Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37, Bài 10: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng"

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được đặc điểm ,ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).

 - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

 - Hs bước đầu hiểu về truyện ngụ ngôn.Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản.

- Đặc điểm của nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.

 -Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

 - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn truyện loài vật để nói truyện con người,ẩn bài học triết lí;tình huống bất ngờ, hài hước,độc đáo.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc –hiểu văn bản truyện ngụ ngôn

 - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống,hoàn cảnh thực tế.

 - Kể lại được truyện.

 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập ,nhận thức được bài học: không được chủ quan,kiêu ngạo,coi thường người khác.

C.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

 - Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực, trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung , nghệ thuật và bài học của truyện.

D. PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC

 - Vấn đáp ,thảo luận nhóm

Đ. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan

 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà

 

doc 6 trang cucpham 20/07/2022 5080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37, Bài 10: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37, Bài 10: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37, Bài 10: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng"
Tiết 37 - Bài 10
Văn bản:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
( Truyện ngụ ngôn)
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được đặc điểm ,ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). 
 - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. 
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
 - Hs bước đầu hiểu về truyện ngụ ngôn..Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn. 
 -Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
 - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn truyện loài vật để nói truyện con người,ẩn bài học triết lí;tình huống bất ngờ, hài hước,độc đáo.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc –hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
 - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống,hoàn cảnh thực tế.
 - Kể lại được truyện.
 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập ,nhận thức được bài học: không được chủ quan,kiêu ngạo,coi thường người khác.
C.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
 - Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực, trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung , nghệ thuật và bài học của truyện..
D. PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
 - Vấn đáp ,thảo luận nhóm
Đ. CHUẨN BỊ: 
 1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan 
 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định(1’)
2. Kiểm tra : Trong phần khởi động
3. Bài mới(44’)
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3’)
 GV tổ chức trò chơi âm nhạc.
Nghe âm thanh tiếng kêu và đoán tên loài vật..
GV giới thiệu bài mới: 
Chú ếch con thật dễ thương phải không nào? Chú có đôi mắt tròn, siêng năng học tập, hòa đồng với những chú Họa Mi, những chú cá Rô phi. Thế nhưng không phải chú ếch nào cũng dễ thương như thế. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về một chú ếch có tính tình kiêu ngạo, không coi ai ra gì. Chính vì suy nghĩ đó mà chú đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Vậy, để hiểu rõ hơn về chú ếch kiêu ngạo này, cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay qua câu truyện ngụ ngôn “ ếch ngồi đáy giếng”. Cô mời các em mở tập và sgk/.
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32’)	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Bước 1: Tìm hiểu chung
GV Y/c HS tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn dựa vào phần chú thích * sgk/100.
? Dựa vào chú thích *, em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. 
- HSTL
-GV nhận xét, giảng.( các em chú ý ở 3 điểm sau chiếu slie)
