Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Thể loại Ký
Nội dung chủ yếu bài học:
- Những thông tin về về cuộc đời, sự nghiệp, các tác phẩm chính của tác giả Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Những thông tin về xuất xứ, đề tài, chủ đề tác phẩm Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
- Nội dung tác phẩm Người lái đò sông Đà:
+ Hình tượng nhân vật sông Đà: Nhân vật sông Đà in đậm bản ngã văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân. Sông Đà mang hai tính cách hung bạo và trữ tình.
+ Hình tượng người lái đò sông Đà: người anh hùng trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc; con người tài hoa nghệ sĩ trong cuộc sống thường nhật.
+ Nghệ thuật viết kí của Nguyễn Tuân: Tác phẩm thuộc thể loại tuỳ bút pha bút kí, có kết cấu kinh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hoá và nghệ thuật trong tác phẩm, thể hiện bút pháp hài hoà hiện thực với lãng mạn, phong cách “ngông” của Nguyễn Tuân.
- Nội dung tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
+ Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn địa lí: Ở thượng nguồn, sông Hương mang trong mình vẻ đẹp dữ dội, hoang sơ; lúc đến đồng bằng, sông Hương dịu dàng và yên ả; khi sông Hương liên tục đổi dòng, giống như người con gái đang băn khoăn kiếm tìm đường về với người yêu đó là thành phố Huế. Khi sông Hương phát hiện ra thành phố Huế của mình, cô gái ấy chợt dâng đầy cảm xúc tươi vui, yên tâm; giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm giống như sự say đắm của đôi lứa trong tình yêu nồng nàn; khi sông Hương trôi đi, cái dáng uốn cong ôm lấy thành phố Huế được tác giả hình dung như sự lưu luyến nghẹn ngào vì phải chia ly của lứa đôi.
+ Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn lịch sử: sông Hương hóa thân từ vẻ dịu dàng, trầm tư để trở thành chủ nhân, chứng nhân của xứ Huế anh hùng từ thời cổ đại, qua trung đại, đến hiện đại
+ Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn văn hóa: Sông Hương - dòng sông âm nhạc: Từ âm thanh của dòng sông đã hình thành những làn điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế và rồi cũng chính trên dòng sông ấy, những câu hò Huế vang lên mênh mang, xao xuyến ; Sông Hương - dòng sông thi ca: những vần thơ của Tản Đà về Huế, của Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan với những vần thơ hùng tráng.
+ Về nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện ở chất trí tuệ của một cái tôi uyên bác: Viết về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt: văn hóa, lịch sử, địa lí, văn học nghệ thuật Nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn về dòng sông Hương và thiên nhiên, con người Huế. Bên cạnh đó, nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn được thể hiện ở chất thơ của một ngòi bút tài hoa: Viết về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng những hình ảnh đẹp từ độ nhòe mờ của hình tượng, biện pháp so sánh, điểm xuyết ca dao, lời thơ của thi sĩ trung đại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Thể loại Ký
KẾ HOẠCH BÀI HỌC DẠY HỌC THỂ LOẠI KÝ (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12) Giáo viên: Trường: E-mail: Môn học : Ngữ văn Lớp : 12 Thời gian: 4 tiết Chủ đề bài học: Đi tìm vẻ đẹp của dòng sông Mục tiêu bài học/ Mục tiêu chung: Sau khi học xong thể loại kí, học sinh có được những kiến thức cơ bản về thể loại kí, phân tích được vẻ đẹp của sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà, vẻ đẹp của sông Hương từ các góc độ địa lí, văn hóa, lịch sử. Bên cạnh đó, học sinh có được các kĩ năng, năng lực chuyên biệt như ngôn ngữ, cảm thụ văn học; kĩ năng, năng lực chung như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình, CNTT. Mục tiêu cụ thể: Sau khi học xong thể loại kí, học sinh cần đạt được các mục tiêu: Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm và những đặc trưng cơ bản của thể loại kí - Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản - Trình bày được những nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật của tác giả 2) Về kỹ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại kí - Kĩ năng phân tích văn bản văn học - Rèn luyện và phát triển được các năng lực, kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và năng lực sử dụng CNTT 3) Thái độ: Từ nền tảng kiến thức và kỹ năng có được, hình thành thái độ yêu quý và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam, cảm phục tài năng sáng tạo, uyên bác của nhà văn. Nội dung chủ yếu bài học: - Những thông tin về về cuộc đời, sự nghiệp, các tác phẩm chính của tác giả Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Những thông tin về xuất xứ, đề tài, chủ đề tác phẩm Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?. - Nội dung tác phẩm Người lái đò sông Đà: + Hình tượng nhân vật sông Đà: Nhân vật sông Đà in đậm bản ngã văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân. Sông Đà mang hai tính cách hung bạo và trữ tình. + Hình tượng người lái đò sông Đà: người anh hùng trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc; con người tài hoa nghệ sĩ trong cuộc sống thường nhật. + Nghệ thuật viết kí của Nguyễn Tuân: Tác phẩm thuộc thể loại tuỳ bút pha bút kí, có kết cấu kinh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hoá và nghệ thuật trong tác phẩm, thể hiện bút pháp hài hoà hiện thực với lãng mạn, phong cách “ngông” của Nguyễn Tuân. - Nội dung tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? + Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn địa lí: Ở thượng nguồn, sông Hương mang trong mình vẻ đẹp dữ dội, hoang sơ; lúc đến đồng bằng, sông Hương dịu dàng và yên ả; khi sông Hương liên tục đổi dòng, giống như người con gái đang băn khoăn kiếm tìm đường về với người yêu đó là thành phố Huế. Khi sông Hương phát hiện ra thành phố Huế của mình, cô gái ấy chợt dâng đầy cảm xúc tươi vui, yên tâm; giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm giống như sự say đắm của đôi lứa trong tình yêu nồng nàn; khi sông Hương trôi đi, cái dáng uốn cong ôm lấy thành phố Huế được tác giả hình dung như sự lưu luyến nghẹn ngào vì phải chia ly của lứa đôi. + Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn lịch sử: sông Hương hóa thân từ vẻ dịu dàng, trầm tư để trở thành chủ nhân, chứng nhân của xứ Huế anh hùng từ thời cổ đại, qua trung đại, đến hiện đại + Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn văn hóa: Sông Hương - dòng sông âm nhạc: Từ âm thanh của dòng sông đã hình thành những làn điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế và rồi cũng chính trên dòng sông ấy, những câu hò Huế vang lên mênh mang, xao xuyến; Sông Hương - dòng sông thi ca: những vần thơ của Tản Đà về Huế, của Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan với những vần thơ hùng tráng. + Về nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện ở chất trí tuệ của một cái tôi uyên bác: Viết về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt: văn hóa, lịch sử, địa lí, văn học nghệ thuật Nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn về dòng sông Hương và thiên nhiên, con người Huế. Bên cạnh đó, nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn được thể hiện ở chất thơ của một ngòi bút tài hoa: Viết về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng những hình ảnh đẹp từ độ nhòe mờ của hình tượng, biện pháp so sánh, điểm xuyết ca dao, lời thơ của thi sĩ trung đại. Mục tiêu về công nghệ: Sau khi học xong thể loại kí (Sách giáo khoa Ngữ văn 12) có ứng dụng phần mềm Storymap: - Về kiến thức: học sinh nêu được cách sử dụng phần mềm Storymap trong dạy học tác phẩm thể loại kí. - Về kỹ năng: học sinh vận dụng để thiết kế một bài thuyết trình trên phần mềm Storymap, sử dụng được các công cụ tìm kiếm, các nguồn tài nguyên trên Internet. Yêu cầu về công nghệ: - Phần mềm Storymap để thiết kế bài học theo nội dung tác phẩm Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?. - Google để tìm kiếm hình ảnh, thông tin liên quan đến tác phẩm Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?. - Youtube để tìm kiếm các video liên quan đến tác