Giáo án Lịch sử Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau hi học bài này học sinh

- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng

- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?

 GDMT:

+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).

+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.

GD tấm gương ĐĐ.HCM:

+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước

+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

- Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)

- Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.

3. Phẩm chất:

 -Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.

-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên

.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Giáo viên: + Giáo án word và Powerpoint.

 + Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu

 2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.

 

doc 202 trang cucpham 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Giáo án Lịch sử Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
HỌC KÌ II: 
Tiết 19, Bài 16
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau hi học bài này học sinh 
- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng 
- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng 
- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?
 GDMT:
+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).
+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).
+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.
GD tấm gương ĐĐ.HCM: 
+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước
+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.
2. Năng lực: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề
- Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)
- Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.
3. Phẩm chất:
 -Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng. 
-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên
.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên: + Giáo án word và Powerpoint.
 + Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu
 2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a, Mục tiêu: Thông qua hệ thống câu hỏi tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về hoạt động của NAQ đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
thời gian 5 phút
c) Sản phẩm: trả lời được nhân vật trong bức ảnh là Nguyễn Ái Quốc- tại đại hội Tua -1920
d) Tổ chức thực hiện:
- Chia lớp thành 4 đội 
Có 4 câu hỏi để các đội trả lời. Mỗi câu có 10 giây để suy nghĩ. Sau 10 giây các đội mới được giơ tín hiệu trả lời.Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Trả lời sai không được điểm.
- Giáo viên cho xem tranh ảnh trả lời các câu hỏi:
 1.Bác Hồ tên thật là gì? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Quê của Bác ở đâu?
2.Trong quá trình hoạt động cứu nước, Bác Hồ đã có rất nhiều tên gọi khác nhau. Em hãy nêu ít nhất 3 tên gọi của Bác mà em biết? 
3. Gia đình Bác Hồ có mấy thành viên? Đọc rõ họ tên của từng người?
4. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Hướng đi của người là đến phương Đông hay phương Tây?
 - Dự kiến sản phẩm 
1.Tên thật: Nguyễn Sinh Cung.
Sinh ngày: 19/05/1890. 
Quê: Kim Liên, Nam Đàn, NghệAn
2. Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Ái Quốc. Văn Ba Hồ Chí Minh.
3. Bố: Nguyễn Sinh Sắc.
Mẹ: Hoàng Thị Loan.
Chị:Nguyễn Thị Thanh
Anh: Nguyễn Sinh Khiêm
Em: Nguyễn Sinh Xin.
4. - Ngày 5/6/1911.- Phương Tây.
* Tổ chức cho HS xe video về hành trình cứu nước của NGuyễn Ái Quốc
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: 
 Cuối TK XIX đầu TK XX CMVN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ ra đi tìm đường cứu nước nhưng không thành. Nguyễn Ái Quốc khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối nhưng không đi theo con đường mà các chiến sĩ đương thời đã đi. Vậy Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường nào? Để hiểu rõ hơn ta vào bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923) 
a) Mục tiêu: trình bày được hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
-Thời gian: 15 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành nhóm cặp đôi.
 Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), và quan sát tranh ảnh thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:
?Trong thời gian sinh sống tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào ? Ý nghĩa của các hoạt động đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt) 
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất bọn đế quốc thắng trận đã làm gì ? (họp để phân chia quyền lợi).
