Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37-70 - Mai Thị Hòa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 – 1425.

- Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kỳ này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.

2. Kỹ năng

- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.

- Nhận xét các sự kiện, nhận vật lịch sử tiêu biểu.

3. Tư tưởng

 Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án, SGK

- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

- Lược đồ tiến quân ra Bắc

2. Học sinh

- SGK, sách bài tập

- Học bài và chuẩn bị bài mới

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp

 Kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ:

* CH: Trình bày diễn biến giai đoạn 1418 – 1423?

* Đáp án: - 1416: tổ chức hội thề Lũng Nhai

 - 1418: dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn

 - 1424: quân Minh mở cuộc tấn công

 - 1423: Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh

 - 1424: quân Minh trở mặt tấn công

3. Bài mới

Như bài học trước, các em đã biết nhà Minh hòa hoãn với nghĩa quân Lam Sơn để thực hiện âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng bị thất bại. Chúng đã trở mặt, tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang thời kì mới. Diễn biến cuộc khởi nghĩa trong thời kì này ra sao, đó là nội dung bài học hôm nay.

 

docx 103 trang cucpham 20/07/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37-70 - Mai Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37-70 - Mai Thị Hòa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37-70 - Mai Thị Hòa
HỌC KỲ II
Tuần 20 
Tiết 37. Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 - 1423)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đến chủ động tấn công giải phóng đất nước.
- Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong luyện tập tham khảo các tài liệu lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
3. Tư tưởng
- Thấy được tinh thần hy sinh vượt qua gian khổ anh dũng bất khuất của nhân dân Lam Sơn.
- Giáo dục lòng yêu nước tự hào, tự cường dân tộc.
- Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
2. Học sinh
- SGK, sách bài tập
- Học bài và chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
3. Bài mới
 Quân Minh đặt ách thống trị trên đất nước ta, nhân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa chống quân Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng lên mạnh mẽ, trước hết là ở vùng miền tây Thanh Hóa
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
GV: Giới thiệu bia Vĩnh Lăng, trên bia là những lời do Nguyến Trải soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
GV: Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?
HS: Lê lợi (1385-1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn, là người yêu nước, thương dân, nuôi ý chí giết giặc cứu nước. Câm giận quân cướp nước, ông đả dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sỉ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
GV: Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ?
HS: Ông chọn Lam Sơn làm căn cứ, đầu tiên. 
GV: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa ?
HS: Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, là án ngữ mạch máu giao thông quan trọng nối liền giữa đồng bằng với miền núi và miền biển, có địa thế hiểm trở. Cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái. Từ đây nghĩa quân có thể toả xuống vùng đồng bằng hoạt động khi lực lượng lớn mạnh, mặt khác khi bị địch bao vây nghĩa quân có thể rút lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Ở đây chính quyền địch còn non yếu không kiểm soát hết được hoạt động của nghĩa quân.
