàng và cảm xúc thích thú của tác giả; nhận diện được biện pháp chuyển đổi cảm giác khi tả âm thanh của tiếng chim (giọt long lanh rơi); cảm nhận được cảm xúc thích thú, vui sướng (thốt lên thành lời cảm thán “hót chi mà") và niềm hạnh phúc của nhà thơ (trân trọng, nâng niu từng giọt âm thanh).
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn thơ đầu: 
- Gọi một học sinh đọc lại đoạn thơ thứ nhất.
- Nhà thơ đã miêu tả những gì trong đoạn thơ này? (giáo viên có thể gợi ý: hình ảnh, màu sắc, âm thanh, không gian). Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Để khắc họa hình ảnh thiên nhiên (bông hoa giữa dòng sông), nhà thơ đã sáng tạo ra một cách viết độc đáo như thế nào? (giáo viên có thể gợi ý về trật tự từ trong câu). Cách viết này có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh thiên nhiên và giúp bộc lộ cái nhìn cũng như cảm xúc của người viết? (giáo viên gợi ý: hãy tưởng tượng cái nhìn và cảm xúc của người viết khi trước mặt là một bức họa thiên nhiên độc đáo (mọc, vươn lên giữa dòng sông xanh là một, có lẽ là duy nhất, bông hoa tím biếc) và rất đẹp (sắc xanh của dòng sông, không gian xanh làm nền cho sắc tím biếc của bông hoa xuân). 
- Để đặc tả cánh chim giữa bầu trời, nhà thơ cũng đã tạo ra một lối diễn đạt nào độc đáo? Lối viết đó kết hợp với những từ ngữ gọi đáp (ơi), cảm thán (hót chi mà), tả hành động (đưa tay hứng... từng giọt long lanh rơi) cho thấy nhà thơ đang muốn diễn tả những cảm xúc gì trong lòng mình lúc này? 
Học sinh cần phát hiện ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh, biện pháp điệp (từ, cấu trúc), nhịp điệu, ý nghĩa của các từ ngữ trong đoạn; từ đó chỉ ra được cảm nhận về mùa xuân đất nước tràn trề nhựa sống và cảm xúc phấn chấn, hứng khởi của nhà thơ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn 2 qua thảo luận cặp đôi theo các gợi ý trong Phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Những hình ảnh thơ sau tượng trưng cho điều gì?
- Người cầm súng:.............................................................
- Người ra đồng:
- Lộc:.............. 
- Lộc giắt đầy và trải dài:........
2. Biện pháp nghệ thuật nào được nhà thơ sử dụng nhiều trong đoạn 2? Hãy xác định cách ngắt nhịp của các câu thơ và chỉ ra sự lặp lại của các đoạn nhịp đó trong các câu ở đoạn này.
...
3. Trong đoạn thơ này, ý nghĩa của các từ sau là gì?
- Tất cả:
- Hối hả:..
- Xôn xao:.......
4. Từ những phân tích, cắt nghĩa trên, hãy phát hiện:
- Nhà thơ muốn thể hiện cảm nhận gì về mùa xuân đất nước? 
- Cảm xúc của nhà thơ ở đây là gì?
Học sinh cần liên tưởng và huy động vốn sống để hiểu được ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đất nước như người mẹ "vất vå và gian lao" và hình ảnh so sánh đất nước sẽ tỏa sáng như những “vì sao" ở tương lai phía trước. Từ đó, thấy được niềm tin, niềm tự hào của nhà thơ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục đọc hiểu đoạn 3:
- Giáo viên mời 1 học sinh đọc lại đoạn 3.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục làm việc cặp đôi nhưng thay đổi người hợp tác khác. Học sinh trao đối với bạn theo các gợi ý sau:
Hình ảnh đất nước "vất và và gian lao” gợi liên tưởng đến những người nào? Tại sao? Tác dụng của cách viết này là gì?
..
Em biết gì về những “vì sao”?
So sánh đất nước như “vì sao cứ đi lên phía trước”, tác giả muốn thể hiện suy cảm nào về nước đất nước? 
Phân tích cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của lòng người
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn 4, 5.
Học sinh đọc diễn cảm đoạn 4,5. 
- Giáo viên mời 1 học sinh đọc lại đoạn 4,5.