phẩm Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?. - Internet/Wifi để kết nối sử dụng phần mềm Storymap và các công cụ tìm kiếm Các nguồn tài nguyên khác/ Tài nguyên: - Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Sách tham khảo - Websize: Wikipedia, Tapchisonghuong.com.vn - Bản đồ du lịch thành phố Huế, Google Map Kĩ năng về công nghệ cần có: - Giáo viên: cần có kĩ năng sử dụng phần mềm Storymap để thiết kế bài học (các kĩ năng chèn ảnh, video, âm thanh, tạo bản đồ, đánh dấu địa điểm trên bản đồ, sử dụng hiệu ứng...). Ngoài ra, giáo viên cần sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm thông tin như Google, Youtube, Ask, WolFram, Alpha - Học sinh: sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm thông tin như Google, Youtube, Ask, WolFram Alpha. Ngoài ra sử dụng các trang mạng xã hội để thảo luận, trao đổi thông tin như Facebook, Zalo, Instagram, Skyper... Kế hoạch triển khai bài học: * Giáo viên chia lớp thành năm nhóm và phân công nhiệm vụ học tập. Giáo viên cung cấp đường link bài học và yêu cầu học sinh truy cập vào đường link để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, học sinh sẽ tìm hiểu văn bản ở nhà qua các công cụ tìm kiếm như Facebook, Youtube, Google. HS lựa chọn hình thức trình bày sản phẩm của nhóm theo các hình thức sáng tạo như hướng dẫn viên du lịch, phỏng vấn, đóng kịch, chuyên gia, - Phân công nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp link Storymap và yêu cầu cả lớp truy cập vào đường link, xem và hoàn thành các nhiệm vụ sau: https://www.arcgis.com/apps/Cascade/index.html?appid=e2ae5597236c43e4a89025ea25ac85c3 + Nhóm 1 nghiên cứu về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà: Dựa vào các bản đồ về sông Đà trên Storymap, lí giải tại sao nhà thơ Nguyễn Quang Bích lại viết về sông Đà: “Chúng thuỷ giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”. Sưu tầm những thông tin, hình ảnh, câu chuyện về sông Đà ngày nay. + Nhóm 2 nghiên cứu về hình tượng người lái đò sông Đà: Vẽ lại chân dung người lái đò theo trí tưởng tượng Lí giải tại sao ông lái đò lại được coi là “chất vàng mười Tây Bắc”. + Nhóm 3 nghiên cứu về vẻ đẹp sông Hương ở góc nhìn địa lí: Kể tên những địa danh mà sông Hương chảy qua trên địa bàn thành phố Huế được đánh dấu trên bản đồ Sưu tầm những thông tin, hình ảnh, video về các địa danh sông Hương chảy qua Lí giải tại sao dòng chảy của sông Hương có sự thay đổi khi đi qua các địa hình đồi núi, đồng bằng, biển (ở thượng nguồn sông Hương chảy xiết, khi đi qua thành phố dòng sông chảy êm đềm). + Nhóm 4 nghiên cứu về vẻ đẹp sông Hương ở góc nhìn lịch sử Tìm những thông tin, câu chuyện về lịch sử sông Hương Sưu tầm những hình ảnh, video về lịch sử sông Hương Chỉ ra những địa điểm được chọn để phản công trong chiến dịch Mậu thân năm 1968 tại Huế trên bản đồ Storymap và thuyết trình về chiếc lược chuẩn bị cho trận Mậu Thân năm 1968. Sưu tầm những hình ảnh Huế, sông Hương bị tàn phá trong trận chiến đó. + Nhóm 5 nghiên cứu về vẻ đẹp sông Hương ở góc nhìn văn hóa Sưu tầm những hình ảnh, video giới thiệu về văn hóa đặc sắc của Huế gắn với sông Hương (thi ca và âm nhạc) Tìm những biện pháp để bảo tồn giá trị văn hóa tại Huế * Triển khai hoạt động dạy học: + Khởi động: Giáo viên mở bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên” để cả lớp lắng nghe, tạo không khí và hứng thú học tập. + Hình thành kiến thức: Ở phần này, năm nhóm sẽ trình bày kết quả chuẩn bị trước ở nhà. Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, nhận xét và bổ sung. Sau đó, giáo viên nhận xét, đánh giá, bình giảng một số chi tiết quan trọng. Giáo viên nêu vấn đề chung cho cả lớp thảo luận: So sánh nghệ thuật viết kí của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Năm nhóm trưng bày sản phẩm thảo luận đã thiết kế (có thể sử dụng sơ đồ tư duy, các phần mềm trình chiếu...) và thuyết minh. Giáo viên khái quát và chốt kiến thức thông qua bản đồ trình chiếu trên Storymap Cascade để học sinh có thể ghi nhớ và hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học + Luyện tập, vận dụng: Giáo viên cho