Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105: Văn bản "Cô Tô"

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1.Kiến thức

- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

2.Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.

- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.

3.Thái độ

-Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và có ý thức quảng bá, giữ gìn.

4. Năng lực

4.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh biết sống lạc quan và quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát huy năng lực sáng tạo khi giải quyết vấn đề, cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong văn bản, biết liên hệ với cuộc sống hàng ngày.

4.2 Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh đọc và kể tóm tắt được văn bản một cách mạch lạc, kết hợp biểu cảm khi kể.

- Năng lực văn học: Học sinh hiểu và nhận biết được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

5. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên và giới thiệu về biển đảo Cô Tô, yêu và tự hào về đất nước.

- Nhân ái: Biết quan tâm đến người thân, biết trân trọng những người lao động.

- Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, siêng năng trong công việc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Máy tính, máy chiếu.

- Tiêu chí đánh giá kết quả thảo luận của học sinh.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, phiếu học tập, bài tập.

3. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước văn bản và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.

- Sản phẩm của hoạt động trước lớp học.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 6C:

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”? Nêu nội dung chính của bài thơ?

 

doc 14 trang cucpham 20/07/2022 4840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105: Văn bản "Cô Tô"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105: Văn bản "Cô Tô"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105: Văn bản "Cô Tô"
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 105: CÔ TÔ
 -Nguyễn Tuân-
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY	
1.Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2.Kĩ năng
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3.Thái độ
-Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và có ý thức quảng bá, giữ gìn.
4. Năng lực
4.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh biết sống lạc quan và quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát huy năng lực sáng tạo khi giải quyết vấn đề, cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong văn bản, biết liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
4.2 Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh đọc và kể tóm tắt được văn bản một cách mạch lạc, kết hợp biểu cảm khi kể.
- Năng lực văn học: Học sinh hiểu và nhận biết được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
5. Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên và giới thiệu về biển đảo Cô Tô, yêu và tự hào về đất nước.
- Nhân ái: Biết quan tâm đến người thân, biết trân trọng những người lao động.
- Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, siêng năng trong công việc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Máy tính, máy chiếu.
- Tiêu chí đánh giá kết quả thảo luận của học sinh.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, phiếu học tập, bài tập.
3. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước văn bản và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Sản phẩm của hoạt động trước lớp học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 6C: 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”? Nêu nội dung chính của bài thơ?
HOẠT ĐỘNG TRƯỚC LỚP HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao trước nhiệm vụ tự học:
1. Đọc kĩ văn bản, chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản:
Câu hỏi
Thông tin
Văn bản này được tác giả nào sáng tác?
Em biết gì về tác giả đó?
