Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ
- Lòng cảm thông đối với nỗi bất hạnh của con người.
4. Năng lực phát triển.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước. Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo
c. Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực tìm kiếm,tổ chức, xử lí thông tin.
- Năng lực tiếp nhận văn bản. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
II – CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Ảnh tác giả An-đéc-xen, một số tác phẩm của An-đéc-xen.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu văn bản”
III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
ơ Tuần: 6 Tiết: 20 +21 VĂN BẢN CÔ BÉ BÁN DIÊM An-đéc-xen Ngày soạn: Ngày dạy: I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức. - Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen. - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm. - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. - Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau). - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện. 3. Thái độ - Lòng cảm thông đối với nỗi bất hạnh của con người. 4. Năng lực phát triển. a. Các phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung. - Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo c. Các năng lực chuyên biệt. - Năng lực tìm kiếm,tổ chức, xử lí thông tin. - Năng lực tiếp nhận văn bản. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ II – CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Ảnh tác giả An-đéc-xen, một số tác phẩm của An-đéc-xen. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu văn bản” III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC * Bước 1: Ổn định tổ chức * Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Tóm tắt văn bản Lão Hạc? - Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc? * Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý *GV g/t 1 số h/ả về đất nước Đan Mach. Nêu yêu cầu: Em hiểu gì về đất nước và con người ở đây. - Từ phần trình bày của HS, dẫn vào bài mới: - Quan sát, trao đổi - 1 HS trình bày, dẫn vào bài mới Kĩ năng quan sát nhận xét, thuyết trình Đan Mạch là một đất nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng một phần tám diện tích nước ta, có thủ đô là Cô-pen-ha-ghen, An-đéc-xen là nhà văn nổi tiếng nhất của Đan Mạch. Những truyện cổ tích do ông sáng tạo thật tuyệt vời, không những trẻ em khắp nơi yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi còng đọc mãi không chán. Một trong những truyện hay và hấp dẫn là truyện “Cô bé bán diêm”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : HS hiểu về tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc. HS hiểu ý nghĩa của các tình tiết tiêu biểu; rèn kĩ năng tự học theo hướng dẫn. I. HD HS tìm hiểu chung về VB I. Đọc – Hiểu chú thích 1.Gv cho hs đọc phần chú thích * sgk/67 -Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? *GV cho HS quan sát ảnh nhà văn và bổ sung: Có thể nói An-đéc-xen là một con người tài năng, yêu cuộc sống; là danh nhân văn hoá thế giới, là người bạn của tuổi thơ gần xa trên khắp hành tinh, là nhà văn của “mọi thời, mọi người, mọi nhà”. Tác phẩm của ông để lại rất nhiều nhưng chỉ có loại truyện cổ tích là làm cho tên tuổi của ông trở nên bất tử. -GV nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc chậm, thiết tha, thể hiện được tình cảm