Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Đọc, hiểu văn bản: Ông đồ

A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

- Tích hợp Tiếng Việt, Tập làm văn (Thuyết minh)

- Tích hợp lịch sử: XH Việt Nam đầu TK XX

2. Kĩ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

Giáo dục HS tình yêu, sự trân trọng một nét văn hoá cổ truyền rất đẹp của dân tộc

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: sáng tạo, cảm thụ

II – CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Chuẩn bị của thầy :

- Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm. (Chân dung nhà thơ, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp, lời bình, lời đánh giá về bài thơ.

- Tranh vẽ ông đồ của tác giả Bùi Xuân Phái, một số tư liệu về ông đồ hiện đại.

- Hướng dẫn HS sưu tầm trên mạng.

2. Chuẩn bị của trò:

- Soạn bài, tìm hiểu về nghệ thuật chơi câu đối Tết của người xưa.

- Tìm hiểu tư liệu về tác giả, tác phẩm trên mạng theo hướng dẫn của GV

IV – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC

* Bước 1: Ổn định tổ chức (1')

* Bước 2: Kiểm tra bài cũ (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

* Bước 3: Dạy - học bài mới:

 

doc 14 trang cucpham 02/08/2022 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Đọc, hiểu văn bản: Ông đồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Đọc, hiểu văn bản: Ông đồ