Cô Tô thuộc thể loại nào? (truyện, thơ, kí, hay kịch)
Bài văn được viết nhân dịp nào?
 Được trích trong tác phẩm?
Văn bản này có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần? 
Bài này T/g sử dụng PTBĐ nào?
- Hãy liệt kê những chi tiết, hình ảnh miêu tả sự trong trẻo, sáng sủa của Cô Tô?:
Hình ảnh
Từ ngữ miêu tả 
1. Bầu trời
2. Cây cối 
3. Nước biển
4. Cát 
5. Cá
Nghiên cứu bài học
Tìm hiểu thông tin
Tư duy; Luyện nói
Tái hiện
Tái hiện
3. Dạy và học bài mới: (37 phút) 
3.1. Hoạt động khởi động: 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng tâm lí cho học sinh
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
- Thời gian: 4 phút
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung 
GV cho HS nghe nhạc bài: Nơi đảo xa
? Theo em bài hát này nói đến nơi nào?
? Em đã bao giờ được ra ngoài đảo chưa?
Hôm nay, cô và các em sẽ đến với 1 vùng biển đảo của Tổ quốc để cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống con người ngoài đảo có gì đặc biệt qua ngòi bút của tác giả Nguyễn Tuân với bài kí Cô Tô.
Điều chỉnh, bổ sung:
........................................................................................................................................
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm...
- Phương pháp: Vấn đáp, đọc, nêu và giải quyết vấn đề....
- Kĩ thuật: những mảnh ghép, công đoạn
- Thời gian: 11 phút
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
- GV chiếu 1 đoạn video: Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân
+ Nguyễn Tuân quê ở làng Mục thôn Thượng Đình xã Nhân Mục này là quận Thanh Xuân, Hà Nội.
+ Nguyễn Tuân (10 tháng 07 năm 1910 - 28 tháng 07 năm 1987). Là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có 1 con đường mang tên Ông. Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
 Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mỹ thuật.
 Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại
 Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
+ Bút danh: Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Nhất Lang
+ Ông là nhà văn nổi tiếng. Ông sáng tác rất nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, tùy bút, phê bình văn học. Nhưng thành công nhất ở tùy bút. Ông được suy tôn là “ông vua tùy bút”.
+ Phong cách nghệ thuật của ông gói gọn trong 1 chữ “ngông”. “Ngông” thể hiện ở chỗ nói năng, viết lách, cách sử dụng ngôn ngữ khác người nhưng tài hoa, uyên bác. Ông được coi là bậc thầy về ngôn ngữ và phát triển nghệ thuật
+ Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời -1940; Chiếc lư đồng mắt cua -1982.
Mét sè s¸ng t¸c tiªu biÓu: ThiÕu quª h­¬ng, Vang bãng mét thêi, ChiÕc l­ ®ång m¾t cua,
 §­êng vui, S«ng §µ, Tê hoa
+ Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM và văn học nghệ thuật.
?Bài văn được viết trong hoàn cảnh nào?
 Hs trả lời 
?Được trích trong tác phẩm?
 Đoạn trích nằm ở phần cuối của bài kí Cô Tô, được sáng tác vào tháng 4/1976, in trong cuốn “Nguyễn Tuân toàn tập” tác phẩm ghi lại những ấn tượng chung về thiên nhiên và con người ở Cô Tô
GV:Hướng dẫn đọc:
- Khi đọc văn bản các em cần chú ý đọc ngắt nghỉ đúng dấu chẩm, dấu phẩy, đọc to rõ ràng chú ý vào các từ có tính chất miêu tả thì cần đọc giọng nhẹ nhàng, sôi nổi hơn.
- Chó ý c¸c tÝnh tõ, ®éng tõ miªu t¶, c¸c so s¸nh Èn dô, ho¸n dô míi l¹ ®Æc s¾c.
- Giäng ®äc vui t­¬i, hå hëi, ngõng nghØ ®óng chç víi c¸c c©u v¨n cã mÖnh ®Ò phô bæ sung vµ ®¶m b¶o sù liÒn m¹ch cña tõng c©u, tõng ®o¹n.
- GV đọc, HS đọc
- GV, HS nhận xét
? Em biết gì về quần đảo Cô Tô?
- HS trả lời, GV kết luận đây là chú thích 1 /sgk-
GV:Chiếu bản đồ quần đảo Cô Tô .
- Quần đảo Cô Tô gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long, thuộc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển của tỉnh Quảng Ninh khoảng 100 km. Ngoài cá ra thì biển đảo Cô Tô nổi tiếng về mực, ngọc trai, hải sâm, bào ngư.
- Cô Tô là 1 huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, toàn huyện có 40 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 29 hòn đảo quây quần thành quần đảo Cô Tô mà trung tâm là đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lân. Đây là huyện trẻ nhất vì mới thành lập ngày 23/3/1994.
