Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Bản chuẩn kiến thức)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐAT
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, vần điệu, cách lập luận ) và ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng) của các câu tục ngữ trong văn bản.
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng phân tích các lớp nghĩa của các câu tục ngữ.
- vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào trong đời sống.
3. Thái độ
- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực phát triển
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực cảm thụ
- Năng lực thẫm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo
- Học sinh: soạn bài; sưu tầm một số câu tục ngữ có cùng chủ đề
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, gợi tìm,
-Kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động cá thể, thảo luận nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Bản chuẩn kiến thức)
Tiết 77: Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU CẦN ĐAT 1. Kiến thức: - HS hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, vần điệu, cách lập luận) và ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng) của các câu tục ngữ trong văn bản. 2. Kĩ năng - HS có kĩ năng phân tích các lớp nghĩa của các câu tục ngữ. - vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào trong đời sống. 3. Thái độ - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực phát triển - Năng lực sáng tạo - Năng lực cảm thụ - Năng lực thẫm mĩ. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tài liệu tham khảo - Học sinh: soạn bài; sưu tầm một số câu tục ngữ có cùng chủ đề III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, gợi tìm, -Kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động cá thể, thảo luận nhóm. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV yêu cầu HS kể tên các thể loại văn học dân gian đã học (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao.và các đặc điểm của truyện dân gian ) tạo tâm thế cho các em bước vào tìm hiểu một thể loại mới của VHDG: Tục ngữ- là kho tàng tri thức, là túi khôn của nhân dân, là những kinh nghiệm quý báu của cha ông để lại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: HĐ cá nhân:? Em hiểu thế nào về thể loại tục ngữ? - Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về : + Quy luật của thiên nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm về con người và xã hội. GV Bổ sung SGV - GV giải thích từ “ tục ngữ”. + Tục : Thói quen lâu đời được mọi người công nhận. + Ngữ : lời nói. GV: nêu yêu cầu đọc: to, rõ ràng, ngắt nhịp đúng và nhấn giọng ở những chữ có vần , đối ð đọc mẫu 1 bài. HS : đọc ( 2 em ). GV: NX , sửa cách đọc. GV? : Giải nghĩa các chú thích 3 , 4 , 7 , 8. HĐ cặp đôi:? Các câu tục ngữ trong bài có thể chia làm mấy nhóm? Gọi tên từng nhóm đó? - Có thể chia làm hai nhóm + Nhóm 1: câu 1->4: Tục ngữ về thiên nhiên + Nhóm 2: câu 5->8: Lao động sản xuất Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản Đọc câu tục ngữ số 1 ? Em hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ - Nhịp 3/2/2 - Vần lưng - Phép đối: đối xứng và đối lập: đêm- ngày, tháng năm – tháng mười, nằm - cười, sáng - tối - Cường điệu: chưa nằm đã sáng chưa cười đã tối ? Câu tục ngữ trên có bắt nguồn từ cơ sở khoa học nào không? Nghĩa thực của nó là gì? - Không dựa vào cơ sở khoa học chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát thực tế ? Em nhận xét gì về cách nói trong câu tục ngữ - Cách nói hình ảnh, dễ hiểu, dễ nhớ ? Ngoài nội dung trên câu tục ngữ còn mang ý nghĩa gì khác ? Bài học từ câu tục ngữ được áp dụng như thế nào trong thực tế? - HS đọc thầm câu tục ngữ số 2 ? Giải thích từ “ mau”, “ vắng” - Mau: nhiều, dày, vắng:ít, thưa Thảo luận nhóm nhỏ (3p).? So sánh câu 2 và 1 về nội dung và nghệ thuật Báo cáo kết quả - GV KL: Nội dung: cùng nói về thời tiết Nghệ thuật: sử dụng vần lưng, đối Khác:Câu 2-> nêu khái niệm về thời tiết bằng cách xem sao trên trời, ít nhiều có cơ sở khoa học ? Theo em kinh nghiệm đó hoàn toàn chính xác không? Vì sao? - Kinh nghiệm đó chưa tuyệt đối chính xác vì nhiều khi vắng sao mà vẫn nắng hoặc ngược lại GV: Người Việt chủ yếu làm nông nghiệp nên họ rất quan tâm đến việc nắng , mưa vì thời tiết ảnh hưởng đến việc được mùa hay mất mùa Học sinh theo dõi câu tục ngữ số 3 ? Em hiểu “ ráng’ và “ ráng mỡ gà” là gì? - Ráng: màu sắc: vàng, trắng, đỏ phía chân trời do ánh nắng mặt trời chiếu vào mây - Ráng mỡ gà: ráng có màu mỡ gà ? Câu này sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Hình thức: câu này sử dụng phép ẩn dụ ? Nội dung của câu tục ngữ này? GV: Câu tục ngữ này cho thấy bão giông , lũ lụt là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm khôn lường cũng cho thấy ý thức thường trực chống giông bão của nhân dân ta. ? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? ? Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo khá chính xác về thời tiết. vậy kinh nghiệm " trông ráng đoán bão" của dân gian còn tác dụng không? - GV liên hệ thực tế ở vùng sâu vùng xa. - Học sinh đọc thầm câu tục ngữ số 4 ? Phân tích hình thức nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ? - Vần lưng: bò - lo ? Hiện tượng trong câu tục ngữ là gì? Được báo trước bằng vấn đề gì? - Hiện tượng bão lụt được báo trước bằng việc kiến di chuyển chỗ ở từng đàn vào tháng 7 ? Qua câu tục ngữ, em thấy được gì về tâm trạng của người nông dân? HĐ cặp đôi: ? Bốn câu tục ngữ vừa tìm hiểu có điểm gì chung? - Đúc rút kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước ta. Học sinh theo dõi sgk ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ? ? Câu tục ngữ cho thấy điều gì? - Đọc câu tục ngữ số 6 ? Giải thích “ canh trì”, “ canh viên” , “ canh điền” - Nuôi cá, làm vườn, làm ruộng ? Nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? Nội dung của câu tục ngữ là gì?Kinh nghiệm có hoàn toàn đúng không? - Câu tục ngữ có tính chất tương đối, kinh nghiệm này chỉ áp dụng ở những nơi thuận tiện cho nghề trên phát triển và ngược lại ? Ý nghĩa của câu tục ngữ? Theo dõi câu tục ngữ số 7 ? Kinh nghiệm gì được tuyên truyền phổ biến trong câu này? Qua hình thức nghệ thuật gì? Thực tế cần phải kết hợp tốt bốn yếu tố trên -> đem lại năng suất cao Đọc câu số 8 ? Giải thích “ nhì” , “ thục’? Thì: thời, thời vụ thích hợp cho việc trồng từng loại cây Thục: đất canh tác đã hợp với trồng trọt ? Nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? Thể hiện nội dung gì? Câu tục ngữ khuyên người lao động điều gì? - Khuyên người làm ruộng không được quên thời vụ, không được sao nhãng việc đồng áng HĐ cặp đôi: ? Tục ngữ có những đặc điểm gì về hình thức nghệ thuật? - GD kĩ năng sống ( KN tự nhận thức và KN ra quyết định). GV cho HS thảo luận nhóm ( 3p) về vấn đề sau: ? Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta trong thời đại ngày nay ? - Học sinh đọc ghi nhớ sgk. GV khái quát C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: Sưu tầm them một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt. I . Tìm hiểu chung 1, Tục ngữ là gì? Chú thích * SGK 2 . Đọc, chú thích : 3. Bố cục: 2 phần II. Tìm hiểu văn bản 1. Tục ngữ về thiên nhiên Câu 1: Đêm tháng năm Ngày tháng mười . - Sử dụng phép đối, cách nói cường điệu phóng đại để nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười. à Nhắc nhở chúng ta phải biết tranh thủ thời gian, tiết kiệm thời gian và sắp xếp công việc cho phù hợp. Câu 2 Mau sao thì nắng, vắng sao - Sử dụng vần lưng, phép đối nêu lên kinh nghiệm dự đoán thời tiết nếu trời nhiều sao thì nắng, ít sao thì mưa à Nhắc chúng ta nắm được thời tiết để chủ động công việc ngày hôm sau. Câu 3 Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ - Nêu kinh nghiệm dự đoán gió bão khi trên trời xuất hiện ráng mây màu mỡ gà. à ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu. Câu 4 Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt - Câu tục ngữ nêu ra kinh nghiệm khi thấy kiến di chuyển từng đàn vào tháng 7 là sắp có lũ lụt à Đề phòng bão lụt tháng 7. 2. Tục ngữ về lao động sản xuất. Câu 5 Tấc đất , tấc vàng - Sử dụng so sánh, phóng đại, ẩn dụ à Đề cao giá trị và vai trò của đất đối với người nông dân Câu 6 Nhất canh trì, nhị canh viên. - Sử dụng từ Hán Việt, so sánh hiệu quả kinh tế công việc: nuôi cá có lãi nhất, rồi đến làm vườn, rồi làm ruộng à Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất Câu 7 Nhất nước, nhì phân, tam cần - Khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố nước, phân, cần, giống trong sản xuất nông nghiệp à Đảm bảo các yếu tố đó thì mùa màng bội thu. Câu 8 Nhất thì , nhì thục - Kết cấu ngắn gọn, so sánh à Khẳng định tầm trọng của thời vụ và dất đai. Trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu. III. Tổng kết Đặc điểm về nghệ thuật : - Ngắn gọn. - Thường có vần (vần lưng), nhịp - Các vế đối xứng nhau. - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. *Ghi nhớ sgk D. VẬN DỤNG: - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu tục ngưc về thiên nhiên và lao động sản xuất. E. Tìm tòi,mở rộng- Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong bài. Xem lại nội dung đã phân tích. - Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn” trong sgk địa phương Tiết 78: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn và tập làm văn) I. MỤC TIÊU CẦN ĐAT 1. Kiến thức: - Hiểu chắc hơn về ca dao, tục ngữ, biết chọn lọc sắp xếp các câu ca dao tục ngữ về địa phương theo chữ cái. 2. Kĩ năng: - Biết cách sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng. 3. Thái độ: - Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương Bà Rịa Vũng Tàu. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực phát triển - Năng lực sáng tạo - Năng lực cảm thụ - Năng lực thẫm mĩ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tài liệu tham khảo - Học sinh: soạn bài; sưu tầm một số câu tục ngữ có cùng chủ đề III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, gợi tìm, -Kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động cá thể, thảo luận nhóm. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và nêu nội dung, nghệ thuật? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG -GV yêu cầu HS hát tập thể một bài hát về quê hương Vũng Tàu từ đó các em cảm thấy tự hào về mảnh đất nơi mình đang sinh sống. -GV giới thiệu bài: Văn học giúp chúng ta hiểu về cuộc sống con người, thế giới tâm hồn của con người. VH địa phương giúp các em có được những hiểu biết sâu sắc hơn về vùng đất Bà Rịa Vũng Tàu giàu đẹp và anh hùng được phản ánh qua những trang sách hết sức sinh động và hấp dẫn. B. HOẠT ĐỘ ... VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương . - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. 2. Kĩ năng: - Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống. - Nhận xét về đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình. - Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể. 3. Thái độ: - Có ý thức khi sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương. -Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước. II. CHUẨN BỊ: -GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. -HS:Bài soạn,SGK,... III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp : đàm thoại,vấn đáp, phương pháp gợi mở, thi kể chuyện diễn cảm. -Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ, động não... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Khởi động: THI KỂ CHUYỆN, ĐỐ VUI * Hình thức: ( chia nhóm) - Kể chuyện về các địa danh, di tích, danh nhân, - Cho dữ liệu, đoán địa danh. * Nội dung: - Chùa Hang – Hòn Phụ Tử ( Bình An) - Thạch Động ( Hà Tiên) - Sép ba tàu ( Gò Quao) - Mộ chị sứ ( Hòn Đất) - Mạc Cửu ( Hà Tiên) - Nguyễn Trung Trực ( Rạch Giá) 4. Củng cố: GV đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học. - Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn-tt” ......................................... Tuần 36 Tiết 142 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN(TT) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương . - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. 2. Kĩ năng: - Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống. - Nhận xét về đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình. - Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể. 3. Thái độ: - Có ý thức khi sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương. -Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước. II. CHUẨN BỊ: -GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. -HS:Bài soạn,SGK,... III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp : đàm thoại,vấn đáp, phương pháp gợi mở, thi kể chuyện diễn cảm. -Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ, động não... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Khởi động: A. THI SƯU TẦM TỤC NGỮ, CA DAO * Hình thức ( theo tổ) - HS đọc các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm và sắp xếp. - Trình bày về giá trị của ca dao, tục ngữ địa phương. - Các tổ nhận xét , đánh giá. - Bình chọn tục ngữ liên quan. - Biểu dương những câu hay, học sinh cùng chép tư liệu * Nội dung: Những câu tục ngữ, ca dao ở địa phương. B. GIỚI THIỆU NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ QUÊ HƯƠNG: - Phong cảnh, tục lệ, quà, danh lam thắng cảnh,.. ( bằng một bài văn ngắn) - Hát, vẽ, làm thơ về Kiên Giang. 4. Củng cố: GV đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học. - Chuẩn bị bài “ Hoạt động Ngữ văn” ............................................... Tuần 36 Tiết 143 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản. - Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, giọng và thể hiện tình cảm ở những chỗ cầm nhấn giọng. - Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,... II. CHUẨN BỊ: -GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. -HS:Bài soạn,SGK,... III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp : đàm thoại,vấn đáp, phương pháp gợi mở, đọc diễn cảm. -Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ, động não... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Khởi động: I. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học: 1- Yêu cầu đọc: - Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng. - Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản. 2- Tiến trình giờ học: - Tiết 1: 2 bài: +Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. II. Hướng dẫn tổ chức đọc: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng. *Đoạn mở đầu: - Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ "nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch. - Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả... - Câu 4,5,6 ; +Nghỉ giữa câu 3 và 4. +Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. +Câu 5 : giọng liệt kê. +Câu 6 : giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc. Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc. * Đoạn thân bài: - Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút. +Câu : Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên. +Câu : Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát. Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ - đến, cho đến. - Gọi từ 4 -5 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc. *Đoạn kết: - Giọng chậm và hơi nhỏ hơn . +3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, nhưng. +2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,... Gọi 3 -4 hs đọc đoạn này, GV nhận xét cách đọc. - Nếu có thể : + Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội. - GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần. - Lưu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra. - GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lượt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. III- GV tổng kết chung hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận: - So HS được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần lu ý khắc phục. - Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận. + Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm. 4. Củng cố: GV đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm một số đoạn ghi âm văn bản nghị luận làm tài liệu học tập. - Chuẩn bị bài “ Hoạt động Ngữ văn-tt” ...................................................................................... Tuần 36 Tiết 144 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN (tt) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản. - Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, giọng và thể hiện tình cảm ở những chỗ cầm nhấn giọng. - Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,... II. CHUẨN BỊ: -GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. -HS:Bài soạn,SGK,... III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp : đàm thoại,vấn đáp, phương pháp gợi mở, đọc diễn cảm. -Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ, động não... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Khởi động: I. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học: 1- Yêu cầu đọc: - Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng. - Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản. 2- Tiến trình giờ học: + Đức tính giản dị của Bác Hồ. + Ý nghĩa văn chương. II. Hướng dẫn tổ chức đọc: 1- Đức tính giản dị của Bác Hồ * Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!) * Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất. * Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. * Đoạn 3 và 4 : Con người của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh... * Đoạn cuối : - Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết. - Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 2- Ý nghĩa văn chương Xác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía. * 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát. * Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha: - Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện. * Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2. - Lu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra. - GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lượt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. III- GV tổng kết chung hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận: - So HS được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần lu ý khắc phục. - Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận. + Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm. 4. Củng cố: GV đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm một số đoạn ghi âm văn bản nghị luận làm tài liệu học tập. - Chuẩn bị bài “ Kiểm tra học kì II”
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_ban_chuan_kien_t.docx