HS làm các câu hỏi trắc nghiệm trên Storymap Cascade để củng cố kiến thức đã học. + Mở rộng, nâng cao: Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Storymap để thiết kế bài học và yêu cầu học sinh thiết kế một bài thuyết trình về vẻ đẹp của sông Hương và sông Đà trên Storymap. Hoạt động trọng tâm của học sinh/ Hoạt động: Học sinh sau khi tìm hiểu bài học trên phần mềm Storymap sẽ trình bày kết quả hoạt động theo năm nhóm: Nhóm 1 nghiên cứu về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà: trong vai nhà nghiên cứu địa lí, lí giải về dòng chảy đặc biệt của sông Đà; giới thiệu những hình ảnh, video về sông Đà hiện nay. Nhóm 2 nghiên cứu về hình tượng người lái đò sông Đà: trong vai người hoạ sĩ, vẽ lại chân dung ông lái đò trên sông Đà, dựa trên đoạn văn phân tích người lái đò trong văn bản, kiến thức địa lí, lịch sử.phân tích những yếu tố tạo nên hình tượng người lái đò “người anh hùng- người nghệ sĩ tài hoa- chất vàng mười của Tây Bắc”. Nhóm 3 tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn địa lí: trong vai những hướng dẫn viên du lịch sẽ giới thiệu về những đặc điểm thiên nhiên, địa lí của sông Hương thông qua hoạt động thuyết minh về những địa danh mà sông Hương đã chạy qua trên Storymap Cascade và lí giải vì sao dòng chảy của sông Hương lại có sự thay đổi (dữ dội, êm đềm,) từ thượng nguồn đến đồng bằng trên địa bàn thành phố Huế. Nhóm 4 tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn văn hóa: trong vai một phóng viên, phỏng vấn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường để tìm hiểu về vẻ đẹp của sông Hương gắn với văn hóa Huế (thi ca và âm nhạc), đề xuất biện pháp để bảo tồn những giá trị văn hóa Huế. Nhóm 5 tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn lịch sử: trong vai Tổng tư lệnh chỉ huy chiến dịch Mậu Thân năm 1968 tái hiện lại những chiến lược để vận chuyển vũ khí, đạn, dược, lương thực tiếp tế; đưa ra chiến lược phản công chiếm đóng các căn cứ trọng điểm, tiêu diệt kẻ thù. Hoạt động mở rộng/ Hoạt động: - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Storymap theo các bước (truy cập trang web, tạo tài khoản, chọn mẫu bản đồ, hướng dẫn xây dựng bản đồ, cách tải ảnh, video, đường link, bản đồ vào Storymap,) - Học sinh tự thiết kế một Storymap theo yêu cầu sau: chọn một trong các loại bản đồ (Map tour; Map Journal; Cascade; Map series; Shortlist; Swipe/ Spyglass; Basic) so sánh vẻ đẹp tương đồng của sông Đà và sông Hương Gợi ý: - Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước. - Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội - Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình - Cả hai dòng sông đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác Học sinh sẽ làm theo năm nhóm, sau khi hoàn thành sản phẩm thiết lập chế độ công khai cho bản đồ và chia sẻ lên Facebook để các nhóm khác xem vào tham khảo. Kiểm tra - Đánh giá học sinh/ - Đánh giá kết quả của học sinh: 1. Về kiến thức: - Kiến thức về thể loại: đặc trưng thể loại kí - Kiến thức về văn bản: tri thức về tác giả, tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, bố cục,), bút pháp nghệ thuật của tác giả sử dụng trong văn bản. - Kiến thức liên ngành: Lịch sử, văn hóa, công nghệ, giáo dục công dân. 2. Về hoạt động làm việc nhóm - Hình thức trình bày kết quả làm việc nhóm - Nội dung sản phẩm nhóm 3. Kĩ năng sử dụng công nghệ - Kĩ năng sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin trực tuyến để thực hiện các mục tiêu bài học - Kĩ năng sử dụng phần mềm Storymap - Tự đánh giá của GV: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN SAU TIẾT DẠY Họ và tên người dạy:................... Ngày sinh:. .................. Lớp dạy: Môn... .................. Bài dạy:. .................. Ngày dạy:.. .................. Ưu điểm .................... ..................... .................... Nhược điểm .................... .................... .................... Các biện pháp cải tiến .................... ....................
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_12_bai_the_loai_ky.docx