? Tại hội nghị Véc Xai, Người đã làm gì ? (gửi bản yêu sách)
? Nội dung bản yêu sách nói gì ? (đòi quyền tự do bình đẳng)
? Bản yêu sách không được chấp nhận nhưng việc làm đó có tác dụng gì ? (Cả thế giới biết được nhân vật yêu nước họ Nguyễn)
? Để tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga, Người đã làm gì ?
? Những sách báo của Lê Nin đã có tác dụng như thế nào đối với Người ?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
Chốt ý ghi bảng. Hướng dẫn cho HS lập bảng niên biểu
Hoàn thành phiếu học tập
Thời gian
Hoạt động
Ý nghĩa
1919
1920
1921
1922
+ 18-6-1919 Nguyễn Ái Quốc gởi đến hội nghị Vec-xai bản yêu sách 8 điểm đòi tự quyền tự do, bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam.
+ 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc của Lê-nin tỡm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: Con đường CM vô sản.
+ 12-1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập ĐCS Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động CM của Người từ chủ nghĩa yếu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin
Bỏ phiếu tán thành Quốc tế III
Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp
- 1921 Người sáng lập Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa 
- 1922 Người ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria). Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp 
=> Thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh
Thời gian
Hoạt động
Ý nghĩa
Năm 1919
– Gửi bản Yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Giúp Người hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc và xác định rõ: muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, chỉ trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
Năm 1920
-Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
-Tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đi theo con đường cách mạng vô sản.
Năm 1921
Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa; làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ; viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân; viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Tố cáo tội ác chủ nghĩa thực dân đế quốc nói chung, thực dân Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh giải phóng.
Năm 1922
Người ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria). Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp 
Thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh
II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
a) Mục tiêu: Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng
b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
-Thời gian: 5 phút
c) Sản phẩm : trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu
? Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Liên Xô từ 1923-1924? Ý nghĩa của những hoạt động đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập hoàn thành sản phẩm vào bảng niên biểu
Thời gian
Hoạt động
Ý nghĩa
1923
1924
- Bước 3: Học sinh báo cáo hoạt động và kết quả.
- Học sinh lần lượt trình bày.
- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
GDMT: Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).
Þ Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bịvề tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 
 - Sau khi tìm thấy con đường cách mạng chân chính cho dân tộc-cách mạng vô sản: Nguyễn Ái Quốc chuyên tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920-1924 Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
GV chốt ý Hướng dẫn cho HS lập bảng niên biểu
+ 6-1923 Nguyễn Ái Quốc dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Người tham gia nghiên cứu, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.
+ 1924 dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản
Mục III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc  ... t hại về người và của.
Câu 18: Thành quả mà nhân dân ta đã đạt được và đang được hưởng từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến nay : 
A. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịchsử dân tộc.
 B.cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 
C.tạo điều kiện cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước.
D. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ,Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử: Cả nước độc lập thống nhất cùng tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 19: Nhân tố mang tính chất quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ Cứu nước là:
A. nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn 
B. có hậu phương vững chắc ở Miền bắc xã hội chủ nghĩa.
C. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
D. sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 20: Sau hiệp định Pa-ri , so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau đây không đúng?
A. Quân Mĩ và Đồng minh rút về nước, Ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.
B. Viện trở của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính của Mi tăng gấp đôi.
C. Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất , tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho Miền Nam.
D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.
TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm) Tại sao ta lại mở chiến dịch biên giới thu đông 1950? Kết quả, ý nghĩa ?
Câu 2. (3 điểm) So sánh chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam? Qua đó em hãy đánh giá tội ác của Mỹ đối với nhân dân ta.
ĐÁP ÁN:
* Nguyên nhân:
- Pháp - Mĩ cấu kết chặt chẽ với nhau.
0,25
+ Pháp: Thực hiện kế hoạch Giơ ve, khoá chặt biên giới Việt - Trung.
0,25
Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cô lập căn cứ địa Việt Bắc Thiết lập “hành lang Đông Tây”
0,25
Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần hai.
0,25
* Kết quả, ý nghĩa.
- Sau hơn một tháng chiến đấu trên mặt trên biên giới quân ta đã giải phóng vùng biên giới Việt –Trung, từ cao Bằng đến 
0,5
Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng căn cứ Việt Bắc tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
0,5
Câu 2
*So sánh: (2đ)
- Giống nhau:
+ Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc (0,5)
- Khác nhau:
Khác nhau
“Chiến tranh cục bộ”
“Việt Nam hóa chiến tranh”
Lực lượng (0,5)
Quy mô
(0,5)
Vai trò của Mỹ (0,5)
- Quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội tay sai ở miền Nam
- Tiến hành ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Mỹ trực tiếp chiến đấu vừa làm cố vấn chỉ huy. 
- Quân đội tay sai ở miền Nam là chủ yếu, quân Mỹ phối hợp bằng hỏa lực và không quân.
- Tiến hành ở miền Nam, phá hoại miền Bắc đồng thời mở rộng chiến tranh toàn Đông Dương. 
- Mỹ phối hợp chiến đấu vừa làm cố vấn chỉ huy.
*Đánh giá: (1đ)
- Thông qua việc cung cấp vũ khí phương tiên chiến tranh.. tàn sát, hủy hoại tài nguyên, con người.
-Thâm độc dùng người Việt trị người Việt dùng người Đông dương đánh người Đông Dương
Tiết 52
BÀI 7
NGHỆ AN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
I . Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được những chuyển biến cơ bản về kinh tế chính trị của Nghệ An từ năm 1945 đến nay.
- những thành tựu mà nhân dân Nghệ An đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
 2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đấu tranh cũng như trong quá trinh xây dưng và phát triển kinh tế của tĩnh nhà.
- Giáo dục lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng bộ Nghệ An, củng như quá trìnhphấn đấu của nhân dân tỉnh nhà.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ nẫng xác định các địa danh lịch sử, so sánh các thành tích mà nhân dân Nghệ An đạt được với thành tích cả nước.
- Sưu tầm các tư liệu về thời kì lịch sử hào hùng của tỉnh ta.
4.Năng lực: - Thực hành bộ môn; tái hiện sự kiện,so sánh; đánh giá,.
II. Thiết bị dạy học:
 - Tài liệu lịch sử Nghệ An, tranh ảnh lịch sử liên quan.
 - Những mẫu chuyện về quá trình đấu tranh của nhân dân Nghệ An.
III. Tiến trình dạy học:
 1.Bài củ
- Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
 2. Bài mới:
?
H
GV
?
H
GV
?
H
GV
? 
H
 GV
?
H
GV
?
H
GV
?
H
GV
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tài liệu.
Tình hình Nghệ An trong năm đầu sau giải phóng như thế nào?
Thảo luận trả lời
Thuyết giảng và mở rộng thêm về những biện pháp mà Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã làm để giải quyết những khó khăn.
Nêu những thành tựu mà nhân dân Nghệ An đã đạt được trong năm 1946?
Dựa vào tài liệu trả lời: 
 +Diệt giặc đói.
 + Diệt giặc dốt
Nêu các số liệu cụ thể để dẫn chứng. 
Ngoài những thành tựu trong công cuộc giải quyết giặc đói giặc dốt nhân dân Nghệ An còn có những thành tựu nào nữa?
Chi viện cho Miền Nam, hưởng ứng lời kêu giọi tòan quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mở rộng thêm bằng các tư liệu cụ thể.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Nghệ An đã làm gì?
Thảo luận đưa ra các biện Pháp mà nhân dân Nghệ An đã áp dụng trong cuộc kháng chiến.
Thuyết giảng về các phong trào thi đua của nhân dân Nghệ An. 
+ Chi viện cho chiến dịch Biên giới.
+ Chi viện cho chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954
Nghệ An đã làm gì trong những năm 1954 – 1964/
Thảo luận để trả lời.
Trình bày những công việc và thành tựu mà nhân dân Nghệ An đã làm.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhân dân Nghệ An đã làm gì?
Dựa vào tài liệu thảo luận để trả lời, cử đại diện nhóm trình bày.
Bổ sung và đưa ra chuẩn kiến thức
Kể chuyện về phong trào bắn máy bay Mĩ, bắt giặc lái, chuyện về tuyến đường chi viện chiến lược Trường Sơn, chuyện về Truông Bồn 
Tình hìmh Nghệ An sau năm 1975 như thế nào?
Thảo luận nhóm trình bày những hiểu biết của học sinh.
Nhận xét những hiểu biết của hs sau đó đưa ra kiến thức chuẩn.
Đưa ra những thành tựu cũng như những khó khăn mà nhân dân Nghệ An có được trong quá trình tiên hành tách tỉnh.
1.Nghệ An trong năm đầu sau cách mạng tháng tám (2/9/1945 – 19/12/1946)
- 10/ 1945 Đảng bộ lâm thời được thành lập, 21/1/1946 uỷ ban hành chính được thành lập trên cơ sở uỷ ban cách mạng lâm thời.
- cũng như nhân dân cả nước nhân dân nghệ An cũng đứng trước vô vàn những khó khăn thử thách nhưng nhân dân Nghệ An vẫn quyết tâm giải quyêt khắc phục những khó khăn.
 + Diệtt giặc đói: nhân dân Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn đã vỡ hoang 700 mẫu, phục hoá 1.420 mẫu, thành phố Vinh và 5 huyện đồng bằng quyên góp được 23kg vàng.
 + Diệt giặc dốt: Các hội khuyến học ra đời-> đến năm 1946 hơn nửa dân số đã biết đọc biết viết.
 + 24/2/1946 uỷ ban cách mạng được thành lập.
- Ngoài ra trong thời kì này hàng trăm thanh niên Nghệ An đã tham gia đoàn quân Nam tiến. Nhân dân Nghệ An cũng tích cực xây dựng, thành lập các xưởng sản xuất.
- Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nhân dân Nghệ An nổi dậy đấu tranh và giành thắng lợi ở Vinh (đêm 19/12/1946).
2. Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)
- Nhân dân Nghệ An tích cực thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến.
- Phong trào thi đua sản xuất, xây dưng và bảo vệ vững chắc hậu phương diễn ra sôi nổi trên khắp Nghệ An.
_ Nghệ An cũng góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
3. Nghệ An từ năm 1954 đến năm 1975.
a) Nghệ An từ năm 1954 đến năm 1964
- Bắt tay vào xây dựng khôi phục lại các tuyến đường, các nhà máy, giải quyết các vấn đề an ninh xã hội.
 - Tháng 3/ 1955 Nghệ An tiến hành cảc cách ruộng đất.
- Thành tựu:
 + Bộ mặt kinh tế thay đổi mạnh.
 + Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
 + Hệ thống giáo dục ở Nghệ An được thiết lập từ lớp 1 đến đại học.
b) Nghệ An từ 1965 đến 1975
- Tuy Nghệ An là một trọng điểm đánh phá của đế quốc Mĩ nhưng nhân dân Nghệ An đã anh dũng chống trả.
 + Nhân dân Vinh Cửa hội đã bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên 5/8/1964 mở đầu phong trào bắn rơi máy bay Mĩ ở Nghệ An.
 + Nghệ An cũng dốc sức chi viện cho miền Nam.
c. Nghệ An từ 1975 đến năm 2000
- 27/ 12/ 1975 Nghệ An và Hà Tĩnh đã hợp nhất thành Nghệ Tĩnh.
 - Trong mười năm đầu Đảng bộ và nhân dân Nghệ Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách lớn tuy nhiên nền kinh tế vẫn đi xuống, nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Năm 1986 chính sách đổi mới của Đảng đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Nghệ Tĩnh.
- Năm 1991 Nghệ An lại được tái lập có diện tích lớn thứ 3 trong cả nước và có Vinh là một đô thị loại 2, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An kinh tế của Nghệ An có tốc độ tăng trưởng binh quân từ 7,1% GDP bình quân đầu người đạt 270 USD/ người / năm
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút	
- Mục đích của hoạt động: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Nghệ An	
- Cách thức tổ chức hoạt động:
 Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, cặp đôi. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân và nội dung vừa học để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Phương tiện: Nguồn tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập
 - Dự kiến sản phẩm của hs: Học sinh hoàn thành cơ bản các dạng bài tập giáo viên giao.
 - Gợi ý tiến trình hoạt động:
 + Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân thông qua lĩnh hội kiến thức vừa học. HS làm việc cá nhân và ghi lại kết quả mình làm đc vào phiếu học tập, vào vở.
 + HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, có thể trao đổi với bạn. HS hoàn thành các bài tập do giáo viên giao. GV quan sát, trợ giúp và yêu cầu HS thực hiện đầy đủ, hoàn chình nhiệm vụ. 
 + Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày.
	HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.
	Từ kết quả làm việc của HS, GV đánh giá kiến thức, kĩ năng và sự vận dụng của HS hoàn thành bài tập. Nếu HS chưa hoàn
IV. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
 - Hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu lịch sử ở địa phương Tân kì : tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp của nhân dân Tân Kỳ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc