Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản tự sự dân gian

I. Mục tiêu bài học:

1. Góp phần giúp HS phát huy lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.

2. Qua bài học, HS sẽ có các kĩ năng và kiến thức sau:

 a) Đọc hiểu: đọc diễn cảm và hiểu một văn bản truyện (nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm/ Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các chi tiết truyện liên quan đến nhân vật/ Nhận biết được lời người kể chuyện và lời nhân vật theo ngôi thứ ba phù hợp với thể loại truyện dân gian. Cụ thể như sau:

+ Phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và sử dụng từ ngữ trong văn bản.

+ Đánh giá được giá trị của văn bản.

b)Viết:

– Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của mình;

c) Nói và nghe

- Kể được một truyền thuyết một cách sinh động, biết sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể.

- Nhận xét, đánh giá về nội dung trình bày truyện kể

3. Năng lực

- Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo;

- Năng lực Ngữ văn: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học

 

docx 11 trang cucpham 20/07/2022 17660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản tự sự dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản tự sự dân gian

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản tự sự dân gian
VĂN BẢN TỰ SỰ DÂN GIAN - LỚP 6
Thời gian: 8 tiết
Trong bài học này, HS sẽ đọc hiểu văn bản truyện, viết bài văn tự sự kể về một tấm gương yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm; một số kiến thức tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy đọc, viết, nói và nghe.
I. Mục tiêu bài học: 
1. Góp phần giúp HS phát huy lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.
2. Qua bài học, HS sẽ có các kĩ năng và kiến thức sau:
	a) Đọc hiểu: đọc diễn cảm và hiểu một văn bản truyện (nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm/ Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các chi tiết truyện liên quan đến nhân vật/ Nhận biết được lời người kể chuyện và lời nhân vật theo ngôi thứ ba phù hợp với thể loại truyện dân gian. Cụ thể như sau:
+ Phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và sử dụng từ ngữ trong văn bản.
+ Đánh giá được giá trị của văn bản.
b)Viết: 
– Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của mình; 
c) Nói và nghe 
- Kể được một truyền thuyết một cách sinh động, biết sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể.
- Nhận xét, đánh giá về nội dung trình bày truyện kể
3. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực Ngữ văn: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học
II. Phương tiện và hình thức tổ chức dạy học
	1. Phương tiện dạy học
	- Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập.
	2. Phương pháp, hình thức dạy học chính
	- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, dạy học theo nhóm
	III. Tiến trình dạy học
	1. Đọc hiểu văn bản “Thánh Gióng”
Hoạt động
Cách thức tổ chức
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 4 tiết)
Thánh Gióng ( 3 tiết)
1. Hoạt động khởi động, tạo tâm thế đọc
- GV cho HS xem video phim hoạt hình Thánh Gióng (tắt tiếng)
? Đoạn phim vừa xem kể về nhân vật nào? 
? Nhân vật này để lại cho em ấn tượng gì?
- GV vào bài
2. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
* Kết quả dự kiến:
- Bố cục văn bản: dùng sơ đồ Graph
Thánh Gióng
Sự ra đời của Gióng
Gióng lớn lên và đánh giặc
Dấu tích của Gióng
- Trước khi đọc văn bản: GV cho HS thực hiện Phiếu học tập số 1 bằng chiến thuật dự đoán: 