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Đọc, hiểu văn bản: Ông đồ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: Đọc- hiểu văn bản: ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liên)
A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
- Tích hợp Tiếng Việt, Tập làm văn (Thuyết minh)
- Tích hợp lịch sử: XH Việt Nam đầu TK XX
2. Kĩ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
Giáo dục HS tình yêu, sự trân trọng một nét văn hoá cổ truyền rất đẹp của dân tộc 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: sáng tạo, cảm thụ
II – CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy : 
- Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm. (Chân dung nhà thơ, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp, lời bình, lời đánh giá về bài thơ. 
- Tranh vẽ ông đồ của tác giả Bùi Xuân Phái, một số tư liệu về ông đồ hiện đại.
- Hướng dẫn HS sưu tầm trên mạng.
2. Chuẩn bị của trò: 
- Soạn bài, tìm hiểu về nghệ thuật chơi câu đối Tết của người xưa.
- Tìm hiểu tư liệu về tác giả, tác phẩm trên mạng theo hướng dẫn của GV
IV – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức (1')
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
* Bước 3: Dạy - học bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
PPDH: Tạo tình huống
Thời gian: 1- 3'
 - Hình thành năng lực: Tư duy, giao tiếp 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV cho HS xem video một số hình ảnh đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc 
- Nêu y/cầu: Đoạn video gợi cho em liên tưởng đến ai và phong tục gì của dân tộc?
- Từ phần trình bày của HS, dẫn vào bài mới.
GV giới thiệu: Mỗi dịp tết đến xuân về, khi nhìn thấy những câu đối đỏ và những bức tranh thư pháp, lòng ta lại bâng khuâng nhớ về hình ảnh ông đồ xưa – hình ảnh vô cùng thân thuộc trong ngày tết cổ truyền. Để giúp các em hiểu và thêm trân trọng những con người đã từng tạo nên những giá trị tinh thần rất đỗi thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay- văn bản Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Tiết...: Đọc hiểu văn bản: 
Ông đồ
( Vũ Đình Liên)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
*Tri giác
PPDH: Thảo luận nhóm
Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút
Thời gian: 3- 5'
 - Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Nội dung 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung(5p)
? Dựa vào phần chú thích và sự chuần bị bài ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Vũ Đình liên.
- GV mở rộng thêm: Thơ mới là một phong trào thơ xuất hiện và tồn tại trong khoảng thời gian 1932-1945. Thơ mới được coi là “một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thơ ca” (Hoài Thanh), là đỉnh cao của thơ ca lãng mạn với sự xuất hiện rõ nét của cái Tôi cá nhân cùng với nhiều cách tân về nghệ thuật so với thơ cổ điển.
+ Cảm hứng thương người: thương cảnh đời của những kẻ đói rét, những người đàn bà sa cơ, những em bé mồ côi nức nở trong cơn mê
Tôi muốn nguồn thơ muôn năm không hết/ Để ru ca nỗi đau khổ khôn cùng. (Hối hận).
+ Cảm hứng hoài cổ: Vũ Đình Liên cảm nhận ngày xưa qua sự nuối tiếc những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang bị nhạt phai “nay biết tìm đâu” (Hồn xưa), những văn miếu cổ “rêu phủ lối mòn” (Văn miếu cổ) hay nàng Mỵ Ê cô đơn giữa “cảnh điêu tàn nước non Chiêm”.
Lòng ta là hàng thành quách cũ/ Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa 
GV chuyển : Và rồi Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ (Hoài Thanh). 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996 )
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. 
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, các em hãy cho cô biết những thông tin cơ bản sau :
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Thể thơ
- Phương thức biểu đạt.
