Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- HS xác định được chủ đề của truyện.

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo

- HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về truyện TG

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

docx 343 trang cucpham 27/07/2022 7600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2
Bài 6. CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: ..
Số tiết: 13 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; nhận biết được chủ đề của VB.
- Nhận biết được VB thông tin thuật lại một sự kiện và cách triển khai VB theo trật tự thời gian.
- Hiểu được công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp).
- Bước đẩu biết viết VB thông tin thuật lại một sự kiện.
- Kể được một truyến thuyết.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản trong bài học.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện và phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất: 
- Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c) Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi: Em đã từng đọc hoặc nghe kể về người anh hùng nổi tiếng nào trong các câu chuyện kể của nước ta chưa? Đó là ai? Hãy kể lại chiến công tiêu biểu của họ?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV dẫn dắt: Trong bài 6, chúng ta sẽ cùng được đọc về một số người anh hùng đã đi vào lịch sử cùng những truyền thuyết hào hùng. Họ là những nhân vật anh hùng huyền thoại – những “tượng đài” mang sức mạnh và ý chí của tập thể được lưu giữ trong kí ức cộng đồng qua nhiều thế hệ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những khái quát chủ đề bài học.
HS có thể kể tên: Thánh Gióng, Lê Lợi, Sơn Tinh.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: Em hiểu những người anh hùng là những người như thế nào?
HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv chuẩn kiến thức:
Những người anh hùng trong truyền thuyết phản ánh ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng. Đó là biểu tượng đại diệ của cộng đồng chứ không phải người anh hùng cá nhân. Nhân vật người anh hùng chính là sản phẩm từ kí ức của cộng đồng. Vì thế nên nhân vật người anh hùng và truyền thuyết về người anh hùng kết hợp cả yếu tố thực (hình bóng của sự thật lịch sử, sự vật, hiện tượng) và yếu tố hư ảo (hoang đường, kì ảo).
1. Giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về truyền thuyết, kể tên các truyện truyền thuýet đã đọc.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc phàn Tri thức ngữ văn trong SGK
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Nêu định nghĩa về truyện truyền thuyết
+ Các yếu tố của TT có đặc điểm gì: nhân vật chính, cốt truyện, lời kể yếu tố kì ảo.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bổ sung:
Truyền thuyết
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên
quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.
Một số yếu tố của truyền thuyết
Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tinh chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục.
Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.
Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tinh xác thực của câu chuyện.
Yếu tố kỉ ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ờ tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Chọn 1 truyền thuyết yêu thích và liên hệ với tri thức ngữ văn vừa đọc: 
Tóm tắt cốt truyện
Xác định nhân vật chính
Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo sử dụng trong truyện
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:Theo em, tại sao truyện truyền thuyết lại có các yếu tố kì ảo, hoang đường?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
VĂN BẢN 1. THÁNH GIÓNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- HS xác định được chủ đề của truyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo
- HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất: 
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về truyện TG
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi: 
1. Đối với em, ai là người anh hùng? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ?
2. Thiết kế giới thiệu ngắn gọn về một người anh hùng và trình bày trước lớp:
+ Tên:
+ Phẩm chất:
+ Chiến công:.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV dẫn dắt: Người anh hùng là những người được ngưỡng mộ vì những phẩm chất cao cả h ... h hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh...Truyên xây dựng yếu tố kỳ ảo: Thánh Gióng sinh ra khác thường, lớn nhanh như thổi, giặc đến biến thành tráng sĩ cao lớn, ngựa sắt phun được lửa, nhổ tre ven đường đánh giặc, Gióng bay lên trời,...
Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.
Cổ tích (Cây  khế)
Chuyện kể về nhân vật bất hạnh, nghèo khổ nhưng có đức hạnh (nhân vật người em). Câu chuyện sử dụng yếu tố kỳ ảo con chim thần để nói lên niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. 
Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy? Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.
Văn bản nghị luận (Xem người ta kìa!)
Văn bản bàn về vấn đề cái riêng biệt trong mỗi con người là điều đáng trân trọng, cần phải được phát huy, hòa nhập ttrong cái chung của tập thể. Để có sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng lý lẽ (Học hỏi theo sự hoàn hảo của người nhưng thế giới là muôn màu muôn vẻ, cần có những điều riêng biệt để đóng góp cho tập thể những cái của chính mình?), dẫn chứng (ngoại hình, tính cách các bạn trong lớp không ai giống ai,...)
Câu nói "Xem người ta kìa" ở cuối bài văn chính là một lời khích lệ, động viên chính bản thân mình. Người khác đã hay, đã thú vị theo cách của họ, vậy tại sao mình không đặc biệt theo cách của chính mình. 
Văn bản thông tin (Trái đất - cái nôi của sự sống)
Văn bản có sapo dưới nhan đề, có 5 đề mục, 2 ảnh. Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân kêt quả
Đoạn văn cuối của văn bản đặt ra câu hỏi Tình trạng Trái đất hiện ra sao? Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là kết quả của sự tàn phá do con người làm nên. Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ chính là vấn đề cấp thiết được đặt ra, cần sự chung tay của toàn nhân loại. 
Hoạt động 2: Ôn tập các kiểu bài văn đã học
a. Mục tiêu: Nắm được mục đích, yêu cầu, các bước thực hiện bài viết đã học.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập số 2/ trang 108 và liệt kê vào bảng.
- Gv đặt câu hỏi: Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua. Cho biết mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10 có gì giống và khác nhau.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: HS kẻ bảng và trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
II. Các kiểu bài viết đã học
- Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm.
- Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
Các kiểu bài viết
Mục đích
Yêu cầu
Các bước cơ bản thực hiện bài viết
Đề tài cụ thể
Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ
Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện. Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện. Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. Có thể bỏ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng. Chọn lời kể phù hợp. Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý
Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám
Cần có sự nhất quán về ngôi kể. Kiểm tra sự nhất quán, hợp lý đối với các chi tiết được sáng tạo thêm.
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm
Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng đối với một vấn đề đang được xã hội quan tâm
Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc
Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý
Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề xử lý rác thải nhựa
Những khía cạnh cần bàn luận phải thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ nét
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diện ra
Đúng với thể thức của một biên bản thông thường
Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận
Viết biên bản cuộc họp Đại hội chi đoàn của lớp em
Kiểm tra chính xác thể thức 
Hoạt động 3: Ôn tập các kiểu bài văn đã học
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức tiếng việt đã học và vận dụng vào bài tập
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập số 3/ trang 108
- Gv đặt câu hỏi gợi dẫn, HS tìm hiểu về công dụng:
+ Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và tác dụng của các biện pháp tu từ, em có thấy thuận lợi hơn khi đọc cấc tác phẩm thơ, truyện không? 
+ Nắm được vị trí, chức năng của trạng ngữ, khi tạo câu, em có thấy dễ dàng hơn trong việc nêu các thông tin về thời gian, địa điểm, điều kiện? 
+ Hiểu biết về tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong biểu đạt có giúp em tiến bộ hơn khi viết các kiểu bài?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
III. Kiến thức tiếng Việt
Công dụng của dấu châm phẩy
Cách lựa chọn từ ngữ trong câu
Trạng ngữ
Đặc điểm và các loại văn bản
Từ mượn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? 
3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? 
4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn 5-7 câu, có sử dụng trạng ngữ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS luyện nói với chủ đề được viết, đặt ra từ bài tập trên.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp 
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx