Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

II. TRỌNG TÂM :

1.Kiến thức.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2.Kĩ năng :

 - Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

 - Phân tích được các nhân vật trong đoạn trích.

 - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm nhường, biết tôn trọng người khác.

- Giao tiếp, phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ :

- Yêu thích truyện Tô Hoài.

- Biết bảo vệ môi trường sống xung quanh: thiên nhiên cây cỏ và những loài côn trùng.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

*Các năng lực chung

 - Năng lực tự học

 - Năng lực giải quyết vấn đề

 -Năng lực sáng tạo

 - Năng lực giao tiếp

 - Năng lực hợp tác

*Các năng lực riêng

-Năng lực giao tiếp cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm.

5. Các mục tiêu khác: Lồng ghép yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

III.CHUẨN BỊ

1. Thầy: - Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án, BGĐT

 - Tài liệu về tác giả và tác phẩm.

 - Tranh ảnh chân dung nhà văn Tô Hoài.

2. Trò:

- Chuẩn bị soạn bài theo hướng dẫn.

 

doc 281 trang cucpham 7560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2
Tuần 20
Tiết 73,74
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 - Tô Hoài-
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
II. TRỌNG TÂM :
1.Kiến thức. 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2.Kĩ năng :
 - Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
 - Phân tích được các nhân vật trong đoạn trích.
 - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: 
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm nhường, biết tôn trọng người khác.
- Giao tiếp, phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
3. Thái độ :
- Yêu thích truyện Tô Hoài.
- Biết bảo vệ môi trường sống xung quanh: thiên nhiên cây cỏ và những loài côn trùng. 
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
*Các năng lực chung
 - Năng lực tự học
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 -Năng lực sáng tạo
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực hợp tác
*Các năng lực riêng
-Năng lực giao tiếp cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm.
5. Các mục tiêu khác: Lồng ghép yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
III.CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án, BGĐT
 - Tài liệu về tác giả và tác phẩm. 
 - Tranh ảnh chân dung nhà văn Tô Hoài.
2. Trò: 
- Chuẩn bị soạn bài theo hướng dẫn.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
Bước I. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ, ... 
Bước II. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sách vở bài soạn của HS, nhận xét rút kinh nghiệm
Bước III. Tổ chức dạy học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
* Kỹ thuật : Động não.
* Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết cho đề tài trẻ em, một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một trong những tác giả như thế.
- Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941). Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào, bài học đường đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì hai này?
- Hs nghe và ghi tên bài
Tiết 73,74:
Bài học đường đời đầu tiên
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu: 
+ Học sinh nắm được các giá trị của văn bản.
+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác...
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, chia sẻ và năng lực cảm thụ tác phẩm truyện .... 
* Phương pháp: Đọc diễn cảm, thuyết trình, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 25- 28’.
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào.Theo em văn bản này nên đọc như thế nào cho phù hợp? 
GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng, giọng đầy kiêu hãnh khi miêu tả về vẻ đẹp của Dế Mèn. Đoạn trêu chị Cốc đọc với giọng hách dịch, khi kể về cái chết của chị Cốc đọc với giọng buồn, hối hận.
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi h/s đọc tiếp.
- Nhận xét bạn đọc bài? 
- Em hãy kể tóm tắt đoạn trích theo các sự việc chính?
 - Em nhận xét phần kể tóm tắt của bạn? 
? Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần.
- Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà và những hiểu biết của em, hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Tô Hoài? 
GV: Bút danh Tô Hoài: Để kỉ niệm và ghi nhớ về quê hương của ông: sông Tô Lịch và huyện Hoài Đức
- Em hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? 
- HS trả lời cá nhân.
 - Cá nhân HS nêu cách đọc văn bản.
- Đọc văn bản
- HS nghe và theo dõi vào sgk. 
- Cá nhân HS nhận xét bạn đọc bài.
+ Các sự việc chính:
 - Miêu tả Dế Mèn: 
 - Tả hình dáng. Tả hành động thói quen. 
- Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Dế Mèn coi thường Dế Choắt. Dế Mèn trêuchị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. 
- Phần 1: Từ đầu -> thiên hạ: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
- Phần 2: Còn lại.
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- HS giới thiệu đôi nét về nhà văn Tô Hoài. 
- HS nêu vị trí của đoạn trích.
Trích chương I của “ Dế Mèn phiêu lưu kí”
 - In lần đầu năm 1941 có 3 chương, hoàn thành năm 1954 với 10 chương
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc – bố cục.
 a) Đọc- Kể tóm tắt.
 + Các sự việc chính:
 - Miêu tả Dế Mèn: 
 - Tả hình dáng. Tả hành động thói quen. 
- Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Dế Mèn coi thường Dế Choắt. Dế Mèn trêuchị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. 
b. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu -> thiên hạ: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
- Phần 2: Còn lại.
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
2. Chú thích 
a. Tác giả:
- Tên thật: Nguyễn Sen
- Sinh năm: 1920
 - Quê: Hà Nội. 
- Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất thành công như: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy, Vợ chồng A Phủ...
 b. Tác phẩm: Trích chương I của “ Dế Mèn phiêu lưu kí”
 - In lần đầu năm 1941 có 3 chương, hoàn thành năm 1954 với 10 chương.
GV bổ sung: "Dế Mèn phiêu lưu kí" là một tác phẩm nổi tiếng đầu tay của nhà văn Tô Hoài được sáng tác khi ông 21 tuổi dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ vùng bưởi quê ông. Tác phẩm có 10 chương. Chương đầu kể về lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Hai chương tiếp theo kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con đem đi chọi nhau với các con dế khác. Dế Mèn trốn thoát. Trên đường về nhà gặp chị Nhà Trò bị sa vào lưới bọn Nhện độc ác. Dế Mèn đã đánh tan bọn Nhện cứu thoát chị Nhà Trò yếu ớt. Bẩy chương còn lại kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. - Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được tặng bằng khen của Hội đồng Hoà bình thế giới.
-Tổ chức cho hs thực hiện KT “ hỏi chuyên gia” để giải thích từ khó ( 2`)
- HS chơi trò chơi “ hỏi chuyên gia”
->phát triển năng lực giao tiếp
