Giáo án Ngữ văn Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 53-98
HĐ KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Kết nối - Đ1
b. Nội dung: HS sử dụng Máy chiếu, quan sát video, kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút để kể đúng những chiến công trên sông Bạch Đằng.
c. Sản phẩm: Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, năm 981, Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược, năm 1288, quân dân nước Đại Việt đánh tan quân Nguyên Mông.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
GV chiếu 1 video về chiến thắng 1288
- GV giao nhiệm vụ:
?đó là chiến công nào của dân tộc? kể thêm những chiến công khác trên sông Bạch Đằng?
?Ý nghĩa lịch sử của những trận chiến đó.
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HĐ: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
a.Mục tiêu: Đ1, Đ2.
b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, giấy A4.
Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí
GV cho Hs xem bức tranh di tích đền thờ Trương Hán Siêu trên núi Non nước nay thuộc thành phố Ninh Bình, Bảo tàng lịch sử tỉnh, khu di tích đền Trần (Nam Định) để tìm hiểu các hiện vật về chiến thắng trên sông Bạch Đằng
-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút, HĐ nhóm, bàn tay nặn bột để tìm hiểu các nội dung về tác giả, tác phẩm.
c. Sản phẩm:
1) Tác giả
- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.
2) Tác phẩm
- Thể loại : phú cổ thể.
- Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
- Thể loại phú.
- Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288).
- Bố cục một bài phú thường có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung
- Bố cục: 4 phần.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 theo CV5512 - Tiết 53-98
BỘ GIÁO ÁN KHỐI 10 – HỌC KÌ II Theo công văn 5512 BGDĐT tháng 12/2020 Tiết 52, 53 – KHDH. Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ: PHÚ VIỆT NAM THỜI KÌ TRUNG ĐẠI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ) Trương Hán Siêu I. Mức độ cần đạt a TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; nắm được hoàn cảnh sáng tác, nhận biết đề tài, bố cục, các hình tượng nhân vật... Đ1 2 Phân tích các giá trị nội dung và các đặc trưng cơ bản của thể phú và đặc sắc nghê thuật của bài phú Phú sông Bạch Đằng. Đ2 3 Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm Đ3 4 Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm Đ4 5 Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan. Tích hợp kiến thức về văn hóa và truyền thống lịch sử anh hùng của thời đại nhà Trần với những chiến công vang dội ở các bài thơ văn đã học như Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải, Hịch Tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn giúp Hs hiểu sâu sắc và có hệ thống về hào khí Đông A và nội dung yêu nước trong văn học trung đại. Đ5 6 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp N1 7 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi NG1 8 Biết cảm nhận, triển khai thành một bài viết (nghị luận văn học) về hình tượng nhân vật Khách, chủ nghĩa yêu nước. V1 Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề 9 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. TC-TH 10 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. GT- HT 11 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm 11 Niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; Lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam; YN 12 Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TN THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC TIẾN TRÌNH Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH Phương án kiểm tra đánh giá Hoạt động Mở đầu (10 phút) Kết nối -Đ1 Xem video về chiến thắng Bạch Đằng; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới Đàm thoại gợi mở GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS. Hoạt động Hình thành kiến thức (50 phút) Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT I. Tìm hiểu chung II. Đọc hiểu văn bản Hình tượng nhân vật khách Câu chuyện của các bô lão Suy ngẫm về nguyên nhân chiến thắng Lời ca của các bô lão và của khách. III. Tổng kết Đàm thoại gợi mở Kĩ thuật sơ đồ tư duy Kĩ thuật làm việc nhóm GV đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS. Hoạt động Luyện tập (15 phút) Đ3, Đ4, Đ5; YN, TCTH Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC Hoạt động Vận dụng (10 phút) Đ5; N1 YN Bài tập đọc hiểu về ngữ liệu bài phú. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS. Hoạt động Mở rộng (5 phút) V1, TC- TH + HS viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình tượng sông Bạch Đằng trong lịch sử. + Vẽ bản đồ tư duy bài học. Dạy học giải quyết vấn đề; Kĩ thuật phòng tranh Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. GV và HS đánh giá B.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HĐ KHỞI ĐỘNG a.Mục tiêu: Kết nối - Đ1 b. Nội dung: HS sử dụng Máy chiếu, quan sát video, kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút để kể đúng những chiến công trên sông Bạch Đằng. c. Sản phẩm: Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, năm 981, Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược, năm 1288, quân dân nước Đại Việt đánh tan quân Nguyên Mông. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS GV chiếu 1 video về chiến thắng 1288 - GV giao nhiệm vụ: ?đó là chiến công nào của dân tộc? kể thêm những chiến công khác trên sông Bạch Đằng? ?Ý nghĩa lịch sử của những trận chiến đó. - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HĐ: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. a.Mục tiêu: Đ1, Đ2. b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, giấy A4. Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí GV cho Hs xem bức tranh di tích đền thờ Trương Hán Siêu trên núi Non nước nay thuộc thành phố Ninh Bình, Bảo tàng lịch sử tỉnh, khu di tích đền Trần (Nam Định) để tìm hiểu các hiện vật về chiến thắng trên sông Bạch Đằng -Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút, HĐ nhóm, bàn tay nặn bột để tìm hiểu các nội dung về tác giả, tác phẩm. c. Sản phẩm: 1) Tác giả - Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. 2) Tác phẩm - Thể loại : phú cổ thể. - Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. - Thể loại phú. - Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288). - Bố cục một bài phú thường có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung - Bố cục: 4 phần. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS GV cho Hs xem bức tranh di tích đền thờ Trương Hán Siêu trên núi Non nước nay thuộc thành phố Ninh Bình, Bảo tàng lịch sử tỉnh, khu di tích đền Trần (Nam Định) để tìm hiểu các hiện vật về chiến thắng trên sông Bạch Đằng * CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Giáo viên giao nhiệm vụ - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. NHIỆM VỤ CỤ THỂ: Nhóm 1: Thuyết minh những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu HS trả lời: - Trương Hán Siêu (? - 1354) - Người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (Ninh Bình). - Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm. Nhóm 2: Thuyết minh về vị trí địa lí và những chiến công gắn với địa danh sông Bạch Đằng GV chốt và nhắc lại kiến thức cơ bản. – Từ đặc điểm của thể phú cổ thể hãy phân chia bố cục của bài Phú sông Bạch Đằng HS tìm hiểu kiến thức lịch sử, áp dụng kĩ năng trình bày một vấn đề và nội dung văn thuyết minh để làm việc ở nhà theo nhóm, chuẩn bị thuyết minh trước lớp. - HS thảo luận khoảng 5 phút - Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét chéo. -HS suy nghĩ và trả lời cá nhân (HS Vận dụng kiến thức văn thuyết minh, lịch sử, địa lí để tìm hiểu vấn đề. Phát huy kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm ( Năng lực thu thập thông tin, Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra, Năng lực trao đổi, hợp tác) HĐ 2: Tìm hiểu về hình tượng nhân vật Khách. a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT b.Nội dung hoạt động: - HS sử dụng sgk, máy tính, giấy Ao để hoạt động nhóm tìm hiểu về nhân vật Khách. - Báo cáo sản phẩm. - Khái quát vấn đề c. Sản phẩm: Hình tượng nhân vật "khách" - "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Người thích ngao du sơn thủy ,muốn đến nhiều nơi ,muốn đi nhiều chỗ ,không phải chỉ ngao du sơn thủy mà còn tìm hiểu lịch sử dân tộc. - Tráng chí bốn phương của "khách" được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt). - Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc. Tâm trạng hoài niệm và nhớ tiếc anh hùng xưa ( Từ cảnh ước lệ → cảnh thực : của Đại Than ,Đông Triều .) +Vui trước cảnh vật vừa hoành tráng ,vĩ đại ,vừa thơ mộng "Bát ngát sóng kình muôn dặm”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...”, "bờ lau...”, "bến lách...”... + Tự hào trước những chiến tích quá khứ vẻ vang nhưng đau thương hiện về từng chi tiết - Khách – là sự phân thân của tác giả, tư thế ung dung, tâm hồn khoáng đạt. + Buồn đau nhớ tiếc vì chiến trường xưa oanh liệt nay trơ trọi hoang vu. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Cảm nhận ban đầu về sông Bạch Đằng - Trong Hoạt động: Em hãy đọc văn bản. - GV nhận xét ( Cách đọc diễn cảm ,cách ngắt nhịp, lưu ý đọc theo cảm xúc của từng đoạn). * GV tổ chức HĐ nhóm: -GV chia lớp thành 04 nhóm, phát phiếu học tập. -GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ Gv nhận xét và chốt ý Gv có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi để giúp làm sáng rõ vấn đề: 1. Nhân vật Khách – sự phân thân của tác giả Trương Hán Siêu lại tìm đến thiên nhiên với mục đích gì? 2. Các địa danh được nhân vật khách nhắc đến làm sao khách có thể đến trong một sớm một chiều được? Vậy những địa danh ấy có ý nghĩa như thế nào? Qua đó thấy được vẻ đẹp gì trong tâm hồn và tráng chí của nhân vật khách? 3. Bạch Đằng giang được cảm nhận với những sắc thái như thế nào? 4. – Cảm xúc của khách trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng: phấn khởi, tự hào hay buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đã lùi vào quá khứ? Lí giải? GV bình và chuyển ý: Cái thế giới mà nhân vật Khách tìm đến không phải là thiên nhiên tĩnh: một vầng trăng lạnh, một đám mây cao, một dòng sông vắng mà thiên nhiên ông tìm đến là một thế giới hải hồ rộng lớn. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú thực ra là sự chuẩn bị một không khí thích hợp cho người đọc trước khi bước vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử. -Hs hoàn thành phiếu học tập ở nhà và chuẩn bị bài thuyết trình theo nhóm Nhóm 1: Làm phiếu học tập số 1 Cử đại diện trình bày về nhân vật Khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Các thành viên trong nhóm bổ sung thêm Nhóm còn lại n ... ó lẽ cũng hư cấu từ những truyện loại ấy. Ở vùng Hà-đông cũng có lưu truyền nhiều mẩu chuyện về Liễu Hạnh, ví dụ một mẩu chuyện sau đây: Liễu Hạnh bị một pháp sư lừa bắt được bỏ vào một cái lọ nút kín, phía ngoài dán bùa rồi treo lên cây đa ở rừng vắng trên đường đi Vạn-phúc. Có hai vợ chồng đi bán dâu qua đó, nghe tiếng nói văng vẳng phát ra: - "Các con đến đây cứu mẹ, mẹ sẽ hậu tạ". Hai vợ chồng trước sợ hãi, nhưng sau đánh bạo trèo lên cây, đưa lọ xuống. Khi đập vỡ lọ thì thấy có một con bướm trắng bay ra, tự xưng là Liễu Hạnh, rồi biến mất. Ở nhà mình, pháp sư, do tín hiệu riêng, biết giờ chết đã đến vì Liễu Hạnh đã trốn thoát và sẽ báo thù. Bèn sai con đem tro sàng khắp nền nhà, đoạn tắm rửa sạch sẽ rồi lên giường nằm, đóng cửa lại, dặn vợ con đến giờ ngọ hãy mở ra. Khi vợ con mở cửa thì thấy pháp sư đã chết, trên nền nhà có dấu bàn chân đi lại chi chít, v.v.... HĐ LUYỆN TẬP: Mục tiêu: Đ4,N1 b.Nội dung: Làm BT 3 trong sgk địa phương. Bài viết đọc thêm: Văn học viết Nam Định từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX Những tài liệu còn lại đến ngày nay cho biết, từ thế kỷ XI dưới triều Lý, nền văn học viết Nam Định đã bắt đầu phát triển. Cũng giống như tình hình phát triển văn học chung của cả nước thời bấy giờ, các tác giả văn học thường là các nhà sư. Ở thời Lý, đội ngũ sư tăng đã rất đông đảo. Hai nhà sư Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải từng nổi tiếng về đường tu hành và tác phẩm văn học có giá trị, nhưng thể hiện nét đặc sắc của thơ ca thời Lý. Đó là những tư tưởng triết lý của đạo Phật được thể hiện thông qua những hình tượng thiên nhiên và cuộc sống con người giàu chất thơ. Nhà sư Dương Không Lộ trong khi giảng giải cho các đệ tử về cảm quan vũ trụ mênh mông của đạo Phật có bài thơ "Ngôn hoài" nổi tiếng: Trạch đắc long xà địa khả cư Dã tình chung nhật lạc vô dư Hữu thời trực thượng cô phong đính Trường khiếu nhât thanh hàn thái hư Dịch thơ: Kiểu đất long xà chọn được nơi Thú quê lai láng chẳng hề vơi Có khi xông thẳng lên đầu núi Một tiếng quạ kêu vang lạnh cả người (Kiều Thu Hoạch dịch) Nhà sư Nguyễn Giác Hải thì giảng giải về lẽ "sắc không" trong triết học Phật giáo qua bài thơ "Hoa điệp": Xuân lai hoa điệp thiện tri thì Hoa điệp ưng tu cộng ứng kì Hoa điệp bản lai giai thị huyễn Mặc tu hoa điệp hướng tâm trì. Dịch thơ: Xuân sang, hoa bướm khéo quen thì Bướm liệng, hoa cười vẫn đúng kỳ Nên biết bướm hoa đều huyền ảo Thây hoa, mặt bước để lòng chi. (Ngô Tất Tố dịch) Có thể nói rằng, hai nhà sư Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải thuộc về lớp người đã đặt nền móng cho nền văn học viết của đất Sơn Nam hạ xưa và Nam Định ngày nay. Đến thế kỷ XIII - XIV dưới triều Trần, nền văn học viết Nam Định có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều tác giả lớn để lại nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài. Nhà Trần xây dựng và hoạch định phương hướng phát triển hương Tức Mặc thành một trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá ở phía Nam Thăng Long, tạo thế phát triển vững chắc cho cả nước thời bấy giờ. Vì vậy, năm 1239, nhà vua sai nhập nội thái phó Phùng Tá Chu về tổ chức việc xây dựng cung điện, nhà cửa ở hương Tức Mặc mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về văn học nói riêng ở vùng đất quê hương nhà Trần này. Đến năm 1262, Thiên Trường trở thành nơi làm việc, nghỉ ngơi và sáng tác thơ ca. Chùa chiền vừa là chỗ tu hành, vừa là nơi các nhà sư ngâm vịnh và sáng tác. Từ giữa thế kỷ XIII trở đi, cùng với việc phát triển nền văn học Thăng Long, các vua quan nhà Trần đã tạo dựng nền văn học Thiên Trường (Nam Định ngày nay), với nhiều nhà thơ nổi tiếng và những tác phẩm thơ ca bất hủ. Đa số các vua Trần đều có thi tập, trong đó Trần Nhân Tông, ông vua thi sĩ, xứng đáng giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc. Sau Trần Nhân Tông, các vua từ Anh Tông, Minh Tông đến Nghệ Tông bằng những tiếng nói riêng của mình đều có đóng góp vào sự phát triển của văn học thời Trần trên vùng đất Nam Định. Cùng với các nhà vua, các quan đại thần, các tướng lĩnh trong hoàng tộc mỗi khi về thăm, làm việc, nghỉ ngơi ở Thiên Trường đều có sáng tác thơ ca hoặc viết sách về Phật học và các khoa học khác. Trần Quốc Tuấn với bài "Hịch tướng sĩ" bất hủ, Trần Quang Khải với "Phò giá về kinh", Trần Nguyên Đán với nhiều sáng tác về Thiên Trường... là những tác giả lớn của văn học cả nước nói chung và văn học Nam Định nói riêng. Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, nhà Trần suy thoái rồi sụp đổ. Hồ Quý Ly giành được ngai vàng, nhưng chỉ được 7 năm rồi bị quân nhà Minh đánh bại. Đất nước rơi vào thảm cảnh dưới ách đô hộ của nhà Minh. Người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy khởi nghĩa. Sau 10 năm chiến đấu, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước. Nền văn học Thăng Long và của cả nước lại phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên ở Nam Định thì từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII văn học không còn phát triển mạnh như ở thời Trần. Vẫn còn nhiều người thi đỗ tiến sĩ và cả trạng nguyên, nhưng không khí sáng tác thơ văn thì không còn sôi nổi như ở giai đoạn trước. Theo các nguồn tư liệu hiện còn, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Nam Định chỉ có khoảng 20 tác giả mà nổi bật là Lương Thế Vinh, Phạm Đạo Phú, Đặng Phi Hiển, Tống Hân, Trần Kỳ, Vũ Vĩnh Trinh, Nguyễn Địch, Phạm Ngộ Hiên, Vũ Huy Trác... Lương Thế Vinh (1441- 1496) là người đầu tiên ở Việt Nam biên soạn sách "Đại thành toán pháp", đã thất truyền. Ông nghiên cứu về Phật học và nghệ thuật. "Hí phường phả lục" là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về sân khấu. Ông được vua Lê Thánh Tông cử giữ chức Tao Đàn sái phu (chuyên về đánh giá, phê bình, biên tập thơ ca trong hội Tao Đàn). Thế kỷ XIX, là thời kỳ nở rộ của văn học Nam Định. Trên 40 tác giả với hàng nghìn tác phẩm xuất hiện đã khiến cho Nam Định trở thành một trong những trung tâm lớn của văn chương nước nhà. Về mặt thể loại, có thể nói chưa bao giờ văn học Nam Định phong phú như ở giai đoạn này. Ngoài thơ (viết bằng thể đường luật) đã xuất hiện nhiều văn xuôi (dạng thực lục, chưa có tiểu thuyết). Nhiều tác giả có văn tập và xuất hiện nhiều công trình khảo cứu về lịch sử, văn hoá, văn học. Về đội ngũ tác giả, chủ yếu vẫn là những người xuất thân khoa bảng nhưng có tác giả nổi tiếng mà đỗ đạt không cao. Ở hai vùng Xuân Trường, Ý Yên đội ngũ tác giả đông đảo có kiến thức uyên bác và có tài thơ văn đa dạng. Đặc biệt ở huyện Xuân Trường có làng Hành Thiện là một trung tâm văn học lớn với nhiều nhà khoa bảng lừng danh và nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Riêng dòng họ Đặng đã đóng góp nhiều tác giả và hàng trăm tác phẩm có giá trị. Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng đã lập ra thư viện gia đình là thư viện Hy Long lớn nhất Bắc kỳ thời bấy giờ. Con trai của ông là Đặng Xuân Viện không đi theo con đường cử nghiệp mà tập trung trí tuệ vào việc khảo cứu lịch sử, văn hoá đồng thời viết sách địa chí. Khối lượng sách sáng tác và biên khảo đồ sộ của hai ông chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn hoá Nam Định và cả nước. Ở các địa phương khác trong tỉnh cũng đều có những tác giả nổi tiếng: ở Nam Trực có Ngô Thế Vinh, Vũ Hữu Lợi; ở Ý Yên có Phạm Văn Nghị, Lã Xuân Oai; ở thành phố Nam Định có Trần Bích San, Trần Tế Xương... Nhiều người trong số họ đã có những vị trí xứng đáng trong lịch sử, văn học dân tộc. Ở giai đoạn này, chữ quốc ngữ bắt đầu phát triển nhưng hầu hết các tác giả vẫn viết bằng chữ Hán, Nôm. Trần Tế Xương chỉ viết bằng chữ Nôm, trở thành bậc "thần thơ, thánh chữ", vượt lên đứng vào hàng ngũ các tác giả lớn nhất của văn học Việt Nam. Đặng Xuân Viện, tuy sinh năm 1880 nhưng ông tập trung viết nhiều vào những năm đầu thế kỷ XX, dùng nhiều chữ quốc ngữ. Tuy các tác phẩm chủ yếu vẫn được viết bằng chữ Hán, Nôm, nhưng các tác giả rất ít dùng điển cố nên người đọc dễ tiếp nhận. Cố nhiên, những tác phẩm được viết bằng chữ Nôm vẫn được lưu truyền rộng rãi so với những tác phẩm chữ Hán. Nội dung văn học giai đoạn này có nhiều xu hướng. Xu hướng tập trung ngợi ca truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương đất nước như Đặng Xuân Bảng, Đặng Xuân Viện, Ngô Thế Vinh... Ngô Thế Vinh là người viết nhiều thơ phú về chính quê hương Bái Dương của ông. Các tập "Bái Dương phú lược", "Bái Dương thi tập", "Bái Dương thư tập"chứa đựng lòng yêu quê hương, đất nước rất sâu đậm của ông. Xu hướng thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược là xu hướng có tính chiến đấu cao trong văn học giai đoạn này. Đại diện là các nhà thơ Phạm Văn Nghị, Lã Xuân Oai, Trần Văn Gia, Đặng Đoàn Bằng... Tiêu biểu nhất là Phạm Văn Nghị, một nhà sư phạm mẫu mực đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước như: Nguyễn Khuyến, Trần Bích San... Lời thơ của ông chứa đựng hào khí bất khuất của dân tộc: Tây Nhung hà sự xâm Chu cảnh Chỉ nhật thiên qua toả tích trần Dịch thơ: Giặc Tây sao dám phạm bờ cõi Chẳng mấy gươm trời quét sạch bay (Nguyễn Văn Huyên dịch) Triều Nguyễn bất lực, các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của nhân dân ta lần lượt bị thất bại, đất nước rơi dần vào ách thống trị của thực dân Pháp. Vì vậy, xu hướng yêu nước chống xâm lăng trong văn học Nam Định ở thế kỷ XIX cũng chuyển dần thành tâm trạng u hoài, xót xa cho cảnh nước mất, nhà tan. Xu hướng trào phúng tuy không có nhiều tác giả tham gia nhưng có nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài. Tú Xương là người đi đầu cho xu hướng này. Những tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm phản ánh chân thực xã hội nửa thực dân nửa phong kiến trong cuộc sống Âu hoá, lai căng... đã được truyền bá rộng rãi. Thơ Trần Tế Xương mang đậm sắc thái thị thành Nam Định trong giai đoạn lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: "Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra Nhân tài, đất bắc nào ai đó Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà" (Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) Thơ ông cũng là loại thơ giàu chất phóng sự nhất trong thơ ca dân tộc. Cùng với Nguyễn Khuyến (ở Hà nam), Trần tế Xương đã trở thành ngôi sao sáng chói trong thơ ca hiện thực trào phúng Việt Nam. Theo: Địa chí Nam Định
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_theo_cv5512_tiet_53_98.docx