Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103: Văn bản "Cô Tô"

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

 2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.

- Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu tả.

- Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn bản.

3. Thái độ:

- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,.

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

 

doc 8 trang cucpham 20/07/2022 8040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103: Văn bản "Cô Tô"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103: Văn bản "Cô Tô"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103: Văn bản "Cô Tô"
Ngày soạn: 
Tuần: 27
Tiết theo PPCT: 103
Đọc hiểu:
CÔ TÔ
 - Nguyễn Tuân -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
 2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn bản.
3. Thái độ:
- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.
Tích hợp kĩ năng sống
- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước. 
- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo.
Tích hợp giáo dục đạo đức 
- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. 
- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân. 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... 
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
6A1
? Những bức hình khiến em nhớ đến vùng đất nào của tổ quốc mà trong chương trình Ngữ Văn 6 đã mang đến cho em?
- Đất mũi Cà Mau, Miền đất Quảng Nam
? Trên con tàu này sẽ đưa chúng ta đến thăm miền đất nào? Cô Tô.
Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá miền đất mới .........qua góc nhìn nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Nhóm 1: 
H: Nhập vai Nguyễn Tuân chia sẻ và giao lưu với các bạn.
G: Cho H đánh giá về khả năng nhập vai; thông tin mà bạn mang đến.
G: Chốt lại phần kiến thức về tác giả, tác phẩm sách giáo khoa.
I/ Giới thiệu chung 
1. Tác giả: 
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng với phong cách viết độc đáo, tài hoa.
Có sở trường về thể tùy bút và kí.
2. Tác phẩm:
Trích bài kí Cô Tô.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản 
Bài kí Cô Tô được tác giả ghi lại với tất cả niềm tin, yêu thích, tự hào và cảm phục.
? Theo em, văn bản này nên chọn giọng đọc thế nào cho phù hợp?
- HS phát biểu. 
- GV hướng dẫn hs đọc: 
+ Khi đọc cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liên mạch của từng câu, từng đoạn.
+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả.
+ Đọc với giọng vui tươi, hồ hởi.
G: Đọc mẫu Từ đầu -> 
? Đọc đoạn tiếp theo ?
- HS, GV nhận xét.
* GV chuyển ý: 
? Trong hệ thống chú thích em hãy chọn một chú thích thuộc từ loại danh từ để giải thích?
? Từ loại là tính từ để giải thích?
II/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Đọc, hiểu chú thích:
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
? Em biết gì về thể loại này?
Kí: Ghi chép, tái hiện sự việc, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
? Đoạn kí đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Bức tranh Cô Tô được tác giả miêu tả qua mấy cảnh?
( Bài văn có 3 phần, mỗi phần tập trung vào một cảnh thiên nhiên hoặc con người trên vùng đảo Cô Tô)
- Phần 1: Từ đầu -> mùa sóng ở đây( Cảnh Cô Tô sau cơn bão)
- Phần 2: tiếp -> là là mặt cánh( Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô)
- Phần 3: còn lại ( Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo)
2. Kết cấu- Bố cục: 
- Thể loại: kí
- PTBĐ: Miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm
- Bố cục: 3 phần
* HS theo dõi phần 1.
? Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được tác giả ghi lại vào thời điểm nào cụ thể?
GV: + Ghi cụ thể thời gian là đặc điểm của thể kí.
? Vào thời điểm đó Cô Tô có gì đặc biệt?
 + Sau khi cơn bão đi qua.
? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau cơn bão để tả cảnh Cô Tô? 
GV: Đây là một khoảnh khắc bình yên khi cơn bão đi qua. Tại sao tác lại chọn thời điểm này để tả về thiên nhiên Cô Tô, qua phần tìm hiểu tiếp theo ta sẽ lí giải điều này.
? Bức tranh toàn cảnh Cô Tô được quan sát từ điểm nhìn nào, điểm nhìn ấy có ưu thế gì? ( nóc đồn Cô Tô)
 GV: Điểm nhìn từ trên cao, không gian khoáng đạt, giúp tác giả có cái nhìn bao quát toàn cảnh Cô Tô.
( Tích hợp TLV: Khi miêu tả thì điểm nhìn, điểm quan sát rất quan trọng....)
? Từ điểm nhìn ấy tác giả đã quan sát được vẻ đẹp Cô Tô.
Phần chuẩn bị ở nhà:
Câu 1: Tác giả đã miêu tả cảnh sắc Cô Tô qua những hình ảnh, từ ngữ cụ thể nào?
Câu 2: Em có nhận xét gì về cách dùng từ, sử dụng biện pháp tu từ, lựa chọn chi tiết của tác giả ?
Câu 3: Từ đó em có cảm nhận gì cảnh sắc Cô Tô sau bão?
Cảnh sắc thiên nhiên
Nghệ thuật
* Các nhóm lần lượt trả lời
* GV nhận xét, đánh giá
? Qua những hình ảnh ( từ ngữ) .... nào tạo cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
- Bầu trời: trong trẻo, sáng sủa- cao, rộng, trong xanh...
- Xanh mướt: Xanh tươi tốt và giàu sức sống
- HS tự bộc lộ - GV khen ngợi, cho điểm
GV chốt: 
Chỉ với 4 câu văn, NT đã sử dụng một loạt các tính từ gợi tả một khung cảnh thiên nhiên của Cô Tô sau gày giông bão đã hiện lên một cách sinh động. Đó là một khung cảnh vừa tươi đẹp, vừa hứa hẹn một cuộc sống ấm no, yên vui của người dân trên đảo.
- Khi miêu tả về không gian và bầu trời trên đảo Cô Tô, NT đã sử dụng một loạt các từ đồng nghĩa: trong trẻo, sáng sủa,, trong sáng đi liền với nhau tạo nên sự cộng hưởng về nghĩa. Điều này giúp cho câu văn trở nên sinh động, giàu sức gợi, giúp ta hình dung một khung cảnh thiên nhiên với bầu trời cao hơn, rộng hơn, trong xanh hơn, k một chút vẩn đục, k một vệt mờ, k một áng mây...
- Cây trên núi đảo trong con mắt của Nguyễn Tuân lại thêm xanh mướt. Với từ xanh mướt NT vừa miêu tả được màu xanh của cây, vừa gợi lên được sức sống thấm đẫm trong từng cây lá đang vươn mình trỗi dậy sau giông bão. 
- Bên cạnh bầu trời trong sáng, núi đảo xanh mướt với cây cối tốt tươi thì nước biển mang một màu lam biếc, một màu sắc vừa xanh, vừa trong, vừa lóng lánh ánh biếc với những tia nắng chiếu xuống mặt nước. Dặc biệt với tính từ " đậm đà" NT đã gửi vào biển đảo một chút tình ấm áp, cái đậm đà của tình biển đã dành cho người dân Cô Tô bằng mẻ lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
- Phải là người có kĩ năng quan sát tinh tế, biết ngắm nhìn, biết cả lắng nghe thì mới có thể cảm nhận cát trên đảo mang màu sắc vàng giòn. Nếu ai đã từng một lần đi trên bãi biển bước những bước đi nhẹ trên cát vào một ngày nắng ráo và để ý lắng nghe, sẽ nghe rất rõ âm thanh phát ra từ những hạt cát va vào nhau, một âm thanh giòn tan nghe vui tai.
Từ vàng giòn vừa gợi ra màu sắc vừa gợi âm thanh.
GV: bên cạnh tính từ chỉ màu sắc tác giả còn sử dụng các từ ngữ chỉ mức độ ngày càng tăng, từ chỉ sự tiếp diễn tương tự đó là những từ nào? ( HS gạch chân các từ: thêm, hơn, càng, lại)
? Tác dụng của phụ từ tăng tiến đó?
- Nhấn mạnh và khẳng định vẻ đẹp Cô Tô 
? Qua những từ đó, em hình dung như thế nào về cảnh trước cơn bão và sau cơn bão?
HS: Cảnh trước cơn bão đã đẹp nhưng sau cơn bão, cảnh càng đẹp hơn
GV: đó chính là sự hồi sinh của sự sống trước sự hủy diệt của thiên nhiên. Thông thường khi một cơn bão đi qua, thiên nhiên như bắt đầu một sự sống mới... Tác giả khẳng định Cô Tô có vẻ đẹp không thể vùi lấp và rất giàu tiềm năng kinh tế...
? Qua lời văn miêu tả của Nguyễn Tuân, em hình dung ntn về bức tranh phong cảnh của Cô Tô sau trận bão?
- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên + Trong sáng tinh khôi
+ Sức sống mãnh liệt
+ Sự hồi sinh kì diệu
? Đứng trước một vùng biển đảo tươi đẹp như vậy, cảm xúc của tác giả đối với Cô Tô như thế nào? 
- Cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào được đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ này của ông?
 - Tình cảm gắn bó máu thịt như nơi chôn rau cắt rốn của mình.
? Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết gì về thực trạng Cô Tô hiện nay?
- K còn giữ được vẻ nguyên sơ như trước. Nhiều vùng biển đang bị ô nhiễm .
? Theo em lí do vì sao?
- Do ý thức của con người (vứt rác bừa bãi; chất thải công nghiệp;...)
? Em đã gặp thực trạng này bao giờ chưa?Và em đã làm gì?
Hạn chế vứt rác bừa bãi.
Nhặt rác bỏ vào nơi quy định....
G: Hiện nay để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nhân dân huyện đảo Cô Tô có những hành động thiết thực và bổ ích: gom rác thải về nơi qui định, tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ gìn Cô Tô xanh - sạch - đẹp. Là công dân nhỏ tuổi em hãy góp sức bằng những việc làm cụ thể để xây dựng môi trường quanh em và môi trường biển đảo trong lành, văn minh.
Bài tập tình huống:
? Hãy giới thiệu với du khách nước ngoài về hòn đảo Cô Tô xinh đẹp quê em?
Khách du lịch: Tôi là Peter, tôi đến từ Anh quốc.
 Tourists: I'm Peter, I'm from England. 
Thúy: Tôi là Thúy học sinh trường THCS Trưng Vương
Thuy: I am Thuy student of Trung Vuong secondary school
Khách du lịch: Tôi tới thăm Việt Nam với mong muốn tìm được miền đất du lịch thú vị. Bạn có vui lòng giúp tôi được không?
Tourists: I visited Vietnam with the desire to find an interesting tourist land.
Would you please help me?
Thúy: Tôi sẽ giới thiệu với anh về Cô Tô. 
Tour guide: I will introduce you to Co To.
Cô Tô là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đi từ Vân Đồn ra đảo Cô Tô mất khoảng 60 phút. Cô Tô sở hữu nhiều bãi biển đẹp: Tàu Đắm, Hồng Vàm, Vàn Chảy...và nhiều hòn đảo Cô Tô con xinh đẹp và đảo Thanh Lân.
Co To is an island district in Quang Ninh province. It takes about 60 minutes from Van Don to Co To Island. Co To owns many beautiful beaches: Tau Doi, Hong Vam, Van Chay ... and many beautiful Co To con islands and Thanh Lan island.
Khách du lịch: Thú vị thật! 
Tourists: Interesting!
Thuy:
Cô Tô không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc nguyên sơ hữu tình mà còn có nhiều loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao: cá hồng, cá song, bề bề, tôm, bào ngư...
Co To is not only famous for its pleasantly pristine scenery, but also many kinds of seafood with high economic value: red fish, grouper, surface fish, shrimp, abalone ...
Khách du lịch: Cảm ơn bạn! Tôi sẽ chọn Cô Tô là địa điểm sẽ đặt chân tới.
Tourists: Thank you! I will choose Co To as the destination.
Thuy: Hãy đến với Cô Tô tận hưởng và khám phá những khoảnh khắc tuyệt vời!
Come to Co To enjoy and discover great moments!
? Hãy cho biết bạn đã mang đến cho du khách những thông tin gì?
Cô Tô là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đi từ Vân Đồn ra đảo Cô Tô mất khoảng 60 phút. Cô Tô sở hữu nhiều bãi biển đẹp: Tàu Đắm, Hồng Vàm, Vàn Chảy...và nhiều hòn đảo Cô Tô con xinh đẹp và đảo Thanh Lân.
Cô Tô không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc nguyên sơ hữu tình mà còn có nhiều loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao: cá hồng, cá song, bề bề, tôm, bào ngư...
3. Phân tích
3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau trận bão:
- Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo - Cô Tô sau cơn bão. 
- Vị trí quan sát: Đứng trên nóc đồn.
- Nghệ thuật:
+ Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của vùng biển đảo.
+ Sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng, giàu sức gợi.
+ Biện pháp ẩn dụ.
-> Vẻ đẹp Cô Tô :
+ Trong sáng tinh khôi
+ Sức sống mãnh liệt
+ Sự hồi sinh kì diệu
=> Tác giả yêu mến, gắn bó máu thịt như nơi chôn rau cắt rốn của mình.
* Luyện tập:
H thuyết minh về Cô Tô
4. Củng cố: 
? Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em học tập được điều gì từ nhà văn NT trong cách miêu tả TN?
HS: + Biết chọn vị trí quan sát ( điểm nhìn)
 + Chọn lọc từ ngữ đặc sắc, gợi hình
 + Vốn sống, vốn từ ngữ phong phú
 + Lời văn giàu cảm xúc.
5. Hướng dẫn về nhà:
Viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu miêu tả cảnh mặt trời mọc. 
Yêu cầu: Hình thức và nội dung
G: Đây là hình ảnh trải nghiệm của cô vào năm 2017 khi ra thăm đảo Cô Tô. Bức hình ghi lại vào đúng 5h5' trên đảo. Vậy khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển em sẽ lựa chọn những chi tiết nào: Điểm nhìn, hình ảnh miêu tả, trình tự miêu tả, biện pháp tu từ...
Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau trận bão
Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo
E/ RÚT KINH NGHIỆM :
Chỉ với 4 câu văn, NT đã sử dụng một loạt các tính từ gợi tả một khung cảnh thiên nhiên của Cô Tô sau gày giông bão đã hiện lên một cách sinh động. Đó là một khung cảnh vừa tươi đẹp, vừa hứa hẹn một cuộc sống ấm no, yên vui của người dân trên đảo.
- Khi miêu tả về không gian và bầu trời trên đảo Cô Tô, NT đã sử dụng một loạt các từ đồng nghĩa: trong trẻo, sáng sủa,, trong sáng đi liền với nhau tạo nên sự cộng hưởng về nghĩa. Điều này giúp cho câu văn trở nên sinh động, giàu sức gợi, giúp ta hình dung một khung cảnh thiên nhiên với bầu trời cao hơn, rộng hơn, trong xanh hơn, k một chút vẩn đục, k một vệt mờ, k một áng mây...
- Cây trên núi đảo trong con mắt của Nguyễn Tuân lại thêm xanh mướt. Với từ xanh mướt NT vừa miêu tả được màu xanh của cây, vừa gợi lên được sức sống thấm đẫm trong từng cây lá đang vươn mình trỗi dậy sau giông bão. 
- Bên cạnh bầu trời trong sáng, núi đảo xanh mướt với cây cối tốt tươi thì nước biển mang một màu lam biếc, một màu sắc vừa xanh, vừa trong, vừa lóng lánh ánh biếc với những tia nắng chiếu xuống mặt nước. Dặc biệt với tính từ " đậm đà" NT đã gửi vào biển đảo một chút tình ấm áp, cái đậm đà của tình biển đã dành cho người dân Cô Tô bằng mẻ lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
- Phải là người có kĩ năng quan sát tinh tế, biết ngắm nhìn, biết cả lắng nghe thì mới có thể cảm nhận cát trên đảo mang màu sắc vàng giòn. Nếu ai đã từng một lần đi trên bãi biển bước những bước đi nhẹ trên cát vào một ngày nắng ráo và để ý lắng nghe, sẽ nghe rất rõ âm thanh phát ra từ những hạt cát va vào nhau, một âm thanh giòn tan nghe vui tai.
Từ vàng giòn vừa gợi ra màu sắc vừa gợi âm thanh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_103_van_ban_co_to.doc