Giảng :: Truyện ngụ ngôn thường có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài nghĩa bề ngoài dễ nhận ra. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp nhưng lại là mục đích chính của người sử dụng. 
? Với văn bản này chúng ta cần phải đọc với giọng như thế nào.
- HSTL, nhận xét, bổ sung.
* Gv hướng dẫn học sinh đọc: 
- Giọng kể chuyện bình tĩnh xen chút hài hước kín đáo, nhấn mạnh vào các động từ, tính từ “oai, nghênh ngang, nhâng nháo, giẫm bẹp”. 
* Gv đọc mẫu 
H/s đọc. Gv gọi Hs nhận xét – Gv nhận xét.
- Y/c hs giải nghĩa từ khó sgk/100.
? PTBĐ chính của văn bản là gì. 
Tự sự
? Câu chuyện kể nhân vật chính là ai? 
Gv: nvat chính trng truyện NN là con ếch, con ếch đã được nhân hóa nhưng vẫn dựa trên những đặc tính rất phù hợp với loài động vật này. ếch thích sống ở những nơi ẩm thấp , gần nước đặc biệt là đáy giếng khơi.
Dựa vào hình ảnh, em hãy kể lại ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng lời văn của em?
?Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần.
Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ
2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “oai như một vị chúa tể”: Ếch khi ở trong giếng.
- Phần 2: Còn lại: Ếch khi ra ngoài giếng.
GV chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm truyện ngụ ngôn.Trong truyện ngụ ngôn này, tác giả dân gian đã xây dựng nhân vật là một con ếch. Vậy để biết chú ếch này có tính cách và số phận cuộc đời như thế nào chúng ta chuyển phần 2.
Bước 2: tìm hiểu văn bản.
- HS Theo dõi, đọc thầm đoạn 1 .
? Nơi sống của Ếch được giới thiệu ntn?em có nhận xét gì về môi trường sống ấy?
- HSTL, nhận xét.
- sống trong cái giếng
- môi trường sống nhỏ bé, chật hẹp.
? Từ môi trường sống đó ếch có những suy nghĩ gì ?
-Tưởng bầu trời bé bằng cái vung nó oai như 1 vị chúa tể.
? Với suy nghĩ và cách hiểu như thế, nhận thức của ếch về tgxq như thế nào?
Hạn hẹp, nông cạn.
?Sống trong môi trường nhỏ bé, chật hẹp như thế khiến ếch nảy sinh tính cách gì? 
Hstl, nhận xét
- gv chốt, bình, ghi bảng ý cuối.
GV: Với cách kể hết sức ngắn gọn, phần 1 đã giới thiệucho chúng ta thấy đc môi trường sống của êch nhỏ bé, chật hẹp. Chú chưa được sống và biết thêm về 1môi trường nào khác ngoài đáy giếng nên nhận thức về sự vật xung quanh thiếu chính xác, nông cạn và hạn hẹp. Với hoàn cảnh, môi trường sống đó khiến ếch trở nên chủ quan, kiêu ngạo . Sự chủ quan, kiêu ngạo đó đã thành thói quen, thành bệnh của nó.ếch thật ngông cuồng, ngạo mạn,1 cách lố bịch của 1 kẻ “ coi trời bằng vung” như câu thành ngữ mà ông cha ta thường nói.
? Ếch giống tính cách của loại người nào trong xã hội? 
thùng rỗng kêu to.
? Em có thích tính cách này không?
? trong gia đình mọi người đều quan tâm và yêu thương em vậy e có tự cho mình là “ chúa tể” không?
? Từ câu chuyện của ếch, em cần phải có thái độ như thế nào khi ứng xử với mọi người xung quanh mình ?
- hs tự do trả lời.
Gv tích hợp với môn Giáo dục công dân: Tiết 10-Bài 8-Sống chan hòa với mọi người (GDCD lớp 6), để giáo dục học sinh về lối sống chan hòa với mọi người, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, tự chủ, xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh. 
Liên hệ, mở rộng KNS:
Gv kết luận: Sống yêu thương, hòa thuận với mọi người chính là KNS biết giao tiếp, ứng xử có văn hóa, yêu thương mọi người. Khi các em có kĩ năng này, các em sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí.
GV chuyển ý: 
GV: Vửa rồi chúng ta đã tìm hiểu về tính cách của Ếch. Với tính kiêu ngạo như vậy thì khi sống ở môi trường rộng lớn hơn liệu nó có thay đổi suy nghĩ hay không?.Số phận, cuộc đời của ếch sẽ ra sao khi sống ở môi trường mới- chúng ta cùng Theo dõi tiếp đoạn truyện tiếp theo.
hs theo dõi văn bản
? kể ngắn gọn nội dung đoạn 2.
? Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào.
-HSTL,nhận xét.
-Trời mưa to, nước tràn bờ, đưa ếch ra khỏi giếng
 ?Môi trường trên mặt đất có gì khác biệt với đáy giếng? Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không. 
Thế giới bên ngoài rộng lớn, ếch k nhận ra sự thay đổi vẫn quen thói cũ
? Từ hiểu biết đó, em thấy ếch có thái độ như thế nào?
Thái độ: Nghênh ngang, nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh
Gv nhận xét, chiếu slie, ghi bảng.
Gv:(Cứ tưởng rằng khi ra ngoài môi trường rộng lớn hơn thì ếch sẽ có 1 cái nhìn khác về tgxq nhưng không, ếch vẫn giữ thái độ nghênh ngang, nhâng nháo- có nghĩa là nó vẫn giữ thói quen cũ không chịu đổi thay cho dù môi trường đã thay đổi)
Thảo luận cặp đôi.(1phut 30s)
