Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73-75: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Vũ Thị Ánh Tuyết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.Thấy được tác dụng của một số biện phỏp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả
2. Về năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực ngôn ngữ
3. Về phẩm chất:
- Lòng nhân ái, yêu thương, đồng cảm, đoàn kết với đồng loại.
- Sống có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, chân dung nhà văn
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", tư liệu, chân dung nhà văn Tô Hoài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thế giới động vật để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về tác giả, văn bản bằng cách quan sát hình ảnh một số con vật trong đó có con dế để xác định vấn đề cần giải quyết: Nhân vật Dế Mèn có những vẻ đẹp gì? Bức chân dung tự họa của Dế Mèn ra sao và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
c) Sản phẩm:
- Nhà văn Tô Hoài
-Con cào cào, con dế, con bồng bồng, con muồm muỗm
-Con dế mèn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73-75: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Vũ Thị Ánh Tuyết
Trường THCS TÔ HIỆU Tổ:KHXH Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Ánh Tuyết TÊN BÀI DẠY: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN Môn học: Ngữ văn; lớp: 6A1 Thời gian thực hiện: 3(73+74+75) .......................................................................................................................... TiÕt 73 + 74+75: §äc - hiÓu v¨n b¶n Bµi häc ®êng ®êi ®Çu tiªn (TrÝch DÕ MÌn phiªu lu kÝ - T« Hoµi) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.Thấy được tác dụng của một số biện phỏp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả 2. Về năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo - Năng lực thẩm mĩ - Năng lực ngôn ngữ 3. Về phẩm chất: - Lòng nhân ái, yêu thương, đồng cảm, đoàn kết với đồng loại. - Sống có trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, chân dung nhà văn 2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", tư liệu, chân dung nhà văn Tô Hoài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thế giới động vật để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về tác giả, văn bản bằng cách quan sát hình ảnh một số con vật trong đó có con dế để xác định vấn đề cần giải quyết: Nhân vật Dế Mèn có những vẻ đẹp gì? Bức chân dung tự họa của Dế Mèn ra sao và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? c) Sản phẩm: - Nhà văn Tô Hoài -Con cào cào, con dế, con bồng bồng, con muồm muỗm -Con dế mèn d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em - một trong những đề tài khó và thú vị bậc nhất. Theo em đó là nhà văn nào? ? Quan sát hình ảnh và cho biết tên các con vật? ? Trong các con vật trên, con nào được lấy làm nhân vật cho một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận -Nhà văn Tô Hoài -Con cào cào, con dế, con bồng bồng, con muồm muỗm -Con dế mèn (2) (3) (4) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, dẫn vào bài mới: Tô Hoài là một tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí, (1941) đã và đang được hàng triệu triệu người đọc ở mọi lứa tuổi vô cùng yêu thích. Vậy nhân vật có những vẻ đẹp gì? Bức chân dung tự họa của Dế Mèn ra sao và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Đó chính là nội dung bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Đọc- Chú thích ( Đọc và tìm hiểu tác giả tác phẩm) a) Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu chú thích (đọc, tác giả, tác phẩm, từ khó) + Hs nắm được sơ lược về tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, thể loại, bố cục của văn bản b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu khái quát về tác giả Tô Hoài và văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK. Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: Nhóm 1: Điều hành phần đọc, kể tóm tắt Nhóm 2: Hiểu biết chung về tác giả Nhóm 3: Tìm hiểu chung về tác phẩm c) Sản phẩm: 1. Đọc, tóm tắt - Nêu cách đọc - Thể hiện đọc minh họa một số đoạn. - Kể tóm tắt đoạn trích: + Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi. + Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí. + Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương. + Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ. + Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên. 2. Tác giả: - Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, mất năm 2014 - Là nhà văn lớn, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi rất đặc sắc. 3. Văn bản: - Xuất xứ: Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên" trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" năm 1941. - Thể loại: Truyện đồng thoại - Từ khó : - Phương thức biểu đạt: Miêu tả + tự sự - Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất: Dế Mèn tự xưng Tôi - Bố cục : 2 phần d) Tổ chức thực hiện: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV mời nhóm 1 điều hành phần đọc - GV quan sát, giúp đỡ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Chốt c¸ch ®äc: Đoạn1: Dế Mèn tự tả chân dung mình: đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả. Đoạn 2: giọng trịch thượng của Dế Mèn: giọng yếu ớt, rên rỉ của Dế Choắt; giọng đáo để, tức giận của chị Cốc; giọng chậm, buồn, có phần bi thương của Dế Mèn khi đã hối hận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà) - Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận *Nhóm 1: Trình bày cách đọc văn bản: - Nêu cách đọc - Thể hiện đọc minh họa một số đoạn. - Kể tóm tắt đoạn trích: + Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi. + Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí. + Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương. + Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ. + Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời nhóm 2: Tìm hiểu về tác giả. - GV quan sát, giúp đỡ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chốt kiến thức về tác giả: - Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên ở quê ngoại, làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy- Hà nội - Tô Hoài là bút danh của ông: Tên con sông Tô Lịch và huyện Hoài Đức - quê ngoại của ông. - Tô Hoài viết văn trước Cách Mạng tháng 8-1945. Ông có khối lượng tác phẩm rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại. Ngoài "Dế Mèn phiêu lưu kí", Tô Hoài còn viết nhiều truyện thiếu nhi đặc sắc khác: Võ sĩ Bọ Ngựa, Đàn chim gáy, Chú bồ nông ở Samácan, Cá đi ăn thề..đồng thời ông là nhà văn viết truyện cho người lớn về các đề tài miền núi như: Vợ chồng A-Phủ, Miền Tây,, Người ven đô, Cát bụi chân ai.... - Đánh giá: Ông là một trong những nhà văn hiện đại Việt Nam có số lượng tác phẩm nhiều nhất: hơn 150 cuốn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà) - Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm 2: Tìm hiểu về tác giả. - Nhóm 2 nêu lại nhiệm vụ - Báo cáo viên trình bày hiểu biết về tác giả: + Hình thức: Thuyết trình + Phương tiện: trình chiếu pa poi hoặc bảng phụ giấy A0 -Nhóm trưởng dẫn dắt phần thảo luận, tương tác với các nhóm khác. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung - Nhóm 2 tiếp nhận và đi đến thống nhất về kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV mời nhóm 3 báo cáo : Tìm hiểu chung về văn bản - GV quan sát, giúp đỡ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV bổ sung: + Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên" trích từ chương 1 của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". + "Dế Mèn phiêu lưu kí" được in lần đầu năm 1941, là TP đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. + Tên thể loại của t/p là kí, nhưng thực chất đây vẫn là 1 truyện, một tiểu thuyết đồng thoại, truyện phiêu lưu, một sáng tác với 2 bp NT chủ đạo là tưởng tượng và nhân hoá. + "Dế Mèn phiêu lưu kí" là 1 trong những t/p VHVN được in lại nhiều lần nhất ( gần 20 lần ) , được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối, được các khán giả, độc giả các lứa tuổi trong, ngoài nước hết sức hâm mộ. + Truyện gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. Vốn quen sống độc lập từ thuở bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quẩn quanh bên bờ ruộng, Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm hiểu biết và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ bè bạn muôn loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí lùi bước. Dế Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lí tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp. - Giáo viên ghi nhận năng lực, thái độ làm việc của các nhóm và các thành viên nhóm khác-> Đánh giá cho điểm -> Chốt kiến thức Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà) - Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận *Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản * Báo cáo viên trình bày hiểu biết về tác giả: - Hình thức: Thuyết trình, sơ đồ tư duy... - Phương tiện: trình chiếu, hoặc bảng phụ giấy A0 - Nội dung: + Xuất xứ + Thể loại + Từ khó: giải nghĩa từ vũ, trịch thượng, cạnh khoé? + Phương thức biểu đạt: Đ1: Phương thức miêu tả - tái hiện trạng thái sự vật, con người. Đ2: Phương thức tự sự: Liên kết bởi đoạn: "Chao ôi! không thể làm lại được" + Ngôi kể: Dế Mèn tự kể - Ngôi kể thứ nhất ->Tỏc dụng: Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá.DM như một chàng trai đang tự tả, tự kể về chuyện bản thân. Làm cho câu chuyện trở nên thân mật, gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc. +Bố cục Đoạn 1: Từ đầu đến:"đứng đầu thiên hạ rồi": Miêu tả hình dáng tí ... qua các hoạt động của các nhóm khi được giao nhiệm vụ, qua việc trả lời câu hỏi của cô trên lớp. - Phát triển kĩ năng giao tiếp Tiếng việt, cảm thụ thẩm mĩ, sáng tạo thông qua hoạt động trình bày sản phẩm của các nhóm. 3. Về phẩm chất: - Có thái độ trân trọng, tình cảm yêu quí, tự hào về cảnh đẹp, con người, có khả năng quan sát tinh tế, thích văn miêu tả - Chăm chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, 2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu, hình ảnh... III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề /Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp b) Nội dung: Học sinh phải thực hiện xử lí câu hỏi để xác định vấn đề cần giải quyết: Thế nào là văn miêu tả? Văn miêu tả có gì khác văn tự sự? Mục đích của văn miêu tả là gì? ?Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, tác giả đã sử dụng PTBĐ nào để làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống của Dế Mèn? c) Sản phẩm: PTBĐ: Miêu tả d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi ? Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, tác giả đã sử dụng PTBĐ nào để làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống của Dế Mèn? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV chốt lại: Vậy thế nào là văn miêu tả? Văn miêu tả có gì khác văn tự sự, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận -PTBĐ: Miêu tả 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Học sinh hình thành được kiến thức về văn miêu tả, mục đích của văn miêu tả. - Định hướng phát triển năng lực sử dụng văn miêu tả trong giao tiếp tiếng Việt. b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để hình thành kiến thức về văn miêu tả: Thế nào là văn miêu tả. 1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau: Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra nhà em. Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo, trước rất nhiều áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua ? Tình huống 3: Một HS lớp 3 hỏi em: "lực sĩ" là người ntn ? Em phải làm gì để HS ấy hình dung ra được hình ảnh của người lực sĩ đó ? ? Hãy nêu một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét: Thế nào là văn miêu tả? 2. Trong văn bản bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau : a, Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không ? b, Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ? c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh + HS nêu tình huống + Văn miêu tả giúp người đọc hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, con người. +Miêu tả Dế Mèn: “Bởi tôi ăn uống .... vuốt râu”. + Miêu tả Dế Choắt: “Cái chàng Dế Choắt .... như hang tôi”. d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên linh hoạt trong tổ chức dạy học: sử dụng phối hợp các hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, bàn...theo nhiệm vụ cụ thể. Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 1. GV gọi HS đọc 3 tình huống. 2. Ba tình huống trên có cần sử dụng văn miêu tả không? Vì sao? 3. Em hãy nêu một số tình huống khác tương tự. ? 4. Em rút ra nhận xét: Thế nào là văn miêu tả? 5. GV yêu cầu HS chỉ ra hai đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt? 6. Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không ?Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ? 7. Theo em, trong văn miêu tả, năng lực nào được bộc lộ rõ nhất? 8. Em hãy khái quát: Thế nào là văn miêu tả? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yc hs nhận xét câu trả lời. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. GV chèt l¹i kiÕn thøc ®· häc : -Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh...làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. - Văn miêu tả rất cần thiết trong cuộc sống và không thể thiếu trong tác phẩm văn chương. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận + Cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. - TH1 : Tên đường, ngõ, số nhà.... Miêu tả những nét nổi bật của ngôi nhà: cổng, màu sơn, mấy tầng.... ->Tả con đường và ngôi nhà để khách nhận ra. - TH2: Miêu tả nét nổi bật của chiếc áo: vị trí treo áo, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu... -> Tả cái áo để người bán hàng không bị lấy lẫn. - TH3: Miêu tả tầm vóc, sức khỏe, tài năng... của người lực sỹ. -> Tả chân dung lực sĩ. + HS nêu tình huống + HS nhận xét tình huống => Văn miêu tả giúp người đọc hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, con người. - HS đọc 2 đoạn văn - Hai đoạn văn đã giúp người đọc hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế: + Dế Mèn: càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râunhững động tác ra oai khoe sức khoẻ. + Dế Choắt: gầy gò, lêu nghêu; những so sánh, ĐT, TT chỉ sự xấu xí, yếu đuối. - HS suy nghĩ qua VD trên => năng lực quan sát. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: -HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập b) Nội dung: Bài 1: SGK/16+17 - GV yêu cầu HS đọc các đọan trích. -Câu hỏi: ? Mỗi đoạn trên tái hiện điều gì? ? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên. c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh + §o¹n 1: Ch©n dung DÕ MÌn ®îc nh©n ho¸: KhoÎ ®Ñp, trÎ trung --> cµng mÉm bãng, vuèt cøng... + §o¹n 2: H×nh ¶nh chó Lîm nhá nh¾n ( gÇy ) nhanh, vui, ho¹t b¸t, nhÝ nh¶nh nh con chim chÝch + §o¹n 3: C¶nh hå ao, bê b·i sau trËn ma lín. ThÕ giíi loµi vËt ån µo, n¸o ®éng kiÕm ¨n. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi trong bài tập 1 SGK/16+17 ? GV yêu cầu HS đọc các đọan trích. ? Mỗi đoạn trên tái hiện điều gì? ? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yc hs nhận xét câu trả lời. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Đ1: Chân dung Dế Mèn được nhân hoá khoẻ, đẹp, trẻ trung: càng, vuốt Đ2: Hình ảnh chú Lượm nhỏ, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích Đ3: Cảnh hồ, ao, đầm bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b) Nội dung: Đề luyện tập: SGK/17 a. Nếu phải viết đoạn văn tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào? b. Khuân mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuân mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào? c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh a. Sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất, vườn, gió, mưa, không khí, con người + Thời tiết : Lạnh lẽo. + Đêm dài, ngày ngắn... + Bầu trời : âm u, như thấp xuống, ít trăng sao, nhiều mây và sương mù. + Cây cối : Trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng rụng... + Mùa của hoa... b. Khuôn mặt: - Nhìn chung - Nhìn kĩ: đôi mắt, cái nhìn; mái tóc, vầng trán, nếp nhăn, miệng, răng d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi cho nhóm. Nhóm 1: Nếu phải viết đoạn văn tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào? Nhóm 2: Khuân mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuân mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yc hs nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập (1 phút) - Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận *Nhóm 1: Nếu phải viết đoạn văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em, ta cần phải nêu: Sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất, vườn, gió mưa, không khí, con người... - Không khí : Lạnh lẽo ẩm ướt, gió bấc lạnh rút từng trận và mưa phùn gió bấc ... - Đêm dài, ngày như ngắn lại, trời tối rất nhanh ... - Bầu trời : Âm u, như sà thấp xuống, ít thấy trăng sao, sáng ra sương muối mù dày đặc . - Cây cối trơ trụi khẳng khiu : Lá rụng nhiều... - >Tất cả như đang ấp ủ nhựa sống để chờ mùa xuân tới - Mùa của các loại hoa đua nhau khoe sắc... Nhóm 2: T¶ khu«n mÆt mÑ - Nhìn chung: Khuôn mặt mẹ hình trái xoan. - Nhìn kĩ: +Đôi mắt, cái nhìn: tròn to, đen láy luôn nhìn em bằng ánh mắt trìu mến, thân thương +Mái tóc: đen óng, mượt mà, dài ngang vai.... +vầng trán, nếp nhăn: cao + Mũi: dọc dừa, thanh tú..... + Miệng, răng: Đôi môi thắm hồng, hàm răng trắng đều như hạt bắp càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ như đóa hoa hồng nở trước ánh ban mai. + Giọng nói: Mỗi lần mẹ nói, đều cho em cảm giác ấm áp lạ thường..... PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYÊT CỦA TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_73_75_van_ban_bai_hoc_duong_doi_d.doc