c. Từ khó: 
II. HD Tìm hiểu văn bản
* GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm(3') các vấn đề sau.
 - Nhân vật chính trong truyện là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu rõ tác dụng của ngôi kể?
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Nhân vật chính: Dế Mèn.
- Ngôi kể: Thứ nhất. 
? Trong đoạn văn bản vừa đọc, tác giả đã giới thiệu Dế Mèn với người đọc qua những khía cạnh nào?
? Mở đầu văn bản, nhà văn Tô Hoài đã giới thiệu như thế nào về hình dáng của Dế Mèn?
* GV giao cho HS làm việc theo nhóm (2').
? Dựa vào văn bản, em hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, trình tự miêu tả của tác giả về nhân vật Dế Mèn? 
? Quan sát vào các chi tiết trong đoạn văn miêu tả đã làm hiện lên hình ảnh một chàng dế như thế nào trong tưởng tượng của em? 
GV: Các em thấy nhà văn Tô Hoài vừa miêu tả những đặc điểm chung, vừa miêu tả những nét riêng của nhân vật, vừa miêu tả hình dáng đường nét màu sắc, vừa miêu tả hành động của nhân vật. 
? Tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã cư xử với mọi người như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
? Qua các chi tiết ấy đã bộc lộ tính cách gì của Dế Mèn? Vì sao Dế Mèn lại có thái độ như vậy?
? Dế Mèn lấy làm "hãnh diện với bà con" về vẻ đẹp của mình. Theo em Dế Mèn có quyền "hãnh diện" như thế không?
GV: Đằng sau các từ ngữ, hình ảnh ta thấy hiện ra những nét tính cách nổi bật của Dế Mèn có cả những nét đẹp lẫn nét chưa tốt trong nhận thức và hành động của một chàng dế thanh niên trước ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành. Nhà văn Tô Hoài đã chọn được những chi tiết thật đắt để bộc lộ rõ tính cách nhân vật. Kiểu bài miêu tả các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong các tiết học sau.
? Tính cách đó gợi em liên tưởng tới lứa tuổi nào? Thông qua nhân vật Dế Mèn, em tự rút ra cho mình bài học gì? 
GV : Đây là một đoạn văn mẫu mực về miêu tả loài vật. Ông đã sử dụng các từ ngữ có sự lựa chọn chính xác, đặc sắc. Phải chăng cái tài của Tô Hoài là qua việc miêu tả ngoại hình còn bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật.
? Qua đoạn truyện giúp em hiểu gì về nhà văn Tô Hoài?
 ( Hết tiết 1)
II. Tìm hiểu văn bản
- HS thảo luận nhóm (3'). Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS làm việc theo nhóm bàn (2'). Đại diện một vài nhóm báo cáo, một vài nhóm bổ sung nhận xét. 
- Hs nhận xét về nghệ thuật
- HS quan sát trả lời.
- Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng....
- Đạp phanh phách, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.
=>Sử dụng nhiều tính từ, động từ mạnh, biện pháp nghệ thuật nhân hoá, trí tưởng tượng phong phú.
=> Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.
- Đi đứng oai vệ, cà khịa với bà con hàng xóm, quát mấy chị cào cào, ghẹo mấy anh gọng vó ...
+ Các tính từ chỉ tính cách.
+ Vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba.
- Hs tự bộc lộ
+ Có, vì đó là tình cảm chính đáng.
+ Không, vì nó tạo thành thói tự kiêu, có hại cho Dế Mèn sau này.
- Hs nghe
- HS tự do phát biểu
+ Không nên hung hăng hống hách, coi thường kẻ khác.
- Hs nêu cảm nghĩ
+ Ông có tài quan sát tinh tế, óc nhận xét sắc sảo, hóm hỉnh và có một tình yêu sự sống.
+ Ông là nhà văn của thiếu nhi. Ông đã thành công khi dựng lên cả một thế giới loài vật trong trắng, ngây thơ, ngộ nghĩnh khao khát và say mê lý tưởng rất phù hợp với tâm lí tuổi thơ.
II. Phân tích
1. Hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
+ Hình dáng. 
