Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 50-130

MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Giúp học sinh:

- Củng cố kiến thức về cách làm bài PBCN về tác phẩm văn học.

- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học

ã Tiến trình bài dạy.

A. Ổn định lớp .

B. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

C. Bài mới:

- Học sinh nêu đề bài đã chuẩn bị.

- Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

 

doc 258 trang cucpham 20/07/2022 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 50-130", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 50-130

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 50-130
Tiết50 
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
A/ Mục tiêu bài học
Giúp h/s:
Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
 *. Tiến trình bài dạy. 
A. ổn định lớp .
B. Kt phần chữa bài kt.
C. Bài mới:
? Bài văn viết về bài ca dao nào?
? Đọc liền mạch bài ca dao?
? Đọc liền mạch bài văn biểu cảm đó?
? Đọc bài văn em thấy t/g đã phát biểu cảm nghĩ của mình theo cách lập ý nào?
? Với cách lập ý như vậy t/g đã tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về các h/a,chi tiết của bài ca dao. Em hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn?
Đó chính là phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao.
? Đọc bài văn và xác định bố cục?
? Nêu ý của từng phần?
? Quá trình tìm hiểu bài văn em rút ra được nghi nhớ gì về cách PBCN về 1 tp’ VH và bố cục của 1 bài văn PBCN về tpVH.
? Phân biệt PBCN về TPVH với phân tích tác phẩm VH.
I).Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1, Bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao.
2, Nhận xét:
- Lập ý qua sự hồi tưởng.
- Hình thành cảm xúc từ những chi tiết, h/a..
PBCN về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm, về nd, ht của bài ca dao ấy.
- Bố cục: 3 phần:
 + MB: Giới thiệu h/c’ tiếp xúc tp’.
 + TB: Những cảm xúc, suy nghĩ do tp gợi lên.
 + KB: ấn tượng chung về tp’.
3, Ghi nhớ: SGK, 
II.Luyện tập:
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
Em gặp bài thơ trong hoàn cảnh nào?
Cảm xúc , ấn tượng chung nhất của em về bài thơ là gì?
Trong bài thơ có những nd chính nào?
Em có t.c gì trước h/a thiên nhiên trong bài thơ?
 Em nhận thấy âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra có gì mới mẻ hấp dẫn?
H/a’ trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động tạo cho em cảm giác ntn?
Cảnh và tình trong bài thơ tạo mối tương quan ra sao?
Qua đó em hiểu tâm hồn của Bác ntn?
Em có cảm xúc gì trước tâm hồn cao cả của Hồ Chí Minh?
Toàn bài thơ đã tạo cho em suy nghĩ ntn?
(H/s trả lời các câu hỏi để tìm ý, tự lập dàn ý, chuẩn bị cho giờ luyện nói.)
*.Chuẩn bị bài : Tiếng gà trưa, bài viết số 3.
Tuần14 Bài 13.
Tiết 53+54 Tiếng gà trưa
( Xuân quỳnh)
 *. Mục tiêu bài học 
Giúp h/s:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
 - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của t/g qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
 *. Tiến trình bài dạy. 
A. ổn định lớp .
B. Kt bài cũ:
 Đọc 2 bài thơ Cảnh khuya và RTG của Bác?
? Cho biết cảm nhận của em về 2 bài thơ?
( Trình bày gọn trong3’)
C. Bài mới:
H/s đọc chú thích *
? Chú thích cho em hiểu những gì về t/g Xuân Quỳnh?
? Ngoài lời giới thiệu trong SGK em còn có những hiểu biết nào khác về t/g XQuỳnh?
? Em biết những bài thơ nào của XQuỳnh?
? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ TGT?