GV chiếu kết quả.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đây là thời kì mà văn hóa phương Tây bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam khiến cho nền Hán học và chữ Nho mất dần vị thế của nó. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ (Khoa thi Hương cuối cùng ở Bắc Kì là vào năm 1915). Các nhà Nho như ông đồ từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc trở nên lạc lõng trong thời đại mới.
= Thể thơ : bài thơ sáng tác theo thể ngũ ngôn. Tuy nhiên đây không phải là loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt như «  tụng giá »- TQK, «  tĩnh »- Lý Bạch mà là thơ ngũ ngôn nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu, gieo vần chân. 
- Nét độc đáo của bài thơ này là với phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự, tg không luận bàn, giải thích sự vắng bóng của ông đồ mà đặt ông trong dòng chảy thời gian, trong mối tương quan đối lập để thể hiện sự ngậm ngùi, thương cảm trước một lớp người, một nền văn hóa đã đi qua. 
2. Văn bản:
- Được sáng tác năm 1936, đăng trên tạp chí Tinh Hoa.
- Thể thơ: Năm chữ.
Nội dung 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết văn bản (30p)
GV HD HS đọc bài thơ:
Bài thơ được trải ra trên nhiều cung bậc cảm xúc, do đó các em cần thể hiện giọng đọc phù hợp với từng khổ thơ : giọng nhẹ nhàng bình thản ở khổ 1, giọng tươi vui ở khổ 2, khổ 3,4 giọng trùng xuống, chậm dần và giọng buồn thương da diết ở khổ cuối cuối.
+ GV gọi 1 HS đọc sau đó yêu cầu một HS khác nhận xét.
+ GV đọc lại.
GV: Quan sát hình ảnh và chú thích SGK, cho biết em hiểu gì về ông đồ và thú chơi chữ? 
+ Ông đồ là người dạy học chữ Nho, rất được trọng vọng. Mỗi dịp tết đến, người ta thường thuê ông viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà; để gửi gắm ước nguyện của mình.
+ Thú chơi chữ là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa về ông đồ và thú chơi chữ.
GV y/c HS xác định bố cục của bài thơ.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Ông đồ thời vàng son (Hai khổ thơ đầu)
+ Phần 2: Ông đồ thời thất thế (Hai khổ thơ tiếp theo)
+ Phần 3: Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ ( Khổ thơ cuối)
II. Đọc -tìm hiểu văn bản
HD HS tìm hiểu phần 1 (7p)
? Theo dõi khổ 1 và cho biết ông đồ xuất hiện trong khung cảnh nào ?
- Hoa đào nở, phố đông.
? Chi tiết « hoa đào nở » gợi cho em liên tưởng đến thời điểm nào trong năm ?
- Tết đến, xuân về.
? Em hãy nhận xét cách ngắt nhịp của hai câu thơ đầu? Cách ngắt nhịp đó tạo cho câu thơ nhịp điệu như thế nào ?
- Nhịp điệu nhịp nhàng.
? Cặp từ: mỗi nămlại thấy cho em biết điều gì? 
- Ông đồ xuất hiện đều đặn 
GV: Cách ngắt nhịp 2/3 ở 2 câu thơ đầu kết hợp với cặp từ: mỗi lại thể hiện sự xuất hiện đều đặn của ông đồ. Ông xuất hiện vào thời điểm “ hoa đào nở” nghĩa là khi tết đến xuân về. Hình ảnh hoa đào và ông đồ sóng đôi nhau đồng hiện như một lẽ tất yếu của mùa xuân.
? Hai câu tiếp theo giúp em hình dung như thế nào về công việc của ông đồ?
- Ông bày để viết câu đối thuê.
GV: Tục treo câu đối trong nhà vào dịp tết cổ truyền là một nét văn hóa không thể thiếu của người dân VN thuở ấy. Câu đối được viết bằng mực tàu đen nhánh trên nền giấy đỏ tươi thường được treo trong nhà, dán lên cột hai bên bàn thờ gia tiên vừa để trang trí, vừa thể hiện niềm mong ước những điều tốt lành của nhân dân ta khi năm mới đến. Đó là lí do mà ông đồ xuất hiện bên phố phường nhộn nhịp.
? Em có nhận xét gì về cảnh sắc, không khí trong bức tranh mùa xuân?
- Đẹp, rực rỡ, không khí đông vui, nhộn nhịp.
G: Sắc hoa đào hòa cùng với sắc thắm tươi của tờ giấy đỏ làm cho cảnh sắc mùa xuân thêm rực rỡ.
? Trong khung cảnh mùa xuân ấy, hình ảnh ông đồ với công việc làm đẹp cho đời có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống lúc bấy giờ?
GV bình: Những câu thơ bằng ngôn ngữ kể, tả xinh xắn gọn gàng mà gợi lên cả một bức tranh mùa xuân nơi góc phố đông vui nhiều người lại qua. Ông đồ với mực tàu giấy đỏ như góp vào cái đông vui, rực rỡ của phố phường ngày tết một nét đẹp văn hóa, làm nên một mùa xuân thiêng liêng và ấm cúng.
Theo dõi khổ thơ thứ 2.
? Khổ thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng như thế nào ?( Em hãy dùng lời để miêu tả)
- Có rất nhiều người đến thuê ông đồ viết chữ. Mọi người xúm xít vây quanh ông, không ngừng khen ngợi ông còn ông đồ thì say sưa trổ tài viết chữ đẹp trước mọi người.
? Em có nhận xét gì về nhịp thơ?
- 3/2, 2/3, 2/3. 3/2
? Nhịp thơ góp phần tạo nên giọng điệu cho khổ thơ như thế nào?
- Nhịp thơ biến đổi linh hoạt-> giọng điệu vui tươi, sôi nổi.
GV: Ngoài ra, các em chú ý vào những từ () khi đọc lên tạo những âm thanh ròn rã nghe như tiếng pháo râm ran càng làm tăng thêm không khí đông vui ngày tết.
? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của mọi người đến thuê ông đồ viết chữ ?
- Tấm tắc : khen mãi không dứt.
GV : Ngoài ra còn lượng từ «  bao nhiêu »( chỉ số lượng người đến thuê viết rất đông) mặc dù không trực tiếp ca ngợi ông đồ nhưng nó cũng góp phần thể hiện tình cảm, thái độ của mọi người dành cho ông.
? Những từ ngữ đó cho thấy tình cảm của mọi người dành cho ông đồ như thế nào ?
- Yêu quý, ngưỡng mộ .
? Vì sao họ lại yêu quý, ngưỡng mộ ông ?
- Vì ông viết chữ đẹp.
? Tài viết chữ đẹp của ông thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Hoa tay thảo
? Hoa tay là gì?
- Nói đến tài nghệ, chất tài hoa của người nghệ sĩ.
( Đây là hình ảnh hoán dụ)
GV: Chữ “ hoa tay” đi liền với chữ “ thảo” cho chúng ta một hình dung: dường như ẩn trong từng nét chữ, người viết như muốn thổi hồn vào trong đó.
? Tg đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ này ?
- So sánh, thành ngữ.
? Biện pháp so sánh và thành ngữ cho em hình dung như thế nào về nét chữ của ông đồ?
- Đẹp, phóng khoáng, cao quý.
GV: Bàn tay của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm như hoa nở ra đến đó. Ở mỗi con chữ, mỗi câu đối hiện ra dưới nét bút của ông đồ đều thể hiện khát khao hoàn thiện của kẻ trao người nhận. Vì vậy mà mỗi nét chữ là kết tinh của tài hoa, trí tuệ và tâm hồn của người viết, rất mực thước song cũng rất phóng khoáng.
? Từ đó em hình dung như thế nào về hình ảnh của ông đồ lúc này?
? Ông đồ có vị trí như thế nào trong bức tranh xuân ở hai khổ thơ đầu?  ... thắm. Đó là từ chỉ màu còn thắm mới là từ chỉ sắc. Màu chỉ là cái xác còn sắc mới là linh hồn. Ở đây ta thấy giấy không còn được hài hòa thắm duyên cùng mực nên dường như nó không còn sự sống. 
 Còn câu thơ Mực đọng trong nghiên sầu trĩu xuống, ứ lại, ngưng lại ở chữ đọng. Đây là cái ứ đọng của mực lâu ngày không được dùng đến hay cũng chính là niềm u uất của ông đồ đang kết đọng lại thành một khối sầu.
? Khổ thơ 4 đã khắc họa hình ảnh ông đồ qua nghệ thuật tương phản, em hãy chỉ ra sự tương phản ấy? 
 - Ông đồ vẫn ngồi đấy >< không ai hay.
? Câu thơ giúp em hình dung thế nào về dáng vẻ của ông đồ?
- Ngồi bó gối, gần như là bất động
? Dáng ngồi đó gợi cho em cảm nhận gì về tâm trạng của ông?
- Buồn bã, dường như vẫn chờ đợi, hi vọng có người đến với mình.
GV: Chữ “vẫn” nén trong nó một lòng kiên nhẫn. Sự gắng gỏi của ông không chỉ vì mưu sinh mà là sự cố công níu giữ những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ đã từng tồn tại suốt nghìn đời. Thế nhưng sự cố công ấy chỉ là vô vọng. 
? Câu thơ tiếp theo cho thấy thái độ của mọi người dành cho ông như thế nào?
- Thờ ơ, không ai chú ý đến sự tồn tại của ông.
® Sự đối lập: Ông đồ với cuộc đời
 GV bình: Phố vẫn đông, người qua đường vẫn nhộn nhịp, ông đồ vẫn ngồi đó như xưa nhưng không còn ai để ý đến ông. Điều đau xót nhất là ông đồ bị bỏ rơi, bỏ quên ngay khi còn hiện hữu. Ông ngồi đấy mà như một pho tượng cổ không còn một chút giao cảm, đồng điệu với cuộc đời. 
? Đọc những câu thơ tiếp theo: “ Lá vàng” , cho biết hình ảnh hoa đào ở câu thơ đầu đã được thay thế bằng hình ảnh nào?
- Lá vàng rơi, mưa bụi bay.
 ? Hình ảnh lá vàng và mưa bụi khiến em liên tưởng đến điều gì?
- Lá vàng: gợi sự tàn lụi, héo úa, mưa bụi bay: gợi ra không gian lạnh léo, ảm đạm, thê lương.
GV: Có thể nói, lá vàng và mưa bụi là những hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi. Nó không chỉ gợi ra một không gian ảm đạm, sương khói, nhạt nhòa mà còn gợi ra sự tàn lụi của một kiếp nhân sinh. 
