Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương các di tích khảo cổ ở Lâm Đồng - Đỗ Thị Hoa

 I/ MỤC TIÊU .

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được

 -Các di tích khảo cổ thời tiền sử ở lâm Đồng

 - Các di tích khảo cổ trong thời kỳ lịch sử có di tích Cát Tiên, các khu mộ cổ, các loại hình di tích

 2/ Thái độ:

 - Có thái độ trân trọng các di tích lịch sử của địa phương, từ đó có thái độ bảo vệ các di tích lịch sử này

 3/ Kỹ năng.

 Phân tích đánh giá các di tích lịch sử

II/ CHUẨN Bị:

 1/ Giáo viên:

 -Tư liệu về các di tích hảo cổ

 - Địa chí Lâm Đồng

 2/ Học sinh:

 - Vở bài soạn

 - Vở bài học

 III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ.

 - Trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly

 2/ Giới thiệu bài mới:

 - Lâm Đồng chúng ta có rất nhiều di tích lịch sử mà các em còn chưa biết . Vì vậy hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.

 

doc 4 trang cucpham 8380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương các di tích khảo cổ ở Lâm Đồng - Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương các di tích khảo cổ ở Lâm Đồng - Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương các di tích khảo cổ ở Lâm Đồng - Đỗ Thị Hoa
Tuần 16 Ngày Soạn: 30/11 / 2013
 Tiết 31 Ngày Dạy: 03/12/2013
 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ Ở LÂM ĐỒNG
 I/ MỤC TIÊU .
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được
 -Các di tích khảo cổ thời tiền sử ở lâm Đồng
 - Các di tích khảo cổ trong thời kỳ lịch sử có di tích Cát Tiên, các khu mộ cổ, các loại hình di tích
 2/ Thái độ:
 - Có thái độ trân trọng các di tích lịch sử của địa phương, từ đó có thái độ bảo vệ các di tích lịch sử này
 3/ Kỹ năng.
 Phân tích đánh giá các di tích lịch sử
II/ CHUẨN Bị:
 1/ Giáo viên:
 -Tư liệu về các di tích hảo cổ
 - Địa chí Lâm Đồng
 2/ Học sinh:
 - Vở bài soạn
 - Vở bài học
 III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ.
 - Trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
 2/ Giới thiệu bài mới:
 - Lâm Đồng chúng ta có rất nhiều di tích lịch sử mà các em còn chưa biết . Vì vậy hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
 3/ Bài mới:
Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các di tích khảo cổ
Giáo viên giới thiệu các di tích thời kỳ hậu kỳ đồ đá?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các di tích khảo cổ trong thời kỳ lịch sử.
Giáo viên giới thiệu sơ qua vài nét về di tích ở Cát Tiên.
Ngoài ra lâm Đồng còn có rất nhiều các khu mộ cổ
Giáo viên giới thiệu sơ qua về khu mộ cổ ở Đại lào 
Khu mộ cổ Đạ Đờn ở Lâm Hà là gần chúng ta nhất.
I. Các di tích khảo cổ
*Các di tích khảo cổ hậu kỳ thời đá cũ
Khảo cổ thuộc Viện Khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một số công cụ đá ghè đẽo thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ tại 3 địa điểm thuộc 3 huyện khác nhau. Ðó là Ðạ Ðờn (huyện Lâm Hà), đồi Giàng (huyện Bảo Lộc) và Lạc Xuân (huyện Ðơn Dương).
- Ðồi Giàng thuộc thôn Ðại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc .Ðây là những đồi thấp đất đỏ bazan màu mỡ đã được nhân dân khai phá trồng chè trong những năm gần đây. Ngay tại đồi Giàng cũng đã phát hiện được nhiều ngôi mộ cổ của người Mạ.
Ở Lạc Xuân, huyện Ðơn Dương, trong một thung lũng đã thu được một số thỏi cuội
* Di tích cuối thời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau
Ðó là những lưỡi rìu tứ giác, rìu có vai bằng đá phiến và thạch anh ở huyện Di Linh, huyện Ðơn Dương, những lưỡi rìu tứ giác bằng đá lửa độc đáo trên thân còn lưu lại nhiều vết ghè đẽo và dấu vết được phát hiện ở vùng Phi Nôm,  vòng trang sức bằng đá phát hiện ở Dronto.
*Di tích khảo cổ thời đại đồng thau phát triển
Trước đây, trên đất Lâm Ðồng chưa phát hiện được những di vật đồng tiêu biểu cho giai đoạn phát triển của thời đại đồng thau như rìu, đục, dáo đồng,... nhưng đến năm 1996, một di chỉ cư trú thuộc giai đoạn này đã được phát hiện trên lưu vực sông Ðồng Nai ở xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên.
II. Các di tích khảo cổ trong thời kỳ lịch sử.
1. Di tích Cát Tiên.
Nằm trên địa bàn huyện Cát Tiên. Dấu tích kiến trúc ở đây nằm rải rác chạy dài gần 15km dọc theo bờ bắc thượng nguồn sông Ðồng Nai, nhưng tập trung chủ yếu trên địa bàn hai xã Quảng Ngãi và Ðức Phổ, hai thung lũng rộng phẳng trên địa bàn huyện Cát Tiên
Về hiện vật thu được khá nhiều, được chế tác từ nhiều loại chất liệu khác nhau thể hiện đề tài đa dạng.
Về hiện vật chất liệu đá, ngoài các thành phần kiến trúc (khe cửa, xà ngang, bậc cửa, thanh ốp cửa,...), bộ ngẫu tượng linga - yony, ở đây còn lưu được tượng Ganesa, các hạt đá thạch anh màu trắng, trong đó có một linga đá trắng dài 5,5cm, đường kính 1,5cm.
2. Các khu mộ cổ
a. Khu mộ cổ Ðại Làng:
- Nằm trên một vùng đất cao nằm ven suối Ðạ Brlan, một nhánh chảy ra sông Ða Dâng, thượng nguồn sông Ðồng Nai, thuộc địa bàn xã Lộc Tiến ( thị xã Bảo Lộc), cách trung tâm thị xã 7km về hướng đông.
-Với nguồn tài liệu thu được, đặc biệt là đồ gốm sứ, qua đối chiếu so sánh trên các loại hình, có thể xác định niên đại những ngôi mộ này vào thế kỷ XVII - XVIII hoặc sớm muộn nhưng không đáng kể
b. Khu mộ cổ Ðại Lào
- Nằm trên một quả đồi thấp phẳng trong hệ thống đồi thấp thuộc địa bàn thôn Ðại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc. Quả đồi được mang tên đồi Giàng hay đồi Ma bởi đây là nơi mai táng của các tộc người sinh sống trên cao nguyên. Cùng với các khu mộ Ðại Làng, Lạc Xuân,... khu mộ được khảo sát bước đầu và khai quật năm 1993.
Những hiện vật gốm tìm được trong mộ đủ thể hiện mối giao lưu văn hoá của người dân cao nguyên trong lịch sử với các vùng đất khác: với người Chăm ven biển miền Trung, người Việt, người Trung Hoa ở những thế kỷ sau, làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần của mình. Bên cạnh đó, tính truyền thống dân tộc vẫn ổn định phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho đến ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc đa dạng, giàu sức sống.
c. Khu mộ cổ Ðạ Ðờn
nằm trên địa bàn thôn 5, xã Ðạ Ðờn, huyện Lâm Hà. Toàn bộ ngôi mộ nằm gọn trong một thung lũng hẹp và phẳng chạy dài theo hướng bắc nam với chiều ngang khoảng 20m, xung quanh là hệ thống đồi bao bọc.
d. Khu mộ cổ Lạc Xuân
- Nằm trên một ngọn đồi thấp thuộc địa bàn xã Lạc Xuân thuộc huyện Ðơn Dương. Theo truyền thuyết địa phương, người Cơ Ho nhận đây là mộ tổ của họ chôn cất cách đây hàng trăm năm.
3. Các loại hình di tích khác
-Với một khoảng không gian rộng gần 1.000.000ha, lại nằm trên khu vực trọng yếu của Tây Nguyên, tiếp giáp với dải đất ven biển miền Trung và Ðông Nam Bộ, trong lịch sử, Lâm Ðồng luôn có mối giao lưu, quan hệ mật thiết với các vùng đất này. Văn hoá Chăm Pa, văn hoá Óc Eo mỗi khi có điều kiện lại lan tỏa lên cao nguyên.
- Trải dài theo tiến trình lịch sử, các di tích ở Lâm Ðồng với nhiều loại hình, đa dạng về hiện vật đã cung cấp thêm những tư liệu để hiểu về cội nguồn văn hoá của một vùng đất. Một nền văn hoá truyền thống bản địa cùng những yếu tố hội nhập đã tạo nên bản sắc văn hoá cao nguyên giàu tính dân tộc, làm tăng nét độc đáo và làm giàu bản sắc đa dạng của văn hoá dân tộc trong lịch sử sâu xa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 4/ Củng cố:
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh kể tên các di tích Lịch Sử ở Lâm Đồng
 - Kể tên các khu mộ cổ
 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Về xem lại những di tích đã học
 - Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương II và chương III.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_31_lich_su_dia_phuong_cac_di_tich.doc