+ Tính cách.
-> Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn; gắn liền miêu tả hình dáng với hành động.
=>Sử dụng nhiều tính từ, động từ mạnh, biện pháp nghệ thuật nhân hoá,  ... G CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
- Trao đổi với các bạn để tìm thêm các công dụng khác của dấu hỏi chấm.
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
....
Bước IV: Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà 
1.Bài cũ :
-Học bài và thực hiện bài tập c¸ch lµm mét v¨n b¶n đề nghị ,báo cáo ?
2.Bài mới :Soạn bài Chương trình địa phương
*************************************
Tuần 36
Tiết 137
NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN:
Tìm hiểu danh lam thắng cảnh Hải Phòng
ĐỌC THÊM: văn bản Động Phong Nha
 ( Trần Hoàng)
A- NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN:
Tìm hiểu danh lam thắng cảnh Hải Phòng
I-KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1-Kiến thức
Thấy được sự độc đáo,phong phú của khu danh thắng-du lịch ở biển Đồ Sơn trên các phương diện văn hóa,kiến trúc cảnh quan môi trường và du lịch.
-Mở rộng thêm sự hiểu biết về danh lam thắng cảnh Hải Phòng,tăng thêm lòng tự hào về vẻ đẹp truyền thống quê hương.
2-Kĩ năng:
-Liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu... về đối tượng thuyết minh, cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương
3-Thái độ
- Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh quê hương nâng cao lòng yêu quê hương đất nước .
- Yêu quý và có ý thức giữ gìn , phát huy những nét độc đáo trong truyền thống ẩm thực quê hương
II-CHUẨN BỊ
 - Thầy: tìm hiểu tư liệu, tham quan khu di tích và danh lam thắng cảnh Đồ Sơn 
 - Trò: tìm hiểu tư liệu, tham quan khu di tích và danh lam thắng cảnh Đồ Sơn viết bài giới thiệu khoảng 300 từ.
III. . Tổ chức dạy và học 
 B1.Ổn định lớp
 B2. Kiểm tra bài cũ
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học
 B3. Bài mới
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Thời gian: 2 phút
- P. pháp: vấn đáp, thuyết trình
? ở quê hương hiện nay có những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử nào?
- Hs kể tên một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương: Núi Voi, bãi biển Đồ Sơn, Đền chùa Nhân Lí...
 + Gv. Để giúp các em có những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương, chúng ta cùng tìm hiểu tiết học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
?Em đã học những văn bản nào giới thiệu những danh lam thắng cảnh di tích lịch sử ,hoặc vấn để bảo vệ gìn giữ môi trường trong SGK Ngữ văn 6?
?kể tên những danh lam thắng cảnh ở địa phương?
?Hãy nêu nội dung của văn bản
?Bài viết đã sử dụng phương thức nào để giới thiệu thắng cảnh du lịch Đồ Sơn?
?Bài viết đã có những nhận xét nào của riêng tác giả về nước biển,sóng biển và nắng Đồ Sơn?
?Ngoài bài viết này,em hãy trình bày những hiểu biết thêm của em về Đồ Sơn?
+ Gọi một số HS đại diện cho tổ trình bày bài ở trước lớp 
+ Hs khác lắng nghe, nhận xét kiến thức, ngôn ngữ, kĩ năng trình bày, có thể bổ sung thêm tư liệu, số liệu cho bạn.
+ GV nhận xét, góp ý, cho điểm những bài viết hay có sự đầu tư, tìm hiểu, số liệu chính xác, ngôn ngữ hấp dẫn...
+ Gv cho Hs đọc tham khảo một số bài thuyết minh hay về di tích, thắng cảnh ở địa phương: bài viết Quần đảo Cát Bà, Giới thiệu về đền chùa Nhân Lí...
? Sau tiết học này em nhận thức thêm được điều gì về quê hương?
 + Gv chốt lại kiến thức, kĩ năng trình bài bài giới thiệu về di tích, thắng cảnh, rút kinh nghiệm về cách sưu tầm tư liệu, viết bài...