và sự thương xót cho số phận của cô bé bán diêm *GV tóm tắt phần lược bỏ *GV đọc mẫu , gọi HS đọc. Cho HS tìm hiểu nghĩa 1 số từ khó. Lưu ý các CT2, 3,5,7,8 - Bố cục của văn bản ? - Phần thứ hai có thể chia thành những đoạn nhỏ hơn được không? Căn cứ vào đâu để có thể chia như vậy? - Với em phần truyện nào hấp dẫn nhất? Vì sao? - Thể loại, PTBĐ của VB? - Ngôi kể, hình thức kể - Nhân vật chính? -Câu chuyện độc đáo ở hình thức kể chuyện xen kẽ các yếu tố hiện thực và huyền ảo. Theo em khi nào xuất hiện yếu tố hiện thực, khi nào xuất hiện yếu tố huyền ảo? HS dựa vào chú thích * trình bày HS quan sát, nghe - Là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch, nổi tiếng thế giới về những truyện viễn tưởng và truyện cổ tích viết cho trẻ em. - Truyện cổ tích của ông nhẹ nhàng, tươi mát, giàu chất nhân văn, đem đến cho người đọc cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người. -HS nghe, xác định cách đọc văn bản 2 HS đọc nối tiếp đến hết VB. HS khác nhận xét cách đọc của bạn . HS theo dõi sgk, tự tìm hiểu + Phần 1: Từ đầu->cứng đờ ra =>Hoàn cảnh sống của em bộ. + Phần 2:Tiếp theo->Thượng đế =>Những mộng tưởng của cô bé bán diêm. + Phần 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé * Phần 2 có thể chia thành 5 đoạn nhỏ (căn cứ vào các lần quẹt diêm của em bé) - Ngôi kể: ngôi thứ ba - Hình thức kể xen kẽ hiện thực và huyền ảo - Nhân vật chính: cô bé bán diêm - Hiện thực: khi kể, tả, biểu cảm về cuộc sống thật hàng ngày - Huyền ảo: khi kể, tả, biểu cảm về những mộng tưởng của cô bé trong đêm giao thừa VD: lần quẹt diêm thứ hai 1. Tác giả, An-đéc-xen (1805 -1875) 2. Tác phẩm a. Xuất xứ Trích gần hết truyện “Cô bé bán diêm” , một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An-đéc-xen b. Đọc – chú thích c. Bố cục văn bản: 3 phần d. Thể loại và phương thức biểu đạt - Thể loại: truyện cổ tích - PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm II.HD HS tìm hiểu chi tiết văn bản II. Đọc – Hiểu văn bản 2.Trong phần đầu, tác giả đó cho ta biết hoàn cảnh gia đình, cuộc sống của em bộ như thế nào? Em có nhận xét gì về h/cảnh sống của em bé Nêu yêu cầu cho HS trao đổi: - Em bé xuất hiện trong bối cảnh như thế nào? Bối cảnh ấy có gì đặc biệt? - Trong bối cảnh đó, em bé được khắc hoạ qua những chi tiết nào? -Để khắc hoạ cảnh đời của em bé, tác giả đó sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? - Qua nghệ thuật khắc hoạ của tác giả, em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống của bé? - bà và mẹ mất, gia tài tiêu tán, nơi ở là một xó tối tăm - luôn bị nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa của người cha, phải đi bán diêm kiếm sống - Bối cảnh: Đêm giao thừa giá rét, mọi nhà đều sáng rực ánh đèn, trong phố sực nức mùi ngỗng quay. ->Đây là thời điểm mọi người trở về đoàn tụ gia đình, sum họp đầm ấm trong không khí tràn đầy niềm vui và hạnh phúc - Em bé: ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét buốt hơn, em không thể về nhà vì ...nhất định sẽ bị cha đánh. - Nghệ thuật: tương phản đối lập - Thời tiết gió rét >< Sự nghèo khổ thiếu thốn. - Cảnh đón giao thừa ấm áp trong nhà >< em bé đầu trần, chân đất, lang thang một mình đói rét. - Việc bán diêm >< sự hờ hững của người qua lại. - Ngôi nhà có dây trường xuân bao quanh >< Cái xó tối tăm. 1. Hoàn cảnh của em bé - Bất hạnh, thiếu thốn tình thương yêu. - Bối cảnh: Đêm giao thừa giá rét, mọi nhà đều sáng rực ánh đèn, trong phố sực nức mùi ngỗng quay. - Em bé: ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét buốt hơn, em không thể về nhà vì ...nhất định sẽ bị cha đánh. - Nghệ thuật: tương phản đối lập => Làm nổi bật cảnh đời bi thảm, đáng thương của em bé, gợi niềm cảm thương cho người đọc ->Nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh thiếu tình thương yêu, thật đáng thương Có thể nói, sự đói rét, nỗi cô đơn, buồn tủi, bất hạnh như đang bủa vây lấy em, bám riết lấy em khiến em hoàn toàn cô độc trên cừi đời này. Em không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn mất mát cả chỗ dựa tinh thần, tình cảnh thật ái ngại, đáng thương. Trong đêm giao thừa ấy, gia đình không còn là tổ ấm của em, tình thương của cha mẹ không còn là thiên đường của tuổi thơ nữa, chỉ còn đường phố là nơi nương thân cho em trong đêm giao thừa. Trong cô đơn, tuyệt vọng; trong đói khát, tối tăm giá lạnh, em thèm một nguồn sáng, một chút hơi ấm. Em chỉ còn biết tìm ở những que diêm nhỏ bộ, mỏng manh hơi ấm sự sống cho mình (Hết tiết 1, chuyển tiết 2) 3.GV tổ chức cho HS HĐ theo KTKTB. Nêu yêu càu cho HS HĐ: - Trong truyện, em bé đó quẹt diêm tất cả mấy lần? Hãy liệt kờ những lần quẹt diêm của em bộ và những cảnh tượng mà em bé đó thấy trong mỗi lần quẹt diêm? - Qua những cảnh tượng trong mỗi lần quẹt diêm cho ta thấy mong ước gì của em bộ? - Em có nhận xét, suy nghĩ gì về những mộng tưởng của cô bé qua những lần quẹt diêm? - Tất cả những mộng tưởng đó cho ta thấy điều gì về cô bé bán diêm? - Quẹt diêm lần 1: Tưởng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng - Quẹt diêm lần 2: Bàn ăn đó dọn, khăn trải bàn trắng tinh, toàn bát đĩa bằng sứ quý gió, có cả một con ngỗng quay - Qụet diêm lần 3. Thấy hiện ra cây thông Nô-en lớn, trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh - Quẹt diêm lần 4: Thấy bà đang mỉm cười với mình, xin được về với bà. - Quẹt diêm lần 5: Thấy bà to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em rồi hai bà cháu \ 2.Những mộng tưởng của em bé * Những lần quẹt diêm - Lần 1: Mong ước được sưởi ấm, vì em rất rét - Lần 2: Mong ước được ăn vì em rất đói - Lần 3. Mong ước được vui chơi của tuổi thơ - Lần 4: Mong ước được che chở, yêu thương - Lần 5: Mong muốn thoát khái cô đơn. đói rét đau buồn của cuộc sống trần gian ->Mong ước giản dị, ngây thơ, trong sáng, chính đáng =>Luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy tình thương yêu * Mỗi lần quẹt diêm, đốt lửa là một lần cô bé đau khổ ước mơ, khát vọng. Những ước mơ của em thật giản dị, ngây thơ, trong sáng và nhân hậu. Em khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình êm ấm, được bà (người thân yêu nhất) chăm sóc, chiều chuộng.Đó còng là những ước mơ, khát vọng chính đáng, muôn đời của em bé nói riêng và mọi người nói chung 4. Cho HS thảo luận: - Các mộng tưởng đó diễn ra có hợp lí không? Tại sao? Trong các mộng tưởng đó, điều nào gắn với thực tế, điều nào chỉ là mộng tưởng? - Khi tất cả các que diêm cháy lên, cô bé thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Theo em, chi tiết này có ý nghĩa gì? -Những gì đã diễn ra khi lửa diêm tắt? * Đó là một thực tế phũ phàng, thực tế của đất nước Đan Mạch những năm giữa TK XIX, nó đó xoá đi những mộng tưởng , những ước mơ bình dị, ngây thơ của em bé bán diêm và bao người nghèo khổ khác HS thảo luận nhóm bàn. Đại diện trình bày. ->những mộng tưởng hợp lí, chân thành, chính đáng: - trời rét -> lò sưởi, - đang đói -> bàn ăn - đón giao thừa ->cây thông - ... 