Thái độ đó đã khiến ếch phải chịu hậu quả gì?Nguyên nhân của hậu quả đó?
- Bị một con trâu giẫm bẹp
+ Nguyên nhân chính: Do ếch chủ quan, kiêu ngạo 
- HS các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét.
- GV tuyên dương, chốt.ghi bảng.
Gv bình.
Chính vì thái độ không coi ai ra gì , ếch đã nhận hậu quả bị trâu giẫm bẹp- Giờ đây, số phận của ếch phải gánh chịu một kết cục bi thảm, đau đớn. Nó đã phải trả 1 cái giá quá đắt đó chính là mạng sống của mình.. 
. Nguyên nhân của kết cục bi thảm kia k phải do trời mưa mà là do sự chủ quan, kiêu ngạo, sống không biết mình biết người của ếch..Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn. Cái chết của êch không đáng, nếu như chú biết thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh sống thì có lẽ nó không phải chết thảm như thế. Bởi vậy, có thể nói môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người các em ạ. Ếch và những ai có lối sống như chú thật đáng giận nhưng cũng thật đáng thương.
GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm để rút ra bài học. ( 1p30s)
Qua câu chuyện của ếch tác giả dân gian muốn gửi đến mọi người bài học gì?
- GV giao nhiệm vụ 
-các nhóm Tl>nhận xét
-gv chốt,chiếu slie, ghi bảng.
è Từ ý nghĩa sâu sắc đó mà nhan đề của truyện đã trở thành một thành ngữ là: “ếch ngồi đáy giếng”.
? Ý nghĩa của thành ngữ ?
- Chỉ người có sự hiểu biết hạn hẹp nhưng lại ra vẻ ta đây, huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan.
? Nêu 1 hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “ếch ngồi....”
 Hs dựng tình huống
- Bạn A là Hs giỏi lớp 6C và tự coi mình là học giỏi nhất trường, không ai sánh kịp, lúc nào cũng cho là mình hơn mọi người về mọi mặt
? Qua câu chuyện của ếch, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? (không chủ quan, kiêu ngạo, phải học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết).
-Lời kết: Câu chuyện trên đã để lại cho chta 1 bài học vô cùng ý nghĩa và sâu sắc về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểu biết.. Tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân mình. Sự hiểu biết của con người là hữu hạn vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là chta phải biết học hỏi và khiêm nhường.Lấy câu chuyện của ếch để làm bài học kinh nghiệm cho chính mình các em nhé.
Bước 3: Tổng kết.
Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Em khái quát lại nội dung của văn bản?
- hstl, nhận xét
- gv chiếu slie
Gv chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 3 : HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 5’)
 Cho hs chơi trò chơi: Nhanh như chớp.( 1p30s)
Nội dung: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự thành ngữ “ ếch ngồi đáy giếng”
- HS 3 tổ liên tục trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được nhận phần thưởng..
- GV nhận xét, tuyên dương.	
Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG(3’)
1.Kể chuyện theo tranh.( xây dựng kịch bản đóng vai)
2. Em hãy vẽ bức tranh mô phỏng hình ảnh chú Ếch theo cảm nhận của em 
Yêu cầu: có thể vẽ cá nhân trên giấy A4 hoặc vẽ theo nhóm từ 2 – 3 em trên giấy A3. (Tích hợp môn học Mỹ Thuật)
3. GV giới thiệu sơ đồ bài học
 GV CHỐT: Như vậy, qua tiết học ngày hôm nay cô hi vọng rằng các e sẽ rút ra được bài học cho mình. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo mà phải chịu khó học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Hoạt động 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG(2’)	
- Cho hs xem đoạn phim về chú thỏ kiêu căng(nếu còn thời gian)
? Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em( hoặc kể chuyện sáng tạo)
Về nhà: - Học ghi nhớ sgk. 
- Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về chú Ếch trong văn bản. Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?
- Soạn vb :"Thầy bói xem voi".
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Khái niệm truyện ngụ ngôn.
 (sgk/100)
2. Đọc- chú thích.(sgk/100)
3. Kể
4. Bố cục:2 phần
II. Tìm hiểu văn bản.
Tính cách của ếch
Môi trường: nhỏ bé
 Suy nghĩ : coi mình là chúa tể
 Nhận thức: hạn hẹp
Kiêu ngạo 
Số phận của ếch
- Môi trường : rộng lớn
- Thái độ: nhâng nháo. 
- Hậu quả: bị trâu giẫm bẹp.
=> Kết cục bi thảm, đau đớn.
3. Bài học
=> Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp 
=> phải học hỏi để mở rộng hiểu biết.
=> Không chủ quan kiêu ngạo .
III. TỔNG KẾT.
* Ghi nhớ ( sgk/101)

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_37_bai_10_van_ban_ech_ngoi_day_gi.doc