Phiếu học tập số 1
Từ nhan đề “Thánh Gióng”, em hãy dự đoán nội dung văn bản và ghi vào cột thứ nhất trong bảng sau:
Dự đoán về văn bản
Nội dung (sau khi học xong văn bản)
1. Văn bản này thuộc thể loại truyện dân gian2. Em biết gì về thể loại truyện dân gian ấy
3. Kể tên những truyện có cùng thể loại:
.......
Câu chuyện này khác so với dự đoán ban đầu của tôi. Bây giờ tôi nghĩ là:
.................
- GV cho HS đọc toàn bộ văn bản.
- GV yêu cầu HS nêu ấn tượng nổi bật về văn bản: Câu chuyện đã mang lại cho em cảm xúc gì (Yêu mến, khâm phục, tự hào)?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ khó: Trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ em không hiểu hoặc hiểu chưa rõ bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa.
- GV yêu cầu HS chia bố cục của văn bản: Văn bản có thể được chia thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin chung về văn bản qua câu hỏi gợi mở:
+ Em đã đọc toàn bộ tác phẩm “Thánh Gióng”. Em hãy tóm tắt lại tác phẩm (có thể dựa vào phần chú thích trong SGK)
3. Đọc hiểu chi tiết 
* Kết quả dự kiến 
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba. Việc kể chuyện theo ngôi thứ ba làm cho lời kể khách quan, sinh động.
- Các chi tiết kể về sự ra đời của Gióng
+ Bà mẹ ướm vết chân to; 
+ Mang thai 12 tháng 
+ Lên 3 không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy 
-> Hoang đường, kì ảo
=>Gióng sinh ra kì lạ, khác thường 
->Thần thánh hóa nguồn gốc của Gióng 
- Các chi tiết kể về lời nói, hành động của Gióng
+ Gióng cất tiếng đòi đi đánh giặc -> Tiếng nói yêu nước
+ Lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi Gióng
-> Sức mạnh của tinh thần đoàn kết
+ Vươn vai ... thành tráng sĩ, ... oai phong lẫm liệt 
-> Thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có người tài giỏi cứu nước và tinh thần, sức mạnh của dân tộc trước nạn ngoại xâm.
+ Gióng nhổ tre đánh giặc-> Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí hiện đại mà bằng cả vũ khí thô sơ, bình thường nhất.
+ Gióng bay về trời
->Nhân dân thần thánh hóa sức mạnh phi thường, thần thánh hóa chiến công, bất tử hóa hình ảnh vị thần sống mãi trong lòng dân 
- Cách kể dùng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.
* Kết quả dự kiến 
- Đền thờ.
- Hội làng, tre đằng ngà, hồ ao, làng Cháy.
=> Tăng tính chân thực và sức thuyết phục cho câu chuyện; khẳng định niềm tự hào về truyền thống yêu nước tôn kính người anh hùng dân tộc 
3.1. Tìm hiểu về nhân vật và ngôi kể trong tác phẩm truyện
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: 
+ Nhân vật trong câu chuyện này là những ai? 
+ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể ấy?
3.2. Tìm hiểu về nhân vật Thánh Gióng 
a.Tìm hiểu về sự ra đời của Gióng
Phiếu học tập số 2
- Đọc phần 1 của văn bản và tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng:
.
- Nhận xét về các chi tiết đó:
..
- Qua đó cho thấy Gióng ra đời như thế nào? .................................................................................................................................................................
- Các chi tiết ấy thể hiện thái độ của nhân dân đối với nhân vật: 
b. Gióng lớn lên và đi đánh giặc cứu nước	
- GV yêu cầu theo dõi phần 2 của văn bản, yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành phiếu học tập:
Phiếu học tập số 3
Lời nói và hành động của Gióng
Ý nghĩa
...
GV yêu cầu HS trao đổi về nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm bằng câu hỏi:
- Nhận xét cách kể các sự việc trên?
