Giáo án Lịch sử Lớp 9 chương trình bổ túc văn hóa - Tiết 18-48
I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
2. Về tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HV lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá về các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, bản đồ.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh, tài liệu về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1. Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 chương trình bổ túc văn hóa - Tiết 18-48
Tuần 9/Tiết 18 Ngày soạn: 28/07/2007 BÀI 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1925 I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần nắm được: 1. Về kiến thức: Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 2. Về tư tưởng: Bồi dưỡng cho HV lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá về các sự kiện lịch sử. Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, bản đồ. II. Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, tài liệu về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV nhắc lại những nét chính về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1918 để HV nắm được vấn đề một cách có hệ thống. Cho HV đọc mục I SGK và thảo luận nhóm 4 người trong 5 phút để tìm hiểu những hoạt động của Người ở Pháp từ năm 1917 đến năm 1923. HV đọc và thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức về những hoạt động của Người trong giai đoạn này. GV giới thiệu sơ qua về nội dung Bản yêu sách, kết quả, ý nghĩa. GV nhấn mạnh ý nghĩa của việt Người được tiếp cận với Luận cương của Lê-nin. Cho HV quan sát hình 28 SGK. GV giới thiệu qua về bức hình và ý nghĩa của việc tham gia vào Quốc tế 3 và ĐCS Pháp. H: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ? HV trả lời, GV tổng hợp và chuẩn xác. Hoạt động 2. GV cho HV đọc mục II SGK và cho HV thảo luận để tìm hiểu về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong giai đoạn này. HV trình bày, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức chính. Hoạt động 3. GV giới thiệu về việc Nguyễn Ái Quốc về TQ và việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Cho HV đọc đoạn chữ in nhỏ trang 63 SGK. GV giới thiệu về hoàn cảnh trong nước lúc bấy giờ và mục đích, tổ chức, hoạt động của Hội. GV hướng dẫn HV học trong SGK phần chữ in nhỏ. GV giới thiệu về quá trình hoạt động của Hội VN CM TN. H: Nguyễn Ái Quốc đã làm những gì để Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời ? HV trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và củng cố cho HV về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc. GV sơ kết bài học. I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917–1923). - Ngày 18/6/1919, các nước đế quốc thắng trận họp ở Véc-xai để chia lại thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. - Tháng 7/1920, Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. - Tháng 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, quyết định gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. - Từ năm 1921 đến 1923, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết Bản án chế độ thực dân Pháp II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924). - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào BCH. - Người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật, Thư tín quốc tế - Năm 1924, dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và phát biểu tham luận. III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 – 1925). - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) và tham gia thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. - Năm 1928, HVN CM TN có chủ trương “vô sản hoá”. 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu nội dung bài học. GV hướng dẫn HV trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 17. Tuần 10/Tiết 19 Ngày soạn: 28/07/2007 BÀI 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần nắm được: 1. Về kiến thức: Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước. Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức cách mạng thành lập ở trong nước, sự khác nhau giữa các tổ chức này với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài. Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sự thành lập ba tổ chức cộng sản thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam. 2. Về tư tưởng: Giáo dục cho HV lòng kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện cho HV biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa, sử dụng tranh ảnh lịch sử. Biết hình dung, hồi tưởng lại các sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức cách mạng, đánh giá nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, ý nghĩa sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản II. Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, tài liệu về những nhân vật lịch sử, các tổ chức cộng sản Bản đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV cho HV đọc mục I SGK. H: Bối cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước ? HV trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác. H: Trong giai đoạn này, phong trào CM VN có những điểm gì mới ? HV trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác. Hoạt động 2. Cho HV đọc mục II SGK. Yêu cầu HV thảo luận nhóm với nội dung: Tân Việt CM Đảng được thành lập như thế nào ? Thành phần, Hoạt động của tổ chức và sự phân hoá ? HV thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét và bổ xung. GV tổng hợp, nhận xét và giới thiệu ý nghĩa của TVCMĐ. H: So với Hội VNCMTN, Tân Việt CMĐ có những hạn chế gì ? HV trả lời, GV tổng hợp và chuẩn xác. Hoạt động 3. Cho HV đọc mục III từ đầu đến “đều sa lưới giặc”. Cho HV hoạt động cá nhân để tìm hiểu về sự ra đời, mục đích, phương thức hoạt động của VNQDĐ ? HV tìm hiểu, GV quan sát và hướng dẫn. Cho HV trình bày, bổ xung. GV tổng hợp, giải thích và chuẩn xác kiến thức. Cho HV đọc mục III SGK từ ngày 9/2/1929 đến hết mục và yêu cầu HV thảo luận nhóm 4 người để tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. HV thảo luận, GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày trên lược đồ, nhận xét. GV tổng hợp, giảng theo SGK về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và hướng dẫn HV tìm hiểu trong SGK. H: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại do những nguyên nhân nào ? HV trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác. H: Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái như thế nào ? HV trả lời. GV giảng giải và chuẩn xác. Hoạt động 4: Cho HV đọc mục IV trong SGK. H: Cho biết hoàn cảnh ra đời của các tổ chức cộng sản trong năm 1929 ? HV trả lời. GV tổng hợp giảng theo SGk và chuẩn xác kiến thức. H: Các tổ chức cộng sản được thành lập như thế nào ? HV trình bày, bổ xung. GV tổng hợp, phân tích, giảng giải theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như thế nào? HV trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV sơ kết bài học. I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạngViệt Nam (1926 – 1927). - Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. - Phong trào công nhân, nông dân và tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập biểu hiện ở đấu tranh mang tính thống nhất; trình độ giác ngộ của công nhân nâng lên rõ rệt. II. Tân Việt cách mạng Đảng (7-1928). - Quá trình thành lập: tiền thân là Hội Phục Việt, đến tháng 7/1928 đổi tên là TVCM Đảng. - Thành phần: là những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. - Hoạt động: cử người dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội VNCMTN. - Sự phân hoá: diễn ra cuộc đấu tranh theo 2 khuynh hướng: vô sản và tư sản. Cuối cùng, xu hướng vô sản chiếm ưu thế, nhiều đảng viên Tân Việt chuyển sang Hội VNCMTN, tích cực chuan bị tiến tới thành lập moat chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin. à So với Hội VNCMTN, Tân Việt còn có nhiều hạn ch ... ng dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HV đọc phần I SGK. H: Cho biết CM XHCN ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn đất nước và thế giới như thế nào ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức cơ bản. H: Cho biết đường lối đổi mới của Đảng được thể hiện trong những Đại hội nào ? Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng ? Đổi mới trong những lĩnh vực nào của xã hội ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng giải và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2. Cho HV đọc phần II SGK. Yêu cầu HV thảo luận nhóm với nội dung: Cho biết những nhiệm vụ, mục tiêu và thành tựu đạt được trong việc thực hiện ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 – 1990; 1991 – 1995; 1996 – 2000) ? HV thảo luận, GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức cơ bản. GV hướng dẫn HV tìm hiểu trong SGK theo dàn ý: H: Cho biết những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, giáo dục đào tạo, chính trị, xã hội trong việc thực hiện 3 kế hoạch Nhà nước 5 năm ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác. H: Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào ? HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác. H: Trong việc thực hiện 3 kế hoạch Nhà nước 5 năm, ta gặp phải những khó khăn, yếu kém như thế nào ? HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, bổ xung, chuẩn xác và hướng dẫn HV tìm hiểu trong SGK. H: Trước những khó khăn và yếu kém trên, đòi hỏi ta phải làm gì ? HV trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung, chuẩn xác kiến thức và giáo dục HV lòng yêu nước, ý thức vượt khó vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. GV sơ kết bài học. I. Đường lối đổi mới của Đảng. - Hoàn cảnh: + Trong nước: kinh tế còn nhiều khó khăn, yếu kém, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. + Thế giới: khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác - Chủ trương đổi mới: + Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên ở Đại hội lần thứ VI (12/1986) và được điều chỉnh, bổ xung, phát triển tại Đại hội lần thứ VII (6/1991), lần thứ VIII (6/1996), lần thứ IX (4/2001). + Hiểu đúng về đường lối đổi mới: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. + Đổi mới toàn diện và đồng bộ, nghĩa là đổi mới trong tất cả các lĩnh vực và cùng lúc, quan trọng là đổi mới về kinh tế và chính trị phải gắn bó mật thiết với nhau, quan trọng nhất là đổi mới về kinh tế. II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000). - Kế hoạch 5 năm (1986 – 1990): + Nhiệm vụ, mục tiêu: (SGK) + Kết quả: (SGK) - Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995): + Nhiệm vụ, mục tiêu: (SGK) + Kết quả: (SGK) - Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000): + Nhiệm vụ, mục tiêu: (SGK) + Kết quả: (SGK) - Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực, GD & ĐT có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. - Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng. - Ý nghĩa: tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế. - Khó khăn, yếu kém: (SGK). - Tình hình trên đòi hỏi nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, không ngừng phấn đấu để vươn lên những đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN. 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu nội dung bài học. GV hướng dẫn HV trả lời câu hỏi cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập. Chuẩn bị bài 34. Tuần 31/Tiết 47; Ngày soạn: 28/07/2007 BÀI 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. I. Mục tiêu: Sau bài học, HV cần nắm được: 1. Về kiến thức: Qúa trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (năm 2000) qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn. Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó. 2. Về tư tưởng: Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, và sự tất thắng của CM, tiền đồ của Tổ quốc. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn. II. Thiết bị dạy học: Các tranh ảnh, tài liệu liên quan từ năm 1919 đến nay. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức và KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HV đọc phần I SGK. GV chia lớp thành 5 nhóm lớn, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 giai đoạn để tìm hiểu những sự kiện cơ bản, đặc trưng của từng giai đoạn lịch sử. HV thảo luận, GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về giai đoạn của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ xung kết quả của nhóm bạn. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức cơ bản của từng giai đoạn. Hoạt động 2. Cho HV đọc phần II SGK. Yêu cầu HV thảo luận nhóm 2 người để tìm hiểu những nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam ? HV thảo luận, GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. GV sơ kết bài học. I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử. Giai đoạn 1919 – 1930. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam (1919 – 1929) đã tác động, làm biến đổi tình hình kinh tế và xã hội VN, dẫn tới sự ra đời của ĐCS VN đầu năm 1930, sự kiện mở đầu bước ngoặt của cách mạng. Giai đoạn 1930 – 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, CM VN không ngừng tiến lên qua các bước 1930 – 1931; 1932 – 1935; 1936 – 1939; 1939 – 1945, dẫn tới CM tháng Tám thắng lợi, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do. Giai đoạn 1945 – 1954. Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược cùng bọn can thiệp Mĩ đã giành được thắng lợi cuối cùng với chiến thắng ĐBP chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Giai đoạn 1954 – 1975. Hai miền đất nước tiến hành hai chiến lược CM khác nhau, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ chung của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đã giành thắng lợi hoàn toàn với trận đại thắng Xuân 1975, mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Giai đoạn 1975 đến nay. Trong 10 năm đầu đi lên CNXH,CM nước ta gặp nhiều khó khăn, thử thách, từ Đại hội lần thứ VI (12/1986) của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, CM nước ta giành thắng lợi to lớn, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên. - Nguyên nhân thắng lợi: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn là nguyên nhân hàng đầu, quyết định thắng lợi CM. - Phương hướng đi lên: Độc lập dân tộc gắn với CNXH. Đất nước độc lập và thống nhất đi lên CNXH theo đường lối đổi mới của Đảng là con đường phát triển hợp quy luật của CM Việt Nam. - Bài học kinh nghiệm: + Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, một bài học xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. + Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. + Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. + Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế. + Sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCS VN là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 4. Củng cố:(4/) Cho HV nêu nội dung bài học. GV hướng dẫn HV trả lời câu hỏi cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập. Chuẩn bị tiết sau thi học kì II. Tuần 35/Tiết 48 Ngày soạn: 20/11/2007 KIỂM TRA HỌC KÌ II I. Mục tiêu: Nắm lại các kiến thức đã học từ bài 26 đến hết bài 34. Đánh giá, nắm bắt được mức độ hiểu bài của HV. II. Chuẩn bị: GV: Ra đề trắc nghiệm. HV: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra. III. Tiến trình thực hiện bài kiểm tra: Ổn định tổ chức. 2. Phát đề và hướng dẫn cách làm. GV quan sát, nhắc nhở HV làm bài nghiêm túc, chính xác. GV thu bài, kiểm tra số lượng bài khi hết giờ. (ĐỀ KIỂM TRA)
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_chuong_trinh_bo_tuc_van_hoa_tiet_18_48.doc