? Những câu thơ trên có đơn thuần là tả cảnh không hay còn gợi điều gì khác nữa?
- Tả tâm trạng. 
GV: Ở đây tác giả đã dùng thủ pháp “ tả cảnh ngụ tình”, cảnh được nhìn từ trong tâm trưởng nên cũng nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn của lòng người được cộng hưởng với nỗi buồn của cảnh vật nên càng tê tái, xót xa.
? Qua sự phân tích, em thấy tình cảnh của ông đồ lúc này như thế nào?
 - Ông đồ cô đơn, lạc lõng, bị gạt ra bên lề cuộc sống.
GV: Lúc này ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết duyên. Nỗi buồn của ông không chỉ thấm vào nghiên mực, giấy đỏ mà còn cộng hưởng, lan tỏa khắp không gian và gian và thời gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Ông đồ từ chỗ là trung tâm của bức tranh cuộc sống được mọi người ngưỡng mộ đã bị gạt ra bên lề của cuộc đời rồi dần chìm vào quên lãng.
2. Ông đồ thời thất thế.
 - Ông đồ cô đơn, lạc lõng, bị mọi người lãng quên.
 GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Nêu lên sự tương phản của phần một và phần hai. Qua sự tương phản đó thấy được điều gì?
Phần 1: Ông đồ thời đắc ý
Phần 2: Ông đồ thời tàn
- Cảnh vật: tươi tắn, rực rỡ.
- Không khí tươi vui, nhộn nhịp.
- Cảnh vật: tàn úa, ảm đạm.
- Không khí: ảm đạm, thê lương.
- Ông đồ là trung tâm, được mọi người ngưỡng mộ.
- Ông đồ bị gạt ra bên lề của cuộc sống, không ai để ý đến ông.
Þ Sự tương phản làm nổi bật thăng trầm của số phận, sự tàn lụi của ông đồ, sự tàn phai của những nét đẹp văn hóa.
- Thể hiện cảm hứng thương người và tình hoài cổ của Vũ Đình Liên.
GV bổ sung thêm: Nghệ thuật tương phản là một trong những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của Thơ mới. Sự tương phản góp phần bộc lộ nỗi buồn, nỗi sầu của cái Tôi Thơ mới.
HD HS tìm hiểu phần 3 (10p)
GV chuyển: Rồi thời gian trôi qua, một mùa xuân nữa lại về. Liệu ông đồ có còn ngồi bên hè phố, và nỗi lòng của nhà thơ thể hiện như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu khổ thơ cuối.
? Đọc diễn cảm khổ cuối. 
? Nhận xét về nét độc đáo trong kết cấu của khổ đầu và khổ cuối của bài thơ. Kết cấu đó thể hiện điều gì?
+ Khổ đầu và khổ cuối đều nhắc đến hoa đào và ông đồ( đầu cuối tương ứng). 
+ Hoa đào vẫn nở, mùa xuân lại đến > < ông đồ không còn nữa( tương phản).
® TN vẫn tuần hoàn nhưng con người thì có thể trở thành xưa cũ và biến mất theo thời gian.
GV: với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, với sự đối sánh giữa 2 hình ảnh: hoa đào nở và sự hiện diện ( hay vắng bóng của ông đồ), tác giả Vũ Đình Liên đã làm nổi bật cái tứ “ cảnh cũ người đâu” mà thơ xưa thường nói đến. Những dòng thơ này gợi nhớ đến câu chuyện của Thôi Hộ đời Đường: trong tiết thanh minh, đi qua một vườn đào rực rỡ hoa nở, thi nhân nhìn thấy một cô gái đẹp. Sắc mặt người cùng sắc hoa đào cùng hồng lên khi cạnh nhau khiến nhà thơ xao xuyến“ nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. Năm sau cũng tiết thanh minh, tìm về chỗn cũ năm xưa thì không thấy người đẹp đâu nữa, chỉ thấy hoa đào năm ngoái còn với gió đông. Hỏi ra mới biết nàng đã mất. Nhà thơ lại thốt lên:
“ Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong”
( Dịch là: Trước sau nào thấy bóng người
 Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)
Cả 2 bài thơ đều mang tứ thơ cảnh cũ vẫn còn mà người xưa không thấy. Bài thơ của Thôi Hộ cho thấy nỗi niềm trống trải của thi nhân về sự mất còn của một con người gắn với tình cảm riêng tư còn bài thơ ông đồ nói về sự còn mất nhưng không phải chỉ dừng lại ở chỗ nói đến số phận một con người mà qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang bị dần lãng quên.
 ? Sự thay đổi trong cách gọi ông đồ: Ông đồ già à Ông đồ xưa cho em cảm nhận gì?
- Ông đồ già à Ông đồ xưa : Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian. Giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. 
® Ông đồ hoàn toàn vắng bóng. 