-DT đất tự nhiên là: 4.179ha ->diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất, hiện có 1.500 hộ với gần 6.000 nhân khẩu .
- GV chiếu 1 đoạn video: Truyền thuyết đảo Cô Tô.
 - GV: Ngoài chú thích 1 ra các em cần chú ý các chú thích sau: 2,3,5,6,10,12. 	 
? Văn bản thuộc thể loại gì?
?Dựa vào việc đọc văn bản, em có thể cho biết kí là thể văn ntn không? 
 Kí: ghi chép lại những việc diễn tả về người thật, việc thật, trung thành với hiện thực.
 Người viết kí phải đem đến cho người đọc bức tranh chân thực ngoài đời thường qua cách cảm nhận riêng. Bởi vậy khi những cảnh, những người xung quanh khi có ánh sáng nghệ thuật soi vào trở nên sinh động lạ thường. “Cô Tô” là 1 trường hợp như vậy.
 Kí là một loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút.
?Bài kí này T/g sử dụng PTBĐ nào?
 Hs trả lời 
?Văn bản này có thể chia thành mấy phần?
Nội dung của từng phần? 
 Hs trả lời 
- Từ đầu  mùa sóng ở đây: ->Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Tiếp  là là nhịp cánh”: ->Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
- Còn lại: ->Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô.
GV:Chuyển ý
GV:Với sự quan sát độc đáo và kì lạ của nhà văn Nguyễn Tuân sau khi trận bão đi qua, toàn cảnh Cô Tô hiện ra ntn chúng ta chuyển mục II.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả 
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987)
- Quê: Hà Nội. 
- Ông là cây bút tài hoa, ở ông có sự hiểu biết phong phú về nhiều mặt, nổi tiếng về thể tùy bút và kí.
2.Tác phẩm 
a. Xuất xứ
- Tháng 4 /1976 nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
- Văn bản trích: phần cuối của bài kí “ Cô Tô”.
b. Đọc
c.Từ khó: (sgk)
d.Thể loại .
- Thể loại: Kí. 
e.PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm, tự sự.
g.Bố cục:
- 3 phần.
Điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản 
- Mục tiêu: Nắm được nội dung phần đầu văn bản
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, thuyết trình....
- Kĩ thuật: động não, những mảnh ghép, công đoạn
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung 
HS nhắc lại nd chính của đoạn 1.
HS trả lời 
GV: Đây là bức tranh miêu tả quang cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Vậy Nguyễn Tuân quan sát ntn chúng ta tìm hiểu mục 1. 
HS quan sát đoạn văn 1 và cho biết .
? Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được ghi lại vào thời điểm nào?
GV: Ghi cụ thể thời gian là đặc điểm của thể kí.
? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau cơn bão để tả cảnh Cô Tô?
Đây là khoảnh khắc bình yên và cũng là quan niệm nghệ thuật của tác giả. Ông không chọn thời điểm trước hay trong cơn bão mà ở đây là sau khi cơn bão đi qua bởi ông luôn thích sự độc đáo, khác người.
? Để miêu tả cảnh Cô Tô tác giả đã chọn vị trí quan sát nào?
? Vị trí này có gì thuận lợi?
-Điểm nhìn cao vời vợi, không gian bao la, giúp tác giả có cái nhìn bao quát toàn cảnh Cô Tô.
*Lưu ý khi viết văn miêu tả: 
Khi miêu tả thì điểm nhìn, điểm quan sát rất quan trọng.
? Vẻ đẹp Cô Tô được khái quát qua câu văn nào?
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” 
? Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả sự trong trẻo, sáng sủa của Cô Tô?
Hình ảnh
Từ ngữ miêu tả
1.Bầu trời
bao giờ cũng trong sáng như vậy
2. Cây cối 
thêm xanh mượt
3. Nước biển
lam biếc, đặm đà hơn
4. Cát 
vàng giòn hơn nữa
5. Cá
càng thêm nặng
GV: Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta nhận thấy sự đổ nát, tàn phá của nó. Riêng ở bài kí này, qua sự cảm nhận của nhà văn, ta lại không thấy điều đó. Thậm chí, cảnh vật lại hiện lên một sắc thái mới, tinh khôi, quang đãng như vừa được gột rửa, thay áo mới. Tất cả như báo hiệu “trời yên biển lặng”.