* GV: Lê Lợi từng nói: " Ta dấy quân đánh giặc không phải vì ham phú quý mà muốn cho đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo"
GV: Câu nói đó thể hiện điều gì?
HS: Ông là người yêu nước, không ham già, nói lên ý thức tự chủ của người dân Đại Việt
* GV: Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
GV: Hãy cho biết Nguyễn Trãi là người như thế nào ?
HS:
* GV: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con Nguyễn Phi Khanh. Cả hai cha con đều đỗ đại khoa và làm quan thời Hồ. Ông học rộng tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. Cha ông bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc, còn ông thì bị giam lỏng ở thành Đông Quan. Từ thành Đông Quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản “Bình Ngô sách” (Kế sách đánh Ngô).
GV: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ? Điều đó chứng tỏ điều gì ?
HS : Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước tìm về Lam Sơn với Lê Lợi để dựng cờ khởi nghĩa, giải phóng đất nước. Điểu đó chứng tỏ mặc dù quân Minh khủng bố, đàn áp rất tàn bạo nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.
GV: Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa như thế nào ?
HS:
GV: gọi HS đọc phần in nghiêng SGK.
GV: Em có nhận xét gì về bài văn thề trong hội thề Lũng Nhai?
HS: Thể hiện sự đồng lòng, đồng sức, nguyện sống chết có nhau vì sự nghiệp đuổi giặc cứu nước, đặt cơ sở đầu tiên cho việc tổ chức cuộc k/n Lam Sơn
GV: Trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp những khó khăn gì?
HS: Ban đầu lực lượng còn yếu, lương thực, vũ khí thiếu thốn, nhiều lần bị quân Minh bao vây.
* GV: Nguyễn Trãi đã nhận xét qua câu nói: "Cơm ăn thì sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông, hè chỉ một manh quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không".
GV: Trước gian khổ, nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây ?
HS : Năm 1418 nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh, gặp rất nhiều khó khăn.
GV: Quân Minh huy động lực lượng mạnh nhằm mục đích gì?
HS: Quân Minh lại huy động lực lượng mạnh nhằm bắt và giết Lê Lợi.
GV: Năm 1418, quân Minh bao vây căn cứ Lam Sơn, trước tình hình đó nghĩa quân đã làm gì để giải vây?
HS : Trong gian khổ đã có nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai.
GV: Em hãy thuật lại sự kiện hi sinh quả cảm của Lê Lai và nêu cảm nghĩ của em về tấm gương hi sinh của Lê Lai ?
HS: Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hy sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
* GV: Sau khi đánh tan quân xâm lược Minh, để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai làm công thần hạng nhất và căn dặn con cháu nhà Lê làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ Lê Lợi. Hàng năm ngày 21/8 âm lịch, nhân dân ta đều tổ chức tế lễ Lê Lai, ngày 22/8 tổ chức tế lễ Lê Lợi. Lê Lợi mất ngày 22/ 8/ 1433 (âm lịch). Ngày nay nhân dân ta vẫn truyền cho nhau câu “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”
GV: Em có suy nghĩ gì trước tấm gương hi sinh của Lê Lai cùng toán quân cảm tử ?
HS : Đó là những tấm gương hi sinh anh dũng.
GV: Sau khi biết chưa giết được Lê Lợi, quân Minh đã làm gì ?
HS : Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính bao vây căn cứ Lam Sơn. 
GV: Quân ta đã ứng phó ra sao? Trong lần rút lui này nghĩa quân gặp nhưng khó khăn gì?
HS: Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét phải giết cả ngựa chiến và với chiến để nuôi quân.
GV: Trước tình hình đó, Lê Lợi đã làm gì ? 
HS: Trước tình hình đó, bộ chỉ huy đã quyết định tạm hoà hoãn với quân Minh và chuyển về căn cứ Lam Sơn vào tháng 5-1423
* Câu hỏi thảo luận (2 phút)
- Tại sao Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh ?
- Tại sao quân Minh lại chấp nhận lời đề nghị tạm hòa của Lê Lợi trong khi chúng đang ở thế chủ động ?
HS: - Vì quân ta lâm vào muôn vàn khó khăn, Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh để tránh các cuộc bao vây của quân Minhvà tranh thủ thời gian củng cố lại binh lực, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến về sau.
 - Quân Minh chấp nhận tạm hòa với Lê Lợi là để thực hiện âm mưu dụ hòa Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn.
GV: Tại sao quân Minh lại trở mặt tấn công nghĩa quân ?
HS: Cuối năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ không thành, quân Minh tấn công ta. Giai đoạn kết thúc và mở ra một thời kì mới.
GV: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 ?
HS : Tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh, vượt gian khổ của nghĩa quân và đường lối đúng đắn của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Lê Lợi là yêu nước thương dân có uy tín lớn.
- Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nước.
- 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy mở hội thề ở Lũng Nhai
- 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
- 1418 nghĩa quân rút lên núi Chí Linh
- Quân Minh huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi
- Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng.
- 1421 rút lên núi Chí Linh
- 1423 Lê Lợi hòa hoãn với quân Minh
- 1424 quân Minh trở mặt tấn công ta.
4. Củng cố
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?
- Giai đoạn 1418 – 1423 nghĩa quân ở trong thế như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm bài đầy đủ 
- Soạn bài 19 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
+ Phần II: Giải phóng ở Nghệ An,Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1428)
+ Xem trước luộc đồ hình 41: Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn trong SGK
RÚT KINH NGHIỆM 
..........................
............................................................................................................................................................
Tuần 19. Tiết 38 
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 – 1425.
- Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kỳ này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.
2. Kỹ năng
- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
- Nhận xét các sự kiện, nhận vật lịch sử tiêu biểu.
3. Tư tưởng
 Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
- Lược đồ tiến quân ra Bắc
2. Học sinh
- SGK, sách bài tập
- Học bài và chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
* CH: Trình bày diễn biến giai đoạn 1418 – 1423?
* Đáp án: - 1416: tổ chức hội thề Lũng Nhai
 - 1418: dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn
 - 1424: quân Minh mở cuộc tấn công
 - 1423: Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh
 - 1424: quân Minh trở mặt tấn công
3. Bài mới
Như bài học trước, các em đã biết nhà Minh hòa hoãn với nghĩa quân Lam Sơn để thực hiện âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng bị thất bại. Chúng đã trở mặt, tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang thời kì mới. Diễn biến cuộc khởi nghĩa trong thời kì này ra sao, đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Ai đã đề nghị chuyển địa bàn hoạt động nghĩa quân vào Nghệ An ?
HS: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị chuyển hướng hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An.
GV: Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
HS: Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch. 
GV: Hãy cho biế ... ố
TT
Tên cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Thời gian
Kết quả
Bài tập 2: 
+ Văn thơ. + Địa lý.
 + Y học. + Sử học. 
Bài tập 3: 
- Trình bày triều đình trung ương và chính quyền,địa phương
- Luật pháp. 
- Quân đội. 
- Chính sách ngoại giao. 
Bài tập 4: Khởi nghĩa Tây Sơn được gọi là “Phong trào Tây Sơn” vì:
a.Các thủ lĩnh xuất thân từ tầng lóp nông dân.
b.Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo nhất là nông dân.
Mục tiêu đấu tranh giành quyền lợi cho nông dân.
d.Cả 3 ý nghĩa trên.
Bài tập 5:Người chỉ huy nghĩa quân đánh trận Rạch Gầm-Xoài Mút là:
a. Nguyên Nhạc b. Nguyễn Huệ 
c. Nguyễn Lữ d. Cả 3 anh em Tây Sơn
Bài tập 6: Điền vào chỗvới những từ thích hợp,ý nghĩa chiến thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút: “Trận Rạch Gầm-Xoài Mút là một trong những trận..lớn nhất trong lịch sử chống .của dân tộc ta,đập tan âm mưu xâm lược của..”
Bài tập 7: Nối kết sự kiện thể hiện việc làm xây dựng đất nước của Quang Trung trên các lĩnh vực:
A. Nông nghiệp
B. Thủ công 
nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Văn hoá
E. Giáo dục
G. Ngoại giao
1. Cho dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.
2. Mở cửa ải để trao đổi buôn bán với nhà Thanh
3. Mở trường học đến tận xã.
4. Ban chiếu khuyến nông
5. Vừa mềm dẻo,vừa kiên quyết đối với nhà Thanh
6. Giảm nhẹ nhiều loại thuế
7. Ban chiếu lập học
8. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch
Bài tập 8: Nhà Nguyễn được thành lập vào thời gian nào?
a. Tháng 6/1801 b .Năm 1802
c. Năm 1806 d.Năm 1812
Bài tập 9: Hoàn thành bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn.
TT
Tên người lãnh đạo
Năm khởi nghĩa
Địa bàn hoạt động
1
2
3
4
.
..
..
4. Củng cố 
- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghiĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và soạn bài 30: Ôn tập 
* Rút kinh nghiệm:
TiÕt 68: TỔNG KẾT
I/ Môc tiªu : 
1/ KiÕn thøc : 
Cñng cè kiÕn thøc ®· häc vÒ lÞch sö thÕ giíi trung ®¹i vµ lÞch sö ViÖt Nam tõ thÕ kØ X - XIX.
 -LÞch sö thÕ giíi trung ®¹i: HS hiÓu biÕt c¬ b¶n, nh÷ng ®Æc ®iÓm chÝnh cña C§PK ph¬ng §«ng (§Æc biÖt lµ Trung Quèc) vµ ph¬ng T©y. ThÊy ®îc sù kh¸c nhau gi÷a XHPK ph¬ng §«ng vµ XHPK ph¬ng T©y.
 -LÞch sö ViÖt Nam: HS n¾m ®îc nh÷ng nÐt lín trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn lÞch sö d©n téc tõ thÕ kØ X - XIX.
 +Cñng cè kh¸i qu¸t vÒ nh÷ng thµnh tùu d©n téc ta ®· ®¹t ®îc trªn c¸c lÜnh vùc: ph¸t triÓn kinh tÕ, v¨n ho¸ - gi¸o dôc; kh¸ng chiÕn chèng ngo¹i x©m.
 +N©ng cao nh÷ng hiÓu biÕt bíc ®Çu vÒ sù h×nh thµnh, ph¸t triÓn vµ suy vong cña chÕ ®é phong kiÕn ViÖt Nam, c¸c cuéc khëi nghÜa lín, ®iÓn h×nh cña n«ng d©n, ®Æc biÖt lµ phong trµo T©y S¬n.
2/ Kü n¨ng :
 -Sö dông SGK, ®äc vµ ph¸t triÓn mèi quan hÖ gi÷a c¸c bµi, c¸c ch¬ng ®· häc cã cïng chñ ®Ò.
 -Tr×nh bµy c¸c sù kiÖn ®· häc, ph©n tÝch so s¸nh mét sè sù kiÖn, qu¸ tr×nh lÞch sö, bíc ®Çu tù rót ra kÕt luËn vÒ nguyªn nh©n, kÕt qu¶ vµ ý nghÜa cña c¸c sù kiÖn, qu¸ tr×nh lÞch sö ®· häc.
3/ T tëng :
 -Tr©n träng nh÷ng thµnh tùu mµ nh©n lo¹i ®· ®¹t ®îc trong thêi trung ®¹i, niÒm tù hµo vµ tù cêng d©n téc, lßng yªu níc, yªu quª h¬ng.
II/ ChuÈn bÞ:
	GV: Lîc ®å ®Êt níc ViÖt Nam thêi trung ®¹i.
	HS: Tr¶ lêi c¸c c©u hái / 148.
III/ C¸c bíc lªn líp:
A- æn ®Þnh.
B - KiÓm tra:
C - TiÕn tr×nh lªn líp:
*Më bµi: Giíi thiÖu tæng qu¸t ch¬ng tr×nh lÞch sö 7, phÇn lÞch sö thÕ giíi thêi trung ®¹i vµ lÞch sö ViÖt Nam tõ thÕ kØ X - XIX.
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Néi dung
Ho¹t ®éng 1
H: XHPK ®îc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh thÕ nµo?
GV: H×nh thµnh ® ph¸t triÓn cùc thÞnh ® suy vong.
-S¶n xuÊt n«ng nghiÖp bÞ bã hÑp,®ãng kÝn trong c«ng x· NT vµ l·nh ®Þa, kÜ thuËt canh t¸c l¹c hËu.
Ho¹t ®éng 2
H: Tr×nh bµy nh÷ng nÐt gièng nhau gi÷a XHPK Ph¬ng §«ng vµ XHPK Ch©u ¢u? (HS tr×nh bµy l¹i néi dung môc 1).
H: Theo em thêi ®iÓm ra ®êi vµ thêi gian tån t¹i cña XHPKë ph¬ng ®«ng vµ ch©u ¢u cã g× ®Æc biÖt?
H: C¬ së kinh tÕ cã ®iÓm g× kh¸c nhau?
H: ChÕ ®é qu©n chñ cã g× kh¸c biÖt?
*GV liªn hÖ: C§PK ë ch©u ¢u, ë Trung Quèc, ë ViÖt Nam.
Ho¹t ®éng 3
-GV kÎ b¶ng hÖ thèng.
-HS th¶o luËn nhãm, mçi nhãm mét néi dung.
1/ Nh÷ng nÐt lín vÒ chÕ ®é phong kiÕn.
-H×nh thµnh trªn sù tan r· cña x· héi cæ ®¹i.
-C¬ së kinh tÕ: N«ng nghiÖp.
-Giai cÊp c¬ b¶n: 
 ®Þa chñ >< n«ng d©n(ph¬ng §«ng)
hoÆc l·nh chóa >< n«ng n«(ph¬ng T©y)
-ThÓ chÕ chÝnh trÞ: qu©n chñ chuyªn chÕ (vua ®øng ®Çu)
2/ Sù kh¸c nhau gi÷a XHPK ph¬ng §«ng vµ XHPK ë ch©u ¢u.
Ph¬ng §«ng
Ch©u ¢u
-Ra ®êi sím, tan r· muén.
-Kinh tÕ: N«ng nghiÖp lµ chñ yÕu; c«ng nghiÖp vµ th¬ng nghiÖp kh«ng ph¸t triÓn.
-Vua cã quyÒn lùc tèi cao.
-Ra ®êi muén, tan r· sím.
-Kinh tÕ: Sau thÕ kØ XI, thµnh thÞ trung ®¹i xuÊt hiÖn ® kinh tÕ trong thµnh thÞ trung ®¹i tån t¹i song song víi kinh tÕ l·nh ®Þa.
-QuyÒn lùc cña vua bÞ h¹n chÕ trong l·nh ®Þa. ThÕ kØ XV - XVI, giai ®o¹n suy vong. C§TB h×nh thµnh, XHPK ®ang suy tµn.
3/ Thèng kª nh÷ng nÐt chÝnh vÒ sù ph¸t triÓn kinh tÕ, v¨n ho¸ tõ thÕ kØ X - nöa ®Çu thÕ kØ XIX.
ND
Ng« - §inh TiÒn Lª
Lý - TrÇn
Lª S¬
TK XVI - XVIII
Nöa ®Çu TK XIX
N«ng nghiÖp
-KhuyÕn khÝch s¶n xuÊt .
-Cµy tÞch ®iÒn.
-§µo vÐt kinh ngßi.
-§Êt t nhiÒu xuÊt hiÖn ®iÒn trang th¸i Êp.
-ChÝnh s¸ch "ngô binh  n«ng"
-PhÐp qu©n ®iÒn.
-®Æt c¬ quan chuyªn tr¸ch nh: khuyÕn n«ng së
-§µng Ngoµi tr× trÖ.
-§µng Trong ph¸t triÓn.
-Vua Quang Trung ban
"chiÕu
khuyÕnn«ng"
-Khia hoang lËp Êp, lËp ®ån ®iÒn.
-§ª ®iÒu kh«ng chó träng.
Thñ c«ng nghiÖp
-X©y dùng xëng thñ c«ng nhµ níc.
-NghÒ thñ c«ng cæ truyÒn ph¸t triÓn.
XuÊt hiÖn nghÒ gèm B¸t Trµng.
-36 phêng thñ c«ng Th¨ng Long.
-Lµng thñ c«ng chuyªn nghiÖp.
-XuÊt hiÖn c«ng xëng.
-NhiÒu lµng nghÒ thñ c«ng.
-Më réng khai th¸c má
Th¬ng nghiÖp
-§óc tiÒn ®ång.
-Trung t©m bu«n b¸n, chî quª.
§Èy m¹nh ngo¹i th¬ng
Th¨ng Long lµ trung t©m kinh tÕ.
-Më chî
-H¹n chÕ bu«n b¸n níc ngoµi.
-§« thÞ phè x¸ xuÊt hiÖn
-Gi¶m thuÕ më cöa ¶i, th«ng chî bóa.
-NhiÒu thµnh thÞ, thÞ tø.
-Han chÕ bu«n b¸n víi ngêi ph¬ng T©y.
VH-NT
GD
-VHDG lµ chñ yÕu.
-Gi¸o dôc cha ph¸t triÓn.
-T¸c gi¶: TrÇn Quèc TuÊn, TrÇn Quang Kh¶i, Tr¬ng H¸n Siªu.
-X©y dùng Quèc Tö Gi¸m.
-Më nhiÒu trêng häc
-V¨n ho¸ ch÷ N«m gi÷ vÞ trÝ
-Ch÷ quèc ng÷ ra ®êi. Ban "chiÕu lËp häc". TruyÖn N«m ra ®êi. NghÖ thuËt s©n khÊu phong phó.
-V¨n ho¸ ph¸t triÓn rùc rì.
-NhiÒu c«ng tr×nh kiÕn tróc ®å sé næi tiÕng.
 KH-KT
-C¬ quan viÕt sö ra ®êi.
-ThÇy thuèc TuÖ TÜnh.
-NhiÒu t¸c phÈm sö häc, ®Þa lÝ, to¸n häc.
-ChÕ vò khÝ.
-Ph¸t triÓn lµng thñ c«ng.
