Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Cô bé bán diêm"
I. Mục tiêu bài học: Rèn luyện cho học sinh:
1. Năng lực chung:
- Năng tự chủ và tự học: Đọc, tìm hiểu văn bản; tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video, bài viết,. ); huy động những trải nghiệm của bản thân về đất nước Đan Mạch và thực tế cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình; đối thoại với giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử lí các tình huống được đặt ra trong bài học; thiết kế được một văn bản tự sự hoặc biểu cảm; đề xuất thực hiện một phóng sự ảnh, đoạn phim ngắn, hoặc một bài viết, phỏng vấn một em nhỏ bán báo, đánh giày.em thường gặp trên đường đi học.
2. Năng lực chuyên biệt:
a. Năng lực ngôn ngữ và văn học:
* Kĩ năng đọc - hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyện ngắn, cụ thể: - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, tình huống, nhân vật và người kể chuyện trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc
- Học sinh đọc diễn cảm, tóm tắt được văn bản truyện ngắn gọn.
- Giải thích được ý nghĩa của tình huống, không gian, thời gian được xây dựng trong tác phẩm
- Nhận biết và phân tích được yếu tố mộng tưởng lồng trong yếu tố hiện thực.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của một số từ, công dụng của dấu chấm lửng.
b. Năng lực thẩm mĩ:
Rung động trước những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong tác phẩm (vẻ đẹp của những mộng tưởng của cô bé bán diêm, cách kết thúc đầy ám ảnh của tác phẩm).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Cô bé bán diêm"
4. Giáo án minh họa VĂN BẢN CÔ BÉ BÁN DIÊM I. Mục tiêu bài học: Rèn luyện cho học sinh: 1. Năng lực chung: - Năng tự chủ và tự học: Đọc, tìm hiểu văn bản; tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video, bài viết,... ); huy động những trải nghiệm của bản thân về đất nước Đan Mạch và thực tế cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình; đối thoại với giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử lí các tình huống được đặt ra trong bài học; thiết kế được một văn bản tự sự hoặc biểu cảm; đề xuất thực hiện một phóng sự ảnh, đoạn phim ngắn, hoặc một bài viết, phỏng vấn một em nhỏ bán báo, đánh giày....em thường gặp trên đường đi học. 2. Năng lực chuyên biệt: a. Năng lực ngôn ngữ và văn học: * Kĩ năng đọc - hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyện ngắn, cụ thể: - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, tình huống, nhân vật và người kể chuyện trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc - Học sinh đọc diễn cảm, tóm tắt được văn bản truyện ngắn gọn. - Giải thích được ý nghĩa của tình huống, không gian, thời gian được xây dựng trong tác phẩm - Nhận biết và phân tích được yếu tố mộng tưởng lồng trong yếu tố hiện thực. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của một số từ, công dụng của dấu chấm lửng. b. Năng lực thẩm mĩ: Rung động trước những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong tác phẩm (vẻ đẹp của những mộng tưởng của cô bé bán diêm, cách kết thúc đầy ám ảnh của tác phẩm). 3. Phẩm chất, thái độ: Giúp học sinh biết đồng cảm, chia sẻ và biết cách ứng xử đầy tình nhân ái với mọi người nhất là với những người có hoàn ảnh đáng thương. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: a. Phương tiện dạy học: - Máy tính/ máy chiếu, loa. - Phiếu học tập - Giáo án - Văn bản dạy học: SGK Ngữ văn 8. 2.2. Học sinh: - Nhận biết được và phân tích được đặc điểm của văn bản tự sự; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, bản đồ,) dùng để biểu đạt nội dung trong văn - Liên hệ với những hiểu biết của bản thân về đất nước Đan Mạch và hoàn cảnh của những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. - Xác định thái độ học tập nghiêm túc, biết chia sẻ, đồng cảm. - Chuẩn bị sách giáo khoa và bài đã soạn ở nhà. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Mục tiêu của hoạt động Nội dung của hoạt động Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, công cụ dùng để tiến hành các hoạt động HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Kết nối những hiểu biết của học sinh về đất nước Đan Mạch, tạo hứng thú tìm hiểu khám phá vê tác phẩm. (1). Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về đất nước Đan Mạch và hỏi: ? Em biết gì về đất nước Đan Mạch? Hãy chia sẻ với các bạn về hiểu biết ấy? (2). Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và định hướng cho học sinh: - Đan mạch là một đất nước xinh đẹp ở Bắc Âu với những thắng cảnh nổi tiếng như lâu đài Kronborg, bức tượng Nàng tiên cá... Đất nước với những danh nhân nổi tiếng... - Phát vấn trực tiếp - Trình chiếu một số hình ảnh về đất nước Đan Mạch: Tượng nàng tiên cá, lâu đài Kronborg... HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM - Hình thành kiến thức về tác giả và tác phẩm - Phát triển kỹ năng ghi nhận, mô tả, hệ thống hóa các thông tin về đối tượng chiếm lĩnh - Phát triển kỹ năng tự rút ra những kiến thức mới phù hợp - Phát triển năng lực hợp tác - giao tiếp qua tham gia khám phá văn bản (1). Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - Giáo viên phát phiểu học tập. Yêu cầu HS đọc chú thích và điền thông tin về tác giả, tác phẩm vào phiếu Phiếu học tập số Nêu những điều em biết về tác giả, tác phẩm Tác giả Tác phẩm - Học sinh trình bày kết quả đã hoàn thành ở phiếu học tập cho cả lớp cùng nghe, học sinh khác bổ sung nếu phần trình bày của bạn còn thiếu. Sử dụng phiếu học tập, học sinh làm việc cá nhân, trao đổi và tương tác với các bạn cùng lớp. - Hình thành kỹ năng đọc diễn cảm và kỹ năng bộc lộ cảm xúc. (2).Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc khái quát văn bản - Giáo viên hỏi: ?Theo em, với tác phẩm này ta nên đọc như thế nào? - Học sinh đề xuất cách đọc. Giáo viên tương tác với học sinh về cách đọc. - Học sinh đọc. Phát vấn, nêu vấn đề. - Học sinh làm việc cá nhân. - Hình thành kỹ năng tóm tắt tác phẩm và nhận diện bố cục của tác phẩm. (3). Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản - Giáo viên hỏi: ? Truyện kể về ai? Câu chuyện đã chạm đến điều gì trong trái tim em? ? Hãy tóm tắt lại nội dung câu chuyện? - Học sinh tóm tắt truyện. ? Hãy chỉ ra bố cục của tác phẩm? Nhận xét về ý nghĩa của bố cục? - Nêu vấn đề. - Tổ chức học sinh làm việc nhóm và trình bày kết quả - Hình thành kỹ năng ghi nhận mô tả, hệ thống hóa các thông tin về tác phẩm và tự rút ra những vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp qua việc tham gia khám phá tác phẩm. (4). Giáo viên tổ chức cho học sinh khám phá các nội dung ý nghĩa cụ thể của văn bản: - Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận: Nhóm 1: Bối cảnh của câu chuyện diễn ra trong thời gian và không gian nào? Ý nghĩa của việc xây dựng không gian và thời gian đó? Nhóm 2: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác giả khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Nhóm 3: Chỉ ra yếu tố mộng tưởng lồng trong hiện thực trong câu chuyện? Theo em vì sao nhà văn dùng phần lớn nội dung câu chuyện để kể về những mộng tưởng của cô bé bán diêm? Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm từ những ước mơ của cô bé? Nhóm 4: Cách kết thúc truyện của An-dec-xen có giống các câu chuyện cổ tích em đã học không? Cách kết thúc của nhà văn có ý nghĩa như thế nào? - Chia lớp thành bốn nhóm, sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn. - Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả Hình thành kỹ năng khái quát, tổng hợp, kỹ năng giao tiếp, hợp tác. (5). Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm ? Sau khi tìm hiểu xong tác phẩm, một số bạn đã đưa ra các nhận xét, cảm nhận như sau: + Tác phẩm có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen thực và ảo, gợi không khí cổ tích. + Tác phẩm được viết ra bằng nước mắt của một trái tim giàu tình yêu thương, biết cảm thông, thấu hiểu đối với những em bé nghèo khổ. + Truyện khơi gợi được tình yêu thương con người, lòng nhân ái, gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc + Truyện viết về một cảnh sống diễn ra trong cuộc đời thực bằng ngòi bút tưởng tượng vô cùng kỳ diệu. ? Em hãy chọn những ý em cho là hợp lí hoặc nêu cảm nhận của riêng em về ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tổ chức thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trao đổi, trình bày quan điểm của nhóm mình. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ. - Khắc sâu kiến thức bài học - Khơi gợi suy nghĩ, cảm nhận riêng của cá nhân học sinh (1). Giáo viên hướng dẫn học sinh chốt lại các kiến thức cần ghi nhớ. (2). Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố ? Trong cuộc sống hiện nay em có còn bắt gặp những hoàn cảnh như cô bé bán diêm hay không? Trước những hoàn cảnh như vậy em đã nghĩ gì và làm gì? - Giáo viên nêu tình huống - Học sinh làm việc cá nhân HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thành kỹ năng vận dụng, tìm tòi, phát triển năng lực tự học năng lực sáng tạo, năng lực xử lí vấn đề (1). Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm các truyện cổ tích khác ? Tìm đọc các truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích An –dec- xen nói riêng (2). Giáo viên giao bài tập cho học sinh ?Từ câu chuyện cô bé bán diêm, hãy viết một câu chuyện với nhân vật khác, cách kết thúc khác ? Hãy thực hiện một phóng sự ảnh, đoạn phim ngắn, hoặc một bài viết, phỏng vấn một em nhỏ bán báo, đánh giày....em thường gặp trên đường đi học. - Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho các cả lớp - Học sinh làm việc các nhân - Học sinh làm việc các nhân - Học sinh làm việc các nhân hoặc theo nhóm.
File đính kèm:
- giao_an_minh_hoa_ngu_van_lop_8_van_ban_co_be_ban_diem.docx