Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 25-76
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Đồng cảm cùng tác giả trước khung cảnh mênh mông buồn buồn.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, tranh Đèo Ngang.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 25-76
Tuan 7 Tiết 25: Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Khái niệm về quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. 3. Thái độ: - Biết cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. - Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ?Việc dùng từ Hán Việt có tác dụng gì? Nếu sử dụng lạm dụng từ HV sẽ gây ra hậu quả gì? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Cả lớp hát môt bài hát tập thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ - Gv: Treo bảng phụ các vd sgk/97 ?Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, em Hãy xác định quan hệ từ trong 3 ví dụ trên? - Của, như, bởi...nên, nhưng. ? HĐ cặp đôi:Các quan hệ từ trên liên kết từ, vế câu, câu nào với nhau? Cho biết mối quan hệ ý nghĩa mà chúng biểu thị? - Của: Liên kết từ “đồ chơi” với “chúng tôi”: quan hệ sở hữu. Như: Liên kết từ “đẹp” với “hoa”: quan hệ so Sánh. Bởi...nên: Liên kết hai vế của câu ghép: Quan hệ nhân quả. Nhưng: Liên kết hai câu trong đoạn văn: Quan hệ tương phản. ? Từ những phân tích trên em thấy từ của, như, bởi...nên, nhưng có thể gọi là gì ?Chúng dùng để làm gì ? => Quan hệ từ => Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn. GV chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK HOẠT ĐỘNG 2: SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ: GV: Cho hs đọc các VD sgk được ghi ở bảng phụ ? Trong các trường hợp đó trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ, trường hợp nào không ? => b, d, g, h à bắt buộc có quan hệ từ. a, c, e, i à Không bắt buộc có quan hệ từ. ? Em hãy tìm quan hệ từ thường dùng với cặp quan hệ từ nếu, vì, tuy, hễ, sở dĩ ? => Nếuthì; Vìnên; Tuynhưng; Hễ thì, Sở dĩlà vì. ? Em hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ đó ? - Hs : Làm theo nhóm . Lên bảng trình bày. => Vì chăm học và học giỏi nên Nam được khen . Tuy nhà xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ. Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao . Sở dĩ nó thi trượt là vì nó chủ quan . ? Qua phân tích em có nhận xét gì về cách dùng quan hệ từ ? => Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ ( nếu không dùng thì câu văn sẽ đổi nghĩa , không rõ nghĩa); bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được). Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 98 C. LUYỆN TẬP ?Điền quan hệ từ thích hợp? ? Trong các câu , câu nào đúng, câu nào sai ? Phân biệt nghĩa của hai câu có quan hệ từ? I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ. 1. Ví dụ - Của: quan hệ sở hữu. - Như: quan hệ so sánh - Bởi nên: Quan hệ nhân quả - Nhưng: Quan hệ tương phản. Ghi nhớ 1(SGK/ 97) II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ: 1. Ví dụ: SGK/97 - Có 1 số quan hệ từ dùng thành cặp. Nếu thì ; Vì nên ; Tuy nhưng ; Hễ thì Sở dĩlà vì . * Ghi nhớ Sgk/98 III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 (SGK/ 98) - Các quan hệ từ: vào, của, còn như, của , trên, và, như, vào, nhưng, như, của, nhưng, cho. Bài tập 2 ( SGK/ 98). Với, và, với,với (bằng), nếu, thì và. Bài tập 3( SGK/ 98) Câu sai: a, c, e, h. Câu đúng: b,d,g,i,k,l. Bài tập 5 ( SGK/ 98) - Nó gầy nhưng khoẻ (tỏ ý khen). - Nó khoẻ nhưng gầy (tỏ ý chê). 4/Vận dụng. - Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ. 5. Tìm tòi, mở rộng - Hướng dẫn tự học: - Về nhà làm các bài tập còn lại. - Phân tích ý nghĩa của câu văn có sử dụng quan hệ từ. - Soạn bài “ Qua đèo Ngang”: 6. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 26: Văn bản: QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. - Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang. - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Đồng cảm cùng tác giả trước khung cảnh mênh mông buồn buồn. 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. - Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, tranh Đèo Ngang. 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”? Nêu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - GV cho HS tìm hiểu về các ngọn đèo dọc theo tuyến quốc lộ 1A. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG ? Dựa vào phần soạn bài ở nhà, em hãy nêu một vài nét về tác giả? => Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung dại. - Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở TK XIX, quê Hà Nội. ? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Vua Nguyễn cho vời bà vào cung dạy học, giữ chức Cung trung giáo tập. Đây là bài thơ bà làm trên đường vào Huế. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? =>Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối. GV hướng dẫn HS đọc: Đọc với giọng trầm buồn, nhẹ nhàng thể hiện tâm trạng nhà thơ. ? Bài thơ chia làm mấy phần? => Bốn phần : Hai câu đề, Hai câu thực, Hai câu luận, Hai câu kết. HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU VĂN BẢN. Hs : Đọc 2 câu đầu ?Hai câu đề nói đến điều gì? Phong cảnh đèo Ngang. ? Cảnh đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? => Buổi chiều tà. ? Qua cảm nhận của BHTQ cảnh đèo Ngang hiện lên như thế nào ? => Cỏ cây chen đá , lá chen hoa ? Trong câu này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? - Điệp từ “chen” điệp âm. ? Điệp từ như vậy có tác dụng gì ? => Gợi sức sống của cỏ cây ở 1 nơi chật hẹp , cằn cỗi . ? Qua đó em cảm nhận được gì về khung cảnh đèo Ngang lúc này ? - Khung cảnh hoang sơ, buồn vắng, heo hút. GV Cho hs đọc tiếp 2 câu thực ?HĐ cặp đôi: Trong hai câu thực, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Đảo ngữ. - Phép đối. - Từ láy tượng hình. => Không gian có sự xuất hiện của con người nhưng vẫn tiêu điều, hoang vắng. GV: Từ những h́ình ảnh miêu tả, ước lệ, ta thấy cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Cảnh được nh́ìn vào lúc chiều tà, lại với một tâm trạng cô đơn cho nên không gợi lên cảm giác vui, đẹp mà buồn, vắng lặng. Đọc hai câu luận ? Tâm trạng của nhà thơ được diễn tả bằng những h́nh ảnh nào? - Mượn tiếng kêu của hai loài chim để bày tỏ tâm trạng nhờ nước thương nhà ?HĐ cặp đôi: Nhà thơ đă sử dụng nghệ thuật gì? - Phép đối. - Đảo ngữ. - Chơi chữ. - Từ tượng thanh. => Tạo ra sự cộng hưởng đậm đà làm cho nỗi niềm nhớ thương đau buồn trong người càng thêm da diết. Đó là nỗi nhớ quê nhà, là nỗi niềm hoài cố về quá khứ vàng son của đất nước giờ đã là quá vãng. GV:Tiếng chim đa đa – tiếng chim cuốc kêu.... trên đèo vắng, lúc chiều tà vốn đã thê lương, nay lại càng thêm khắc khoải trong lòng nhà thơ nên càng gợi thêm cái hắt hiu buồn vắng. ?Thảo luận nhóm: Ở hai câu thơ cuối tác giả đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc của mình. Theo em, “mảnh tình riêng” là gì? Em hiểu cụm từ “ta với ta” ở đây là chỉ ai? - Mảnh tình riêng: Nỗi buồn sâu kín của nữ sĩ. - Ta với ta: Một mình đối diện với chính mình. Đó là cụm từ bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. => Tâm hồn cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả khi một mình đối diện với bao la trời nước trong cảnh chiều tà. HOẠT ĐỘNG 3 :TỔNG KẾT : ? Đặc sắc nghệ thuật ? - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. - Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. ? Nêu khái quát cảnh Đèo Ngang và tâm sự của tác giả ? - Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 104 C. LUYỆN TẬP : - Viết một đoạn văn ngắn nói về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trong ... lại toàn bộ nội dung bài học để khắc sâu kiến thức cho HS. - Viết đoạn văn có sử dụng các từ loại đã học. 5. Hướng dẫn tự học - Ôn tập lại nội dung của văn biểu cảm. - Soạn bài: Ôn tập kiểm tra cuối kì Tuần 17 Tiết 66+67+68 :ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tt) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Củng cố các kiển thức trọng tâm phần Tiếng Việt đã học trong chương trình học kì I về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ. 2. Kĩ năng - Luyện tập các kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói viết. 3. Thái độ - HS có ý thức sử dụng từ có chọn lọc nhằm tăng giá trị biểu cảm. 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. - Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học II. Chuẩn bị - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: soạn bài III. Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, gợi tìm, -Kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động cá thể, thảo luận nhóm. IV.Tiến trình lên lớp Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: GV cho HS hát tập thể một bài hát. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hướng dẫn ôn tập HĐ cặp đôi:? Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có những loại nào? Tác dụng? Ví dụ. *Bài tập: Tìm nét nghĩa chung của nhóm từ đồng nghĩa sau? -Độc ác, hung ác, ác, dữ, hung...(Tính chất tiêu cực của con người trong quan hệ với người khác.) -Ăn, chén, xơi, đớp, nhét, tọng... (Hoạt động của con người, bằng tay hoặc bằng phương tiện đưa thức ăn vào miệng) ? Thế nào là từ trái nghĩa VD: Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ. (Nguyễn Khoa Điềm) *Bài tập: Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với từ bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (2p). - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ ? Từ đồng âm là gì? Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Đồng âm: những từ cùng âm nghĩa khác xa nhau - Từ nhiều nghĩa: Một từ có nhiều nghĩa khác nhau. Giữa các nghĩa có mối quan hệ với nhau. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc ? Thành ngữ là gì? ? Thành ngữ có những chức vụ cú pháp gì? - HS tìm nhanh thành ngữ và trả lời. - GV kết luận. - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (3p) - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét và kết luận. *GV gợi dẫn: Ở lớp 6 chúng ta đã được học các biện pháp nghệ thuật tu từ, đó là những biện pháp nào? (So sánh, hẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá) Đến lớp 7, chúng ta tiếp tục được học thêm những biện pháp tu từ nào nữa? ? Thế nào là điệp ngữ? ? Điệp ngữ có mấy dạng? ? Chơi chữ là gì? Lấy ví dụ Ví dụ: Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy... 1. Từ đồng nghĩa - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau - Có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn 2.Từ trái nghĩa Là những từ có nghĩa trái ngược nhau đồng nghĩa: nhỏ bé trái nghĩa: to, lớn đồng nghĩa: được thắng trái nghĩa: thua đồng nghĩa: siêng năngchămchỉ trái nghĩa: lười biếng 3.Thế nào là từ đồng âm Là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. Vd:- thu tiền – mùa thu - chân: chân trời, chân tường, chân bàn, 4.Thành ngữ - Cụm từ cố định, có ý nghĩa: diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh - Chức vụ cú pháp: làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, làm phụ ngữ cho cụm danh từ, cụm động từ *Bài tập6 (SGK/193): Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau: - Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng. - Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ. - Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc. - Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm. *Bài tập7 (SGK/194) 1. Đồng không mông quạnh 2. Còn nước còn tát 3. Con dại cái mang 4. Giàu đứt đố đổ vách 5.Điệp ngữ - Là cách lặp lại một từ, một cụm từ hoặc cả câu làm nhấn mạnh, biểu cảm - Các dạng điệp ngữ: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp, điệp ngữ cách quãng. 6.Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa để tạo sắc thái hài hước, châm biếm biểu cảm 4. Hướng dẫn tự học: - Học bài, ôn tập lí thuyết , Xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài: Ôn tập kiểm tra học kì 1 Tiết 69+70 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ 1 PHÒNG GIÁO DỤC RA ĐỀ @?@?@?@?&@?@?@?@? TUẦN 18 Tiết 71: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG BÀ RỊA- VŨNG TÀU RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Giúp HS khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương -> từ đó viết chuẩn chính tả từ toàn dân. 2. Kĩ năng - Rèn HS kỹ năng dùng từ đúng chuẩn mực -> giúp cho việc viết văn hiệu quả. 3. Thái độ - Nâng cao ý thức, thái độ giữ gìn sự trong sáng của TV, trau dồi vốn từ, nói – viết đạt hiệu quả cao. 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. - Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học II. Chuẩn bị - GV : Giáo án, sgk, sgv, tìm hiểu kĩ những lỗi sai dùng từ phát âm ở địa phương -> chọn bài viết, sửa. - HS : Nắm một số cách phát âm lỗi tiếng địa phương -> Tìm hiểu cách sửa cho đúng. III. Phương pháp: - Luyện tập, sửa lỗi do cách phát âm địa phương. IV.Tiến trình lên lớp Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: GV cho HS hát tập thể một bài hát. GV giới thiệu bài : Do lịch sử và địa lý nước ta có những vùng khác nhau -> có những cách phát âm , dùng từ ngữ khác nhau tạo thành những phương ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ -> Khắc phục hiện tượng đó ntn? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: GV : ở lớp 6, các em đã được học một tiết rèn luyện chính tả. Sửa lỗi phát âm thường mắc ở địa phương. GV? Theo em, đối với các tỉnh phía Bắc nói chung, địa phương em nói riêng thường mắc những lỗi chính tả nào ? ở vùng nào? - GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập. Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống ( trang 26) Điền vần dễ mắc lỗi: HS lên bảng làm bài tập. Bên dưới lớp cùng thực hiện. - HS đọc nội dung , yêu cầu bài tập HS lên bảng làm bài tập. Bên dưới lớp cùng thực hiện. - HS đọc nội dung , yêu cầu bài tập HS lên bảng làm bài tập. Bên dưới lớp cùng thực hiện. - GV : đọc bài tập cho HS chép. - Đọc, chữa lỗi các phụ âm dễ lẫn lộn và thanh điệu hỏi – ngã. - Hỏi HS một số lỗi mắc và hướng khắc phục. I.Nội dung luyện tập. - Khắc phục lỗi chính tả, do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. *) Một số lỗi chính tả ở địa phương . - Lẫn lộn : l – n, S – x, tr – ch, r – d – gi. - Nhầm lẫn thanh hỏi, ngã. II. Một số hình thức luyện tập. 1, Điền vào chỗ trống : a. Điền phụ âm đầu vào chỗ trống - ch/tr: chân lí, trân châu, trân trọng, chan hòa, trốn chạy. - lên xuống, lâu dài, áo nâu, ăn no - gia đình, da thịt, gió mây, ra vào - sưu tầm, sản xuất, năng xuất, xét xử, b. Điền một vần vào chỗ trống - nhất định thành công, thống nhất đất nước, hộp mứt tết, xôi gấc - hiểu biết, biển biếc, dự báo thời tiết, líu tíu, tryện tiếu lâm - tâm hồn lãng mạn, nghĩ ngợi lan man, đi lại nghênh ngang c. Điền dấu thích hợp hải sản, cảm nghĩ, ngã nghiêng, nghĩa tình, ngỡ ngàng, Ngãi Giao 2. Chọn phương án đúng Thương tiếc, cơ thể, vui buồn, trái tim, xa xôi, hoạn nạn, đói khát, tàu thuyền, chuyên trách. 3, Viết chính tả. - Đoạn văn sgk ( Trang 27) 4. vận dụng. GV: khái quát lại toàn bộ nội dung bài học để khắc sâu kiến thức cho HS. - Một số lỗi tiêu biểu thường mắc do phát âm địa phương. - Bổ sung một số lỗi khác -> nghe sửa -> tránh mắc khi nói viết. L – n ( nói năng – lung linh) S – x ( Sung sướng – xúc xắc) Ch – tr ( trò chuyện – chuyên chở) 5. Tìm tòi,mở rộng- Hướng dẫn tự học - Học, nắm chắc những lỗi về chuẩn mực sử dụng từ, sửa. - Đọc, luyện viết chính tả. - Xem lại kiến thức đã học. - Ôn tập lại toàn bộ nội dung các bài đã học. Rút kinh nghiệm: Tiết 76: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Thông qua tiết trả bài này giúp hs nhận ra được những ưu nhược điểm của mình trong khâu phân tích và tìm hiểu đề , phương pháp làm bài cũng như khả năng vận dụng kiến trong cách làm bài. - Củng cố lại kiến thức về phần văn, tiếng việt, Tập làm văn. 2. Kĩ năng Rèn kỉ năng phận tích và tổng hợp 3. Kĩ năng sống - Tự nhận thức giá trị của kiến thức tổng hợp. - Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về kiến thức đã học. II. Chuẩn bị - GV: chấm bài, nhận xét - HS: xem lại bài. III. Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, gợi tìm, -Kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động cá thể, thảo luận nhóm. IV.Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp: 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Gv chữa bài cho hs ( có đáp án) Gv nhận xét ưu và nhược điểm của hs trong bài thi HKI *Ưu điểm: + Đa số nắm được nội dung kiến thức + Nhiều bài vận dụng tốt kiến thức, viết có sáng tạo, tưởng tượng phong phú +Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, diễn đạt lôgíc * Hạn chế: + Một số em nắm kiến thức chưa chuẩn + Vẫn còn một số bài chưa vận dụng được nội dung văn bản vào bài viết tự luận. + Sai một vài sự kiện chính trong tác phẩm. + Tẩy xóa còn nhiều, trình bày bẩn. Gv trả bài và cho hs tự kiểm tra lại bài làm của mình. Gv chữa một số lỗi mắc phaỉ trong bài làm. Hs: lắng nghe. GV đọc điểm kiểm tra, trung bình môn văn cho cả lớp cùng nghe. I.Chữa bài cho hs: II.Nhận xét 1.Ưu điểm: 2.Hạn chế: III.Trả bài: IV. Đọc điểm 4. Hướng dẫn tự học - Ôn lại toàn bộ kiến thức của HKI - Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và ao động sản xuất
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_25_76.doc