? Bài thơ đựơc sáng tác theo thể thơ nào? Em đã học bài thơ nào cũng được viết theo thể thơ 5 chữ tự do?
(Đêm nay Bác ko ngủ- Minh Huệ).
Đọc giọng vui vẻ, bồi hồi, phân biệt lời mắng của bà với lời kể, tả của nhà thơ trong vai người chiến sỹ.
Nhịp thơ 3/2, 2/3, nhấn mạnh ở những câu, từ được lặp lại.
Giải nghĩa những từ khó trong SGK.
? Chỉ ra bố cục của bài thơ;
(Đoạn1:Từ đầu “Nghe gọithơ”
Đoạn2: Tiếp “Đi quasoạt”
Đoạn3: Phần còn lại).
Đọc đoạn 1:
? Tiêu đề bài thơ đã đưa chúng ta đến với
Một âm thanh đó là TGT.
Vậy âm thanh ấy được đặt trong (t), (k) nghệ thuật nào?
? Thời gian, (k) gian ấy tạo cảm giác gì?
? Tại sao trong muôn vàn âm thanh của không gian yên bình ấy mà t/g lại chỉ lắng nghe thấy TGT?
? Và với người chiến sĩ trên đường hành quân âm thanh ấy đã mang đến những niềm cảm xúc nào?
? ở đây, t/g đã sd bp nghệ thuật gì?
? Bp nt điệp ngữ ấy có t/d ntn?
( Gv bình)
? Và trong cảm xúc ấy, kỉ niệm tuổi thơ là cảm xíc sâu đậm nhất!
T54.
Đọc đoạn2.
? Quan sát khổ 1 của đoạn2.
Em thấy TGT đã gợi h/a’ thân thương nào trong kỉ niệm?
? H/a’ thân thương đó hiện lên qua những chi tiết nghệ thuật nào?
? Em phát hiện ra những bpnt nào được sd trong khổ thơ?
? Những bpnt đó có tác dụng gì?
? Từ h/a’ bức tranh gà gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
? Ngoài h/a’ thân thương về ổ trứng, về những con gà mái, những khổ thơ tiếp theo của đ 2 còn cho biết TGT gợi h/a thân thương nào nữa trong lòng t/g’?
? H/a’ người bà hiện lên gắn liền với những kỉ niệm nào?
? Em có nhận xét gì về câu mắng của bà?
? Chi tiết bà mắng yêu gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Vì sao người cháu nhớ kỉ niệm này?
? Ngoài kí ức về những lời mắng yêu của bà, trong tâm trí người cháu , h/a người bà còn hiện lên qua những chi tiết nào?
? H/a’ đó gợi cho em suy nghĩ gì về đức tính của bà?
? Ngoài sự tần tảo, tiết kiệm em còn nhận thấy ở bà có đức tính nào nữa? Đọc khổ thơ tiếp theo.
? Vì sao bà lại có nỗi lo ấy và vì sao bà lại mong điều đó?
? Từ đó gợi cho em suy nghĩ gì?
(Cuộc sống vất vả, khó khăn
=> c/s của nước ta trong h/c’ chiến tranh).
? Và trong cuộc sống khó khăn ấy, chính sự tần tảo, nỗi lo, niềm mong ước của bà là để mang lại cho cháu niềm vui. Đọc lại khổ thơ thể hiện niềm vui ấy?
? Có ý kiến cho rằng, những khổ thơ đầu của đoạn 2 là biểu cảm gián tiếp, còn khổ thơ này là biểu cảm trực tiếp.Em có ý kiến ntn?
? Cách biểu cảm trực tiếp ở khổ thơ này được biểu hiện thông qua từ ngữ nào?
? Vì sao cháu lại có niềm vui ấy?
? Đó là những q áo ntn?
? Vì sao đó là những quần áo bình thường mà cháu lại vui đến vậy?
? Qua đó em hiểu được tình cảm bà dành cho cháu, cháu dành cho bà và tình bà cháu ở đây ntn?
( Thảo luận)
Như vậy TGT ko chỉ gợi về những kỉ niệm ấu thơ mà còn tiếp tục gợi lên những gì khác nữa?
Đọc đoạn 3.
? Đó là những suy tư gì?
? Vì sao t/g lại có thể nghĩ TGT – mang bao nhiêu hạnh phúc?
? H/a’ “giấctrứng” có ý nghĩa gì?
? Ngoài ra, người cháu còn suy tư về điều gì nữa
? Em có nhận xét gì về bp nt t/d sd?
? Điệp ngữ đó có tác dụng ntn?
(Gv bình)
? Nhìn lại toàn bài thơ, em nhận thấy sd thể thơ 5 chữ trong bài có gì đặc biệt?
( Thể thơ 5 chữ có sự phá cách bằng những dòng 3 chữ; TGT)
I)Giới thiệu chung.
1, Tác giả:
Xuân Quỳmh (1942 – 1988) là 
nhà thơ cữ xuất sắc trong nền 
thơ hiện đại VN.
2, Tác phẩm:
Ra đời những năm 1960, đất 
nước ta bắt đầu cuộc kháng
 chiến chống đế quốc Mĩ đầy 
cam go.
+ Thể thơ: 5 chữ tự do.
III. Đọc, hiểu văn bản.
1, Đọc.
2, Chú thích:
3, Phân tích bố cục: 3 đoạn:
Đ1: TGT cất lên trên đường hành
 quân.
Đ2: TGT gợi về kỉ niệm ấu thơ.
Đ3: TGT gợi suy tư
4, Phân tích bài thơ.
a) Âm thanh tiếng gà trưa cất
 lên trên đường hành quân.
Tiếng gà trưa- tiếng gà nhảy ở 
xóm vắng =>Một (t), (k), yên
 bình êm ả có sự sống rất đỗi
 thân quen.
Tiếng gà trưa: Nghe – xao động
 nắng trưa
bàn chân đỡ mỏi.
gợi về tuổi thơ.
(Điệp ngữ ) =>nhấn mạnh, khơi
 dậy cảm xúc của nhà thơ, gây 
ra những liên tưởng nt khác
 nhau.
b, Tiếng gà trưa gợi về những kỉ
 niệm thơ ấu.
Tiếng gà trưa:
+ H/a’ những con gà mái với 
những quả trứng hồng.
 hông những trứng.
Này – mái mơ- hoa đốm 
trắng.
 Mái vàng – óng
 như màu nắng.
=> Đảo ngữ, điệp ngữ, so 
sánh, tính từ chỉ màu sắc =>
 Tiếng gọi gần gũi thân 
thương, gắn bó => Bức tranh
 gà nhiều màu sắc.
=> Vẻ đẹp tươi sáng đầm 
ấm, hiền hoà, bình dị cuả làng quê.
+ H/a’ người bà:
Lời bà mắng:
Gà đẻ nhiều – lang mặt.
=>Lời mắng yêu chân thật, 
giản dị mà sâu sắc -> T/y của
 bà dành cho cháu.
Tay bà khum, dành,.. 
chắt chiu,
=> chịu thương, chịu khó,
 tiết kiệm.
Bà lo,mong//
-> nỗi lo, niềm mong ước rất
 đời thường => tình yêu thương
 thầm lặng, giản dị.
(“Ôi”, “sột soạt” ) Từ láy, từ
 biểu cảm trực tiếp=> Niềm vui 
khôn xiết => Niềm biết ơn của
 cháu > < bà.
-> Bà: yêu thương, lo lắng,
 hiểu tâm lí trẻ thơ của cháu.
Cháu: kính trọng, biết ơn bà
 và h/a về bà in đậm trong
 lòng cháu.
Tình bà cháu: sâu nặng, thân
 thiết.
c) TGT gợi những suy tư:
+ Về hạnh phúc:
TGT – may hạnh phúc
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Đó là niềm hp được sống
 bình yên trong tình yêu 
thương, đó là giấc mơ tới
 những điều tốt lành, vui vẻ.
+ Về cuộc chiến đấu.
Vì:
- TQ
- Xóm làng
- bà
Tiếng gà, ổ trứng
điệp ngữ => 
khẳng định 
mục đích
 c/đ cao cả 
nhưng rất 
bình dị.
? Vậy âm thanh TGT được lặp lại mấy lần?
? Việc nhắc lại 4 lần như vậy có t/d gì?
(Tạo mạch ý, mạch cảm xúc cho bài thơ)
? Với mạch ý xuyên suet như vậy, dòng cảm xúc của t/g đã được lập theo hướng nào?
(hiện tại -> hồi tưởng quá khứ -> suy nghĩ về hiện tại).
? Trong dòng cảm xúc ấy em bắt gặp những h/a’ thơ đẹp nào?
(Nhận xét về tính từ hang -> sắc màu của hiện tại).
? Nêu khái quát thành công về nội dung nt của bài thơ?
5, Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
III) Luyện tập.
1, Btập trắc nghiệm: H/a’ xuyên suốt, nổi bật nhất trong bài thơ.
A. Người bà
B. Tiếng gà trưa.
C. Người cháu.
D. ổ trứng hồng.
2, Viết từ 3 – 5 câu cảm nhận về khổ thơ cuối cùng trong bài
* VN: Học bài.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết55:	điệp ngữ
*mục tiêu bài học :
Giúp h/s:
 Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ
Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết
*tiến trình bài dạy .
A.ổn dịnh lớp:
B. KT bài cũ:
Đọc bài thơTGT cho biết thành công NT nổi bật trong khổ 1,khổ cuối?
C.Bài mới:
Cho 2 ví dụ 2 đoạn trích trong TGT.
? Có những từ ngữ nào được lập lại?
? Nhớ lại và nêu tác dụng của việc lặp lại?
	(GV bình)
=>Đó là phép điệp ngữ.
? Em hiểu thế nào là phép điệp ngữ?
? Phân biệt phép điệp ngữ và điệp ngữ -> Tên gọi thông thường là điệp ngữ.
? Cho vd điệp ngữ em đã gặp.
( BT nhanh) Gv đưa VD: lỗi lặp từ 
-> phân biệt.
? Chỉ ra cấu tạo của các điệp ngữ trong các vd?
? Em hiểu ntn về nghĩa của các từ ngữ: “nối tiếp, chuyển tiếp, cách quãng”.
? Gv đưa vd của ba tên gọi điệp ngữ để h/s tự xđ.
? Trở lại với các vd mà h/s vừa tìm để chỉ ra các dạng điệp ngữ?
? Nhắc lại kiến thức toàn bài.
+ Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
1, Ví dụ: SGK.
2, Nhận xét:
“Nghe” – lặp lại 3 lần: nhấn mạnh cảm xúc.
“vì”- lặp lại 4 lần: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
Phép điệp ngữ.
3, Ghi nhớ: SG ... đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1: nêu những tình huống phải làm VBĐN và VBBC.
(H/s tự bộc lộ).
Bài tập 2 (SGK - tr 138).
G/v cho học sinh thảo luận nhóm (thời gian 15 phút).
Nhóm 1: Viết văn bản báo cáo (chủ đề tự chọn).
Nhóm 2: Viết văn bản đề nghị (chủ đề tự chọn).
- Gọi học sinh 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa sai.
(Hướng dẫn: Phải viết đúng thứ tự các mục. Trình bày sáng sủa, nội dung rõ ràng.
Bài tập 3 
G/v yêu cầu học sinh đọc bài tập 3 trên bảng phụ.
- Gọi học sinh lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng và chữa lỗi sai.
(Hướng dẫn:
	a) Phải viết VBĐN vì văn bản này có nội dung đề xuất 1 nguyện vọng.
	b) Phải viết VBBC vì văn bản này có nội dung báo cáo kết quả đã làm được với GVCN lớp.
	c) Thiếu: Viết đơn đề nghị BGH biểu dương, khen thưởng bạn H.
Bài tập 4 (Bài tập bổ trợ).
Bổ sung các mục còn thiếu trong 2 văn bản sau:
a) Văn bản 1:
	Kính gửi: BGĐ Sở LĐ-TBXH
	Đồng kính gửi: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch
Thể hiện sự chỉ đạo của BGĐ Sở, TT xúc tiến việc làm đã trình đề án ...	 	T/M trung tâm	 Giám đốc
b) Văn bản 2:
Báo cáo
Về tình hình rầy nâu phá hại lúa hè thu
 Kính gửi: UBND huyện X
Ngày 25/3/2006, qua kiểm tra diện tích trồng lúa hè thu, UBND xã Hưng Đạo đã phát hiện khoảng 10 ha lúa hè thu đã bị rầy nâu phá hoại ...
 T/M UBND xã 
	Chủ tịch
(Hướng dẫn:
- VB 1 cần bổ sung:
1 Quốc hiệu;
2. Địa danh, ngày, tháng, năm;
3. Tên văn bản;
4. Kí tên và ghi rõ họ tên (6).
- VB 2 cần bổ sung:
1. Quốc hiệu;
2. Địa danh, ngày, tháng, năm;
3. Kí tên và ghi rõ họ tên .
V. hướng dẫn về nhà :
- ôn tập những kiến thức đã học để chuẩn bị thi KSCL học kỳ II và cuối năm.
- Chuẩn bị tất cả các câu hỏi tiết 127, 128: Ôn tập phần TLV.
 Tiết 127+128
Ôn tập: phần tập làm văn
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm - đánh giá về văn bản nghị luận;
- Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý;
- Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, cảm xúc, t/cảm, ...
- So sánh, hệ thống hoá các kiểu loại văn bản.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
(Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh).
* Bài mới:
I. về văn biểu cảm:
1. Lý thuyết: 
- G/v hướng dẫn học sinh hình dung lại toàn bộ đặc điểm, tính chất của văn biểu cảm qua việc tìm hiểu 6 câu hỏi SGK - tr 139.
* Câu 1: G/v gọi học sinh lên bảng thống kê tất cả các bài văn xuôi là bài văn biểu cảm.
1. Cổng trường mở ra;
2. Mẹ tôi;
3. Một thứ quà của lúa non - Cốm;
4. Mùa xuân của tôi;
5. Sài Gòn tôi yêu.
* Câu 2: 
a. Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên cho học sinh tự bộc lộ cảm nghĩ của mình về một VBBC mà mình thích nhất.
b. Những đặc điểm của VBBC:
- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời, TPVH.
- Về cách thức:
+ Biến đối tượng biểu cảm thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình.
+ Khai thác những đặc điểm, tính chất của đối tượng biểu cảm -> bộc lộ t/cảm và sự đánh giá.
* Câu 3+4: Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu.
Xác định vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Hướng dẫn: Yếu tố miêu tả và tự sự: Vai trò không thể thiếu (.) văn biểu cảm - nhằm khêu gợi cảm xúc, tình cảm, thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