 Không chỉ cảnh đẹp mà cá cũng nhiều hơn “lưới càng nặng thêm những mẻ cá giã đôi”.Trong dân gian có câu: “mưa đền cây”, sau những ngày nắng đốt, bỗng có trận mưa rào khiến cây cối hồi sinh và dường như trong bài kí này, ta thấy trời đã “đền” cho con người những mẻ cá nặng. Cô Tô có cả vẻ đẹp vật chất lẫn tinh thần.
 Cần chú ý câu văn “Từ khi có Vịnh Bắc Bộ..trong sáng như vậy” tác giả muốn ta lưu ý rằng cái “trong trẻo, sáng sủa” không phải là điều đặc biệt mà vẫn thường thế. Nó gắn liền với con người, đẹp thêm nhờ sự có mặt của con người, khẳng định sự hồi sinh sau bão. Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả.
? Vì sao tác giả tả nước biển lại dùng từ “đặm đà” mà không phải “đậm đà”?
GV: Nếu dùng từ “đậm đà” thì chúng ta mới chỉ thấy được cái vẻ đẹp của nước biển bằng thị giác. Còn dùng từ “đặm đà” thì ta còn cảm nhận được bằng vị giác. Hơn nữa tác giả dùng từ “đặm đà” sắc thái mạnh hơn làm người đọc ấn tượng nhiều hơn về nước biển. Ta thấy rất ít người dùng. Cho thấy rằng: vốn từ của Nguyễn Tuân rất phong phú và ông rất điêu luyện trong cách dùng từ ngữ.
? Qua những chi tiết, hình ảnh miêu tả Cô Tô sau cơn bão, em hãy tìm và chỉ ra những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn?
? Qua đó, các em nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
 Nguyễn Tuân là bậc thầy của việc sử dụng ngôn ngữ. Ông là nghệ sĩ tài hoa trong việc phát hiện và sáng tạo cái đẹp.Với kho từ vựng phong phú và khả năng tạo nên những câu văn có nhạc điệu. Ông đã tung ra hàng loạt những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Ông đã miêu tả sự vật đến tận cùng. Không 1 ai miêu tả cát “vàng giòn”, chỉ Nguyễn Tuân mới thế. Đó là nét độc đáo riêng của ông. -> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
? So sánh 2 cách nói sau:
Cho biết cách dùng từ của Nguyễn Tuân có hiệu quả gì hơn so với cách nói thông thường?
Cách viết 
thông thường
Cách viết của 
Nguyễn Tuân
Bầu trời trong sáng 
Bầu trời bao giờ cũng trong sáng như vậy
Cây cối xanh mượt
Cây cối lại thêm xanh mượt
Nước biển lam biếc, đậm đà hơn
Nước biển lại lam biếc, đặm đà hơn hết cả mọi khi
Cát vàng giòn
Cát lại vàng giòn hơn nữa
Lưới nặng
Lưới càng thêm nặng
- GV: Tổ hợp từ, phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự, từ chỉ ý so sánh, điệp ngữ, nghệ thuật tăng tiến để tô đậm ấn tượng về sức sống trường cửu của Cô Tô.
? Qua ngòi bút miêu tả của tác giả, em thấy bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão thế nào?
? Qua đó, em thấy tình cảm của tác giả đối với Cô Tô như thế nào?
GV: Tác giả thêm nặng lòng tình cảm với Cô Tô, gửi lòng đến con người Cô Tô “thăm hỏi sức khỏe chiến sĩ đồn biên phòng”, tác giả yêu mến Cô Tô “như bất kì người dân chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
Với niềm tin lạc quan, phơi phới khi đất nước vừa thống nhất, đang xây dựng CNXH, không chỉ cảnh đẹp mà ẩn sâu trong đó là tình cảm của tác giả.
 Chế Lan Viên đã nói: 
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
 Nghĩa là khi con người ta rời xa một miền đất nào đó thì mới cảm thấy yêu mến và có một tình cảm đặc biệt. Nhưng riêng Nguyễn Tuân, còn đang ở trên đảo Cô Tô mà đã thấy mình yêu mến Cô Tô đến vậy. Thế mới thấy Nguyễn Tuân là con người giàu tình cảm. 
 GV mở rộng: Đặc biệt các em thấy, tác giả sử dụng từ “mùa sóng” rất độc đáo. Mùa được sử dụng rất nhiều. Mùa là chỉ đặc điểm khí hậu. Mùa còn chỉ mùa vụ. Mùa còn chỉ mùa lễ hội, nay lại có thêm “mùa sóng”. Tác giả đã góp thêm cho kho từ vựng 1 từ nữa. 
Mùa sóng gắn liền với việc làm ăn của người dân chài. Chưa 1 ai phát hiện ra từ này, chỉ Nguyễn Tuân mới có.
THẢO LUẬN NHÓM CẶP ĐÔI: 2 PHÚT
? Qua ®o¹n v¨n trªn, em häc tËp được nh÷ng g× khi lµm v¨n miªu t¶?
- Chän vÞ trÝ quan s¸t thÝch hîp.
- Miªu t¶ theo mét tr×nh tù hîp lÝ.
- H×nh ¶nh chän läc.
- Sö dông nh÷ng tõ ng÷ ®Æc s¾c, cã tÝnh gîi t¶ cao.
- Miªu t¶ kÕt hîp víi nhËn xÐt, ®¸nh gi¸, béc lé c¶m xóc.
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô sau
 cơn bão.
- Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo - một ngày sau cơn bão. 
- Vị trí quan sát: nóc đồn biên phòng.
- Cảnh vật: trong trẻo, sáng sủa.
