Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Chí khí anh hùng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hạnh

I. Mục tiêu cần đạt

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

 Quan điểm, tư tưởng về người anh hùng của Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Từ Hải.

 Những nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả người anh hùng qua đoạn trích.

2. Kĩ năng:

 Cách đọc diễn cảm trong thơ lục bát ( Truyện Kiều)

 Đọc hiểu đoạn trích tác phẩm văn học trung đại

 Phân tích hình tượng nhân vật

3. Thái độ

 Sống có lí tưởng, có mơ ước.

 Trọng sự công bằng, biết đấu tranh vì sự công bằng.

4. Định hướng năng lực hình thành

Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV

– SGK, Kế hoạch dạy học (word và powerpoint); Máy tính, máy chiếu,

– Phiếu học tập, Giấy A0, bút dạ, nam châm.

2. Chuẩn bị của HS

Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:

 Nhiệm vụ cá nhân: Xem lại tác phẩm Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du

 Nhiệm vụ nhóm: Tìm hiểu, báo cáo về:

- Nhóm 1: Phân vai, diễn lại đoạn Thúy Kiều chia tay Từ Hải (Gợi ý: Tóm tắt phần nội dung trước đoạn trích rồi mới dẫn vào đoạn trích; đầu tư trang phục; lời thoại = lời thơ + Sáng tạo thêm)

- Nhóm 2: Hoàn cảnh chia tay (Vẽ sơ đồ tư duy/ sử dụng powerpoint ).

- Nhóm 3: Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay (Vẽ sơ đồ tư duy/ sử dụng powerpoint ).

- Nhóm 4: Hình tượng người anh hùng Từ Hải qua: lời nói và hành động (Vẽ sơ đồ tư duy/ sử dụng powerpoint ).

 

docx 13 trang cucpham 3200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Chí khí anh hùng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Chí khí anh hùng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Chí khí anh hùng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hạnh
Giáo sinh: Nguyễn Thị Hạnh	Ngày dạy: 23/03/2019
GV Hướng dẫn: Hoàng Thị Ngọc An	Lớp: 10B10
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
Mục tiêu cần đạt
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Kiến thức:
Quan điểm, tư tưởng về người anh hùng của Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Từ Hải.
Những nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả người anh hùng qua đoạn trích.
Kĩ năng:
Cách đọc diễn cảm trong thơ lục bát ( Truyện Kiều)
Đọc hiểu đoạn trích tác phẩm văn học trung đại
Phân tích hình tượng nhân vật
Thái độ
Sống có lí tưởng, có mơ ước.
Trọng sự công bằng, biết đấu tranh vì sự công bằng.
Định hướng năng lực hình thành
Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV
– SGK, Kế hoạch dạy học (word và powerpoint); Máy tính, máy chiếu,
– Phiếu học tập, Giấy A0, bút dạ, nam châm.
2. Chuẩn bị của HS
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
Nhiệm vụ cá nhân: Xem lại tác phẩm Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du
Nhiệm vụ nhóm: Tìm hiểu, báo cáo về:
- Nhóm 1: Phân vai, diễn lại đoạn Thúy Kiều chia tay Từ Hải (Gợi ý: Tóm tắt phần nội dung trước đoạn trích rồi mới dẫn vào đoạn trích; đầu tư trang phục; lời thoại = lời thơ + Sáng tạo thêm)
- Nhóm 2: Hoàn cảnh chia tay (Vẽ sơ đồ tư duy/ sử dụng powerpoint).
- Nhóm 3: Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay (Vẽ sơ đồ tư duy/ sử dụng powerpoint).
- Nhóm 4: Hình tượng người anh hùng Từ Hải qua: lời nói và hành động (Vẽ sơ đồ tư duy/ sử dụng powerpoint).
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định lớp ( 2 phút)
Tìm hiểu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ ĐỌC
 ( 5 phút)
Vào bài: Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay, chia tay đột ngột với Kim Trọng khi mối tình chớm nở, chia tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, với dự cảm chẳng lành. Trong đoạn trích mà ngày hôm nay chúng ta học, tác giả đã tái hiện cảnh Kiều chia tay Từ Hải để chàng đi thực hiện nghiệp lớn nhưng tại sao lại đặt tên cho đoạn trích là “Chí khí anh hùng” mà không phải “Từ Hải chia tay Thúy Kiều”. Và để trả lời cho câu hỏi đó, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu đoạn trích “ Chí khí anh hùng” 
HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU TRI THỨC ĐỌC
( 5 phút)
GV: Gọi HS trình bày vị trí và nội dung đoạn trích (dựa trên sự chuẩn bị ở nhà).
HS: 1-2 HS trình bày, những HS còn lại gạch vào sách + ghi bài.
GV: nhận xét, chốt lại
I.Tìm hiểu chung
–         Vị trí đoạn trích: Câu 2213 – 2230 (Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ)
–         Nội dung khái quát: Cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải.
HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU
( 25 phút)
NV1: Đọc
HS: Nhóm 1 lên diễn lại cảnh chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải (đọc sáng tạo văn bản.)
GV: Nêu câu hỏi thảo luận:
- Đánh giá về giọng đọc của các bạn? Nếu là em, em sẽ làm như thế nào để chuyển tải nội dung đoạn trích và tính cách nhân vật? 
- Khái quát về tâm trạng của Từ Hải và Thuý Kiều trong cảnh chia tay?
- HS tham gia thảo luận, trả lời.
NV2: Hoàn thiện phiếu học tập 1
GV: yêu cầu HS trả lời nhanh phiếu học tập số 1: ( Tìm hiểu phần chú thích )
GV : Chốt lại phần giải thích
NV3: Giải thích nhan đề
GV: Em hãy giải thích nhan đề bài “Chí khi anh hùng”
HS: Trả lời
NV4: Phân chia bố cục
GV: Gọi HS lên chia bố cục văn bản và nêu nội dung chính.
GV: Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh chia tay của TK và TH thông qua phần trình bày của nhóm 2
HS: Nhóm 2 lên trình bày, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt
(Nửa năm có lẽ là khoảng thời gian ngắn ngủi đối với những cặp đôi yêu nhau, đặc biệt là khi họ rất khó khăn mới có thể đến được với nhau. Tuy nhiên, đối với Từ Hải thì đây là khoảng thời gian dài vì chàng là bậc trượng phu, chàng phải đi thực hiện “Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể- Chí làm trai-Nguyễn Công Trứ. Với những người như TH thì nửa năm là quá dài với họ và việc họ động lòng 4 phương là điều dễ hiểu. )
* Tìm hiểu thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay 
GV đưa ra tình huống: Em hãy đặt mình vào giây phút tiễn người thân lên đường thực hiện ước mơ, khao khát bấy lâu nay của mình. Em sẽ nói những gì và cảm xúc của em lúc đó ra sao? 
HS: ghi lại câu trả lời ra giấy
GV: Vừa rồi là những cảm xúc chân thật của các em khi chia tay người thân yêu của mình, tiễn người đó lên đường thực hiện hoài bão, ước mơ. Cùng trong hoàn cảnh như vậy, nàng Kiều sẽ có thái độ và lời nói như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhìn lên bảng để xem phần tìm hiểu của nhóm 3.
HS: Nhóm 3 lên thuyết trình về phần tìm hiểu của mình.
GV: Gọi 1 vài HS lên nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt ý
Bình thường, nếu đang sống 1 cuộc sống êm ấm, hạnh phúc mà tự nhiên người chồng của mình có ý định ra đi thì người vợ sẽ ngăn cản, nhưng vì TK là “tâm phúc tương tri”, là tri kỉ của TH, hiểu rõ tính khí của TH nên nàng không ngăn cản mà chỉ xin đi theo thôi, nàng thể hiện cái mong muốn được thực hiện cái đạo lễ của lễ giáo phong kiến là “tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”- TK ở đây là muốn xuất giá tòng phu, TK xin đi theo để nâng khăn sửa túi, để chia sẻ với TH. 
* Tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Từ Hải.
GV: Có câu: “Anh hùng khó qua ải mĩ nhân”, trước một người con gái tài sắc vẹn toàn, lại chân thành như Thúy Kiều, Từ Hải sẽ có những suy nghĩ, thái độ và lời nói như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua phần thuyết trình của nhóm 4 nhé! 
HS: 
- Đại diện nhóm 4 lên báo cáo phần tìm hiểu của mình: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải qua:
+ Lời nói của Từ Hải 
+Hành động, thái độ của Từ Hải
- Các nhóm ở dưới đánh giá sản phẩm và phần thuyết trình qua phiếu đánh giá.
GV: Nhận xét, chốt lại.
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng Từ Hải. 
GV: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải là gì ? 
 HS: Một số cá nhân lên trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý.
* Thái độ, quan niệm của Nguyễn Du
GV: Em thấy tác giả thể hiện thái độ và ước mơ gì qua nahan vật Từ Hải? 
 HS: Một số cá nhân lên trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập
GV chiếu sơ đồ bao gồm tên đoạn trích ở giữa, kèm theo 3 nhánh để trống: cách đọc diễn cảm – nghệ thuật- nội dung
GV yêu cầu HS xem lại kiến thức bài học, và hoàn thiện 3 nhánh sơ đồ như trên.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc- Chú thích
- Đọc văn bản và giải thích các từ khó 
- HS hình dung và tưởng tượng được không gian, khung cảnh chia lí
- HS nhận biết được tâm trạng của Thúy Kiều, Từ Hải trong hoàn cảnh đó
 - Lòng 4 phương: chí nguyện lập công danh, sự nghiệp.
 - Phận gái chữ tòng: tam tòng: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con.
- Tâm phúc tương tri: tâm – lòng, phúc – dạ: hiểu nhau sâu sắc.
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: Ý là đã đến lúc chim bằng bay lên cùng gió khơi, đến lúc Từ Hải lên đường lập nghiệp lớn.
2. Nhan đề
- Chí”: mục đích cao cần hướng tới.
- “Khí”: nghị lực để đạt tới mục đích.
è“Chí khí anh hùng” là: lí tưởng, mục đích cao và nghị lực lớn của người anh hùng.
3. Bố cục
- 4 câu đầu: Hoàn cảnh chia tay
- 12 câu tiếp: Cuộc đói thoại giữa TK và TH
- 2 câu cuối: TH lên đường
4. Phân tích
4.1. Hoàn cảnh chia tay
+ Nửa năm: thời gian chung sống-> ngắn ngủi. 
+ Hương lửa đương nồng: cuộc sống lứa đôi đang nồng nàn, hạnh phúc.
+ Thoắt động lòng bốn phương: nhanh chóng dứt bỏ cuộc sống êm ấm để lên đường. 
èThể hiện cuộc chia tay kiên quyết của Từ Hải
è Từ Hải là con người của khát vọng lớn, quyết chí lập thân không gì có thể ràng buộc, níu kéo.
4.2. Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay.
– Cuộc sống khi lưu lạc: đau khổ, tủi nhục >< cuộc sống với Từ Hải: hạnh phúc, viên mãn
- Thái độ, lời nói của Kiều khi Từ Hải lên đường: kiên quyết xin đi.
- Nguyên nhân: tuân theo quan niệm của lễ giáo phong kiến; tình yêu chân thành, sâu sắc lòng biết ơn với Từ Hải; nỗi ám ảnh về đoạn đời lưu lạc trước đó.
è  Khát khao tình yêu, hạnh phúc;  người vợ chung thuỷ, sắc son, xứng đáng là tri âm, tri kỉ với Từ Hải.
4.3. Hình tượng người anh hùng Từ Hải.
-Lời nói:
+ Lời trách: Tâm phúc tương trithường tình: Sự nghiệp và tình cảm rạch ròi.
(Ngay sau khi nghe Kiều xin đi theo, TH tỏ ý trách TK sao chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi nhưng cũng là để khuyên Kiều hãy mạnh mẽ lên, vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng. TH ý thức được sự hơn đời, hơn người của mình nên chàng muốn người vợ của mình cũng phải suy nghĩ hơn những người phụ nữ bình thường khác. Ngoài ra, qua câu nói này, ta thấy TH coi Kiều là người tri kỉ, nâng vị thế của Kiều – một kĩ nữ lầu xanh lên ngang tầm với mình – một anh hùng)
à Người anh hùng mạnh mẽ, người chồng chân thành, yêu thương
+ Lời hứa: 
/ Số từ: mười vạn à số nhiều
/ Động từ: dậy đất, rợp đường
è Viễn cảnh huy hoàng
/ Bằng nayvội gì: Nhìn nhận thực tế khó khăn đồng thời khẳng định dứt khoát thời gian trở về -một năm 
(Ngay sau câu nói tỏ ý trách móc, TH đưa ra 1 lời hứa chắc chắn với Kiều về sự trở về trong vinh quang, đặc biệt, sự nghiệp đó chỉ mất 1 năm là có thể đạt được thôi. Và thực sự là sau 1 năm thì TH đã trở về với TK, cùng với đó là một sơn hà khiến triều đình còn phải nể sợ)
è ý chí, bản lĩnh, sự tự tin 
+ Hành động, thái độ, tư thế:
+ Trông vời trời bể, gió mây bằng – dặm khơi: không gian rộng -> tư thế hiên ngang, sánh ngang tầm vũ trụ -> tâm hồn phóng khoáng, khát vọng phi thường.
+ Thanh gươm yên ngựa: tư thế của người anh hùng sẵn sàng xông pha chiến trường.
+ Lên đường thẳng rong, quyết lời, dứt áo ra đi -> các động từ mạnh: thái độ mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết -> quyết tâm lớn.
 (Khác với tâm trạng của người chinh phu trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn: “Nhủ rồi nhủ lại cầm tay, Bước đi một bước dây dây lại dừng.”. Thực ra cái sự lưu luyến, bịn rịn ấy là tâm lí bình thường của con người, nhưng đấy là đối với người bình thường, còn với Từ Hải, một người anh hùng, 1 đại trượng phu, quyết ra đi là “thẳng rong” – đi 1 mạch luôn và ra đi chỉ với con ngựa và thanh kiếm thôi)
è Từ Hải là người anh hùng đầy bản lĩnh, tự tin, quyết liệt; là người anh hùng của chính nghĩa, lẽ công bằng: coi trọng phẩm giá người, thuỷ chung.
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải
-Nghệ thuật: Tài năng xây dựng nhân vật của nhà thơ:
+ Miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng: trượng phu, mặt phi thường
+ Hình ảnh mang tính ước lệ: lòng bốn phương, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường; gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