-HS nêu
-HS kể tên
-Hs đọc văn bản
-HS tìm hiểu văn bản trả lời
-HS tự tìm trong văn bản
-Trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà ,hs trình bày
-HS nhận xét góp ý.
+ HS trình bày bài viết trước lớp
+ Nhận xét kĩ năng trình bày trước lớp về kiến thức, ngôn ngữ, tác phong...
+ Hs đọc thêm một số bài viết TM về di tích, thắng cảnh ở địa phương
-> Quê hương có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp -> yêu quý, tự hào, cần bảo vệ, giữ gìn
I--Những bài văn giới thiệu về những danh lam thắng cảnh di tích lịch sử ,hoặc vấn để bảo vệ gìn giữ môi trường trong SGK Ngữ văn 6?
-Danh lam thắng cảnh: 
+ Cô Tô
+ Động Phong Nha
-Di tích lịch sử:
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
-Bảo vệ môi trường:
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
II-Tìm hiểu danh lam thắng cảnh hải Phòng
*Tìm hiểu văn bản “Đồ Sơn,điểm du lịch bốn mùa”
-Nội dung: 
+Khu danh lam thắng cảnh-du lịch Đồ Sơn gắn với nhiều truyền thuyết độc đáo,là khu danh thắng có giá trị nhiều mặt của HP và cả nước.
+Khu danh thắng là một tổng thể kiến trúc hài hòa độc đáo giãu nhiên nhiên và tạo vật ,giãu kinh tế và văn hóa,giãu truyền thống và hiện đại.
*Giới thiệu Đồ Sơn
1. Vị trí địa lý.
- Đồ sơn là một bán đảo nhỏ, có chiều dài 22,5 km, cách thành phố Hải Phòng 20km về phía Đông Nam.
- Với vị trí như vậy, đây là nơi lý tưởng để nghỉ cuối tuần, bởi đi bằng phương tiện nào cũng được.
- Bờ biển chạy hình cánh cung với hàng cây bạch đàn và đồi thông quanh năm che mát.
- Bán đảo Đồ Sơn như đầu rồng, hướng ra hòn ngọc quý( đảo Hòn Dáu). Rồng uốn khúc ngâm mình tắm biển, đuôi nổi lên phía đảo xa ( Đảo Bạch Long Vĩ).
2. Các di tích lịch sử quý giá...
- Đồ Sơn có vị trí quân sự đặc biệt lợi hại, thời nào cũng là tiền tiêu
- Các dấu tích lịch sử cũng cho thấy các vua Trần đã sử dụng Đồ Sơn làm căn cứ quân sự.
- Năm 1741, Nguyễn Hữu Cầu lãnh tụ khởi nghĩa nông dân TK XVIII cũng chọn Đồ Sơn làm căn cứ hải quân. Tục chọi trâu( mồng 9-8) gắn với lề hội Thuỷ thần, một nghi lễ mà Nguyễn Hữu cầu tổ chức duyệt thuỷ quân.
- Thời chống Mĩ: Cầu tầu không số điểm xuất phát của Đường mòn HCM trên biển anh hùng. 
3. Đồ Sơn khu nghỉ mát hấp dẫn khách du lịch.
- Ngay khi chiếm được HP người Pháp đã xây dựng Đồ Sơn thành nơi nghỉ mát cho họ và giới thượng lưu VN. Nổi tiếng là khách sạn Vạn Hoa, biệt thự bảo Đại nằm trên đồi Vung.
- Các địa điểm du lịch hấp dẫn: Ngoài các địa điểm trên Đồ Sơn còn cuối hút khách du lịch bởi đên Ngọc Sơn, suối Rồng, các khách sạn nhà hàng ở khu bãi I, II,III, chợ tôm cá. Đặc biệt là bến Nghiêng ở bãi II với những chuyến phà nhanh đưa khách tư Đôg Sơn đi Hòn Dáu, Vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà.
- Hàng năm cứ vào những ngày hè, Đồ Sơn nhộn nhịp khách du lịch đến từ các nơi trên TG.
- Khách tứ phương còn đến vào dịp lễ hội chọi trâu truyền thống với các vòng đấu loại diễn ra trong suốt tháng 6 âm lịch và các trận trung kết vào mồng 9- 8 âm lịch.
III-Luyện tập
 --------------------------------------------------
Tuần 37
Tiết 138,139
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
--------------------------------------------------
Tuần 37
Tiết 140
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
hướng dẫn học tập trong hè