c. Tìm hiểu dấu tích của Gióng
* GV yêu cầu HS trao đổi về phần 3 của truyện bằng câu hỏi:
- Đọc phần 3 và cho biết tác giả dân gian đã kể về những dấu tích nào của Gióng?
- Những dấu tích đó có ý nghĩa gì ?
* GV cho HS xem video về “Hội Gióng” và “Hội khỏe Phù Đổng”. Sau đó yêu cầu HS trả lời: Vì sao những lễ hội đó lại có tên như thế?
→ GV chốt
4. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của văn bản
* Nghệ thuật
- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo.
* Nội dung
- Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước
- Quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
- GV hướng dẫn HS đánh giá khái quát qua các câu hỏi gợi mở:
+ Khái quát về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
5. Hướng dẫn cách đọc hiểu văn bản truyện.
* Kết quả dự kiến: 
- Khi đọc hiểu 1 văn bản truyện, ta cần nắm được cốt truyện, phân tích nhân vật chính, xác định và chỉ ra được tác dụng của ngôi kể
- GV hướng dẫn HS những lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện:
+ Khi đọc hiểu một văn bản truyện, ta cần chú ý điều gì? 
6. Liên hệ, mở rộng
*Gợi ý một số truyện
- Bánh chưng, bánh giầy
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
.
- Dựa vào nội dung văn bản đọc hiểu và bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vẽ bức tranh về một chi tiết, hình ảnh em thích nhất về nhân vật Thánh Gióng.
- GV tổ chức cho HS đọc một số truyện truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng?
 Các phương diện 
Tên truyện 
Nhân vật chính
Các chi tiết kì ảo
Ý nghĩa của truyện
Bánh chưng, bánh giầy
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
7. Thực hành đọc hiểu 
- Biết vận dụng kiến thức và cách đọc đã có ở giờ đọc hiểu văn bản chính vào tự đọc các văn bản tương tự.
Thực hành đọc hiểu văn bản – 1 tiết
- GV hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản “Chuyện chiếc ấm sứt vòi” của Trần Đức Tiến bằng một số hoạt động và câu hỏi gợi mở bên dưới. 
Chuyện chiếc ấm sứt vòi
 Trong quán nước bên đường, có một cái ấm pha trà đã cũ. Vòi ấm bị sứt một miếng nhỏ. Chủ quán mấy lần định thay, nhưng vì chưa có tiền nên cứ để dùng tạm. Vả lại trông thế nhưng ấm còn tốt chán. Bản thân chiếc ấm như cũng hiểu được hoàn cảnh của ông chủ. Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật, thì phải cố làm việc cho tốt. Thế là ấm luôn chú ý giữ cho mình sạch sẽ. Nó hãm trà bằng nước sôi thật khéo, bao giờ trà cũng vừa chín và tỏa hương thơm phức. Khi rót trà ra chén qua cái vòi bị sứt, nó cẩn thận không để nước rớt ra ngoài.
 Cái ấm có phần hơi xấu xí ấy cứ tận tình phục vụ khách hết ngày này qua ngày khác. Lâu dần thành quen, ai vào quán cũng chỉ muốn dùng trà trong cái ấm sứt vòi. Mùa đông, có người pha trà xong, còn khum khum hai lòng bàn tay ôm lấy chiếc ấm thật lâu.
 Một hôm, bỗng có vị khách từ nơi xa đến. Nhìn thấy chiếc ấm hơi khác thường, ông ta nhấc lên chăm chú ngắm nghía hồi lâu. Đoạn cất tiếng nói với chủ quán:
- Ấm quý! Nếu ông bằng lòng để lại cho tôi, tôi sẽ trả cho ông thật hậu.
- Dào ôi! Bác khéo đùa! - ông chủ nhìn khách nở nụ cười thật thà - Chẳng qua chỉ là cái ấm sứ bình thường, do vô ý tôi đánh mẻ một miếng ở vòi. Quán nghèo nên mới phải để dùng tạm...
- Ông bảo ấm bình thường à? Ba trăm năm mà bình thường à?
- Bác vừa nói gì cơ?
- Tôi bảo cái ấm này đã ra đời cách đây ba thế kỷ. Nếu tính tuổi thì tôi với ông còn phải gọi ấm là cụ tổ của cụ tổ đấy! Tóm lại là đồ cổ, quý hiếm cực kỳ.