GV: Hình ảnh ông đồ từ chỗ là trung tâm của bức tranh ở 2 khổ đầu trở nên mờ dần ở 2 khổ sau và biến mất ở khổ cuối. Như vậy, ông đồ hoàn toàn vắng bóng, trở thành những con người của một thời quá vãng. 
? Theo dõi 2 câu cuối, cho biết “ những người muôn năm cũ ” là ai ? Em hiểu “hồn” là gì?
- Là những ông đồ, một lớp nhà nho đã lùi vào dĩ vãng. Hồn: linh hồn, tinh hoa văn hóa dân tộc.
GV: Những ngườiCách gọi tôn vinh những người làm nên một nét đẹp văn hóa truyền thống mang giá trị vĩnh hằng. Hồn chính là linh hồn, là tinh hoa văn hóa dân tộc đã một đi không trở lại..
Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi tu từ đầy day dứt, khắc khoải, có ý nghĩa như một lời tự vấn, gieo vào lòng người cảm xúc buồn thương man mác dành cho ông đồ hay cũng chính là dành cho những nét đẹp của văn hóa dân tộc giờ đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng xa xôi.
? Qua đó thấy được tình cảm gì của tác giả?
GV: Nếu như ở 2 khổ thơ đầu ta thấy niềm vui, hào hứng của tác gỉa được bộc lộ gián tiếp khi chứng kiến cảnh ông đồ trong vòng vây của mọi người, buồn tủi khi ông đồ bị lãng quên ở khổ 3,4, thì đến đây là tâm trạng ngậm ngùi, tiếc nhớ đối với những lớp người xưa cũ, đối với nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, lãng quên.
Câu thơ kết vang lên chứa đầycảm xúc: Nuối tiếc, xót xa, tìm kiếmđó cũng là khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. Đó cũng chính là tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo.
3. Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ.
- Thiên nhiên vẫn tuần hoàn nhưng con người thì vắng bóng.
- Tác giả ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa.
Nội dung 3: hướng dẫn hs tổng kết qua hình thức câu hỏi trắc nghiệm(2p)
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Niềm cảm thương chân thành với một lớp người đang tàn tạ ® thương người.
- Tiếc thương những giá trị tình thần đẹp đẽ bị lãng quên ® hoài cổ.
Þ Giá trị nhân văn, tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
 2. Nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.
- Kết cấu giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật.
- Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị, được chắt lọc và tinh luyện nên hàm súc, dư ba. 
- Hình ảnh thơ đầy sức gợi cảm.
- Nghệ thuật: nhân hóa, tương phản
Nội dung 3: hướng dẫn hs tổng kết 
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật của bài 
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 3p
? Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Niềm cảm thương chân thành với một lớp người đang tàn tạ (thương người).
- Tiếc thương những giá trị tình thần đẹp đẽ bị lãng quên ( hoài cổ).
Þ Giá trị nhân văn, tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
 2. Nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. 
- Kết cấu giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật.
- Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị, được chắt lọc và tinh luyện nên hàm súc, dư ba. 
- Nghệ thuật: nhân hóa, tương phản
Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng 
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 5 phút
* Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
Gv giao bài tập: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về 2 khổ thơ 3, 4 của bài thơ?
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng 
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
Gv giao bài tập
- Viết đoạn văn cảm nhận về nội dung bài thơ
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2')	
- Phương pháp: nêu vấn đề 
- Kĩ thuật: động não.
Yêu cầu:
- Tìm đọc những bài thơ trong phong trào thơ Mới
- Học thuộc lòng bài thơ “Ông đồ”. Nắm vững những kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm và h/ảnh ông đồ ở hai thời điểm , các biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
- Nêu được cảm nhận của cá nhân về hình ảnh ông đồ.
 b. Bài mới: Chuẩn bị bài: Câu nghi vấn
+ Đọc kĩ bài, tập trả lời các câu hỏi và bài tập

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_doc_hieu_van_ban_ong_do.doc