Học sinh cần phát hiện được ý nghĩa của các hình ảnh thơ cũng như tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện ước nguyện làm đẹp cho đời một cách chân thành mà tha thiết, khiêm nhường mà bền bỉ, cá tính mà không cá nhân.
- Mỗi học sinh tự đọc hiểu đoạn 4, 5 theo hướng dẫn trong Phiếu học tập số 3:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc
1.Nhà thơ thế hiện ước nguyện gì qua các hình ảnh: con chim hót, cành hoa, nốt nhạc?
.
2.Đặc điểm chung trong ước nguyện của nhà thơ qua các hình ảnh này là gì? Có điểm nào tương đồng với ý thơ của hai câu đầu ở đoạn năm?
3.Sự lặp lại cấu trúc “Ta làm”, “Ta nhập” cùng cách nói "Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc cho thấy tình cảm nào của nhà thơ với cuộc đời?
.
4. Sự thay đổi từ "tôi" sang "ta" thế hiện dụng ý gì của nhà thơ?
Học sinh trình bày rõ ràng kết quả đọc hiểu đoạn 4,5.
- Giáo viên mời một số học sinh trình bày kết quả của mình. Các học sinh khác trao đổi, bổ sung.
Phân tích nhạc điệu của bài thơ
Học sinh chỉ ra và nhận xét được tác dụng của cách ngắt nhịp, gieo vần, sử dụng biện pháp điệp trong bài.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Phiếu học tập số 1 để tìm hiểu nhạc điệu của bài thơ. Cụ thể: Hãy chỉ ra và nhân xét về tác dụng của cách ngắt nhịp, gieo vần, sử dụng biện pháp điệp trong bài.
Tổng kết
Học sinh tổng hợp và nêu được chủ đề, đặc sắc nghệ thuật và rút ra được cách đọc hiểu văn bản Mùa xuân nho nhỏ nói riêng và thơ nói chung.
* Giáo viên chiếu sơ đồ tư duy với hình ảnh Thanh Hải và tên bài thơ ở giữa, để trống ba nhánh: chủ đề, đặc sắc nghệ thuật và cách đọc thơ, rồi yêu cầu học sinh xem lại tất cả những nội dung vừa học để hoàn thiện ba nhánh sơ đồ nêu trên.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh trong việc cảm thụ nghệ thuật, giải quyết vấn đề.
b. Nội dung: HS viết đoạn cảm thụ một khổ thơ mà mình thích nhất trong bài và trả lời tình huống về nhan đề tác phẩm.
c. Sản phẩm: Đoạn văn cảm thụ của học sinh; lý giải của học sinh về việc lựa chọn nhan đề.
d. Tổ chức hoạt động: 
Yêu cầu cần đạt của
học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Học sinh nêu được cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ mình thích.
*Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một khổ thơ trong bài mà em thích nhất.
Học sinh căn cứ vào chủ đề của bài để xác định việc không thể đổi tên bài.
* Giáo viên nêu tình huống: Bài thơ có nhan đề là Mùa xuân nho nhỏ. Có thể đổi tên bài thành: Mùa xuân/ Mùa xuân xứ Huế/ Mùa xuân xanh/ Khúc ca xuân... được không? Vì sao?
3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh trong việc cảm thụ nghệ thuật, giải quyết vấn đề.
b. Nội dung: HS chỉ ra được điểm chung trong bài hát Tự nguyện, Khát vọng và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ; lý giải được vì sao mỗi người cần có trách đóng góp và tinh thần dâng hiến cho cuộc đời; hiểu đúng về việc hòa nhập chứ không hòa tan.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về điểm chung giữa hai bài hát và bài thơ; các lý giải cho câu hỏi thảo luận.
d. Tổ chức hoạt động: 
Yêu cầu cần đạt của 
học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Học sinh nhận ra điểm chung: khát vọng dâng hiến.
* Giáo viên cho học sinh nghe hai bài hát Tự nguyện (Trương Quốc Khánh) và Khát vọng (Phạm Minh Tuấn) và tìm điểm chung về nội dung của hai bài hát với bài thơ vừa học.
Học sinh đưa ra các lí do và giải thích hợp lí.
* Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận:
-Vì sao mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và tinh thần dâng hiến cho cuộc đời?
- Nhập vào bản "hoà ca" chung của cộng đồng, phải chăng ta sẽ mất cá tính, không còn được là chính mình?

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_mua_xuan_nho_nho.doc