VD: - Mùa xuân của tôi - yếu tố miêu tả.
 - Cổng trường mở ra, Ca Huế trên sông Hương - yếu tố tự sự.
* Câu 5: Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với một đối tượng nào đó, phải nêu lên được điều gì của đối tượng ấy.
- HD:
+ Với con người: Nêu được vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.
+ Với cảnh vật: Vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người ...
- Học sinh tự nêu một số dẫn chứng.
* Câu 6: Tìm các phương tiện tu từ trong 2 văn bản: "Sài Gòn tôi yêu" và "Mùa xuân của tôi".
- HD:
+ VB "Sài Gòn ...": so sánh, đối lập, tương phản, câu cảm, ...
+ VB "Mùa xuân ...": hỏi tu từ, điệp, câu văn nhịp nhàng, ...
- H/s thảo luận để tìm ra những chi tiết có chứa các phương tiện tu từ ấy.
2. Bài tập
* Câu 7 + câu 8: G/v kẻ sơ đồ về đặc điểm của VBBC lên bảng; H/s lên bảng điền.
Nội dung
Mục đích
Phương tiện
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết
Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết
Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi, tu từ , t/t biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, ...
- Giới thiệu t/g, t/p.
- Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát
- Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tư tưởng, tình cảm.
- Nhận xét, đánh giá cụ thể.
Nêu ấn tượng sâu đậm nhất
Ii. về văn nghị luận:
1. Lý thuyết: 
* Câu 1: 
- Ghi nhan đề các bài văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7 - tập 2:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;
+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt;
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ;
+ ý nghĩa văn chương.
- G/v có thể mở rộng giúp học sinh hiểu: nhiều câu tục ngữ cũng là những văn bản nghị luận ngắn gọn, cô đúc nhất.
* Câu 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra các dạng khác nhau của VNL
N1: Nghị luận nói; Học sinh tự bộc lộ.
N2: Nghị luận viết.
* Câu 3: 
Học sinh lên bảng làm
- Những yếu tố cơ bản của một bài văn nghị luận: luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận, ...
- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu. Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và Nt l/l của người viết.
* Câu 2: 
- Giáo viên chép bài tập lên bảng phụ. Học sinh lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng.
- Luận điểm: Là những ý kiến thể hiện một quan điểm, một tư tưởng nào đó được nêu ra dưới hình thức câu PĐ/KĐ.
=> Câu a-d: luận điểm;
 Câu b; câu cảm;
 Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ ý.
* Câu 5: 
Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.
2. Bài tập (Học sinh thảo luận -> đưa ra ý kiến đúng).
* Câu 6: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 đề văn ?
- Giống:
+ Chung 1 luận đề;
+ Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
- Khác nhau:
Đề 1
Đề2
- Kiểu bài: chứng minh;
- V/đề NL: chưa rõ;
- Lí lẽ là chủ yếu;
- Làm rõ b/chất vấn đề là n/t/n.
- Kiểu bài: chứng minh;
- V/đề NL: đã rõ;
- Dẫn chứng là chủ yếu;
- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề là n/t/n.
	V. hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập tất cả những kiến thức đã học về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn để chuẩn bị tốt cho kỳ thi KSCL.
- Làm bài tập: Giải thích câu ca dao:
 "Chẳng thơm cũng kể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
 Tuần 33 - bài 32
 Tiết 129+130
ôn tập tiếng việt (Tiếp) 
hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Hệ thống hóa những kiến thức về câu, dấu câu;
- Củng cố kiến thức tu từ cú pháp;
- Biết mở rộng, rút gọn và chuyển đổi câu;
- Sử dụng dấu câu và tu từ về câu.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
(Xen kẽ trong giờ ôn tập.)
* Bài mới:
2. (tiếp) 
d- Ôn tập về dùng cụm C-V để mở rộng câu:
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? Cho VD minh hoạ ?
=> Dùng cụm C-V để mở rộng câu là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm C-V làm thành phần câu.
VD: Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp.
 C V
 ĐN 
 CN VN
? Thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho VD minh hoạ ?
=> Thành phần CN, VN, ĐN, BN đều có thể được mở rộng câu bằng cụm C-V.
VD: 
+ CN: 	Mẹ về khiến cả nhà vui.
+ VN:	Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi.
+ BN:	 	Tôi cứ tưởng nó hiền lắm.
+ ĐN:	Người tôi gặp hôm qua là một nhà thơ.
- G/v chốt ý: Nhờ việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm C-V làm thành phần câu -> có thể gộp 2 câu ĐL thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần.
e- Ôn tập về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
? Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ? Mỗi loại lấy 1 VD ?
=> Câu chủ động là câu có CN chỉ chủ thể của hành động.
VD: Tôi đánh nó.
=> Câu bị động là câu có CN chỉ đối tượng của hành động.
VD: Nó bị tôi đánh.
? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và ngược lại để làm gì ?
=> Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch nhất quán.
? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho mỗi loại một ví dụ ?
=> Có 2 loại câu bị động.
+ Câu bị động có từ "bị", "được".
VD: 
Chú bé được mẹ khen.
Lan bị mắng.
+ Câu bị động không có từ "bị", "được".
VD: Mâm cỗ đã hạ xuống
 Bài thơ đã hoàn thành xong.
- G/v chốt ý: Lưu ý có những câu có từ "bị", "được" không phải là câu bị động.
VD: Ông bị đau chân.
Câu bị động có từ "bị" -> hàm ý tiêu cực.
Câu bị động có từ "được" -> hàm ý tích cực.
g- Phép liệt kê:
? Liệt kê là gì ? Cho ví dụ ?
=> Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
VD: Đường ta rộng thênh thang tám thước
 Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái nguyên
 Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
 Đường cách mạng dài theo kháng chiến.
? Có mấy kiểu liệt kê ? Cho ví dụ ?
=> 4 kiểu: LK theo từng cặp
 LK không theo từng cặp
 	 LK tăng tiến
	 LK không tăng tiến.
VD: Học sinh tự lấy ví dụ.
- G/v chốt: Liệt kê là một phép tu từ cú pháp -> Khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó.
3. Ôn tập về dấu câu 
? Nêu tác dụng của từng loại dấu câu ?
- Dấu chấm lửng:
+ Biểu thị bộ phận chưa liên kết;
+ Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng;
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn.
- Dấu chấm phẩy:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Dấu gạch ngang:
+ Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích của câu;
+ Đánh dấu lời nói TT của nhân vật;
+ Biểu thị sự liệt kê;
+ Nối các từ trong một liên danh.
- Dấu gạch nối: Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm.
G/v chốt: Dấu gạch nối không phải là dấu câu và nó được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
* Củng cố: G/v hướng dẫn học sinh cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
*. hướng dẫn về nhà :
Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi KSCL.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_50_130.doc