1 : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý Gv giới thiệu bài mới: Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức về văn học địa phương trong chương trình học ở lớp 6 ,7. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu kiến thức về chương trình Văn học địa phương. Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, thuyết trình Kĩ năng quan sát nhận xét, thuyết trình HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Giúp HS hệ thống được các kiến thức Văn học ở địa phương.. I. Thống kê bảng danh sách các tác giả địa phương và tác phẩm chính TT Họ và tên Bút danh Nơi sinh Nămsinh/ mất Tác phẩm chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hồ Chủ tịch Phan Bội Châu Hồ Xuân Hương Đặng Thai Mai Nguyễn HữuThung Nguyễn Thái Nguyễn Bùi Vợi Vương Đình Huấn Vương Trọng Hồ Đại Khải Ng.Ái Quốc Sào Nam Minh Huệ ThạchQuỳ Nam Đàn Nam Đàn Quỳnh Lưu Thanh Chương Yên Thành Vinh ThChương Đô Lương Đô Lương Nam Đàn 1890-1969 1867-1940 Chưa rõ 1902-1984 1927-2002 Nhật ký trong tù Nam trung tạp lục Bánh trôi nước Sự giàu đẹp... Thăm lúa Đêm nay Bác ... Thậm thình... Gạch vụn Thành Vinh Bên mộ cụ Ng.Du II. Chọn chép một bài (đoạn) văn, thơ mà em cho là hay viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử của quê hương? VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Hoặc BH: “Thành Vinh quê em” Anh đón em về Thành Vinh quê em, nghe sóng biển ru dòng Lam êm đềm . Gửi lời thân thương sống chung trong tình thương. Đây những công trình, thành phố bình minh. Đây những công trường đẹp tươi dáng quê mình... Hay bài “Ai vô xứ Nghệ” Nhạc Phạm Tuyên, lời thơ Cù Huy Cận: Khoai lang vàng xứ Nghệ càng nhai lại càng bùi. Nước chè xanh xứ Nghệ càng chát lại càng ngon Cam xã Đoài xứ Nghệ càng chín lại càng thơm... III. Tìm hiểu cụ thể 1 bài thơ: NGẪU NHIÊN CẢM HỨNG LÀM THƠ (Ngẫu Hứng) -Nguyễn Xuân Ôn- Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Tìm hiểu chung văn bản: -HS đọc chú thích ở SGK. -GV đọc mẫu, gọi 2-3HS đọc lại, nhận xét và đưa ra cách đọc phù hợp cho Vb thơ thất ngôn bát cú Đường luật. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào. ? Phương thức biểu đạt chính? 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản ? Em hiểu ntn về hai câu thơ đầu? Gió thu thấm gối ấp chăn thô, Nửa đêm về khuya luống thẩn thờ. ? Việc dùng từ, hình ảnh có gì đặc sắc? -Hs đọc hai câu thơ thực ở phần phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa: Tùng bách đã chờn năm rét đậm, Tang bồng còn phụ chí trai xưa. ? Em hãy chỉ ra nghệ thuật có trong 2 câu thực và cho biết tác dụng? -Hs đọc hai câu thơ luận ở phần phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa: Trăng trong gió mát, khô bầu rượu, Nước chảy non cao, lựa tiếng tơ, ? Em có nhận xét gì về hai câu luận. ? Em cảm nhân được gì qua 2 câu thơ này? -Hs đọc hai câu thơ kết ở phần phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa: ? Nêu suy nghĩ của em em về hai câu kết. Quốc bộ vị bình nhân dĩ lão Bán sinh đồ tự kế phân âm 3. Đánh giá t/p ? Bài thơ có những hình ảnh nào miêu tả ngoại cảnh? Đặc điểm và tác dụng của hình ảnh đó? ? Tâm tư của cái tôi trữ tình – tác giả trong bài thơ được bộc lộ như thế nào? ? Bài thơ để lại trong em ấn tượng gì? I. Đọc-Tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Vài nét về tác giả - Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889) hiệu là Ngọc Đường. Quê Xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu - Nghệ An. - Ông đậu tiến sỹ khoa Tân mùi(1871), từng làm quan dưới thời Tự Đức và thuộc phe chủ chiến,sau đó cáo quan về tham gia phong trào Cần Vương. Tác phẩm có"Ngọc Đường thi văn tập” 3. Tác phẩm - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. II. Đọc-Tìm hiểu văn bản 1. Hai câu đề: - gió thu thấm gối...chăn thô - Về khuya...thẫn thờ => Nỗi buồn thấm vào cảnh vật. 2. Bốn câu thực và luận: *Hai câu thực: Tùng bách/ đã chờn/ năm rét đậm, Tang bồng/ còn phụ / chí trai xưa. -> Có đối tương hỗ => nhấn mạnh nỗi buồn (cùng lý tưởng với Nguyễn Công Trứ) *Hai câu luận: Trăng trong gió mát, khô bầu rượu // Nước chảy non cao, lựa tiếng tơ, - > Có đối thanh đối từ, đối hình ảnh. - Hai câu thực luận đối ý. => Nuối tiếc xót xa bởi ước muốn lớn lao mà chưa làm được gì. =>Mượn hình ảnh thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng. 3. Hai câu kết: Vận nước chưa yên đầu đã bạc Nửa đời công uổng, tính từng giờ. -> Dịch chưa sát so với nguyên văn. => Nỗi buồn nuối tiếc - tấm lòng yêu nước của tác giả. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ đường luật. - Đối chặt chẽ. - Kết hợp biểu cảm trực tiếp, gián tiếp. 2. Nội dung: Bài thơ nói về chí làm trai. Qua đó tác giả thể hiện lòng yêu nước, bổn phận của mình đối với non sông. IV. Luyện tập - Tìm một số bài thơ khác nói về chí làm trai. - Cảm nghĩ của em về bài thơ 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Tiếp tục tìm hiểu và sưu tầm các tác giả địa phương và các tác phẩm viết về địa phương. Tuần: 18 Tiết: 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I Ngày soạn:2/1/20201 Ngày dạy: 11/1/2021 I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Củng cố các kiến thức về các văn bản, kiến thức tiếng việt, kiến thức văn tự sự và bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, cách làm bài văn. - Nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, về hình thức trình bày. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh; kĩ năng nhận xét và sửa lỗi bài kiểm tra. - Sửa các lỗi sai về cách dùng từ, cách diễn đạt. 3. Thái độ - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong tiết trả bài 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Tự tin, tự chủ, tự lập. II - CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chấm bài, tổng hợp những ưu, nhược điểm trong bài viết của HS, những lỗi thường gặp 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị kỹ những nội dung có trong bài kiểm tra - Lập lại dàn bài III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC * Bước 1: Ổn định tổ chức * Bước 2: Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh * Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động củaHS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý *Tổ chức trò chơi “Đoán ô chữ”: GV đưa ra câu hỏi để HS đoán ô chữ - Kể tên các văn bản đã học? - Các văn bản đó được viết theo thể loại nào? - Gv giới thiệu bài.... Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, thuyết trình - Quan sát, trao đổi - 1 HS trình bày, dẫn vào bài mới Trong những tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu kiến thức về các văn bản tự sự, kiến thức về tiếng việt, kiến thức về văn TM và thực hành viết bài văn TM qua bài kiểm tra cuối kỳ1. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình để có hướng khắc phục. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn KTKN cần đạt HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Hướng dẫn học sinh tái hiện lại đề bài. 1. Hướng dẫn học sinh tái hiện lại đề bài. I. Đề bài : Phần I: Đọc – hiểu văn bản Phần II: Tập làm văn II. Nhận xét. Ưu điểm: Nhược điểm: 1. Mở bài: - Gọi HS đọc lại đề bài? -Bài làm cần sử dụng những kĩ năng gì - Để viết tốt một bài văn chúng ta phải trải qua mấy bước? Đó là những bước nào? - Yêu cầu HS xác định đề bài? HS đọc lại đề bài. * KN: Diễn đạt lưu loát, trôi chảy; đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất về chủ đề -Dùng từ, đặt câu chuẩn xác -Viết đúng chính tả -Trình bày sạch sẽ,khoa học,. *4 bước:Tìm ý và sắp xếp ý. - Lập dàn bài. - Viết bài. - Đọc lại và sửa chữa. *Tìm hiểu đề. - Thể loại: Văn TM - Đối tượng: đồ dùng học tập 2. GV nhận xét chung bài làm của HS. * ¦u ®iÓm a. Phần I- Đọc hiểu: - Một số em đã nhận biết được các phương thức biểu đạt , chỉ ra và nêu được tập hợp các trường từ vựng. - Đa số các em đã rút ra được bài học cho bản thân b. Phần II- Làm văn: -Đa số các em đã nắm được bố cục của một bài văn TM về đồ dùng học tập -Nhiều em đã hiểu đúng về đặc trưng đối tượng , -Các em đã biết vận dụng linh hoạt các bước làm bài văn TM -Nhiều em diễn đạt khá lưu loát, bố cục rõ ràng: Phương Anh, Đức Mạnh, Cường, Tiểu Băng. * Nhược điểm: a. Phần I- Đọc hiểu: - Đa số các em đều chưa ôn tập kỹ phần Trường từ vựng nên điểm số phần này chưa cao. b.Phần II- Làm văn: -Nhiều em cha ®äc kü ®Ò ra, cha nhận biết đúng đối tượng cần TM -Đa số các em chưa hiểu đúng về đặc trưng đối tượng . - Sai lỗi chính tả, dùng từ ngữ thiếu chính xác: Biêu, Lâm, Việt Hoàng, Tuấn Anh, Bảo Khanh. 3. Hướng dẫn h/s nhắc lại dàn bài và kết hợp sửa chữa từng phần trong bài. - Phần MB cần nêu nội dung gì ? Gv nhận xét: Một số bài viết đã làm đúng theo yêu cầu trên, cách dẫn dắt vào vấn đề tốt. Tuy nhiên còn rất nhiều bài chưa hiểu đúng về đặc trưng đối tượng, chưa biết cách v/dụng linh hoạt các bước của bài văn TM Gv nhận xét, sửa chữa (nếu cần), rút kinh nghiệm cho h/s. - Phần TB cần kể về những nội dung gì ? - Gọi HS sửa lại đoạn văn ? 2. Thân bài. * Chữa bài. 4. Đọc và bình bài văn hay. Gv đọc bài văn hay của HS cho cả lớp nghe: Phương Anh, Đức Mạnh ,Huy Hoàng . - Yêu cầu HS đổi chéo bài đọc để tự rút kinh nghiệm ? HS nghe -> tự rút kinh nghiệm trong bài viết của mình. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để sửa lỗi - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. 5. GV tr¶ bµi cho Hs ®Ó c¸c em so s¸nh, ®èi chiÕu. - GV hướng dẫn Hs làm phần Đọc hiểu - GV gäi HS ®äc bµi viÕt cña m×nh vµ nhËn xÐt Phần I: Đọc – Hiểu Phần II: Làm văn HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn 6. GV HD HS sửa chửa một số lỗi thường gặp - Lỗi chính tả - Lỗi ngữ pháp, diễn đạt * Lỗi chính tả * Lỗi ngữ pháp, diễn đạt HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức 7. GV hướng dẫn: - Tiếp tục sửa lỗi sai trong bài viết của mình, của bạn. HS nghe và thực hiện Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài về nhà. 1. Bài cũ: - Học bài cũ 2. Bài mới: - Chuẩn bị tiết sau: Chuẩn bị cho học kỳ 2
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_202.doc