+Bầu trời: bao giờ cũng trong sáng như vậy.
+Cây cối : thêm xanh mượt.
+Nước biển: lam biếc, đặm đà hơn.
+Cát : vàng giòn hơn nữa.
+Cá: càng thêm nặng.
* Nghệ thuật:
+Hình ảnh chọn lọc
+Tính từ
+Ẩn dụ
+Từ ngữ địa phương
- Bức tranh toàn cảnh Cô Tô thật trong sáng, đẹp đẽ và đầy sức sống. 
- Tác giả thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Điều chỉnh, bổ sung:
......................................................................................................................................
3.3. Hoạt động luyện tập 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập có nội dung liên quan.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm: 
(Sử dụng phiếu học tập)
Câu 1: Văn bản "Cô Tô" được viết theo thể loại nào?
A. Kí
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D.Tản văn
Câu 2: Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với?
A. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ.
B. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
C. Mặt trời tròn như cái đĩa bạc từ từ tiến ra.
D. Mặt trời lên một vài con sào.
Câu 3: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô qua ngòi bút của tác giả hiện ra như thế nào?
A. Hoang sơ và thanh vắng.
B. Trong sáng và tươi đẹp.
C. Nên thơ và gần gũi.
D. Trù phú và đông đúc.
Câu 4: Văn bản "Cô Tô" viết về quần đảo thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An
B. Vũng Tàu
C. Quảng Ninh
D. Khánh Hoà
Câu 5: Câu văn nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí ?
A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
B. Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câu ngắn.
C. Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.
D. Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trung đại.
Câu 6: Trong văn bản "Cô Tô", tác giả miêu tả Cô Tô ở thời điểm nào?
A. Trước cơn bão.
B. Vào một ngày đẹp trời.
C. Sau cơn bão.
D. Vào một buổi sáng mùa hè.
Câu 7: Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?
A. Duyên dáng và mềm mại
B. Rực rỡ và tráng lệ
C. Dịu dàng và bình lặng
D. Hùng vĩ và lẫm liệt
Câu 8: Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào?
A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.
B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà, cát vàng giòn hơn nữa.
C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.
D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có dông bão.
- GV giao nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho HS hoạt động cá nhân.
- HS làm bài tập 
- Sau thời gian quy định GV thu lại phiếu học tập của 5-7 học sinh. 
- Gv chữa bài tập nhận xét và có thể chấm điểm.
III. Luyện tập
- HS làm bài tập 
Điều chỉnh, bổ sung:
................................................................................................................................3.4. Hoạt động vận dụng 
- Mục tiêu: Viết được 1 đoạn văn khỏang 7 đến 10 dòng tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay đồng bằng). 
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
? Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay đồng bằng) mà em đã từng được quan sát.
- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân ở nhà.
- HS vận dụng viết được 1 đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc.
3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
- Mục tiêu: Mở rộng kiến thức ngoài nội dung bài học.
- Phương pháp:Vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung 
? Em biết những tác phẩm nào khác của Nguyễn Tuân?
? Hãy sưu tầm những văn bản viết về vẻ đẹp thiên nhiên và so sánh với văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân?
- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân ở nhà.
Điều chỉnh, bổ sung:
......................................................................................................................................
4. Củng cố: (2 phút) Nhắc lại bố cục 3 phần 
5. Hướng dẫn học bài: (1 phút) 
- Chuẩn bị tiết tiếp theo bài Cô Tô

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_105_van_ban_co_to.doc