-Sö, ®Þa, y häc.
-TiÕp thu kÜ thuËt m¸y ph¬ng T©y.
Ho¹t ®éng 4
-GV yªu cÇu HS hÖ thèng l¹i theo mèc thêi gian nh÷ng sù kiÖn chÝnh.
-§äc néi dung SGK - Tr 149.
4/ Nh÷ng sù kiÖn chÝnh cña lÞch sö ViÖt Nam tõ ThÕ kØ X - dÕn gi÷a thÕ kØ XIX.
	D - Cñng cè - D¨n dß:
	 	 -Häc bµi cò
	 	 -ChuÈn bÞ bµi: ¤n tËp néi dung ch¬ng tr×nh k× II.
* Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 69 Bài 30: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Về lịch sử thế giới trung thực, giúp học sinh củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính sách của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây
- Về lịch sử Việt Nam: giúp HS thấy được quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều biến cố lịch sử. 
2. Kỹ năng
- Sử dụng SGK, đọc và phát biểu mối liên hệ giữa các bài học, các chương.
- Trình bày các sự kiện đã học, phân tích một số sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra kết luận về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của quá trình lịch sử.
3. Tư tưởng
- Giáo dục HS ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại. 
- Giáo dục lòng tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Lược đồ thế giới thời trung đại. 
- Lược đồ Việt Nam thời trung đại, lược đồ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Xã hội phong kiến được hình và phát triển như thế nào? 
HS:
GV: Cơ sở kinh tế, xã hội phong kiến là gì? 
HS:
GV: Trình bày những nét giống giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây
(Sử dụng bảng phụ ở bài 7)
GV: Thời gian ra đời và tồn tại của xã hội phong kiến phương Tây và phương Đông?
HS:
GV: Cơ sở kinh tế có gì khác? 
HS:
GV: Chế độ quân chủ ở phương Đông có gì khác so với phương Tây?
HS:
1. Những nét lớn về chế độ phong kiến.
- Hình thành sự tan rã của xã hội cổ đại.
- Cơ sở kinh tế nông nghiệp. 
- Giai cấp cơ bản: địa chủ, nông dân hoặc nông nô. 
- Thể chế chính trị: quân chủ chuyên chế. 
2. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu. 
- Xã hội phong kiến phương Đông ra đời sớm và tồn tại lâu hơn so với xã hội phong kiến châu Âu. 
- Phương Đông: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế công thương nghiệp không phát triển. 
- Phương Tây: sau thế kỷ XI thành thị trung đại xuất hiện. 
- Phương Đông: vua có quyền lực tối cao. 
- Phương Tây: quyền lực của vua bị hạn chế trong lãnh địa. Thế kỷ XV - XVI là giai đoạn suy vong, CNTB dần hình thành trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn. 
4. Củng cố
- Trình bày những nét giống giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại tất cả những kiến thức đã học để tiết sau học bài ôn tập
* Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 70 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thống kiến thức đã học chương lịch sử Việt Nam từ TK XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX
2. Kỹ năng: Rèn luyện HS nhận biết, vận dụng, thông hiểu thông qua các bài đã học
3.Tư tưởng: Giáo dục HS tính tự lập, nghiêm túc trong các làm bài, nhớ lâu các sự kiện tiêu biểu
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Đề kiểm tra của trường
2. Học sinh: 
- Học bài theo bài ôn tập
III. HÌNH THỨC RA ĐỀ
- Trắc nghiệm 3 điểm và tự luận 7 điểm
4. Củng cố 
- Thu bài kiểm tra. Rút kinh nghiệm tiết kiểm tra.
- GV nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra.
5. Hướng dẫn dặn dò: 
- Học sinh về chuẩn bị bài để tiết sau ôn tậ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_37_70_mai_thi_hoa.docx