 Nghe giọng quả quyết của ông khách, cái ấm suýt rùng mình. Thiếu bản lĩnh một chút thì nó đã để cho nước sôi trào ra miệng. Nhưng nó kịp trấn tĩnh. Không ai tự biết mình bằng mình, ấm nghĩ thầm. Nó biết nó ra đời ở một cái lò gốm sứ ven sông, chỉ mới cách đây hơn chục năm. Cái ông khách tưởng như sành đồ cổ kia, hóa ra nhìn gà hóa cuốc.
- Thế nào? Ông để lại cho tôi chiếc ấm này chứ?
Chủ quán ngần ngừ, nhìn chiếc ấm như muốn hỏi: “Người ta tha thiết như thế, ngươi tính sao”?
Chiếc ấm im lặng. Nó không nói được, tất nhiên rồi. Đất có nung thành sứ thì cũng chả cất nên lời. Nhưng ấm biết suy nghĩ. Và ông chủ hiểu được những suy nghĩ của nó. Chính vì thế mà ông ngẩng lên nói với khách:
- Nó không đồng ý, bác ạ. Nó biết sứ mệnh cao quý của nó là biến những cái búp trà thành thứ nước uống tuyệt vời, như tất cả những cái ấm pha trà lão luyện khác. Bao nhiêu năm nay nó đã tận tụy phục vụ khách hàng của tôi. Đến nỗi sứt mẻ cả mình mẩy mà vẫn không nề hà Khách ở quán tôi ai cũng chuộng nó. Tôi không thể vì tiền mà phụ họ được.
 Vậy là cái ấm sứt vòi vẫn được ở lại trong quán nước nghèo, làm cái công việc sở trường của nó là pha trà. Đôi khi nó nghĩ: May mà ông chủ quán không tham! Nếu không thì vị khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền. Còn nó, dù được trưng bày trong tủ kính, hay quăng quật mua đi bán lại, sao cũng đến lúc thân phận bị lộ tẩy. Tưởng ba trăm năm, hóa ra có mười năm... Lúc ấy thì xấu hổ chết đi được!
 Có hôm nào ghé quán nước nhìn thấy chiếc ấm ấy, bạn hãy tưởng tượng thêm những câu chuyện thú vị về nó nhé. Tôi cam đoan chiếc ấm sứt vòi nào cũng chứa trong mình khối chuyện lý thú, có khi cả chuyện cổ tích nữa ấy chứ!
(Nguồn: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu và trao đổi kết quả tìm hiểu theo các gợi ý sau:
1. Câu chuyện kể về nhân vật nào:
2. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ mấy?
3. Tìm những chi tiết miêu tả đặc điểm bên ngoài và những suy nghĩ của chiếc ấm sứt vòi. Qua đó, em thấy chiếc ấm sứt vòi hiện lên như thế nào?
4. Ông chủ quán nước và chiếc ấm sứt vòi có những nét đẹp đáng quý gì?
5. Câu chuyện trên mang đến cho em những thông điệp gì?
8. Tích hợp kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt
*Kết quả dự kiến: 
- sứ giả: là người được vua phái đi giao thiệp.
- tráng sĩ: là người đàn ông có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ.
* Kết quả dự kiến:
- Viết đúng hình thức đoạn văn tự sự
- Nội dung: Đảm bảo nội dung, sự việc chính của truyện
- Có sử dụng được từ ghép và từ láy theo yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS ôn tập lại kiến thức về từ và cấu tạo từ bằng cách thực hiện phiếu học tập ( 1-2 tiết)
Phiếu học tập số 4
Điền các từ trong các câu văn sau vào cột tương ứng:
- Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi giao tìm người tài giỏi cứu nước.
- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
- GV hướng dẫn HS tìm và giải nghĩa từ Hán Việt trong ngữ liệu trên.
- GV hướng dẫn HS sử dụng từ láy, từ ghép trong giao tiếp qua bài tập:
 Bài tập: Viết một đoạn văn khoảng 7 câu kể tóm tắt truyện Thánh Gióng, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ ghép, 2 từ láy (gạch chân từ ghép, từ láy trong đoạn văn)
	VIẾT (Hãy kể lại một truyện truyền thuyết Việt Nam mà em yêu thích).
 - 3 tiết	- 
Hoạt động
Cách thức thực hiện
1. Trước khi viết:
1) GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn tìm hiểu đề (1 tiết)
Đề bài: Hãy kể lại một truyện truyền thuyết Việt Nam mà em yêu thích.
+ GV hướng dẫn HS tự đặt các câu hỏi để tìm hiểu yêu cầu của đề bài: Đề yêu cầu viết kiểu bài gì? Nội dung và phạm vi viết bài như thế nào?
 - GV hướng dẫn HS lựa chọn chuyện để kể
- GV hướng dẫn HS xác định mục đích và người đọc bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Bài viết của em hướng tới ai? 
+ Tại sao em thích truyện này?
- GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài viết:
- GV có thể tổ chức cho HS tìm ý bằng nhiều cách khác nhau.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý
+ GV có thể hướng dẫn HS sắp xếp các ý theo một trật tự để tạo thành dàn bài phù hợp cho bài viết. 
2. Viết bài
2) Viết bài ( 2 tiết)
- GV có thể tổ chức cho HS viết bài ở trên lớp.
- Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần). 
3. Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết.
- GV giao nhiệm vụ cho HS rà soát và chỉnh sửa lại bài viết của mình theo hướng dẫn hoặc sau khi được trả bài.
NÓI VÀ NGHE (Hãy kể về một anh hùng lịch sử mà em yêu thích).
 - 1 tiết -
Hoạt động
Cách thức thực hiện
1. Chuẩn bị nói
- Sau khi đã đọc/xem và nhận xét bài viết của HS, GV yêu cầu HS chuyển nội dung bài viết thành bài nói (thuyết trình): Em hãy kể về một anh hùng lịch sử mà mình yêu thích cho các bạn trong lớp nghe.
- GV hướng dẫn HS xác định nội dung, mục đích nói bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Em muốn kể về nhân vật nào? 
+ Mục đích kể của em là gì? 
- GV hướng dẫn HS ghi chú lại ngắn gọn nội dung sẽ trình bày để hỗ trợ cho hs trong quá trình nói.
2. Thực hành luyện nói
- GV yêu cầu HS luyện nói theo cặp/ nhóm:
+ GV giao nhiệm vụ từng cặp HS thực hành luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng (mỗi người được trình bày trong thời gian 5-7 phút).
+ HS trao đổi, góp ý về nội dung nói, cách nói của bạn (Bài trình bày có kể lại được sự việc chính của truyện không? Ngôn ngữ sử dụng có phù hợp với mục đích nói và đối tượng tiếp nhận không? Khả năng truyền cảm hứng thể hiện như thế nào ở các yếu tố phi ngôn ngữ, âm lượng, nhịp điệu giọng nói, cách phát âm...)
+ GV hướng dẫn HS thực hành nói: Cần phát huy những đặc điểm của các yếu tố kèm lời và phi ngôn ngữ trong khi nói như ngữ điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ.
- GV yêu cầu HS luyện nói trước lớp
+ GV cho 2 hoặc 3 HS trình bày trước lớp (thời gian dành cho mỗi HS 5-7 phút); những HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu).
3. Đánh giá bài nói
- GV hướng dẫn HS lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá (mức độ 5 là tốt nhất)
Ví dụ về Phiếu đánh giá 
Họ và tên HS:. Lớp:..
Tiêu chí
Hành vi
Mức độ đạt được
1. Khả năng thành thạo khi nói
1.1. Nói lưu loát, phát âm chuẩn xác, trôi chảy.
1
2
3
4
5
1.2. Nói truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn đối với người nghe. 
2. Nội dung nói 
2.1. Nội dung bài trình bày tập trung vào vấn đề chính (một trải nghiệm đáng nhớ).
2.2. Nội dung bài trình bày chi tiết, phong phú, hấp dẫn.
2.3. Trình tự kể phù hợp, logic. 
3. Sử dụng từ ngữ
3.1. Sử dụng từ vựng chính xác, phù hợp. 
3.2. Sử dụng từ ngữ hay, hấp dẫn, ấn tượng
4. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp
4.1. Dáng vẻ, tư thế, ánh mắt, nét mặt phù hợp với nội dung thuyết trình. 
4.2. Sử dụng những cử chỉ tạo ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe.
5. Mở đầu và kết thúc
5. Mở đầu và kết thúc ấn tượng
- GV có thể hỏi thêm về ấn tượng của HS khi nghe bài trình bày của bạn bằng câu hỏi gợi dẫn:
+ Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?
+ Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của bạn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_van_ban_tu_su_dan_gian.docx