+ Chủ yếu miêu tả bằng hành động và lời nói, ít đi vào nội tâm.
èTheo đúng chuẩn mực của văn học trung đại: dùng bút pháp lí tưởng hoá è Nâng cao tầm vóc của Từ Hải.
* Thái độ, quan niệm của Nguyễn Du
- Với Từ Hải: yêu quý, cảm phục è Thể hiện ước mơ về tự do, công lí qua nhân vật Từ Hải.
 (Nếu như trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải chỉ là một tên tướng cướp thì trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,Từ Hải chính là một người anh hùng thực sự. Như vậy thì ta thấy được ND rất yêu quý và cảm phục Từ Hải. Đặc biệt, hình tượng Từ Hải còn mang bóng dáng của người anh hùng nông dân khởi nghĩa trong thời kì đất nước nhiều sóng gió, nhân dân li tán loạn lạc. Do đó, qua nhân vật này, tác giả thể hiện niềm cảm thông với số phận của nhân dân- một tư tưởng tiến bộ và ước mong về tự do và công lí -> giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.)
III. Tổng kết 
- HS tổng kết lại kiến thức cơ bản về người anh hùng Từ Hải và quan niệm người anh hùng thời kì văn học TĐ
- HS rút ra cách đọc thơ diễn cảm 
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ VẬN DỤNG
( 5 phút)
Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng, mở rộng.
GV: Trình chiếu các câu hỏi để HS trả lời nhanh tại chỗ
1. Hình tượng người anh hùng Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả là: 
A.Hình tượng con người thực
B.Hình tượng con người vũ trụ
C.Hình tượng con người ước lệ,
D. Đáp án khác.
2. Người anh hùng theo quan niệm của Nguyễn Du
A.Có tài năng lớn
B. Có gia tài lớn
C. Có chí khí, khát vọng lớn.
D. Có tầm nhìn xa, trông rộng.
3. Bài học rút ra cho bản thân từ hình tượng Từ Hải ( 2-3 câu). (4 điểm)
BTVN: 
+ HS viết vẽ tranh hoặc bài thơ về cảm xúc trong phút chia tay người thân để thực hiện lí tưởng, ước mơ của bản thân
+ Viết một đoạn văn theo đề bài sau: Từ hình tượng Từ Hải và hình tượng của những người anh hùng thời phong kiến, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
- HS dựa vào kiến thức bài học để hoàn thiện các câu hỏi và làm bài tập
IV. Kiểm tra- Đánh giá
Trong quá trình học, những cá nhân tích cực và có kết quả thì cho điểm miệng. Đánh giá nhóm theo phiếu ở phần phụ lục
V. Đánh giá cải tiến
Phần tâm đắc
Tổ chức được các hoạt động học tập để thu hút học sinh;
Ứng dụng CNTT trong dạy học.
Những khó khăn và giải pháp
Khó khăn: Nhiều kiến thức cần truyền đạt trong thời gian ngắn;
Giải pháp: Kiểm soát thời gian và tập trung vào nội dung chính.
Phụ lục
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM
Tiêu chí
Mức đánh giá
1. Bố cục bài trình bày đầy đủ các nội dung: mở đầu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc
1
2
3
4
5
2. Có ví dụ minh họa cho mỗi luận điểm đưa ra
1
2
3
4
5
3. Khi trình bày ví dụ có phân tích ví dụ để làm rõ vấn đề cần minh họa
1
2
3
4
5
4. Chỉ ra các từ khóa của nội dung trình bày
1
2
3
4
5
5. Sơ đồ, hình vẽ khoa học, logic, sáng tạo, màu sắc bắt mắt
1
2
3
4
5
6. Sơ đồ, hình vẽ bao gồm các nội dung, vấn đề cần triển khai
1
2
3
4
5
7. Thuyết trình mạch lạc, âm lượng vừa đủ, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp, thu hút người nghe
1
2
3
4
5
8. Bài thuyết trình có sự tham gia của các thành viên trong nhóm.
1
2
3
4
5
9. Nhóm giải đáp được các thắc mắc của các bạn
1
2
3
4
5
10. Đánh giá chung về hiệu quả của bài thuyết trình.
1
2
3
4
5
Xác nhận của GV hướng dẫn 
 Hoàng Thị Ngọc An
Xác nhận của GV trường ĐHGD
Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2019
 Sinh viên TTSP
 Nguyễn Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_van_ban_chi_khi_anh_hung_nam_hoc_2019.docx
  • pptxK2. Chí khí anh hùng.pptx