Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 34: Bài tập chương 3 - Đỗ Thị Hoa

I. MỤC TIÊU .

1/ Kiến thức:

- Củng cố kiến thức lịch sử đã học ở chương III.Nước Đại Việt thời Trần (TK XIII-XIV).

- Đánh giá những cải cách của Hồ Quý Ly về tính tích cực và hạn chế.

- Thông qua bài tập trắc nghiệm và các bài tập khác để học sinh vừa củng cố kiến thức vừa nắm được phương pháp làm bài tập.

2/ Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

3/ Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh đánh giá sự kiện lịch sử.

 - Kỹ năng làm một số dạng bài tập lịch sử thông thường: Trắc nghiệm, lập bảng thống kê, điền khuyết.

II. CHUẨN BỊ.

1.Giáo viên: Các dạng bài tập.

2.Học sinh.

 Ôn tập các nội dung kiến thức chương 2 và chương 3.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 1/ Kiểm tra bài cũ. Lồng vào tiết dạy

 2/Giới thiệu bài mới Trong các tiết học trước, chúng ta đã học về quá trình thành lập cũng như sự suy sụp của nhà Trần.Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đầy hào hùng, sự thành lập nhà Hồ. Hôm nay, chúng ta sẽ làm thêm một số bài tập để củng cố thêm kiến thức.

 

doc 4 trang cucpham 21/07/2022 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 34: Bài tập chương 3 - Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 34: Bài tập chương 3 - Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 34: Bài tập chương 3 - Đỗ Thị Hoa
Tuần 17 Ngày Soạn: 08/ 12 / 2013
Tiết 34 Ngày Dạy: 11/12/2013
 BÀI TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU .
1/ Kiến thức:
- Củng cố kiến thức lịch sử đã học ở chương III.Nước Đại Việt thời Trần (TK XIII-XIV).
- Đánh giá những cải cách của Hồ Quý Ly về tính tích cực và hạn chế.
- Thông qua bài tập trắc nghiệm và các bài tập khác để học sinh vừa củng cố kiến thức vừa nắm được phương pháp làm bài tập.
2/ Thái độ: 
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
3/ Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh đánh giá sự kiện lịch sử. 
 - Kỹ năng làm một số dạng bài tập lịch sử thông thường: Trắc nghiệm, lập bảng thống kê, điền khuyết... 
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Các dạng bài tập.
2.Học sinh.
 Ôn tập các nội dung kiến thức chương 2 và chương 3.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 1/ Kiểm tra bài cũ. Lồng vào tiết dạy
 2/Giới thiệu bài mới Trong các tiết học trước, chúng ta đã học về quá trình thành lập cũng như sự suy sụp của nhà Trần.Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đầy hào hùng, sự thành lập nhà Hồ. Hôm nay, chúng ta sẽ làm thêm một số bài tập để củng cố thêm kiến thức.
 3/ Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bài tập 1
 So với thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần tiến bộ hơn ở những điểm nào?
- Bộ máy nhà nước thời Trần: Triều đình có thêm chức Thái Thượng Hoàng (vua cha), vua cha cùng vua con cai quản đất nước trong thời gian đầu vua con mới lên ngôi
- Bộ máy hành chính ở triều đình TW và địa phương được tổ chức quy củ chặt chẽ, đặt thêm các chức quan quản lý nhiều mặt của đất nước
* Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Trần.
Thái Thượng Hoàng (vua cha)
Vua
- TW:
Quan văn
Quốc sử viện
Thái y viện
Quan võ
Tôn nhân phủ
Hà đê sứ
Đồn điền sứ
Khuyến nông sứ
Lộ
(Chánh, Phó an phủ sứ)
- Địa phương: 
Châu - Huyện
Tri châu – Tri huyện
Xã
(xã quan)
Xã
(xã quan)
Bài tập 2:
 Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào?
 Nhà Trần khôi phục và phát triển kinh tế như thế nào?
G: Đường lối đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên? Nhận xét?
 Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi là do những nguyên nhân nào? 
a. Có sự đoàn kết toàn dân.
b. Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
c. Có người chỉ huy tài giỏi.
d. Đường lối đánh giặc sáng tạo đúng đắn.
đ. Cả 4 ý kiến trên đều đúng.
: Nhà Trần có nhiều công trình kiến trúc mới được xây dựng với kỹ thuật tinh xảo, các công trình sau đây được xây dựng ở các địa phương nào ? Hãy nối cho đúng?
Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô, Hoàng Thành và các địa danh: Nam Định, Thăng Long, Thanh Hoá
 Nước Đại Việt thời Trần đạt được những thành tựu gì về kinh tế, văn hoá, giáo dục, KHKT? 
- Xây dựng quân đội: 
Gồm cấm quân, quân ở các lộ, hương binh, quân của các Vương hầu
+ Tuyển binh theo chính sách “ngụ binh ư nông”
+ Chủ trương: Quân cốt tinh nhuệ chứ không cốt đông.
- Quốc phòng: 
Cử tướng giỏi canh giữ vùng biên giới, đoàn kết toàn dân.
Bài tập 3:
- Nông nghiệp : khai khẩn ruộng hoang, mở rộng diện tích đất trồng, nạo vét kênh ngòi
- Thủ công nghiệp: Phát triển các xưởng thủ công nhà nước và các nghề thủ công cổ truyền.
- Thương nghiệp: Buôn bán trong và ngoài nước đều phát triển.
Bài tập 4
Dựa vào dân để đánh giặc, “lấy đoản binh để thắng trường trận” vừa cản giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, đoàn kết toàn dân để cùng đánh giặc, chủ động phát huy sức mạnh của ta, khai thác chỗ yếu của giặc, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.
Bài tập 5.
Đáp án : đ
Bài tập 6
Tháp Phổ Minh - Nam Định.
Thành Tây Đô - Thanh Hoá.
Hoàng Thành - Thăng Long.
Bài tập 7
Nội dung
Những thành tựu đạt được
Nông nghiệp
Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích đất trồng. Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
Thủ công
nghiệp
Do nhà nước quản lý, mở nhiều ngành nghề khác nhau như dệt, làm đồ gốm tráng men.
Thương nghiệp
 Nhiều trung tâm kinh tế lớn mọc lênở nhiều nơi: Vân Đồn, Thăng Long
Văn hoá
Tín ngưỡng cổ truyền phát triển. Nho giáo được trọng dụng để xây dựng bộ máy nhà nước
Giáo dục
Trường học ngày càng được mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều.
KHKT
Đạt nhiều thành tựu về y học, quân sự, kiến trúc.
4/ Củng cố.
- Nước Đại Việt thời Trần có nhiều đóng góp lớn cho đất nước: Xây dựng quân đội, phát triển kinh tế, đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên
- Nước Đại Việt thời Trần đã xây dựng một nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
* Vì sao trong thời kỳ này nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân như vây?
 a. Do bị bóc lột nặng nề
 b. Do thiên tai mất mùa.
 c. Do mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, nô tì với giai cấp thống trị.
 d. Do tranh dành quyền lực giữa các phe phái trong triều đình.
3/ Hướng dẫn học tập ởnhà
- Xem kỹ các bài tập đã làm .
-Chuẩn bị bài 19 , phần I : Thời kỳ ở Miền Tây Thanh Hóa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_34_bai_tap_chuong_3_do_thi_hoa.doc