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Nắm được ưu, nhược điểm trong bài của mình, từ nội dung đến hình thức, để từ đó thêm một lần nữa củng cố hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng chủ yếu được học trong chương trình lớp 6.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết phân tích ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình cũng như bài viết của người khác. Từ đó rút kinh nghiệm vào bài viết của mình.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần học tập, học hỏi lẫn nhau. Tinh thần phấn đấu vươn lên "Thắng không kiêu, bại không nản"
II. Chuẩn bị : 
 G: Đề bài, đáp án, bài mẫu.
H: Xem lại bài kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HĐ1:Tạo tâm thế
- Mục tiêu: gây sự chú ý cho H
- Phương pháp: thuyết trình
- Thời gian: 2 phút
 HĐ-G
 HĐ-H
* G : . Giới thiệu bài.
 Biết được những ưu điểm trong bài viết của mình để phát huy, hiểu được vì sao bài của mình còn có khuyết điểm để tìm cách sửa chữa đó chính là mục tiêu của tiết trả bài này. Để đạt đươc mục đích đó, các em phải tự giác, nghiêm túc học tập thì mới có kết quả cao trong bài viết lần sau.
- H lắng nghe và có thể tự ghi tên bài
HĐ2,3,4: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: H nắm được những ưu nhược điểm trong bài của mình
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp
Kĩ thuật: động não, ghép
Thời gian:30 phút
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Kiến thức cần đạt
G: Đưa lại đề bài trên máy chiếu.
H: Đọc lại đề bài và đưa ra đáp án phần trắc nghiệm.
G: Nhận xét và sửa chữa bài cho H.
? Phần tự luận đề bài yêu cầu điều gì?
Làm rõ được mối quan hệ giữa học và hành.
? Xác định thể loại?
G: Lập luận giải thích và chứng minh.
G: Hướng dẫn H làm bài sơ lược (phần đáp án)
Nhận xét chung.
* Ưu điểm:
- Đa số các em nắm được nội dung, làm được phần trắc nghiệm và phần tự luận.
+ Phần tự luận: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ.
+ Bài viết đã biết vận dụng yếu tố biểu cảm và tự sự vào bài miêu tả 
* Nhược điểm:
- Một số phần trắc nghiệm làm còn sai nhiều. Phân biệt chưa chính xác câu phủ định và ý nghĩa của câu phủ định.
- Một số bài phần tự luận chưa rõ bố cục 3 phần. 
--> Bài viết chung chung, sơ sài.
--> Lỗi chính tả, lỗi diễn đạt còn mắc nhiều.
Chữa lỗi.
G: Đưa đáp án đúng.
H: Đối chiếu bài làm của mình --> Chữa phần làm sai, làm thiếu.
G: Treo bảng phụ 1 số lỗi sai cơ bản trong một đoạn văn:
- Dùng từ còn chưa đúng
-Xcá định cấu tạo ngữ pháp của câu sai
- Sai lỗi chính tả.
- Sai về bố cục của bài văn.
Đoạn văn mắc lỗi:
 G: Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai về nội dung và hình thức.Nhận xét và bổ sung.
Chữa đoạn văn mắc lỗi:
 Hướng dẫn đọc bài khá, giỏi.
G chọn 1- 2 bài khá, giỏi của học sinh cho đọc trước lớp để học sinh học tập.(Huyền, Nga)
- H tái hiện lại đề bài.
- H xác định đáp án
- Xác định thể loại cho bài nghị luận.
- Nghe nhận xét bài làm.
- H lên bảng xác định các lỗi sai và chữa.
H: Quan sát và chữa lỗi trên bảng. Nhận xét.
H: Lắng nghe để học tập.
I. Đề bài.
1. Trắc nghiệm.
2. Tự luận.
II. Nhận xét.
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
III. Chữa lỗi.
- Chính tả
- Diễn đạt
- Đặt câu
- Dùng từ
.......
IV. Đọc bài khá, giỏi.
* Kết quả: 6A6
Điểm
1
2
3
4
TS
%
5
6
7
8
9
10
TS
%
Số bài
IV. Hướng dẫn học sinh ôn tập trong hè:
Luyện viết chữ đúng mẫu, mỗi ngày một bài tối thiểu 10 dòng, ghi rõ ngày tháng và thứ tự bài.
Ôn kiến thức về từ loại, các biện pháp tu từ, các kiểu câu đã học.
Luyện viết đoạn văn có các yêu cầu Tiếng Việt:
Viết bài văn hoàn chỉnh:
 ĐềI. Kể một kỉ niệm trong năm học vừa qua mà em nhớ nhất.
 Đề II. Viết một bài văn tả cảnh thiên nhiên mà em quan sát được trong dịp hè.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc